Phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện

Khi nền kinh tế thị trường phát triển, các mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, tạo ra nhiều thời cơ và thách thức. Trong điều kiện đó, nhiều trung gian tài chính đã xuất hiện, trong đó có Công ty Tài chính. Chúng có tính chuyên môn hoá cao trong một số loại hình dịch vụ nhất định mà bản thân hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống không đáp ứng được. Về cơ bản, hoạt động của các Công ty Tài chính giống các ngân hàng thương mại, chúng chỉ khác nhau về hướng chuyên môn hoá trong hoạt động. Trong khi các ngân hàng thương mại truyền thống hoạt động chủ yếu và mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng là hoạt động tín dụng, thì hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận cho các Công ty Tài chính lại là hoạt động đầu tư tài chính. Tại Việt Nam thì mô hình Công ty Tài chính mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây và là mô hình Công ty Tài chính trực thuộc các Tổng công ty Nhà nước. Công ty Tài chính Bưu Điện, là một trong năm Công ty Tài chính trên cả nước, trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trong tương lai sẽ trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông. Hoạt động của Công ty khá đa dạng song hoạt động chủ yếu của một Công ty Tài chính là hoạt động đầu tư tài chính lại chưa phát triển đúng mức tại Công ty Tài chính Bưu Điện. Trước những cơ hội của thời kỳ đổi mới, cùng với những yêu cầu đặt ra của việc chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang mô hình Tập đoàn kinh doanh thì việc tìm kiếm giải pháp để phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện là rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, đồng thời được sự hướng dẫn của thầy giáo – TS. Đặng Ngọc Đức và sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty Tài chính Bưu Điện, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nội dung chuyên đề thực tập gồm ba chương: -Chương I: Công ty Tài chính và hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính. -Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện. -Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện.

doc73 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2645 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC: LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………4 CHƯƠNG I: CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH…………………………………...6 1.1 CÔNG TY TÀI CHÍNH………………………………………………..6 Khái niệm…………………………………………………………….6 Cách thức phân loại…………………………………………………7 Sự cần thiết của Công ty Tài chính trong mô hình Tập đoàn kinh doanh…………………………………………………………………9 Hoạt động của Công ty Tài chính…………………………………11 1.1.4.1 Hoạt động huy động vốn…………………………..………………11 1.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn……………………………………………13 1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH……………………………………………………………….……17 1.2.1 Khái niệm về hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính..17 1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động đầu tư tài chính……...19 1.2.3 Các điều kiện để phát triển hoạt động đầu tư tài chính………….21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN……………………………….24 2.1 NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN……………………………………………………………………….24 2.1.1 Giới thiệu về Công ty Tài chính Bưu Điện………………………...24 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý…………………………………27 2.1.3 Hoạt động nghiệp vụ mà Công ty Tài chính Bưu Điện cung cấp...30 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIÊN……………………………………………..33 2.2.1 Phân tích quy mô và cơ cấu vốn hoạt động đầu tư tài chính của PTF………………………………………………………………………...33 2.2.2.2 Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của hoạt động đầu tư tài chính của PTF……………………………………………………………..36 2.2.2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF……...…40 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN……………………………...42 2.3.1 Những thành công và thuận lợi……………………………………42 2.3.1.1 Những thành công………………………………………………...42 2.3.1.2 Thuận lợi…………………………………………………………..44 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân……………………………………44 2.3.2.1 Những hạn chế…………………………………………………….44 2.3.2.2 Nguyên nhân………………………………………………………45 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN………………..52 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN TRONG TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM…………………52 3.1.