Phát triển du lịch và quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở vịnh Nha Trang - Khánh Hòa

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phát triển Du lịch và Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” do Hoàng Kim Anh, sinh viên khoá 30, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

doc91 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3960 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển du lịch và quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở vịnh Nha Trang - Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG Ở VỊNH NHA TRANG - KHÁNH HÒA HOÀNG KIM ANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2008 Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phát triển Du lịch và Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” do Hoàng Kim Anh, sinh viên khoá 30, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ________________. ThS Trần Đức Luân Người hướng dẫn, Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên tôi xin gửi đến ba mẹ tôi những lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất. Ba mẹ đã bên cạnh, chăm sóc, ủng hộ và nổ lực tạo cho tôi mọi điều kiện để tôi có thể kết thúc 4 năm đại học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến thầy hướng dẫn tôi viết đề tài, thạc sĩ Trần Đức Luân, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Xin gửi đến Thầy lòng biết ơn chân thành nhất. Xin cám ơn Thầy! Bên cạnh đó, cho tôi gửi lời cám ơn các cô chú, anh chị phòng Môi trường của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Khánh Hòa, những người đã tạo điều kiện cũng như giúp tôi tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc viết khoá luận. Đồng thời, trong quá trình đến địa bàn nghiên cứu, phỏng vấn tìm hiểu các vấn đề thông tin của Vịnh Nha Trang, các cô chú, anh chị ở Ban quản lý KBTB Vịnh Nha Trang, đặc biệt là bác Nguyễn Thành Sơn - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp và cô Nguyễn Thị Kim Hoa - Trưởng phòng Phát triển và nhận thức cộng đồng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi có những thông tin quý báu cho khoá luận. Hơn nữa, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến bác Trương Kỉnh – Giám đốc Ban quản lý KBTB Vịnh Nha Trang đã tạo mọi điều kiện giúp tôi thu thập thông tin cần thiết. Tôi xin chân thành cám ơn! Lời sau cùng, tôi muốn xin gởi gắm lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Chủ Nhiệm Khoa và tất cả thầy cô, bạn bè tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là Thầy Đặng Minh Phương, người đã sáng lập ngành Kinh tế Tài nguyên Môi trường đầu tiên tại trường Đại học Nông Lâm, và tôi cũng vinh dự được là một trong những sinh viên của khoá đầu tiên của ngành này. Trong suốt quá trình học tập tại trường, các thầy cô đã nhiệt tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức bổ ích trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức cũng như những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu trong suốt thời gian qua. Tôi xin giữ lại những tình cảm tốt đẹp trong trái tim mình. NỘI DUNG TÓM TẮT HÒANG KIM ANH. Tháng 07 năm 2008. ‘Phát Triển Du Lịch và Quản Lý Tài Nguyên Thiên Nhiên – Môi Trường Bền Vững ở Vịnh Nha Trang – Khánh Hòa’. HOANG KIM ANH. July 2008. ‘Tourist Development and Subtainable Environment Management at Nha Trang Bay, Khanh Hoa Province’. Khoá luận phát triển du lịch và quản lý tài nguyên thiên nhiên – môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang. Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại Vịnh Nha Trang đã gây tổn hại đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại đây. Thái độ và sự am hiểu về bảo vệ môi trường của những người đến tham quan Vịnh Nha Trang. Chính quyền địa phương với các nổ lực của mình nhằm giải quyết vấn đề tài nguyên thiên nhiên trong Vịnh Nha Trang. Đề tài mong muốn các cấp chính quyền mở rộng hơn nữa những hoạt động bảo vệ môi trường bên cạnh việc phát triển du lịch. Bảo vệ môi trường hay nâng cao chất lượng môi trường không chỉ là công việc của nhà nước mà còn là trách nhiệm của người dân, của du khách đến tham quan Vịnh