Con người có ba nhu cầu bao gồm nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ
và nhu cầu phát triển. Ngày nay, cuộc sống đã bắt đầu vượt ra khỏi sựràng
buộc của nhu cầu sinh tồn, hướng đến thỏa mãn nhu cầu hưởng thụvà phát
triển, là một bộphận trong sinh hoạt văn hóa của con người. Nền kinh tếphát
triển, thu nhập người dân nâng lên, sức sản xuất của xã hội hiện đại phát triển
nhanh chóng, tác động trực tiếp đến nhịp điệu sinh hoạt của xã hội con người
ngày càng mau lẹ. Vì vậy mọi người sau thời gian làm việc và học tập khẩn
trương, cần phải khôi phục thểlực, thưgiãn tinh thần đểnâng cao hiệu suất
công việc. Do đó hoạt động du lịch ngày càng trởthành một nhu cầu không thể
thiếu được trong đời sống xã hội. Với mức đóng góp của ngành du lịch hiện
nay, ngành du lịch được đánh giá là một trong những ngành kinh tếmang lại
hiệu quảcao của thếgiới. Đối với Việt Nam phát triển du lịch là giải pháp tốt
nhất trong việc chuyển dịch cơcấu kinh tế, giải quyết lao động, tăng thu nhập
người dân một cách hiệu quả.
Tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có cơsởhạtầng
phát triển, miền đất được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với
nhiều phong cảnh, chùa chiền đậm đà dấu ấn văn hóa và lịch sửcách mạng
như: Núi Sam-Chùa Bà Chúa Xứ, Núi Cấm và hệthống hang động, Thủy Đài
Sơn, Anh VũSơn, Sơn viên Cô Tô, Đồi Tức Dụp, Dốc Bà Đắt anh hùng trong
chống Mỹvà nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệthuật khác. Với những tiềm
năng phong phú vềlợi thếphát triển du lịch, tỉnh An Giang xác định từng bước
đưa ngành du lịch thật sựtrởthành ngành kinh tếmũi nhọn, góp phần tích cực
trong việc đẩy nhanh tốc độphát triển kinh tếxã hội của tỉnh, trên cơsởtận
dụng tiềm năng sẳn có kết hợp sự đầu tư đúng mức và sựhỗtrợ, quan tâm của
nhà nước đểtạo điều kiện tốt nhất cho ngành du lịch phát triển.
Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh An Giang có những bước phát
triển, nhưng so với lợi thếthì mức độkhai thác, phát triển chưa cao. Công tác
quản lý còn nhiều bất cập, nội dung chương trình du lịch chưa phong phú, sản
phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng phục vụchưa cao, nguồn nhân lực phục
vụdu lịch còn thấp và khảnăng cạnh tranh còn nhiều hạn chế.Các công trình
đã nghiên cứu vềphát triển du lịch tỉnh An Giang nhưQuy hoạch tổng thểphát
triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2010 và một sốcông trình nghiên cứu
khác có liên quan đến phát triển du lịch tỉnh An Giang chưa đi sâu vào nghiên
cứu một cách hệthống và xây dựng phương pháp luận vềphát triển du lịch,
chưa khảo sát, đánh giá một cách đầy đủvềthực trạng du lịch tỉnh An Giang,
đặc biệt là chưa định hướng rõ nét phát triển du lịch tỉnh An Giang trong bối
cảnh hội nhập kinh tếquốc tế. Từthực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh
An Giang hiện nay thì việc nghiên cứu đềtài “ Phát triển du lịch tỉnh An Giang
đến năm 2020 “ trên cơsởkhảo sát đánh giá và đềra giải pháp đẩy mạnh phát
triển du lịch tỉnh An Giang là điều rất cấp thiết. Nhằm nghiên cứu làm rõ nét
những vấn đềlý luận và thực tiển vềphát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu
hóa và nền kinh tếtri thức. Từ đó xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển
du lịch phù hợp với bối cảnh phát triển du lịch tỉnh An Giang, định hướng cho
ngành du lịch những bước đi hiệu quảnhất, tác động chuyển dịch cơcấu kinh
tếcủa tỉnh thông qua việc xác định một cách đúng hướng vềcách nhìn, cách
làm ăn và phải có cách đối phó đối thủcạnh tranh đểtồn tại và phát triển.
