Phát triển Du lịch Văn hóa Sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Du lịch là một ngành kinh tế hình thành muộn hơn so với các ngành kinh tế khác; tuy nhiên, đây là ngành kinh tế phát triển rất nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các Quốc gia. Hiện nay, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của Thế giới, và được ví như là một ngành công nghiệp không khói [36]. Chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII năm 1994 đã xác định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước”[9], Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001 cũng đã xác định: “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”[10]. Quảng Bình là một tỉnh có tiềm năng rất đa dạng và phong phú để phát triển du lịch. Các cảnh quan thiên nhiên nỗi tiếng như: Bãi biển Nhật Lệ - Đồng Hới, Bãi biển Đá Nhảy - Bố Trạch, Suối nước khoáng nóng Bang - Lệ Thủy. Đặc biệt, Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những địa danh đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, địa mạo địa chất và văn hóa lịch sử, có tiềm năng rất lớn để phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa sinh thái (VHST) thu hút khách tham quan, góp phần thúc đẩy KTXH của địa phương phát triển. Ngày 1/9/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 38/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2006-2010, trong đó đã xác định mục tiêu tổng quát là: “…Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh, góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch vụ trong GDP, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo tiền đề cho các ngành nghề khác phát triển.

doc149 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 5277 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển Du lịch Văn hóa Sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Du lịch là một ngành kinh tế hình thành muộn hơn so với các ngành kinh tế khác; tuy nhiên, đây là ngành kinh tế phát triển rất nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các Quốc gia. Hiện nay, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của Thế giới, và được ví như là một ngành công nghiệp không khói [36]. Chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII năm 1994 đã xác định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước”[9], Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001 cũng đã xác định: “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”[10]. Quảng Bình là một tỉnh có tiềm năng rất đa dạng và phong phú để phát triển du lịch. Các cảnh quan thiên nhiên nỗi tiếng như: Bãi biển Nhật Lệ - Đồng Hới, Bãi biển Đá Nhảy - Bố Trạch, Suối nước khoáng nóng Bang - Lệ Thủy. Đặc biệt, Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những địa danh đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, địa mạo địa chất và văn hóa lịch sử, có tiềm năng rất lớn để phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa sinh thái (VHST) thu hút khách tham quan, góp phần thúc đẩy KTXH của địa phương phát triển. Ngày 1/9/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 38/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2006-2010, trong đó đã xác định mục tiêu tổng quát là: “…Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh, góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch vụ trong GDP, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo tiền đề cho các ngành nghề khác phát triển. - Phát triển du lịch theo hướng bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch. - Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch; tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn khách du lịch. Nâng cao vị thế của du lịch Quảng Bình trong cả nước và Quốc tế; dần dần xây dựng Quảng Bình không chỉ là điểm dừng chân của du khách trong và ngoài nước mà trở thành điểm đến hấp dẫn, độc đáo và mến khách…”[33]. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa sinh thái, từ khi đưa động Phong Nha vào khai thác du lịch (năm 1995) đến nay lượng khách đến tham quan đã tăng lên rất nhiều lần. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thực sự đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn khách tham quan trong và ngoài nước, việc phát triển du lịch đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân địa phương các xã vùng đệm, góp phần tích cực vào sự phát triển KTXH của địa phương. Trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được Tổng Cục Du lịch xác định "Khu Du lịch sinh thái hang động Phong Nha - Kẻ Bàng " là một trong 31 khu du lịch chuyên đề của cả nước [29]. Sau sự kiện Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG Phong Nha - Kẻ Bàng) được Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Quốc tế (UNESCO) công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (tháng 7-2003), lượng khách đến tham quan tăng lên đột biến (lượng khách năm 2004 so với năm 2003 tăng 68,5%), nhưng từ năm 2005 đến