Nha Trang. Không chỉ nâng cao năng lực, trình độ quản lý, nâng cao nhận thức của người dân mà còn phải nâng cao trách nhiệm của những người kiếm lợi nhuận từ thiên nhiên, và những người tìm đến thiên nhiên để thư giãn. MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt vii Danh mục các bảng viii Danh mục các hình ix Danh mục phụ lục x CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề 1 Mục tiêu nghiên cứu 3 Mục tiêu chung 3 Mục tiêu cụ thể 4 Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu 4 Phạm vi nội dung nghiên cứu 4 Phạm vi địa bàn nghiên cứu 4 Cấu trúc luận văn 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6 Tổng quan về tỉnh Khánh Hòa 6 Lịch sử hình thành 6 Dân cư 7 Vị trí địa lý và khí hậu 7 Địa hình 9 Tài nguyên đất 9 Tài nguyên rừng 10 Tài nguyên khoáng sản 10 Tài nguyên biển 10 Kinh tế 11 Giáo dục 12 Đặc sản 13 Tổng quan về Vịnh Nha Trang 13 Vị trí và đặc điểm địa lý 13 Địa hình và khí hậu 14 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 Cơ sở lý luận 21 Khái niệm về phát triển bền vững 21 Khái niệm về quản lý môi trường 22 Những người có liên quan trong đánh giá tác động xã hội 23 Các khái niệm cơ bản về du lịch 24 Phương pháp nghiên cứu 27 Phương pháp nghiên cứu thực địa 27 Phương pháp phỏng vấn sâu 27 Phương pháp thu thập xử lý số liệu 27 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 KBTB Vịnh Nha Trang 28 Mô tả các hoạt động trên Vịnh Nha Trang 31 Nha Trang - Một vịnh đẹp – Nơi cư ngụ của những loài sinh vật biển quý, hiếm 31 Các hoạt động chính ở Vịnh Nha Trang 33 Các vấn đề môi trường tại Vịnh Nha Trang 39 Du lịch ở Vịnh Nha Trang 41 Cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch 41 Các vấn đề về khách du lịch 43 Các tác động của du lịch đối với Vịnh Nha Trang 53 Về tài nguyên 54 Về môi trường 55 Công tác quản lý Vịnh Nha Trang 58 Giải pháp phát triển du lịch và quản lý tài nguyên – môi trường 61 Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý và phát triển du lịch 61 Giải pháp phát triển du lịch và quản lý tài nguyên – môi trường 62 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 66 Kiến nghị 68 Hướng nghiên cứu trong tương lai 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT WTO Tổ Chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization) TNTN Tài nguyên thiên nhiên TNTNMT Tài nguyên thiên nhiên môi trường KBTB Khu bảo tồn biển BQL Ban quản lý UBND Ủy Ban Nhân Nân MT Môi trường DL Du lịch NCPT Nghiên Cứu và Phát Triển ĐVT Đơn vị tính FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) UNESCO Tổ Chức Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Oraganization) CPR Quản lý tài nguyên sở hữu cộng đồng (Common Property Resource) WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Vết chém trên đảo Hòn Tre 3 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa 8 Hình 2.2. Đường Trần Phú nằm cạnh bãi biển Nha Trang 15 Hình 2.3. Một góc Hòn Mun 15 Hình 2.4. Bơi lặn ở Hòn Mun 17 Hình 2.5. Hòn Tằm - điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang 19 Hình 4.1. Ranh giới khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang 30 Hình 4.2. Một góc khu dân cư Hòn Miếu – phường Trí Nguyên - nơi đông dân cư nhất trên các khóm đảo 37 Hình 4.3. Khách du lịch từ nơi khác đến Vịnh Nha Trang 44 Hình 4.4. Lý do chọn Vịnh Nha Trang làm điểm đến 46 Hình 4.5. Các vấn đề môi trường được cộng đồng quan tâm 47 Hình 4.6. Tỷ lệ các phương tiện ưa thích thu thập thông tin môi trường 47 Hình 4.7. Tỷ lệ các phương tiện ưa thích để thu thập thông tin môi trường 48 Hình 4.8. Tỷ lệ mức độ quan tâm về vấn đề môi trường tại vịnh 49 Hình 4.9. Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ ô nhiễm tại vịnh 49 Hình 4.10. Tỷ lệ ý kiến đánh giá chất lượng phục vụ tại vịnh 50 Hình 4.11. Khu vực đang được xây dựng khu du lịch tại đảo Hòn Tằm 52 Hình 4.12. Các vấn đề môi trường do hoạt động du lịch ảnh hưởng Vịnh Nha Trang 52 Hình 4.13. