Phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương Việt Nam

Muc lục Danh mục các bảng biểu3 Lời mở đầu4 Chương 1: Tổng quan về hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán6 1.1. Các hoạt động của công ty chứng khoán6 1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán6 1.1.1.1. Lịch sử hình thành các công ty chứng khoán6 1.1.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán7 1.1.1.3. Các loại hình tổ chức của công ty chứng khoán7 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán8 1.1.2.1. Hoạt động môi giới chứng khoán8 1.1.2.2. Hoạt động tự doanh9 1.1.2.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành10 1.1.2.4. Hoạt động tư vấn10 1.1.2.5. Hoạt động lưu ký11 1.1.2.6. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư11 1.1.2.7. Hoạt động khác11 1.2. Khái niệm về giao dịch kì hạn12 1.2.1. Các quan điểm về giao dịch kì hạn12 1.2.2. Hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán14 1.2.2.1. Giới thiệu về trái phiếu13 1.2.2.2. Giao dịch kì hạn trái phiếu15 1.2.3. Vai trò của hoạt động giao dịch kì hạn chứng khoán16 1.2.3.1. Đối với thị trường tài chính16 1.2.3.2. Đối với ngân hàng trung ương và chính phủ17 1.2.3.3. Đối với các tổ chức tài chính trung gian17 1.2.3.4. Đối với các nhà buôn, nhà đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư18 1.2.4. Giao dịch kì hạn sử dụng hợp đồng mua lại (repos và rerepos)19 1.2.4.1. Hợp đồng mua lại chứng khoán ( hợp đồng repos – rp)19 1.2.4.1.1. Khái niệm19 1.2.4.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua lại20 1.2.4.1.3. Rủi ro khi thực hiện giao dịch repo24 1.2.4.1.4. Các điều khoản liên quan tới hợp đồng repo26 1.2.4.1.5. Pháp luật điều chỉnh27 1.2.4.1.6. Thị trường rp28 1.2.4.2. Phân loại hợp đồng repo31 1.2.4.3. Kinh nghiệm sử dụng hợp đồng repo trái phiếu trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho thị trường việt nam32 1.2.4.3.1. Lịch sử hình thành32 1.2.4.3.2. Sự tăng trưởng của thị trường repo và kinh nghiệm sử dụng hợp đồng repo ở một số thị trường quốc tế33 1.2.4.3.3. Bài học kinh nghiệm cho thị trường việt nam40 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán41 1.3.1. Các nhân tố khách quan41 1.3.1.1. Các nhân tố vĩ mô41 1.3.1.2. Môi trường vi mô43 1.3.2. Các nhân tố thuộc về nội tại công ty chứng khoán44 Chương 2: Thực trạng hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam46 2.1. Giới thiệu chung về công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam46 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển46 2.1.2. Các dịch vụ chính của ibs và kết quả đạt được trong năm 200548 2.1.2.1. Dịch vụ môi giới chứng khoán48 2.1.2.2. Dịch vụ tự doanh chứng khoán49 2.1.2.3. Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư51 2.1.2.4. Dịch vụ đại lý và bảo lãnh phát hành52 2.1.2.5. Dịch vụ phân tích, tư vấn đầu tư chứng khoán53 2.1.2.6. Dịch vụ lưu ký53 2.1.2.7. Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp53 2.1.2.8. Dịch vụ trung gian bán đấu giá cổ phần55 2.1.2.9. Các dịch vụ hỗ trợ khác56 2.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động và môi trường kinh doanh56 2.1.3.1. Đánh giá swot về công ty chứng khoán công thương56 2.1.3.2. Đánh giá hoạt động của toàn công ty58 2.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng60 2.2. Hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam61 2.2.1. Hoạt động tự doanh và bảo lãnh phát hành61 2.2.2. Hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam63 2.2.2.1. Hoạt động repo trái phiếu tại thị trường việt nam63 2.2.2.2. Hoạt động repo trái phiếu của công ty chứng khoán công thương64 2.2.2.2.1. Quy trình giao dịch kì hạn trái phiếu65 2.2.2.2.2. Các khách hàng trong hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu68 2.2.2.2.3. Phương thức tiến hành giao dịch69 2.2.2.2.4. Kết quả hoạt động repo trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam71 2.2.3. Đánh giá về hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam73 2.2.3.1. Đánh giá chung73 2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân74 2.2.3.2.1. Hạn chế về mặt thị trường74 2.2.3.2.2. Hạn chế về mặt pháp lý75 2.2.3.2.3. Hạn