179 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5099 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM
W X
MAI THÒ AÙNH TUYEÁT
PHAÙT TRIEÅN DU LÒCH
TÆNH AN GIANG NAÊM 2020
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ
TP. HOÀ CHÍ MINH NAÊM 2007
2
MỞ ĐẦU
1/. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Con người có ba nhu cầu bao gồm nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ
và nhu cầu phát triển. Ngày nay, cuộc sống đã bắt đầu vượt ra khỏi sự ràng
buộc của nhu cầu sinh tồn, hướng đến thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát
triển, là một bộ phận trong sinh hoạt văn hóa của con người. Nền kinh tế phát
triển, thu nhập người dân nâng lên, sức sản xuất của xã hội hiện đại phát triển
nhanh chóng, tác động trực tiếp đến nhịp điệu sinh hoạt của xã hội con người
ngày càng mau lẹ. Vì vậy mọi người sau thời gian làm việc và học tập khẩn
trương, cần phải khôi phục thể lực, thư giãn tinh thần để nâng cao hiệu suất
công việc. Do đó hoạt động du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu không thể
thiếu được trong đời sống xã hội. Với mức đóng góp của ngành du lịch hiện
nay, ngành du lịch được đánh giá là một trong những ngành kinh tế mang lại
hiệu quả cao của thế giới. Đối với Việt Nam phát triển du lịch là giải pháp tốt
nhất trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động, tăng thu nhập
người dân một cách hiệu quả.
Tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có cơ sở hạ tầng
phát triển, miền đất được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với
nhiều phong cảnh, chùa chiền đậm đà dấu ấn văn hóa và lịch sử cách mạng
như: Núi Sam-Chùa Bà Chúa Xứ, Núi Cấm và hệ thống hang động, Thủy Đài
Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn viên Cô Tô, Đồi Tức Dụp, Dốc Bà Đắt anh hùng trong
chống Mỹ và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác. Với những tiềm
năng phong phú về lợi thế phát triển du lịch, tỉnh An Giang xác định từng bước
đưa ngành du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực
trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trên cơ sở tận
dụng tiềm năng sẳn có kết hợp sự đầu tư đúng mức và sự hỗ trợ, quan tâm của
nhà nước để tạo điều kiện tốt nhất cho ngành du lịch phát triển.
Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh An Giang có những bước phát
triển, nhưng so với lợi thế thì mức độ khai thác, phát triển chưa cao. Công tác
quản lý còn nhiều bất cập, nội dung chương trình du lịch chưa phong phú, sản
3
phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa cao, nguồn nhân lực phục
vụ du lịch còn thấp và khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế...Các công trình
đã nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh An Giang như Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2010 và một số công trình nghiên cứu
khác có liên quan đến phát triển du lịch tỉnh An Giang chưa đi sâu vào nghiên
cứu một cách hệ thống và xây dựng phương pháp luận về phát triển du lịch,
chưa khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng du lịch tỉnh An Giang,
đặc biệt là chưa định hướng rõ nét phát triển du lịch tỉnh An Giang trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh
An Giang hiện nay thì việc nghiên cứu đề tài “ Phát triển du lịch tỉnh An Giang
đến năm 2020 “ trên cơ sở khảo sát đánh giá và đề ra giải pháp đẩy mạnh phát
triển du lịch tỉnh An Giang là điều rất cấp thiết. Nhằm nghiên cứu làm rõ nét
những vấn đề lý luận và thực tiển về phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu
hóa và nền kinh tế tri thức. Từ đó xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển
du lịch phù hợp với bối cảnh phát triển du lịch tỉnh An Giang, định hướng cho
ngành du lịch những bước đi hiệu quả nhất, tác động chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của tỉnh thông qua việc xác định một cách đúng hướng về cách nhìn, cách
làm ăn và phải có cách đối phó đối thủ cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
2/. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung cơ bản về du
lịch. Phân tích quá trình, thực trạng phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang để
đề ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh An Giang đến
năm 2020.
- Đối tượng: Đề tài nghiên cứu hiện trạng và tiềm năng phát triển
của ngành du lịch tỉnh An Giang trên cơ sở xác định ngành du lịch là ngành
kinh tế tổng hợp, liên ngành để đề xuất những giải pháp chiến lược nhằm phát
triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.
- Phạm vi:
+ Phạm vi không gian: Được giới hạn trên địa bàn tỉnh An Giang trong
mối quan hệ với các vùng lân cận.