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển du lịch 53 Hình 4.14. Lượng khách dự kiến trong những năm tới 63 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Các hoạt động được tiến hành trong KBTB 30 Bảng 4.2. Tổng số tàu thuyền và các hoạt động khai thác được tổng hợp 34 Bảng 4.3. Dân cư địa phương sống trên các đảo 36 Bảng 4.4. Độ tuổi và giới tính của du khách 44 Bảng 4.5. Mục đích đến Vịnh Nha Trang của du khách 45 Bảng 4.6. Tỷ lệ ý kiến ưu tiên bảo vệ môi trường hay phát triển du lịch 51 Bảng 4.7. Tỷ lệ ý kiến đánh giá hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường 51 Bảng 4.8. Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Khánh Hòa (giá 2006) 64 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Việt Nam hiện đang là điểm đến của bạn bè năm châu trên thế giới khi trở thành thành viên WTO, không chỉ là thị trường tiềm năng về kinh tế mà Việt Nam còn là nơi lý tưởng để thu hút mọi người đến du lịch, khám phá và tìm hiểu cảnh vật, thiên nhiên, con người và nền văn hoá hơn 4000 năm lịch sử. Theo ông Jonathan Galaviz – chuyên gia của Globalysis Ltd – nhận xét: “Việt Nam là một trong những điểm đến có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất ở Châu Á. Với vị thế và chính sách hiện nay, du lịch Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới”. Globalysis dự báo, số lượng du khách nước ngoài tới Việt Nam sẽ tăng 10% mỗi năm. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam năm 2007 tăng 17% so với năm 2006, có 47 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn hơn 1,8 tỉ USD, tăng xấp xỉ 200% so với năm 2006. Hình ảnh Việt Nam xuất hiện trên truyền thông quốc tế cũng nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều mà ngành du lịch cũng như mọi ngành khác đều hướng đến là sự phát triển mang tính bền vững thì vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Nằm trên vĩ tuyến gần xích đạo Việt Nam là nước nhiệt đới đa dạng và phong phú các nguồn tài nguyên và thiên nhiên, lại nằm hướng mặt ra biển Đông chạy dọc theo suốt chiều dài đất nước. Chính vì lợi thế của điều kiện tự nhiên nên việc phát triển du lịch ở Việt Nam là một động lực kinh tế cần quan tâm đúng mức. Do đó phát triển du lịch cũng như các ngành khác cần phải có sự quản lý tốt của chính quyền trung ương và địa phương, sự am hiểu của các chuyên gia liên ngành cũng như kinh nghiệm của người dân địa phương. Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có quần đảo Trường Sa nằm ở điểm cực Đông Việt Nam, nơi nhận được ánh nắng ban mai sớm nhất nước. Với một bên là núi (phía Tây), một bên là biển (phía Đông), địa hình thấp dần từ tây sang đông với những dạng núi, đồi, đồng bằng, ven biển và hải đảo. Hai sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Cái (đổ ra biển tại Nha Trang) và sông Dinh. Khí hậu tương đối ôn hòa do chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại vừa mang tính chất khí hậu đại dương, nhiệt độ trung bình là 26,50C. Với thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và lịch sử văn hoá như vậy, Khánh Hòa là vùng đất tiềm năng để phát triển du lịch. Biển Khánh Hòa không chỉ nổi tiếng ‘biển xanh, cát trắng’, khí hậu ôn hòa, mà còn về sự phong phú và đa dạng các loài sinh vật biển, một thế giới xanh bên dưới lòng đại dương. Cảnh quan Khánh Hòa cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch như điều dưỡng, săn bắn, bơi lặn, leo núi, tắm biển. Hệ thống khách sạn và cấu trúc hạ tầng đã có sẽ được cải tạo và xây dựng mới… tạo cho Khánh Hòa lợi thế để phát triển mạnh ngành du lịch, đặc biệt là ngành du lịch sinh thái biển. Những năm gần đây nhắc đến Khánh Hòa, không thể không nhắc đến Vịnh Nha Trang, nơi được đánh giá là một trong 29 Vịnh đẹp nhất trên thế giới và có tiềm năng phát triển với Vịnh nước trong xanh, bờ biển sạch và các sinh cảnh khoẻ mạnh. Vịnh Nha Trang là quần thể thiên nhiên đặc sắc hiếm thấy, ẩn chứa trong mình nhiều tiềm năng đặc biệt, là một điểm du lịch tuyệt vời, hơn nữa rất phù hợp để xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ và phát triển nhiều loại động vật quí đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Với những đặc điểm riêng như vậy, Vịnh Nha Trang đã và đang trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới, dự báo sẽ là điểm đến trong những năm tới. Tuy nhiên, việc phát triển