chế về cơ sở vật chất – nguồn vốn – nguồn nhân lực76 Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam78 3.1. Định hướng của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam cho tới năm 201078 3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam79 3.2.1. Giải pháp chung cho toàn công ty79 3.2.2. Nâng cấp cơ sở vật chất – kĩ thuật80 3.2.3. Hoàn thiện quy trình giao dich, tăng cường áp dụng các kĩ thuật trong giao dịch kì hạn trái phiếu80 3.2.4. Tìm kiếm nguồn vốn cho các giao dịch repo83 3.2.5. Tìm kiếm và phát triển nguồn nhân lực84 3.2.6. Phát triển các sản phẩm giao dịch kì hạn mới85 3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý86 3.3.1. Hoàn thiện cơ cấu thị trường chứng khoán86 3.3.2. Hoàn thiện pháp luật cho các giao dịch kì hạn87 Kết luận88 Phụ lục 89 Tài liệu tham khảo

doc86 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Muc lục Danh mục các bảng biểu 3 Lời mở đầu 4 Chương 1: Tổng quan về hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán 6 1.1. Các hoạt động của công ty chứng khoán 6 1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán 6 1.1.1.1. Lịch sử hình thành các công ty chứng khoán 6 1.1.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán 7 1.1.1.3. Các loại hình tổ chức của công ty chứng khoán 7 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán 8 1.1.2.1. Hoạt động môi giới chứng khoán 8 1.1.2.2. Hoạt động tự doanh 9 1.1.2.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành 10 1.1.2.4. Hoạt động tư vấn 10 1.1.2.5. Hoạt động lưu ký 11 1.1.2.6. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư 11 1.1.2.7. Hoạt động khác 11 1.2. Khái niệm về giao dịch kì hạn 12 1.2.1. Các quan điểm về giao dịch kì hạn 12 1.2.2. Hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán 14 1.2.2.1. Giới thiệu về trái phiếu 13 1.2.2.2. Giao dịch kì hạn trái phiếu 15 1.2.3. Vai trò của hoạt động giao dịch kì hạn chứng khoán 16 1.2.3.1. Đối với thị trường tài chính 16 1.2.3.2. Đối với ngân hàng trung ương và chính phủ 17 1.2.3.3. Đối với các tổ chức tài chính trung gian 17 1.2.3.4. Đối với các nhà buôn, nhà đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư 18 1.2.4. Giao dịch kì hạn sử dụng hợp đồng mua lại (repos và rerepos) 19 1.2.4.1. Hợp đồng mua lại chứng khoán ( hợp đồng repos – rp) 19 1.2.4.1.1. Khái niệm 19 1.2.4.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua lại 20 1.2.4.1.3. Rủi ro khi thực hiện giao dịch repo 24 1.2.4.1.4. Các điều khoản liên quan tới hợp đồng repo 26 1.2.4.1.5. Pháp luật điều chỉnh 27 1.2.4.1.6. Thị trường rp 28 1.2.4.2. Phân loại hợp đồng repo 31 1.2.4.3. Kinh nghiệm sử dụng hợp đồng repo trái phiếu trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho thị trường việt nam 32 1.2.4.3.1. Lịch sử hình thành 32 1.2.4.3.2. Sự tăng trưởng của thị trường repo và kinh nghiệm sử dụng hợp đồng repo ở một số thị trường quốc tế 33 1.2.4.3.3. Bài học kinh nghiệm cho thị trường việt nam 40 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán 41 1.3.1. Các nhân tố khách quan 41 1.3.1.1. Các nhân tố vĩ mô 41 1.3.1.2. Môi trường vi mô 43 1.3.2. Các nhân tố thuộc về nội tại công ty chứng khoán 44 Chương 2: Thực trạng hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam 46 2.1. Giới thiệu chung về công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam 46 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 46 2.1.2. Các dịch vụ chính của ibs và kết quả đạt được trong năm 2005 48 2.1.2.1. Dịch vụ môi giới chứng khoán 48 2.1.2.2. Dịch vụ tự doanh chứng khoán 49 2.1.2.3. Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư 51 2.1.2.4. Dịch vụ đại lý và bảo lãnh phát hành 52 2.1.2.5. Dịch vụ phân tích, tư vấn đầu tư chứng khoán 53 2.1.2.6. Dịch vụ lưu ký 53 2.1.2.7. Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp 53 2.1.2.8. Dịch vụ trung gian bán đấu giá cổ phần 55 2.1.2.9. Các dịch vụ hỗ trợ khác 56 2.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động và môi trường kinh doanh 56 2.1.3.1. Đánh giá swot về công ty chứng khoán công thương 56 2.1.3.2. Đánh giá hoạt động của toàn công ty 58 2.