Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội

Thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người. Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nhờ những cải cách hợp lý, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Việt Nam từ một nước nghèo đói, phải nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai trên thế giới, nền kinh tế nhiều năm liền đạt mức tăng trưởng cao- trung bình trên 6,5%/năm, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Mức sống ngày càng nâng cao dẫn tới nhu cầu về thực phẩm không chỉ là số lượng mà còn có sự đòi hỏi cao về mặt chất lượng. Hiện nay nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và đặc biệt 1/1/2009 Việt Nam phải tiến hành mở cửa thị trường bán lẻ hàng hoá. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với hệ thống phân phối bán lẻ trong nước không những phát triển theo chiều rộng mà cần phát triển theo chiều sâu. Xuất phát từ lý do đó em đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội” Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu các thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hệ thống này. Hiện nay thủ đô Hà Nội đã được mở rộng, nhưng do điều kiện có hạn nên em xin giới hạn và tập trung chủ yếu vào khu vực Hà Nội cũ. Đối tượng nghiên cứu chính là các chợ tryền thống, các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng hiện đại, các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. Trong quá trình nghiên cứu em sử dụng kết hợp cả hai phương pháp : Phương pháp nghiên cứu tại bàn và quan sát điều tra thực tế. Trong đó chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tại bàn. Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương : Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. Chương 2: Thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. Chương 3: Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.

doc52 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2687 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM 3 1.1. Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm và sự cần thiết khách quan phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. 3 1.1.1. Mặt hàng thực phẩm, phân loại, đặc điểm và vai trò 3 1.1.2. Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. 6 1.1.2.1. Chợ truyền thống. 6 1.1.2.2. Trung tâm thương mại, siêu thị và chuỗi hệ thống các cửa hàng hiện đại. 7 1.1.2.3. Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. 8 1.1.2.4. Đặc điểm chung của hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm 8 1.1.3. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm ở nước ta. 9 1.2. Nội dung phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm 10 1.2.1. Về các chợ truyền thống 10 1.2.1.1. Phát triển hệ thống chợ theo chiều rộng 10 1.2.1.2. Phát triển hệ thống chợ theo chiều sâu. 11 1.2.2. Về các trung tâm thương mại, các siêu thị và các chuỗi cửa hàng hiện đại. 12 1.2.2.1. Phát triển theo chiều rộng 12 1.2.2.2. Phát triển theo chiều sâu. 13 1.2.3. Về các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. 14 1.2.3.1. Phát triển theo chiều rộng. 14 1.2.3.2. Phát triển theo chiều sâu. 15 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. 15 1.3.1. Môi trường chính trị pháp luật 16 1.3.2. Môi trường kinh tế vĩ mô. 17 1.3.3. Yếu tố văn hoá xã hội. 17 1.3.4. Vấn đề nội tại của từng hệ thống. 18 1.3.5. Thị trường và các đối thủ cạnh tranh. 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 20 2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - thương mại Hà Nội những năm qua. 20 2.2. Thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. 22 2.2.1. Chợ truyền thống. 22 2.2.2. Trung tâm thương mại, siêu thị và các chuỗi cửa hàng hiện đại 26 2.2.3. Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. 30 2.3. Đánh giá chung về hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội 33 2.3.1. Những thành tựu đạt được. 33 2.3.2. Những mặt hạn chế. 34 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 36 3.1. Dự báo thị trường thực phẩm Hà Nội. 36 3.2. Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. 37 3.2.1. Phát triển các chợ truyền thống. 37 3.2.2. Phát triển các trung tâm thương mại, các siêu thị và chuỗi hệ thống các cửa hàng hiện đại. 39 3.2.3. Phát triển các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. 