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam…………………………………………………………………...52 3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Tài chính Bưu Điện………...54 3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính Bưu Điện……………………………………………………………55 3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN…………………………..….55 3.2.1 Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn để giảm chi phí cho hoạt động đầu tư tài chính………………………………………………..56 3.2.1.1 Huy động vốn từ VNPT và các đơn vị thành viên của VNPT……56 3.2.1.2 Huy động vốn từ các tổ chức tài chính…………………………...60 3.2.1.3 Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư…………..62 3.2.2 Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư tài chính……….…………63 3.2.2.1 Nhận uỷ thác đầu tư và quản lý phần vốn góp của VNPT tại các Công ty cổ phần, Liên doanh……………………………………………...63 3.2.2.2 Đa dạng hoá danh mục đầu tư tài chính………………………….64 3.2.2.3 Các giải pháp khác………………………………………………...65 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ………………………………………………..67 3.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước………………………………...67 3.3.2 Đối với Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam………….69 KỀT LUẬN………………………………………………………………..71 LỜI MỞ ĐẦU Khi nền kinh tế thị trường phát triển, các mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, tạo ra nhiều thời cơ và thách thức. Trong điều kiện đó, nhiều trung gian tài chính đã xuất hiện, trong đó có Công ty Tài chính. Chúng có tính chuyên môn hoá cao trong một số loại hình dịch vụ nhất định mà bản thân hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống không đáp ứng được. Về cơ bản, hoạt động của các Công ty Tài chính giống các ngân hàng thương mại, chúng chỉ khác nhau về hướng chuyên môn hoá trong hoạt động. Trong khi các ngân hàng thương mại truyền thống hoạt động chủ yếu và mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng là hoạt động tín dụng, thì hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận cho các Công ty Tài chính lại là hoạt động đầu tư tài chính. Tại Việt Nam thì mô hình Công ty Tài chính mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây và là mô hình Công ty Tài chính trực thuộc các Tổng công ty Nhà nước. Công ty Tài chính Bưu Điện, là một trong năm Công ty Tài chính trên cả nước, trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trong tương lai sẽ trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông. Hoạt động của Công ty khá đa dạng song hoạt động chủ yếu của một Công ty Tài chính là hoạt động đầu tư tài chính lại chưa phát triển đúng mức tại Công ty Tài chính Bưu Điện. Trước những cơ hội của thời kỳ đổi mới, cùng với những yêu cầu đặt ra của việc chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang mô hình Tập đoàn kinh doanh thì việc tìm kiếm giải pháp để phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện là rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, đồng thời được sự hướng dẫn của thầy giáo – TS. Đặng Ngọc Đức và sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty Tài chính Bưu Điện, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nội dung chuyên đề thực tập gồm ba chương: Chương I: Công ty Tài chính và hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính. Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện. Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện. CHƯƠNG I CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1 CÔNG TY TÀI CHÍNH: 1.1.1 Khái niệm: Công ty Tài chính là một trung gian tài chính, sự ra đời của nó là kết quả tất yếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới. Những năm đầu thế kỷ XX, sự bùng nổ của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ ở các nước tư bản phương Tây đã tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất hàng hoá. Sự phát triển sản xuất này làm nảy sinh nhu cầu về vốn để mở rộng quy mô, kéo theo nó là những nhu cầu đa dạng về các loại dịch vụ tài chính tiền tệ, đòi hỏi phải có các tổ chức tài chính thích hợp, có tính chuyên môn hoá cao trong một số loại dịch vụ nhất định mà bản thân hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống lại không đáp ứng được. Chính vì thế, những năm đầu thế kỷ XX đánh dấu sự hình thành và phát triển của các trung gian tài chính, trong đó có các Công ty Tài chính. Hoạt động của các trung gian tài chính góp phần tạo thêm trung gian huy động vốn, nâng cao hiệu quả huy động vốn cho nền kinh tế, khắc phục những hạn chế của các ngân hàng thương mại truyền thống, đồng thời mở rộng thêm một số lĩnh vực kinh doanh, cung cấp các dịch vụ tài chính mà