và bảo tồn luôn là những vấn đề nhiều mâu thuẫn và xung đột. Xin mượn lời của bà Ellen và Jaime, hai chuyên gia của Ủy ban quản lý Vịnh San Francisco tại ‘Hội thảo quốc tế 29 Vịnh biển đẹp’ tổ chức ở Nha Trang vào tháng 3/2005, để đưa ra vấn đề chính mà đề tài này muốn đề cập đến ‘Tôi không thấy ai trong số chúng ta ở cuộc hội thảo bàn luận về vẻ đẹp tự nhiên của Vịnh Nha Trang. Chỉ thấy nói tới du lịch, làm thế nào phát triển du lịch hơn nữa mà không đề cập đến những tác động về tầm nhìn’. Một ví dụ mà Ellen dẫn ra là “con đường dẫn lên hòn đảo ngoài kia (Ellen chỉ tay ra đảo Hòn Tre, nơi ‘trú chân’ của khu nghỉ mát Hòn Ngọc Việt). Một con đường lớn xé ngang sườn núi. Thật xấu xí”. Hình 1.1: Vết chém trên đảo Hòn Tre Nguồn: www.vnn.vn Đây cũng chính là vấn đề đặt ra cho toàn xã hội cũng như với cá nhân người nghiên cứu đối với sự quan tâm về tầm nhìn của các cấp chính quyền trong việc phát triển du lịch đồng thời quản lý, quy hoạch, khai thác tối ưu (chứ không phải tối đa) hiệu quả môi trường – tài nguyên thiên nhiên bền vững nhằm phát triển du lịch trong lâu dài được thực hiện ở Vịnh Nha Trang – Khánh Hòa. Những lợi ích trước mắt và lâu dài luôn dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các mối quan hệ trong xã hội từ các cấp chính quyền, đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, người dân địa phương, các tổ chức khoa học, phi chính phủ và đến những du khách thập phương đối với Vịnh Nha Trang. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên – môi trường bền vững nhằm phát triển du lịch ở Vịnh Nha Trang - Khánh Hòa. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và thực trạng du lịch ở Vịnh Nha Trang. Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển du lịch và các vấn đề tài nguyên thiên nhiên môi trường giữa các bên liên quan. Công tác quản lý tài nguyên – môi trường tại Vịnh Nha Trang. Đề xuất các kiến nghị. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung nghiên cứu Mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn ở đâu cũng có, nước nào cũng phải gặp vấn đề như vậy. Việc tầm nhìn hạn chế trong quản lý, thiếu khoa học đối với nguồn tài nguyên – môi trường thiên nhiên, lựa chọn những phương thức đánh đổi sai lầm giữa phát triển và bảo tồn vừa ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên mà tạo hoá đã ban tặng, môi trường sống của các sinh vật, môi trường sống của con người, đồng thời ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia. Đề tài nghiên cứu này đề cập đến việc phát triển du lịch ảnh hưởng đến việc bảo tồn thiên nhiên ở Vịnh Nha Trang. Phạm vi địa bàn nghiên cứu Một số đảo và bãi biển đã được đầu tư và kinh doanh du lịch như: Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Tre,…thuộc Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Cấu trúc của luận văn Khoá luận bao gồm năm nội dung chính và được chia thành năm chương, với nội dung của từng chương như sau: Chương một là chương mở đầu, gồm có năm phần chính là đặt vấn đề; mục tiêu nghiên cứu; các giả thiết của vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của khoá luận. Chương hai trình bày về phần tổng quan, gồm có hai nội dung là tổng quan về vấn đề nghiên cứu và tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Mục này sẽ nêu lên những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thỗ nhưỡng, dân số,… của địa bàn nghiên cứu. Chương ba là chương nội dung và phương pháp nghiên cứu. Về nội dung nghiên cứu có các định nghĩa, khái niệm và cả khái quát lẫn cụ thể có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chương bốn là chương kết quả và thảo luận. Đây là phần chính của cả đề tài. Chương này sẽ tìm hiểu về những hoạt động chính đang diễn ra trên vịnh, các mối quan hệ giữa những người có mục đích sử dụng chung trên Vịnh Nha Trang, công tác quản lý và một số giải pháp phát triển du lịch và quản lý tài nguyên – môi trường. Chương 5 gồm kết luận và kiến nghị, hướng nghiên cứu trong tương lai để giải quyết tốt hơn các vấn đề môi trường tại vịnh Nha Trang CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN Chương này sẽ mô tả về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu. Phần này chủ yếu trình bày về các tài liệu nghiên cứu có liên quan và đặc điểm cụ thể ở địa bàn nghiên cứu. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Với mục tiêu và phạm vi đã được trình bày ở trên, tài liệu nghiên cứu của đề tài không giới hạn ở một lĩnh vực nhất định mà tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm lĩnh vực về môi trường thiên nhiên (hệ sinh thái biển - đảo), thị trường du lịch và nhu cầu về các loại hình du lịch, các hội thảo chuyên đề về phát triển du lịch bền vững. Ngoài ra, nhiều đề tài tốt nghiệp của các anh chị khoá trước, những công trình nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài, các bài giảng của các thầy cô có liên quan là những tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài. Tổng quan về tỉnh Khánh Hòa Lịch sử hình thành Trước khi trở thành một phần của Đại Việt, Khánh Hòa là một phần của Vương quốc Chăm pa. Vào năm 1653 chúa Nguyễn Phúc Tần sai quân vào tận Phan Rang đánh chiếm đất. Vua Chăm là Bà Tấm đầu hàng và nhượng đất từ phía đông sông Phan Rang đến Phú Yên cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn chấp nhận và đặt dinh Thái Khang và chia khu vực thành hai phủ: Thái Khang và Diên Ninh. Tên tỉnh Khánh Hòa được đặt vào năm 1832 thời Minh Mạng, chia thành 2 phủ và 4 huyện: Phủ Diên Khánh gồm các huyện Phước Điền và Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm các huyện Quảng Phước và Tân Định. Trong thời Pháp thuộc sau triều Nguyễn, tỉnh lỵ được đóng tại thành Diên Khánh, nhưng được chuyển đến thị xã Nha Trang vào năm 1945. Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ mới hợp nhất hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vào ngày 29 tháng 10 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh. Vào năm 1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp thành Thành phố Nha Trang. Quốc hội quyết định sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Cho đến nay, Khánh Hòa có sáu huyện là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa; thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Nha Trang, Khánh Hòa có hai huyện miền núi là Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và một huyện đảo là Trường Sa. Khánh Hòa có 137 đơn vị hành chính cấp xã - phường - thị trấn. Dân cư Tỉnh Khánh Hòa có khoảng 1.300.000 người (2006). Các dân tộc chính trong tỉnh gồm có: Kinh, Ra Giai, Hoa và Cơ Ho. Vị trí địa lý và khí hậu Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km2, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo. Bờ biển dài 385km, kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối Vịnh Cam Ranh với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Đặc biệt, huyện đảo Trường Sa là nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng quan trọng của cả nước. Dọc theo bờ biển từ Đại Lãnh trở vào đến Ghềnh Đá Bạc, Khánh Hòa có 4 Vịnh lớn: Vịnh Vân Phong, Vịnh Nha Phu, Vịnh Nha Trang (Cù Huân) và Vịnh Cam Ranh. Mỗi Vịnh mỗi vẻ khác nhau nhưng Vịnh nào cũng đẹp, cũng ẩn chứa tiềm năng về nhiều mặt. Trong đó có Vịnh Cam Ranh với diện tích gần 200km2, có núi cách ngăn, được coi là 1 trong 3 hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới. Khí hậu ở đây ôn hòa, trung bình là 26,70C. Mùa mưa tập trung 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tại Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài hai tháng. Độ ẩm tương đối: 80,5%. Riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Địa hình Địa hình của tỉnh Khánh Hòa tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi. Phần phía Tây là sườn đông dãy Trường Sơn, chủ yếu là núi thấp và đồi, độ dốc lớn và địa hình bị chia cắt mạnh. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành những vùng đồng bằng nhỏ hẹp, với chiều dài 200km bờ biển khúc khuỷu có điều kiện thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi để lập khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung. Có 8 cửa lạch, 10 đầm, vịnh, 2 bán đảo và trên 200 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều hình thù khác nhau. Đặc điểm địa hình Khánh Hòa đã tạo ra những