42 3.2.4. Một số kiến nghị vĩ mô. 44 KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 49 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2001-2008 20 Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế Hà Nội giai đoạn 2001-2008 21 Bảng 2.3. Tình hình phân bố các chợ trên địa bàn Hà Nội 23 Bảng 2.4. Hàng hoá kinh doanh chủ yếu trong các siêu thị ở Hà Nội. 27 Bảng 2.5. Tốc độ tăng mức bán lẻ hàng hoá của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2005-2008 28 Bảng 2.6. Cơ sở kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể tại Hà Nội 2001-2008 31 LỜI MỞ ĐẦU Thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người. Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nhờ những cải cách hợp lý, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Việt Nam từ một nước nghèo đói, phải nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai trên thế giới, nền kinh tế nhiều năm liền đạt mức tăng trưởng cao- trung bình trên 6,5%/năm, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Mức sống ngày càng nâng cao dẫn tới nhu cầu về thực phẩm không chỉ là số lượng mà còn có sự đòi hỏi cao về mặt chất lượng. Hiện nay nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và đặc biệt 1/1/2009 Việt Nam phải tiến hành mở cửa thị trường bán lẻ hàng hoá. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với hệ thống phân phối bán lẻ trong nước không những phát triển theo chiều rộng mà cần phát triển theo chiều sâu. Xuất phát từ lý do đó em đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội” Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu các thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hệ thống này. Hiện nay thủ đô Hà Nội đã được mở rộng, nhưng do điều kiện có hạn nên em xin giới hạn và tập trung chủ yếu vào khu vực Hà Nội cũ. Đối tượng nghiên cứu chính là các chợ tryền thống, các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng hiện đại, các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. Trong quá trình nghiên cứu em sử dụng kết hợp cả hai phương pháp : Phương pháp nghiên cứu tại bàn và quan sát điều tra thực tế. Trong đó chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tại bàn. Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương : Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. Chương 2: Thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. Chương 3: Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. Đồng hành cùng người học trò luôn là sự chỉ bảo đầy tâm huyết của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo kính mến PGS.TS. Phan Tố Uyên đã tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Trong suốt quá trình nghiên cứu mặc dù đã hết sức cố gắng nỗ lực nhưng do điều kiện về thời gian, điều kiện tài chính và trình độ còn hạn chế nên bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong các thầy cô thông cảm và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thiện tốt hơn đề án này. Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM 1.1. Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm và sự cần thiết khách quan phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. 1.1.1. Mặt hàng thực phẩm, phân loại, đặc điểm và vai trò Trong mỗi bữa ăn hàng ngày chúng ta đều sử dụng thực phẩm. Vậy thực phẩm là gi? Chúng gồm những loại nào? Đặc điểm của chúng ra sao? Thực phẩm được hiểu là tất cả những vật phẩm có chứa các chất dinh dưỡng, chất xơ, các vitamin… mà con người có thể ăn uống được. Có nhiều cách phân loại thực phẩm khác nhau nhưng thông thường dựa vào hai cách phổ biến nhất: Nếu căn cứ vào nguồn gốc thực phẩm thì thực phẩm gồm thực phẩm bắt nguồn từ thực vật và thực phẩm bắt nguồn từ động vật. Thực phẩm bắt nguồn từ thực vật là các loại rau, cây, hoa quả và các loại đồ ăn chế biến từ thực vật như: rau muống, xu hào, cam, xoài, đồ hộp rau quả … Thực phẩm bắt nguồn từ động vật là các loại thịt và các sản phẩm chế biến từ động vật như: thịt lợn, thịt gà, thịt hộp, trứng, sữa… Nếu căn cứ vào mức độ chế biến của thực phẩm thì thực phẩm bao gồm thực phẩm nguyên xơ và thực phẩm đã chế biến. Thực phẩm nguyên xơ là các loại thực phẩm chưa trải qua quá trình chế biến như: thịt tươi sống, cá, rau xanh, trứng… Thực phẩm đã chế biến là các loại thực phẩm đã trải qua quá trình tác động, chế biến của con người như: Thịt hộp, cá hộp, cá đông lạnh, nước ép hoa