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng 60 2.2. Hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam 61 2.2.1. Hoạt động tự doanh và bảo lãnh phát hành 61 2.2.2. Hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam 63 2.2.2.1. Hoạt động repo trái phiếu tại thị trường việt nam 63 2.2.2.2. Hoạt động repo trái phiếu của công ty chứng khoán công thương 64 2.2.2.2.1. Quy trình giao dịch kì hạn trái phiếu 65 2.2.2.2.2. Các khách hàng trong hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu 68 2.2.2.2.3. Phương thức tiến hành giao dịch 69 2.2.2.2.4. Kết quả hoạt động repo trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam 71 2.2.3. Đánh giá về hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam 73 2.2.3.1. Đánh giá chung 73 2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 74 2.2.3.2.1. Hạn chế về mặt thị trường 74 2.2.3.2.2. Hạn chế về mặt pháp lý 75 2.2.3.2.3. Hạn chế về cơ sở vật chất – nguồn vốn – nguồn nhân lực 76 Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam 78 3.1. Định hướng của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam cho tới năm 2010 78 3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam 79 3.2.1. Giải pháp chung cho toàn công ty 79 3.2.2. Nâng cấp cơ sở vật chất – kĩ thuật 80 3.2.3. Hoàn thiện quy trình giao dich, tăng cường áp dụng các kĩ thuật trong giao dịch kì hạn trái phiếu 80 3.2.4. Tìm kiếm nguồn vốn cho các giao dịch repo 83 3.2.5. Tìm kiếm và phát triển nguồn nhân lực 84 3.2.6. Phát triển các sản phẩm giao dịch kì hạn mới 85 3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý 86 3.3.1. Hoàn thiện cơ cấu thị trường chứng khoán 86 3.3.2. Hoàn thiện pháp luật cho các giao dịch kì hạn 87 Kết luận 88 Phụ lục 89 Tài liệu tham khảo Danh mục các bảng biểu, đồ thị Bảng 1.1. Giải trình về tính toán lợi nhuận trong giao dịch repo mở 22 Bảng 1.2. Quy định về mức giá để tính biên độ dao động giá trong các hợp đồng repo. 23 Bảng 1.3. Quy mô của các khoản vay và thị trường repo các chứng khoán chính phủ. 34 Đồ thị 1.1. So sánh 3 thị trường repo mỹ, anh, nhật bản 35 Bảng 2.1. Sết quả hoạt động môi giới năm 2005 …48 Bảng 2.2. Kết quả tự doanh cổ phiếu 49 Bảng 2.3. Kết quả giao dịch kì hạn(repo) và mua bán trái phiếu 50 Bảng 2.4. Cơ cấu sản phẩm besfitinvestment 51 Bảng 2.5. Kết quả hoạt động bảo lãnh phát hành năm 2005 52 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh 58 Bảng 2.7. Kết quả kinh doanh trái phiếu năm 2004, 2005 71 Bảng 2.8. So sánh hoạt động repo trái phiếu với các hoạt động khác 72 Bảng 2.9. So sánh hoạt động repo trái phiếu với công ty chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam năm 2005 73 Đồ thị 2.1. Biến động lợi nhuận qua 5 năm 68 Đồ thị 2.2. So sánh lợi nhuận từ các hoạt động của công ty chứng khoán công thương 72 Lời mở đầu Thị trường chứng khoán việt nam đã đi vào hoạt động và phát triển được 5 năm và đã có những thành tựu đáng kể là quy mô thị trường ngày càng lớn, khối lượng giao dịch đã tăng gấp đôi, sự quan tâm đến thị trường chứng khoán của công chúng đầu tư ngày càng nhiều đặc biệt là từ khi thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vàng bất ổn định và sự không hấp dẫn của các cơ hội đầu tư khác. kết quả cho thấy thị trường thứ cấp đang thực sự phát triển. xu hướng cũng như chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cộng với ưu thế của việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán đã thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển, ngày càng khẳng định thị trường chứng khoán là nơi tích tụ, tập trung và phân phối có hiệu quả nhất, theo các xu hướng đó cơ cấu của thị trường chứng khoán cũng đang dần được hoàn thiện. ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, các giao dịch sử dụng loại công cụ có nguồn gốc chứng khoán được thực hiện một cách phổ biến như hợp đồng future, hợp đồng quyền chọn…, trong đó có sử dụng công cụ kì hạn nhằm rào chắn rủi ro và thực hiện đầu cơ thu lợi nhuận. hợp đồng mua lại hay hợp đồng repo là một công cụ trên thị trường tiền tệ, tuy nhiên sử dụng các chứng khoán như trái phiếu làm chứng khoán cơ sở cho các giao dịch kì hạn ngắn. loại hợp đồng này cũng được coi là một công cụ giao dịch kì hạn và rất linh hoạt vì tính chất cũng như đặc điểm của nó. sự phát triển của thị trường hợp đồng repo thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. với sự phát triển của thị trường chứng khoán việt nam như hiện nay, việc sử dụng các công cụ kì hạn trong hiện tại và tương lai là một điều tất yếu. Mục tiêu của đề tài là xác định các điều kiện về cơ sở vật chất – kĩ thuật và các điều kiện khác mà một công ty cần phải có để thực hiện các giao dịch kì hạn trái phiếu. trên cơ sở lý luận về giao dịch kì hạn trái phiếu sử dụng hợp đồng mua lại và hoạt động repo trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam, đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty Phạm vi nghiên cứu : phân tích hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu nói chung và của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam nói riêng. kết cấu của đề tài gồm có ba chương: Chương 1 : tổng quan về hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán. Chương 2 : thực trạng hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam. Chương 3 : các giải pháp phát triển hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam. Em xin cảm ơn thạc sỹ Lê Trung Thành – giảng viên khoa ngân hàng tài chính, thạc sỹ Nguyễn Hữu Tú – trưởng phòng tự doanh và bảo lãnh phát hành, chị Lan – chuyên viên phòng tự doanh và bảo lãnh phát hành đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Chương 1 : Tổng quan về hoạt động giao dịch kì hạn trái phiếu của công ty chứng khoán 1.1.Các hoạt động của công ty chứng khoán khái niệm công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. công ty chứng khoán là tác nhân thúc đẩy nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. 1.1.1.1 Lịch sử hình thành các công ty chứng khoán - Khi thị trường chứng khoán mới bước đầu hình thành thì loại hình trung gian như công ty chứng khoán là vẫn chưa có, lúc đó mới chỉ tồn tại các giao dịch tự do và mới chỉ có các nhà môi giới độc lập để kết nối người bán và người mua chứng khoán. - Đến năm 1800, ngân hàng đảm nhiệm ngoài vai trò là nhà đầu tư còn giám sát, lựa chọn, xác định giá trị, giá cả, số lượng và phát hành vào thị trường tài chính. đến khoảng những năm 1870, ở london, paris, new york đã xuất hiện một vài các công ty tư nhân đảm nhiệm hai nhiệm vụ sau: một là, định giá và bảo lãnh phát hành trọn gói chứng khoán ra thị trường cho các công ty; hai là, tìm kiếm khách hàng và thực hiện tư vấn cho các nhà đầu tư về các loại chứng khoán. các công ty này đã phát triển rất nhanh chóng và trở thành các đại lý phát hành chứng khoán chuyên nghiệp cho hàng trăm các tập đoàn lớn. - Cho đến nay các công ty chứng khoán đã thực sự trở thành một nhân tố quan trọng trong thị trường chứng khoán. công ty chứng khoán có thể được hiểu là các công ty sau: + Công ty môi giới chứng khoán: là công ty chứng khoán chỉ thực hiện việc trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. + Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán : là các công ty chứng khoán chỉ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành để hưởng mức phí hoặc chênh lệch giá. + Công ty kinh doanh chứng khoán : là các công ty chứng khoán thực hiện kinh doanh cho chính mình, tự bỏ vốn và tự chịu rủi ro trước quyết định kinh doanh của mình. + Công ty kinh doanh trái phiếu : là các công ty chuyên mua và bán các loại trái phiếu. + các công ty môi giới – giao dịch : là các công ty chứng khoán chủ yếu hoạt động trên thị trường otc và đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường cho các chứng khoán. 1.1.