4
+ Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu sâu về hoạt động du lịch của
tỉnh An Giang giai đoạn 2000-2005 và đề xuất các giải pháp thực hiện giai
đoạn 2006-2020.
Bên cạnh, do hoạt động du lịch chịu tác động mạnh và không ngừng
biến động theo thời gian và xu thế của thời đại. Vì vậy, đề tài sẽ cố gắng không
ngừng nắm bắt những vận động phát triển hệ thống du lịch theo hướng hội
nhập, toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức để đề xuất các giải pháp phát triển du
lịch tỉnh An Giang một cách hiệu quả nhất.
3/. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài kết hợp nhiều phương pháp
khác nhau làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện luận án: Phương pháp duy
vật biện chứng, phương pháp khảo sát, phương pháp điều tra, phương pháp thu
thập và xử lý thông tin, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu tư liệu...
Nguồn tài liệu nghiên cứu gồm các thông tin, số liệu, văn bản có liên
quan đến phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, luận án kế thừa, bổ sung, vận dụng,
tổng hợp các kết quả đó để đưa ra nhận định chung có liên quan đến việc phát
triển ngành du lịch.
4/. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU:
- Luận án làm rõ nét những vấn đề lý luận và thực tiển về phát
triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức như : những lý
luận cơ bản về du lịch, khái niệm, đặc tính của phát triển du lịch, các loại hình
du lịch chủ yếu, khái niệm những điều kiện cấu thành các loại hình du lịch
...Từ đó, xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển du lịch phù hợp với bối
cảnh phát triển du lịch tỉnh An Giang.
5
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch, để
đánh giá và sử dụng chúng như một công cụ trong xây dựng các giải pháp phát
triển du lịch của tỉnh An Giang.
- Tổng hợp những kinh nghiệm một số nước trên thế giới thành công
trong phát triển du lịch, liên hệ hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam cụ thể tỉnh
An Giang để đề xuất những giải pháp phát triển du lịch một các phù hợp và
hiệu quả nhất. Đồng thời, đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch
tỉnh An Giang trong thời gian qua làm cơ sở đề xuất giải pháp và kiến nghị
nhằm thúc đẩy ngành du lịch tỉnh An Giang
5/. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và vai trò của chúng đối với phát
triển kinh tế - xã hội.
Chương 2 : Thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong thời
gian qua.
Chương 3: Các giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang đến
năm 2020.
6
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH.
1.1. DU LỊCH, PHÁT TRIỂN DU LỊCH:
1.1.1. Khái niệm du lịch:
Khái niệm về du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều
cách khác nhau. Quan niệm về du lịch theo cách tiếp cận phổ biến cho rằng du
lịch là một hiện tượng trước thế kỷ thứ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du lịch hầu
như vẫn được xem là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ
xem đây như một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế-xã hội. Trong thời
kỳ này, du lịch như một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc
sống và nhận thức của con người. Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư
trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ
mục đích tìm kiếm việc làm và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi
khác.
Du lịch là một hệ thống tinh thần và vật chất trong đời sống xã hội, là
một loại hiện tượng kinh tế xã hội tổng hợp. Du lịch do ba yếu tố cơ bản là du
khách, tài nguyên du lịch và ngành du lịch cấu thành. Lữ hành và du lịch đã có
từ lâu, trãi qua quá trình phát triển lâu dài, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau,
hoạt động lữ hành và du lịch có các hình thức biểu hiện và đặc trưng khác
nhau. Lịch sử phát triển du lịch trên thế giới nói chung khái quát thành ba giai
đoạn: Lữ hành thời cổ ( trước những năm 40 của thế kỹ XIX), du lịch cận đại (
từ những năm 40 của thế kỹ XIX đến chiến tranh thế giới thứ hai), ba là du lịch
hiện đại ( sau chiến tranh thế giới thứ hai). Sau chiến tranh thế giới lần thứ II,
ngành du lịch phát triển mạnh và trở thành một trong những ngành có tốc độ
phát triển nhanh và ổn định của kinh tế thế giới.
7
Qua nhiều thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch có những thay đổi
để phù hợp với sự phát triển của ngành du lịch. Có nhiều định nghĩa, nhưng
theo giáo sư Hangiker và Kraff định nghĩa tại Hội nghị lần thứ V của các nhà
khoa học trong lĩnh vực du lịch của thế giới thừa nhận là: “ Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời
của cá thể, nơi họ lưu trú không phải là nơi họ ở thường xuyên và là nơi làm
việc để kiếm tiền”.