quả, sữa hộp… Thịt thường chứa nhiều chất béo, rau muống chứa nhiều chất xơ, trứng thì có đặc điểm dễ vỡ,...Mỗi một loại thực phẩm cụ thể có những đặc điểm riêng khác nhau tuy nhiên chúng đều có một số đặc điểm chung sau đây: Thứ nhất tất cả các loại thực phẩm con người đều ăn được. Thực phẩm chính là thứ không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày như: thịt, rau, hoa quả… Thứ hai là thực phẩm chứa các dinh dưỡng, các vitamin, các chất cần thiết giúp con người có thể tồn tại và phát triển. Cơ thể chúng ta cần thiết phải có đa dạng các loại vitamin, các chất dinh dưỡng, chất khoáng. Thịt là một loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm và chất béo giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể; hoa quả bổ sung những vitamin… Các loại thực phẩm đã đáp ứng được các nhu cầu của cơ thể. Đặc điểm thứ ba thể hiện tính khan hiếm của thực phẩm. Để tạo ra một lượng thực phẩm cụ thể nào đó thì con người phải mất một khoảng thời gian tương đối dài. VD: Để có được 10kg thịt lợn thì trước hết chúng ta phải mất ít nhất vài tháng từ khâu lấy giống, chăn nuôi đến giết mổ; để có được 1kg nhãn chúng ta phải mất ít nhất từ 6thang tới vài năm để tiến hành trồng cây và thu hoạch… Đặc điểm này đặt ra yêu cầu con người phải có kế hoạch trong việc sản xuất và tiêu dùng thực phẩm. Khác với các loại vật phẩm tiêu dùng khác, khoảng thời gian sử dụng của mặt hàng thực phẩm là tương đối ngắn, đặc biệt là các loại thực phẩm tự nhiên chưa qua chế biến. Chính vì vậy, vấn đề chế biến thực phẩm và bảo quản thực phẩm cũng hết sức quan trọng. Từ việc phân tích khái niệm, đặc điểm các loại thực phẩm kết hợp với các kiến thức thực tế cuộc sống cho thấy thực phẩm là một mặt hàng đặc biệt và có những vai trò hêt sức quan trọng : Vai trò quan trọng nhất của mặt hàng thực phẩm chính là việc cung cấp các chất dinh dưỡng, các vitamin, vi chất…cho con người giúp con người tồn tại và phát triển. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như trong bữa ăn của chúng ta không có thịt cá, không có rau, hoa quả…Liệu các vitamin hoá học có thể thay thế được các vitamin tự nhiên trong thực phẩm? Thực tế nghiên cứu hiện nay của các nhà khoa học cho thấy rằng con người sẽ không thể tồn tại và phát triển bình thường nếu như không có thực phẩm và các vitamin hoá học cũng không thể giúp chúng ta khắc phục được điều này. Cơ thể chúng ta không chỉ cần một số chất chủ yếu mà cần đa dạng các loại vitamin và vi chất. VD: Quả đu đủ chứa nhiều vitamin A giúp tăng cường thị lực, trong cơ thể cần có một lượng sắt nhất định nếu không sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu và thịt, cá đã giúp đáp ứng tốt nhu cầu này…Như vậy các loại thực phẩm khác nhau đã cung cấp đầy đủ và đa dạng các chất cần thiết giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh. Mặt hàng thực phẩm là sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp, việc phát triển mặt hàng thực phẩm có vai trò thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp phát triển. Khi nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu về mặt hàng thực phẩm càng cao, điều này buộc các ngành sản xuất thực phẩm phải có sự cải tiến về kĩ thuật, công nghệ giúp nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm điều đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất thực phẩm. Thực phẩm với tư cách là nguyên liệu có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến. Do thời hạn sử dụng của mặt hàng thực phẩm tương đối ngắn và nhu cầu đa dạng về sản phẩm hàng hoá mà các doanh nghiệp đã đầu tư phát triển công nghệ chế biến thực phẩm để giúp bảo quản lâu hơn và đa dạng hoá mặt hàng. Thực tế các quốc gia phát triển trên thế giới cho thấy ngành công nghiệp chế biến thực sự phát triển và đóng góp một phần đáng kể trong cơ cấu GDP. Thực phẩm là mặt hàng đặc biệt trong quá trình lưu thông giữ vai trò quan trọng đối với sự ổn định của một quốc gia. Tình hình Việt Nam những năm đầu thập niêm 80 là một trong những ví dụ điển hình. Thực phẩm của chúng ta lúc đó hết sức thiếu thốn và chất lượng thấp dẫn tới tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Sau quá trình nghiên cứu, đánh giá, chính phủ đã có những cải cách kịp thời giúp nền kinh tế phát triển nói chung và mặt hàng lương thực thực phẩm nói riêng đã đáp ứng tốt nhu cẩu của nhân dân. Đất nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng,dần dần đi vào quĩ đạo phát triển. 