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán - Mô hình công ty chứng khoán đa năng + Công ty chứng khoán đa năng một phần : theo mô hình này các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán thì phải thành lập các công ty con trực thuộc ngân hàng nhằm tách biệt hoạt động tín dụng, tiền tệ với hoạt động kinh doanh chứng khoán. + Công ty chứng khoán đa năng toàn phần : các ngân hàng có thể trực tiếp kinh doanh thêm chứng khoán ngoài các nghiệp vụ truyền thống của mình. Việc áp dụng mô hình công ty chứng khoán đa năng làm cho các ngân hàng có thể can thiệp sâu hơn vào thị trường chứng khoán, có thể tận dụng những ưu thế về vốn, mạng lưới, khách hàng, cơ sở vật chất… để đa dạng hoá đầu tư, giảm bớt rủi ro. tuy nhiên mô hình công ty chứng khoán đa năng toàn phần cũng có khuyết điểm, nếu ngân hàng không thể bán được các chứng khoán để thu lợi nhuận thì các khách hàng của ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro vỡ nợ. chính vì vậy sau các vụ vỡ nợ của ngân hàng vào những năm 1930 – 1933, chính phủ mỹ đã phải ra đạo luật glass – steagall cấm các ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động bảo dảm và kinh doanh các chứng khoán ( trừ trái phiếu chính phủ mới phát hành). cho đến ngày nay các ngân hàng muốn tham gia thị trường chứng khoán phải thành lập một công ty độc lập chuyên hoạt động trên thị trường chứng khoán. - Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh : theo mô hình này các công ty chứng khoán sẽ là các công ty độc lập và chuyên môn hoá trong lĩnh vực thị trường chứng khoán. mô hình này làm giảm đi tính rủi ro cho hệ thống ngân hàng và tạo điều kiện cho công ty chuyên môn hoá sâu hơn trong lĩnh vực chứng khoán. mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, các công ty chứng khoán hoạt động rất hiệu quả, có thể thực hiện tất cả các dịch vụ trên thị trường hay chỉ thực hiện một hoạt động như các công ty môi giới, công ty đầu tư, công ty kinh doanh trái phiếu…, ngoài ra còn có thể tham gia vào thị trường tiền tệ, bảo hiểm nhằm đa dạng hoá các hoạt động. 1.1.1.3. Các loại hình tổ chức của công ty chứng khoán - Công ty hợp danh : là các công ty có từ hai chủ sở hữu trở lên. các thành viên tham gia bao gồm thành viên góp vốn và thành viên hợp danh. các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn góp của mình đối với công ty. công ty hợp danh không được phép phát hành bất kì loại chứng khoán nào. - Công ty cổ phần : công ty được thành lập dựa trên sự góp vốn của các cổ đông, công ty có tư cách pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu. các cổ đông tham gia góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp của mình. - Công ty TNHH : thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. công ty chứng khoán không được phép phát hành cổ phiếu. 1.1.2.Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán 1.1.2.1.Hoạt động môi giới chứng khoán Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán là nhằm kết nối người bán và người mua chứng khoán. theo đó công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà môi giới, đại diện, thay mặt khách hàng thực thi lệnh mua hoặc bán cho khách hàng, khách hàng phải tự chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình. để trở thành một trung gian thực hiện lệnh hộ cho khách hàng, công ty chứng khoán phải là thành viên một sở giao dịch tập trung hoặc thị trường otc, tại đó công ty có các nhà môi giới ủy nhiệm hay là môi giới thừa hành là thành viên của công ty, đại diện cho công ty xử lý các lệnh của khách hàng trên sở giao dịch. khi thực hiện hoạt động môi giới công ty chứng khoán được hưởng một mức phí môi giới hay còn gọi là hoa hồng môi giới. cơ chế hoa hang môi giới có thể được chia ra làm hai loại : + Cơ chế hoa hồng cố định hay cơ chế hoa hồng tối thiểu. đây là mức phí môi giới do từng sở giao dịch chứng khoán quy định. tỷ lệ hoa hông này phụ thuộc vào tổng giá trị giao dịch. + Cơ chế hoa hồng thoả thuận. mức phí môi giới loại này được hình thành dựa trên sự thoả thuận giữa nhà môi giới và khách hàng trong từng giao dịch. Trong hoạt động môi giới công ty chứng khoán đơn thuần chỉ là trung gian thực hiện lệnh hộ cho khách hàng và không có tư cách tạo lập giá cho các chứng khoán. hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán có vai trò đẩy mạnh lưu thông các chứng khoán trên thị trường, giúp tạo ra tính thanh khoản cho các chứng khoán, giúp cho người có nhu cầu mua và bán chứng khoán có thể đến với nhau… 1.1.2.2.Hoạt động tự doanh Hoạt động tự doanh thực chất là hoạt động mà các công ty chứng khoán tự mua bán chứng khoán cho mình. mực đích của hoạt động tự doanh là lợi nhuận thu được cho chính công