nay số lượng khách đến đây biến động không đều. Tiềm năng du lịch của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là rất lớn nhưng hiện nay mới chỉ tập trung đầu tư và khai thác loại hình du lịch tham quan hang động Phong Nha, động Tiên Sơn, các loại hình du lịch khác chưa được đầu tư khai thác, sản phẩm du lịch còn rất đơn điệu, chất lượng các dịch vụ bổ trợ chưa cao. Công tác quy hoạch triển khai chậm nên chưa thu hút được các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch. Là một cán bộ đang công tác tại Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, thấy được tính cấp thiết của vấn đề, bản thân chọn đề tài: "Phát triển Du lịch Văn hóa Sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng" để nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của mình. 2. CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Đã có một số bài viết, đề tài nghiên cứu, hội thảo liên quan về tiềm năng và du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng như: - Hội thảo Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với Con đường Di sản Miền Trung do Sở Thương mại và Du lịch Quảng Bình tổ chức năm 2004. - Phát triển Du lịch bền vững tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng - Luận án Tiến sĩ của Trần Tiến Dũng. - Hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận VQG Phong Nha - Kẻ Bàng Di sản Thiên nhiên Thế giới lần thứ nhất với tiêu chí địa mạo địa chất, lần thứ hai về tiêu chí "Đa dạng sinh học". - Hội thảo “ Phát triển du lịch bền vững VQG Phong Nha - Kẻ Bàng” do Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức năm 2006. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU * Mục tiêu chung - Đánh giá và đưa ra một số định hướng, giải pháp để phát triển du lịch VHST tại Di sản Thiên nhiên Thế giới - VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, từng bước đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng và của tỉnh Quảng Bình nói chung trong những năm sắp tới. * Mục tiêu cụ thể - Tập trung nghiên cứu lý luận về phát triển du lịch VHST, các nguyên tắc và yêu cầu về phát triển du lịch sinh thái, tình hình phát triển du lịch sinh thái tại các VQG; kinh nghiệm phát triển du lịch VHST trong nước và một số nước trên thế giới. - Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch VHST của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong những năm qua. - Đưa ra các định hướng và giải pháp về phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đến 2015. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng - Tập trung nghiên cứu và đưa ra giải pháp về phát triển du lịch văn hóa - du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng . * Phạm vi - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, một số dịch vụ bổ trợ của cộng đồng tại Trung tâm đón khách Phong Nha xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng từ 2003-2008, định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển đến năm 2015. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp thu thập số liệu 5.1.1. Số liệu thứ cấp Được thu thập từ Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Trung tâm Du lịch VHST, Sở Văn hóa -Thể thao - Du lịch, Niên giám thống kê huyện Bố Trạch, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu, kết quả của hoạt động du lịch VHST trong thời gian từ 2003 đến 2008. 5.1.2. Số liệu sơ cấp Được thu thập từ việc điều tra số liệu qua 151 du khách tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2009 đưa vào xử lý trên phần mềm SPSS để lấy kết quả phân tích đánh giá mức độ hài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ du lịch VHST hiện nay. 5.2. Phương pháp tổng hợp Dùng phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tình hình đầu tư cơ sở vật chất, phát triển các dịch vụ bổ trợ, kết quả hoạt động du lịch. 5.3. Phương pháp phân tích - Dùng phương pháp thống kê mô tả, phân tích kinh tế và thống kê toán để xác định xu hướng biến động các chỉ tiêu liên quan đến quá trình đầu tư phát triển và kết quả hoạt động du lịch VHST trong thời gian qua. - Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tã, phân tích nhân tố để phân tích đánh giá mức độ hài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ du lịch VHST hiện nay. 5.4. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những phương pháp kể trên, bản thân đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý có liên quan đến công tác quản lý bảo vệ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch, làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn, có khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao, làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong giai đoạn 2009 - 2015. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được chia thành 3 Chương. - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. - Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đến 2015. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI 1.1.1. Các khái niệm về du lịch Du lịch, do được tiếp cận bằng nhiều khía cạnh nên cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch, sau đây là một số quan niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến. Theo cách tiếp cận này “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ sự tác động giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch” [28]. Đối với Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động cá nhân đi đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dưới 12 tháng với những mục đích sau: Nghỉ ngơi thăm viếng, tham quan, giải trí, công vụ, mạo hiểm, khám phá, thể thao,…và những mục đích khác loại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày” [21]. Định nghĩa của Đại học Kinh tế Praha (Cộng hòa Séc) “Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ” [12]. Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào 6-1991 “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên, trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành kiếm lời trong phạm vi vùng tới thăm” [12, 40]. Theo Michael Coltman (Mỹ) “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách, bao gồm: Du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” [41]. Theo Luật Du lịch Việt Nam “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [20]. Du lịch sinh thái, theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương” [27]. Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa du lịch sinh thái như sau: “ Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương có sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững [19]. Du lịch văn hoá, là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống [19]. 1.1.2. Phát triển và điều kiện để phát triển du lịch Phát triển, được hiểu là một quá trình tăng trưởng của nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học - kỹ thuật...; Đây là xu thế tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung và xã hội loài người nói riêng. Phát triển KTXH là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần bằng cách phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá. Để phán ánh đúng thực chất và khách quan về phát triển, ngoài các chỉ tiêu về kinh tế như GNP (Gross National Product), GDP (Gross Domestic Product), thu nhập bình quân đầu người cần phải bổ sung các chỉ số khác như HDI (Human Development Index), HFI (Human Freedom Index) [8]. Phát triển du lịch văn hóa sinh thái, là việc đầu tư các yếu tố vật chất và con người để khai thác loại hình du lịch dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, những phong tục tập quán, tín ngưỡng, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, thông qua đó để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển, bảo tồn nguyên vẹn các tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa lịch sử [40]. Điều kiện để phát triển du lịch Phát triển du lịch đòi hỏi cần phải có những điều kiện khách quan cần thiết nhất định, bao gồm các điều kiện chung và điều kiện đặc trưng riêng. Các điều kiện chung có thể chia thành 2 nhóm. * Nhóm những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động đi du lịch như: - Thời gian nhàn rỗi của nhân dân. Muốn có một hành trình đi du lịch đòi hỏi con người phải có thời gian, do vậy thời gian rảnh rỗi là một điều kiện cần thiết để con người tham gia vào hoạt động du lịch. - Mức sống về vật chất và trình độ văn hóa chung của người dân cao. Con người khi muốn đi du lịch bắt buộc họ phải có một nguồn chi phí lớn để trang trãi trong chuyến hành trình du lịch của họ. Nếu không có nguồn tài chính dư dật, tiết kiệm, tích lũy được thì không thể có kinh phí để đi du lịch. Vì vậy, cuộc sống vật chất ngày càng cao sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho con người đi du lịch ngày càng nhiều. Khi trình độ văn hóa của con người được nâng cao thì động cơ đi du lịch tăng lên rõ rệt. Số người đi du lịch tăng, lòng ham hiểu biết và mong muốn làm quen với các nơi xa gần cũng tăng lên, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ. Mặt khác, nếu trình độ văn hóa chung của nhân dân của một đất nước nào đó tăng lên thì khi phát triển du lịch đất nước đó sẽ rất dễ dàng phục vụ du khách một cách văn minh và làm hài lòng khách du lịch hơn, thúc đẩy sự phát triển du lịch của đất nước đó. - Điều kiện giao thông phát triển. Tham gia vào du lịch con người cần phải di chuyển từ nới này sang nơi khác, qua nhiều phương tiện giao thông khác nhau, nếu điều kiện giao thông càng phát triển, phương tiện giao thông ở đất nước, vùng miền nào càng hiện đại và thuận lợi thì càng thu hút khách du lịch đến với đất nước, vùng miền đó. - Không khí chính trị hòa bình và ổn định. Đây là điều kiện đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các Quốc gia, các vùng miền lãnh thổ với nhau. Nếu một vùng nào đó có chiến tranh hoặc xảy ra xung đột thì nhân dân ở đó khó có điều kiện đi ra nước ngoài du lịch, và