1.1.2. Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm thông thường bao gồm ba loại hình chủ yếu. 1.1.2.1. Chợ truyền thống. Khái niệm: Chợ là nơi có diện tích mặt bằng rộng lớn tập trung các thương nhân, khách hàng để tiến hành trao đổi hàng hoá. Phân loại. Có nhiều cách phân loại chợ khác nhau nhưng thông thường người ta căn cứ vào hai tiêu chí: Dựa vào chủng loại hàng hoá thì chợ bao gồm chợ chuyên doanh và chợ tổng hợp Chợ chuyên doanh là loại chợ chỉ kinh doanh một loại hàng hoá Vd: chợ trái cây, chợ vải, chợ hoa… Chợ tổng hợp là loại chợ kinh doanh đa dạng chủng loại hàng hoá. Vd: chợ Mơ, chợ Kim Liên… Dựa vào quy mô diện tích thì có các loại chợ: Chợ loại 1: là những chợ có diện tích lớn hơn 10000m2 Chợ loại 2: là những chợ có diện tích từ 5000m2-10000m2 Chợ loại 3: là những chợ có diện tích từ 3000m2-5000m2 Chợ loại 4: là những chợ có diện tích từ 1000m2-3000m2 Chợ loại 5: là những chợ có diện tích nhỏ hơn 1000m2 1.1.2.2. Trung tâm thương mại, siêu thị và chuỗi hệ thống các cửa hàng hiện đại. Trung tâm thương mại, siêu thị là một hình thức kinh doanh hiện đại được hiểu là nơi diễn ra hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá dựa trên cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại. Thông thường trung tâm thương mại có quy mô diện tích lớn hơn siêu thị và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ. Cũng giống như chợ truyền thống người ta cũng thường dựa vào hai tiêu chí để phân loại siêu thị: Nếu căn cứ vào loại hàng hoá thì siêu thị gồm có siêu thị tổng hợp và siêu thị chuyên doanh. + Siêu thị chuyên doanh là siêu thị chỉ kinh doanh một loại hàng hoá nhất định. Vd: siêu thị điện máy, siêu thị thực phẩm… + Siêu thị tổng hợp là siêu thị kinh doanh nhiều loại hàng hoá. Vd: Siêu thị Metro, Big C… Nếu căn cứ vào quy mô diện tích và tiêu chí về số lượng quy cách chủng loại hàng hoá thì siêu thị được phân thành 3 hạng: + Siêu thị hạng 1: có diện tích tối thiểu là 5000m2 và có tối thiểu 20.000 chủng loại hàng hoá. + Siêu thị hạng 2: có diện tích tối thiểu là 2000m2 và có tối thiểu 10.000 chủng loại hàng hoá + Siêu thị loại 3: có diện tích tối thiểu là 500m2 và có tối thiểu 4000 chủng loại hàng hoá. Trung tâm thương mại cũng được phân hạng dựa trên căn cứ trên. Và thông thường các trung tâm thương mại có diện tích lớn không những chỉ cung cấp hàng hoá mà còn phuc vụ nhiều dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi giải trí Vd: Trung tâm thương mại Vincom, Tràng Tiền plaza… Các chuỗi hệ thống cửa hàng hiện đại được hiểu là một hệ thống các cửa hàng của các doanh nghiệp,các ông chủ tư nhân… được đầu tư trang thiết bị hiện đại để tiến hành kinh doanh hàng hoá dịch vụ. Vd: chuỗi cửa hàng tiện ích của Hapro, Fivimart… Các chuỗi cửa hàng này thường có quy mô diện tích nhỏ hơn và số lượng quy cách chủng loại hàng hoá ít hơn siêu thị 1.1.2.3. Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong là hệ thống phân phối bán lẻ với quy mô nhỏ và số lượng hàng hoá ít, hoạt động một cách đơn lẻ và thiếu tính liên kết. Đây là loại hình phân phối bán lẻ có sự tồn tại và phát triển từ rất lâu đời. Mặc dù quy mô nhỏ và hoạt động đơn lẻ nhưng hình thức kinh doanh này vẫn tồn tại và phát triển do tính tiện ích mà nó đem lại. 1.1.2.4. Đặc điểm chung của hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm Do mặt hàng thực phẩm có những tính chất, đặc điểm riêng nên hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm ngoài các đặc điểm của hệ thống phân phối bán lẻ nói chung, chúng còn có một số đặc điểm sau: Thứ nhất hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm thường phải đáp ứng được yêu cầu bảo quản thực phẩm. Khi chúng ta vào một siêu thị bán hàng thực phẩm đặc biệt là thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh thì các siêu thị này luôn có hệ thống máy lạnh, hệ thống sục khí trong bể nước để đảm bảo đuợc chất lượng thực phẩm. Đặc điểm thứ hai là mức lưu độ chuyển hàng hoá thực phẩm là nhanh, thời gian ngưng đọng hàng là tương đối ngắn. Do hàng thực phẩm có thời gian sử dụng tốt nhất ngắn nên các chủ cửa hàng luôn cố gắng đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hoá. Một ví dụ cụ thể là cửa hàng bánh Như Lan thường bán bánh vào buổi chiều tối với giá thấp hơn vào buổi sáng để bán hết lượng bánh còn tồn. Đặc điểm thứ ba xuất phát từ tâm lý người tiêu dùng. Rõ dàng là khi chúng ta đi mua đồ ăn, mặc dù đồ ăn được bảo quản tốt nhưng đứng trước cửa hàng là một đống rác, hoặc ruồi muỗi đậu đầy cánh cửa thì chúng ta cũng không muốn mua. Như vậy các cửa hàng phân phối bán lẻ thực phẩm không chỉ chú ý đến không gian bên trong cửa hàng mà môi trường quanh cửa hàng cũng rất sạch sẽ. 1.1.3. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm ở nước ta. Trước hết, thực phẩm là một mặt hàng thiết yếu cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin… cho cơ thể. Con người không thể tồn tại và phát triển bình thường nếu như thiếu thực phẩm, chính vì vậy nhu cầu về thưc phẩm trở nên hết sức bức thiết. Thứ hai, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính vì vậy, các đô thị, các trung tâm công nghiệp được hình thành. Việc sản xuất thực phẩm không thể tiến hành ở đây mà thường tiến hành ở các vùng quê, vùng ngoại thành do đó khoảng cách từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ là xa tương đối. Điều đó đặt ra yêu cầu phải có một hệ thống phân phối cung cấp thực phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Lý do thứ ba, do điều kiện tự nhiên và sự chuyên môn hoá sản xuất nên thông thường ở mỗi khu vực nhất định thường chỉ sản xuất ra một số loại thực phẩm nhất định. Một người sống ở khu vực biển miền Trung chỉ sản xuất được cá. Anh ta không thể ăn cá mãi được mà luôn có nhu cầu đa dạng hoá thực phẩm và hệ thống các chợ các cửa hàng thực phẩm đã đáp ứng được nhu cầu đó. Lý do thứ tư, hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm giúp thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá. Do đặc điểm riêng của mặt hàng thực phẩm, việc ngưng đọng hay tồn kho hàng hoá là hết sức nguy hại. Một lượng hải sản sau khi đánh bắt sẽ rất có giá trị, sau một thời gian nếu không được bảo quản tốt thì không những mất giá trị mà số hải sản đó còn mang tính nguy hại. Do đó hệ thống phân phối bán lẻ sẽ giúp nhanh chóng tiêu thụ lượng hàng bị ứ đọng. Lý do thứ năm, chúng ta hãy đặt ra câu hỏi: Nếu như chỉ có bán buôn mà không có bán lẻ thì sẽ ra sao? Một người muốn ăn thịt bò thì phải mua cả một con bò. Anh ta sẽ làm gì với con bò đó? Hệ thống phân phối bán lẻ giúp khách hàng mua đúng được chủng loại hàng hoá, số lượng, chất lượng hàng hóa mình cần. Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung, việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đóng góp một lượng đáng kể trong tổng GDP. Không chỉ có vậy, hệ thống này giúp tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp góp phần ổn định dân sinh. Đây cũng chính là một lý do quan trọng cho việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. Từ việc phân tích các lý do trên giúp chúng ta đi đến kết luận: Việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm ở nước ta là một tất yếu khách quan. 1.2. Nội dung phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm bao gồm hai nội dung quan trọng là: Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Phát triển theo chiều rộng là sự gia tăng về quy mô và số lượng. Phát triển theo chiều sâu là sự gia tăng về mặt chất lượng trên cơ sở quy mô và số lượng không đổi. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu hai nội dung này trong từng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm cụ thể. 1.2.1. Về các chợ truyền thống 1.2.1.1. Phát triển hệ thống chợ theo chiều rộng Trước hết chúng ta cần mở rộng quy mô các chợ hiện có. Chợ là nơi tập trung rất đông các chủ thương và khách mua hàng, các sản phẩm hàng hoá thường được bày bán ngay tại sạp. Thực tế hiện nay số lượng quy cách chủng loại hàng hàng hoá là rất lớn cho nên các chủ thương luôn mong muốn mở rộng diện tích gian hàng của mình để có thể bày bán được nhiều sản phẩm hàng hoá hơn. Không gian cửa hàng được mở rộng không chỉ giúp cho khách hàng tiện lợi hơn trong việc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ, mà còn tạo điều kiện cho các chủ thương phục vụ khách hàng tốt hơn, đặc biệt là các cửa hàng cung cấp dịch vụ ăn uống trong chợ. Khi tiến hành mở rộng quy mô chợ chúng ta có thể mở rộng diện tích mặt bằng hoặc đầu tư xây dựng thêm các tầng của chợ. Tuy nhiên việc quy hoạch và kinh phí xây dựng cũng là vấn đề lớn đặt ra. Chợ là mô hình kinh doanh truyền thống, hầu hết các chợ đều được