Theo Luật du lịch Việt Nam: “ Du lịch là hoạt động của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoản thời gian nhất định”.
Từ khái niệm trên, cho chúng ta nhận định rằng du lịch không chỉ đơn
thuần của một hoạt động mà là tổng hoà nhiều mối quan hệ và hiện tượng nảy
sinh từ điều kiện và tác động qua lại giữa các đối tượng là khách du lịch, tài
nguyên du lịch và ngành du lịch. Nhu cầu du lịch của người du lịch là yếu tố
dẫn đến sự phát sinh của toàn bộ hoạt động du lịch. Đối tượng trực tiếp của
hành vi du lịch là di tích, cảnh quan và vật mua sắm. Sự tiếp xúc qua lại và tác
động lẫn nhau giữa người du lịch và tài nguyên du lịch thông qua một cơ chế
thị trường để tiến hành vận động mới có thể thực hiện, vì thế ngành du lịch làm
trung gian môi giới giữa hai đối tượng ấy, làm hình thành thị trường du lịch,
làm hài hòa và thực hiện quan hệ giữa sự tiêu dùng của người du lịch và khai
thác có hiệu quả tài nguyên du lịch.
Bên cạnh, du lịch là một hoạt động của con người không phải nơi cư trú
thường xuyên, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ
dưỡng trong một thời gian nhất định. Đồng thời, từ khái niệm về du lịch cho ta
thấy rõ hơn du lịch là tổng hợp các mối quan hệ giữa khách du lịch, tài nguyên
du lịch và ngành quản lý du lịch, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát
triển hoặc ngược lại của chủ thể này sẽ tác động trực tiếp đến các chủ thể còn
lại. Chính vì thế, ngành du lịch cần phải có những giải pháp đồng bộ tác động
lên các chủ thể này mới đảm bảo đưa hoạt động ngành du lịch phát triển một
cách bền vững.
8
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch :
Việc xác định ai là du khách ( khách du lịch) có nhiều quan điểm khác
nhau, để phân biệt giữa khách du lịch, khách tham quan và lữ khách dựa vào 3
tiêu thức: Mục đích, thời gian, không gian chuyến đi.
Theo nhà kinh tế học người Anh, ông Ogilvie cho rằng: “ khách du lịch
là tất cả những người thỏa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong
khoảng thời gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà
không kiếm tiền ở đó”. Khái niệm này chưa hoàn chỉnh vì nó chưa làm rõ được
mục đích của người đi du lịch và qua đó để phân biệt được với những người
cũng rời khỏi nơi cư trú của mình nhưng lại không phải là khách du lịch.
Nhà xã hội học Cohen quan niệm: “ Khách du lịch là một người đi tự
nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới
lạ và sự thay đổi thu nhận được từ một chuyến đi tương đối xa và không
thường xuyên”.
Năm 1937 Ủy Ban Thống kê Liên Hiệp quốc đưa ra khái niệm về du
khách quốc tế như sau: “ Du khách quốc tế là những người thăm viếng một
quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là
24 giờ”.
Tuy nhiên, trong thực tế lượng khách tham quan giải trí trong thời gian ít
hơn 24 giờ ngày càng nhiều và không thể không tính đến tiêu dùng của họ
trong thống kê du lịch, do đó đã nãy sinh ra khái niệm về khách tham quan.
Khách tham quan là những người đi thăm và giải trí trong khoảng thời gian
dưới 24 giờ.
Từ những khái niệm trên, cho ta nhận định rằng khách du lịch (du khách)
là những người đi vì lý do giải trí, lý do sức khỏe, gia đình…, những người đi
tham gia các hội nghị, hội thảo của các tổ chức, các đại hội thể thao…hoặc
những người đi với mục đích kinh doanh công vụ (tìm hiểu thị trường, ký kết
hợp đồng…). Những người không được xem là khách du lịch quốc tế là những
người đi sang nước khác để hành nghề, những người tham gia vào các hoạt
động kinh doanh ở nước đến (có thu nhập ở nước đến), những người nhập cư,
các học sinh sinh viên đến để học tập, những cư dân vùng biên giới, những
người cư trú ở một quốc gia và đi làm ở quốc gia khác, những người đi xuyên
qua một quốc gia và không dừng lại cho dù cuộc hành trình kéo dài trên 24 giờ.