ngược lại khách du lịch ở các nước khác cũng khó có điều kiện đến đất nước đó, sự an toàn sẽ không được đảm bảo cho du khách nên họ không thể đến du lịch những nơi này. * Nhóm những điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch bao gồm: - Điều kiện về tài nguyên du lịch. Đó là các giá trị về tài nguyên thiên nhiên có điều kiện để phát triển du lịch như địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động thực vật phong phú, giàu tài nguyên và vị trí địa lý thuận lợi - Tài nguyên nhân văn, bao gồm các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển du lịch của một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông du khách với nhiều mục đích khác nhau của chuyến du lịch. - Các điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch như điều kiện về tổ chức bộ máy quản lý du lịch kể cả các cơ quan quản lý vĩ mô và các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch; lực lượng lao động; các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và xã hội của tổ chức, cơ sở du lịch bao gồm nhà cửa và các phương tiện thiết bị giúp cho việc thỏa mãn nhu cầu đi lại, ăn uống nghỉ dưỡng và các nhu cầu về tinh thần của khách du lịch. Một số điều kiện đặc biệt khác có thể thu hút khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch. Đó là các hội nghị, đại hội, các cuộc hội đàm Quốc tế, các cuộc kỷ niệm tín ngưỡng hoặc chính trị, lễ hội truyền thống vv…sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển du lịch [12]. 1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch * Ý nghĩa về mặt kinh tế Phát triển du lịch sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương, nơi có những tiềm năng về du lịch được đầu tư và khai thác có hiệu quả. Nguồn thu được xác lập từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở kinh doanh du lịch trực thuộc quản lý của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Trước hết, hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành, yêu cầu sự hỗ trợ liên ngành chính là cơ sở cho các ngành như: Giao thông vận tải, tài chính, bưu điện, công nghiệp, nông nghiệp, hải quan vv… phát triển. Đối với nền sản xuất xã hội, du lịch mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hóa, mặt khác, sự phát triển du lịch tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất ở các ngành kinh tế khác. Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, hệ thống điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng vv…Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển, thông tin liên lạc vv… của du khách, cũng như những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này có sơ hội để phát triển. Mặt khác, khách không chỉ dừng lại ở điểm du lịch mà trước và sau đó khách có nhu cầu đi lại giữa các điểm du lịch, trên cơ sở đó tạo điều kiện để ngành giao thông vận tải các vùng lân cận phát triển. * Ý nghĩa về mặt xã hội Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Theo như thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là một ngành tạo ra nhiều việc làm quan trọng. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7 lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây, du lịch tạo ra một việc làm mới, đến năm 2005, cứ 8 lao động thì có một người làm trong ngành du lịch. Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước kinh tế phát triển. Thông thường, tài nguyên du lịch thường ở những vùng xã xôi hẻo lánh, việc khai thác các tài nguyên du lịch đòi hỏi phải đầu tư về cơ sở hạ tầng ở các vùng này, làm thay đỏi bộ mặt ở các vùng đó, góp phần làm giảm sự tập trung dân cư căng thẳng ở những vùng trung tâm. Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng bá có hiệu quả cho các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, giới thiệu về phong tục tập quán vv…của một quốc gia hay một dân tộc với các nước khác. Du lịch đánh thức các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của các dân tộc. Khách du lịch thường thích mua các sản phẩm truyền thống của địa phương mà họ đến tham quan, thường thích đi tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lich sử, vì thế đây là động lực để các di tích lịch sử này được trùng tu tôn tạo, các ngành nghề thủ công được khôi phục. Du lịch làm tăng thêm sự hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua sự giao thoa văn hóa giữa khách du lịch và người bản địa. * Các tác hại của du lịch đến kinh tế và xã hội Tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành du lịch dịch vụ. Do đây là ngành tạo ra các dịch vụ là chủ yếu, việc tiêu thụ dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan (khách du lịch tiềm năng rất dể từ chối một chuyến đi du lịch), do đó việc đảm bảo doanh thu ổn định là một điều bấp bênh và khó khăn, không thể biết trước được. Nếu tỷ trọng của ngành du lịch là lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì nền kinh tế đó có nhiều khả năng bấp bênh hơn. Du lịch măng nặng tín
Luận văn liên quan