ngân hàng thương mại còn bỏ ngỏ. Điểm khác biệt cơ bản giữa Công ty Tài chính với ngân hàng thương mại là các Công ty Tài chính thường vay những món tiền lớn và cho vay những món tiền nhỏ, còn ngân hàng thương mại thì ngược lại, thường vay những món tiền nhỏ và cho vay những món tiền lớn. Các Công ty Tài chính thường ít chịu sự giám sát của các cơ quan Nhà nước hơn so với các ngân hàng thương mại. Theo quan điểm chung nhất thì Công ty Tài chính là một định chế tài chính trung gian, kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, hạch toán độc lập, được đăng ký kinh doanh theo pháp luật, các nghiệp vụ kinh doanh được quy định rõ ràng, mang tính chuyên nghiệp trong một số nghiệp vụ nhất định, đặc biệt là khác với ngân hàng thương mại ở chỗ không được nhận tiền gửi không kỳ hạn hoặc ngắn hạn và không được làm dịch vụ thanh toán. 1.1.2 Cách thức phân loại: Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về Công ty Tài chính. Ở mỗi nước khác nhau, tuỳ theo chính sách phát triển loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng này cũng như việc quy định các hoạt động nghiệp vụ được phép thực hiện của nó, mà người ta đưa ra các khái niệm khác nhau. Thị trường tài chính càng phát triển thì khái niệm Công ty Tài chính càng được mở rộng. Do đó, tuỳ theo các cách thức tiếp cận khác nhau về Công ty Tài chính mà có các cách thức phân loại khác nhau. Căn cứ theo chức năng thì Công ty Tài chính được chia thành: Công ty Tài chính bán hàng: Cung cấp tín dụng gián tiếp cho người tiêu dùng để mua sắm các món hàng do Tập đoàn hoặc một nhà sản xuất riêng bán ra. Người tiêu dùng sẽ thoả thuận với nơi bán một hợp đồng mua trả góp, trong đó khách hàng phải trả tiền hàng với lãi suất định kỳ. Các Công ty Tài chính bán hàng mua lại các hợp đồng đó và thống nhất với nơi bán hàng về các mẫu hợp đồng và thời hạn trả góp mà họ chấp nhận được. Khi các Công ty Tài chính bán hàng mua lại các hợp đồng trả góp tức là họ đã mua lại các khoản nợ của người mua hàng, do vậy người ta còn gọi là tài trợ gián tiếp. Công ty Tài chính tiêu dùng: Cung ứng những món cho vay đối với các cá nhân để họ chi tiêu cho những món hàng bán lẻ như hàng tiêu dùng, đồ gia dụng và nhu cầu tiêu dùng những hàng hoá đắt tiền như xe hơi, nhà cửa…hay để thanh toán các món nợ. Việc cho vay mua các loại hàng hoá tiêu dùng thường là bấp bênh, không an toàn do nguy cơ khách hàng có thể mất khả năng chi trả hoặc thanh toán không đúng hạn, nhất là trong thời kỳ suy thoái, thất nghiệp gia tăng. Nhìn chung, các Công ty Tài chính tiêu dùng thường cho khách hàng vay các món tiền nhỏ với lãi suất cao để hơn lãi suất thị trường để giảm thiểu rủi ro. Luật pháp các quốc gia thường quy định việc các Công ty Tài chính tiêu dùng được thực hiện cho vay các khoản nhỏ, kèm theo giới hạn về lãi suất tối đa và định mức khoản vay. Công ty Tài chính kinh doanh: Cung cấp các dạng tín dụng đặc biệt cho các doanh nghiệp bằng cách mua các khoản tiền phải thu có chiết khấu. Việc cung cấp tín dụng này được gọi là bao thanh toán. Ngoài việc bao thanh toán, các Công ty Tài chính kinh doanh còn chuyên môn hoá trong lĩnh vực cho thuê thiết bị. Căn cứ theo mối quan hệ sở hữu thì các Công ty Tài chính được chia thành: Công ty Tài chính độc lập: là Công ty Tài chính thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh như hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tư vấn về tài chính - ngân hàng…nhằm mục đích thu lợi cho chính bản thân Công ty. Đối tượng phục vụ là tất cả các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Công ty Tài chính trong Tập đoàn kinh doanh: nội dung và phạm vi hoạt động của Công ty Tài chính này cũng giống như các Công ty Tài chính độc lập. Tuy nhiên, hoạt động chủ yếu của các Công ty Tài chính này là tìm kiếm các nguồn vốn để cung ứng cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn; quản lý và đầu tư các khoản tiền vốn chưa sử dụng trong Tập đoàn; điều hoà vốn giữa các đơn vị thành viên; cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các đơn vị thành viên…Ngoài đối tượng phục vụ chính là các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, Công ty Tài chính này còn phục vụ các cá nhân và tổ chức khác ngoài Tập đoàn. Điểm khác biệt cơ bản giữa Công ty Tài chính độc lập và Công ty Tài chính trong Tập đoàn là: trong khi hoạt động của Công ty Tài chính độc lập phục vụ cho lợi ích của chính bản thân Công ty, thì hoạt động của Công ty Tài chính trong Tập đoàn đặt lợi ích của Tập đoàn lên trên lợi ích của Công ty Tài chính.
Luận văn liên quan