ty thông qua hoạt động mua bán, giao dịch trên thị trường. các giao dịch chủ yếu mà công ty chứng khoán thực hiện bao gồm : + Giao dịch gián tiếp : công ty chứng khoán đặt các lệnh mua hoặc bán các chứng khoán trên các sở giao dịch, công ty đóng vai trò như một khách hàng bình thường và hoàn toàn không biết đến các đối tác. + Giao dịch trực tiếp : là giao dịch dựa trên mức giá thoả thuận giữa công ty chứng khoán và các khách hàng. hình thức giao dịch chủ yếu là qua phương tiện thông tin hay gặp gỡ trực tiếp với khách hàng. giao dịch gián tiếp thường được thực hiện với các chứng khoán otc Công ty chứng khoán còn được kinh doanh các nghiệp vụ khác ngoài mua bán chứng khoán thông thường nhằm thu lợi nhuận cho chính mình khác như cho vay chứng khoán, repo chứng khoán, mua bán các công cụ chứng khoán phái sinh… khi thực hiện hoạt động tự doanh công ty cũng phải tuân thủ một số các quy định như sau: + Tách biệt quản lý : công ty chứng khoán phải tách biệt giữa hoạt động môi giới và hoạt động tự doanh nhằm tránh các xung đột lợi ích giữa công ty và khách hàng. sự tách biệt này bao gồm cả về yếu tố con người, quy trình nghiệp vụ, vốn và tài sản của khách hàng, của công ty. + Ưu tiên lệnh của khách hàng trước : nguyên nhân chính của quy định này là do các công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên môn hoá trên thị trường chứng khoán nên khả năng dự báo, nắm bắt và xử lý thông tin cao hơn so với các khách hàng thông thường. do đó các lệnh của khách hàng phải được xử lý trước lệnh của công ty. nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng trong quá trình giao dịch. + Bình ổn giá chứng khoán : hoạt động này cùng với hoạt động mua bán cổ phiếu ngân quỹ của các công ty niêm yết nhằm bình ổn giá chứng khoán. theo luật pháp của mỗi nước đều có quy định một tỷ lệ nhất định trong các giao dịch của của công ty nhằm bình ổn giá thị trường. các công ty chứng khoán phải có nghĩa vụ mua vào khi giá chứng khoán giảm và bán ra khi giá chứng khoán tăng. + Tạo lập thị trưòng cho các chứng khoán : đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường (market maker) hay các nhà buôn chứng khoán, công ty sẵn sàng mua và bán chứng khoán bất kì lúc nào nhằm tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán trên thị trường. một lệnh của khách hàng đến mà không có người mua hoặc bán thì công ty sẵn sàng mua hay bán các chứng khoán nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 1.1.2.3.Hoạt động bảo lãnh phát hành : Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp cổ phần hoặc chính phủ phát hành chứng khoán ra công chúng. hoạt động bảo lãnh bao gồm bao gồm các giai đoạn sau : + Giai đoạn trước khi phát hành : công ty chứng khoán sẽ tư vấn về tài chính cho doanh nghiệp, xác định phương thức phát hành chứng khoán cho doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục pháp lý về phát hành ra công chúng, tìm kiếm các nhà đầu tư có tiềm năng để mua chứng khoán… + Giai đoạn chào bán chứng khoán ra công chúng : tổ chức bán đầu giá, thực hiện phân phối các chứng khoán một cách hợp lý, đảm bảo số chứng khoán phát hành ra được bán hết. + Giai đoạn sau phát hành : giúp bình ổn giá chứng khoán đã phát hành ra ngoài. thông thường một công ty chứng khoán thường đưa ra các hình thức bảo lãnh để doanh nghiệp lựa chọn, bao gồm : cam kết chắc chắn, cố gắng tối đa, bán tất cả hoặc không, bảo lãnh tối thiểu tối đa. các hình thức bảo lãnh phát hành có thể áp dụng cho chứng khoán là cổ phiếu hoặc trái phiếu và mỗi đợt phát hành công ty chứng khoán đều được hưởng mức phí bảo lãnh. 1.1.2.4.Hoạt động tư vấn ; Hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán bao gồm cả tư vấn tài chính doanh nghiệp và tư vấn đầu tư. - Tư vấn tài chính doanh nghiệp : hoạt động này được công ty chứng khoán thực hiện đối với các doanh nghiệp. bao gồm có tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn phương án cổ phần hoá doanh nghiệp, tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch, tư vấn thành lập, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp. các nghiệp vụ trên đều được thực hiện theo một quy
Luận văn liên quan