9
Như vậy, với khái niệm này về mặt thời gian khách du lịch quốc tế là
những người có thời gian thăm viếng (lưu lại) nước đến ít nhất là 24 giờ. Sở dĩ
như vậy vì các du khách phải lưu lại qua đêm và phải chi tiêu một khoản tiền
nhất định cho việc lưu trú.
* Phân loại về du khách :
Từ ngữ “du khách” xuất hiện sớm nhất trong từ điển Oxford bằng tiếng
Anh xuất bản năm 1811, có ý nghĩa là “ du khách từ ngoài tới với mục đích
tham quan du ngoạn”.
Du khách là chủ thể của hoạt động du lịch, chiếm vị trí quan trọng trong
hoạt động du lịch là đối tượng chủ yếu và xuất phát điểm cơ bản của khai thác
kinh doanh, phục vụ của ngành du lịch, đồng thời đây là nơi chủ yếu để ngành
du lịch thu được lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích văn hóa và là điều kiện
cơ bản và tiền đề để phát triển.
Căn cứ vào phạm vi khu vực, mục đích du lịch, độ tuổi khách du lịch,
mức chi tiêu của khách du lịch, mục đích đi du lịch, hình thức, phương tiện,
nguồn chi tiêu của khách du lịch. Từ đó, du khách được chia làm các loại như:
Phân theo phạm vi gồm du khách quốc tế, du khách trong nước; Phân theo mục
đích du lịch gồm du khách tiêu khiển, du khách đi công tác, du khách gia đình
và việc riêng; Phân chia theo tuổi tác gồm du khách cao tuổi, du khách trung
niên, du khách thanh thiếu niên; Phân chia theo mức chi tiêu gồm du khách
hạng sang, du khách kinh tế; Phân chia theo nội dung hoạt động gồm du khách
tham quan, du khách nghỉ phép, du khách hội nghị, du khách điều dưỡng, du
khách thể thao, du khách thám hiểm, du khách giao lưu văn hóa, du khách tôn
giáo ; Phân chia theo hình thức tổ chức gồm du khách tập thể, du khách cá
nhân, du khách bao trọn gói; Phân chia theo phương tiện giao thông được sử
dụng gồm du khách hàng không, du khách đường sắt, du khách ô tô, du khách
đường thủy; Phân chia theo nguồn chi phí gồm du khách tự túc, du khách được
tổ chức cấp kinh phí, du khách được thưởng.
Từ việc phân loại du khách trên, có ý nghĩa rất quan trọng sẽ giúp cho
các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch xác định rõ chủ thể du lịch là đối tượng nào để có sự phối hợp nhịp
nhàng, khai thác có hiệu quả, phù hợp của khách thể du lịch, môi giới du lịch,
10
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch và tác động cho hoạt
động du lịch có hiệu quả.
1.1.3. Phân loại du lịch :
Hiện nay chưa có tiêu chuẩn thống nhất để phân loại du lịch, ngành du
lịch thế giới đang phát triển nhanh, số người tham gia hoạt động du lịch ngày
càng đông. Mỗi người đều căn cứ vào điều kiện kinh tế, thời gian nhàn rỗi và
mục đích du lịch của mình để xác định hình thức du lịch khác nhau. Cùng với
sự phát triển không ngừng của du lịch, phạm vi hoạt động ngày càng có xu thế
phát triển, nội dung hoạt động ngày càng mở rộng và các loại hình du lịch cũng
dần dần tăng lên. Các loại hình du lịch có thể phân chia như sau:
- Phân loại theo mục đích du lịch: Theo sự phân loại về mục đích thăm
viếng của du khách ở Hội nghị du lịch quốc tế La Mã của Liên Hiệp Quốc, du
lịch được chia ra: du lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch điều trị dưỡng
bệnh, du lịch du học, du lịch hội nghị, du lịch thăm viếng người thân, du lịch
tôn giáo, du lịch thể dục thể thao và các du lịch khác.
- Phân chia theo phạm vi khu vực: Căn cứ vào phạm vi khu vực có thể
chia du lịch thành: du lịch trong nước và du lịch quốc tế. Du lịch trong nước là
chỉ du lịch do cư dân trong nước rời khỏi nơi cư trú của mình tới một nơi khác
trong nước để du lịch. Du lịch quốc tế là chỉ cư dân của một nước vượt đường
biên giới quốc gia tới một hoặc vài nước khác để tiến hành du lịch.
- Phân chia theo nội dung du lịch:
Du lịch công vụ: Khách nước ngoài nhận lời mời đến thăm viếng,
đàm phán ngoại giao... được xếp một hoặc vài hoạt động du lịch.
Loại du lịch này tuy chiếm tỉ trọng không lớn trong lợi ích kinh tế
của ngành du lịch quốc tế, nhưng cùng với sự tăng lên của sự giao
lưu quốc tế, số người có nhu cầu sẽ tăng lên, do đó cần xem đây là
một hình thức du lịch quan trọng.
Du lịch thương mại: Thương nhân nước ngoài đến một nước để
tìm hiểu thị trường, kết giao với các nhân sĩ, đàm phán mậu dịch,
trong đó có ăn ở khách sạn, mời tiệc, xã giao, du ngoạn đã trở
thành bộ phận hợp thành quan trọng của hoạt động du lịch ngày
nay.
11
Du lịch du ngoạn: Đến nơi khác để thưởng ngoạn phong cảnh
thiên nhiên và phong thổ nhân tình, thông qua lữ hành đạt được sự
hưởng thụ cái đẹp, được vui vẻ, nghỉ ngơi. Đó là hình thức du lịch
chủ yếu nhất hiện nay.
Du lịch thăm viếng người thân: Nước ngoài còn gọi là du lịch
tìm cội nguồn. Những năm gần đây, số người du lịch tìm cội
nguồn và thăm viếng người thân ngày càng tăng, trở thành hình
thức du lịch đặc biệt.
Du lịch văn hóa : Những người tiến hành du lịch văn hóa phần
lớn là những người có học. Họ đến một nơi khác để tìm hiểu văn
vật cổ tích, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc dân tộc, khoa học kỹ
thuật giáo dục với mục đích khảo sát văn hóa và giao lưu văn hóa.
Du lịch hội nghị: Một số nơi tận dụng dịp tiếp đãi hội nghị gắn
hội nghị và du lịch với nhau tức là vừa hội nghị vừa du lịch. Đặc
điểm của loại du lịch này là địa vị của du khách cao, thời gian lưu
lại dài, khả năng mua sắm mạnh. Hình thức du lịch này đang phát
triển mạnh trên thế giới, trở thành một bộ phận chiếm tỉ trọng lớn
của thị trường du lịch quốc tế.
Du lịch tôn giáo: Đây là hình thức du lịch cổ xưa tiếp tục đến nay,
chủ yếu là kết quả của sự tồn tại và ảnh hưởng của tôn giáo phản
ảnh trên tư tưởng con người. Ở Trung Quốc và một số nước Đông
Nam Á có lịch sử lâu đời và hình thức kiến trúc phong phú đa
dạng đã thu hút các tín đồ tôn giáo tín ngưỡng khác nhau và đã thu
hút nhiều du khách đến tham quan du ngoạn.
Việc phân loại du lịch trên có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ giúp cho ta khai
thác lợi thế, tiềm năng du lịch, xác định được thế mạnh của cơ sở kinh doanh
du lịch, từ đó có thể xác định được cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du
lịch, tạo điều kiện đưa hoạt động ngành du lịch ngày càng phát triển tốt nhất.
1.1.4. Sản phẩm du lịch:
1.1.4.1. Khái niệm:
Khái niệm về sản phẩm du lịch cần được xác định một cách rõ ràng, đặc
biệt là trong những lĩnh vực du lịch. Một sản phẩm du lịch là một tổng thể
những yếu tố có thể thấy được hoặc không thấy được, nhưng lại làm thỏa mãn
cho những khách hàng nhất định.
12
Những đặc tính địa lý ( bãi biển, núi rừng, sông suối, khí hậu, không gian
thiên nhiên…) cũng như hạ tầng cơ sở ( khách sạn, nhà hàng, đường bay…)
bản thân chúng không phải là một sản phẩm du lịch, nhưng chúng trở thành sản
phẩm du lịch trong những tình trạng nào đó.
Kotler và Turner đã định nghĩa về sản phẩm du lịch một cách rộng rãi
như sau: “ Một sản phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu,
sự sử dụng hoặc sự tiêu