Phát triển hoạt động marketing xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển thương mai quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu khách quan của lịch sử và ngày nay nó đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu nói chung và từng quốc gia nói riêng.Đặc biệt hoạt động xuất khẩu được xem là điều kiện làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế quốc dân.Tuy nhiên, trong những năm qua khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì hoạt động xuất khẩu đạt được nhiều thành công nhưng chưa thật sự khai thác được hết tiềm năng của đất nước ta.Do đó để phát triển kinh tế của đất nước trong những năm tới đảng và nhà nước phải chú trọng xây dựng các chiến lược để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu .Chiến lược marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp sẽ là một chiến lược mang lại hiệu quả kinh tế cao vì nó phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay đồng thời nó cũng là xu hướng chung của các nước trên thế giới.Trong tiến trình hội nhập kinh tết quốc tế Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO thì kỹ năng về marketing xuất khẩu đã trở thành một vấn đề vô cần thiết đối với doanh nghiệp.Giúp cho doanh nghiệp cập nhật và nâng cao khả năng tiếp cận với môi trường cạnh tranh khốc liệt để tạo một thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao trên thị trường thế giới.

doc113 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hoạt động marketing xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 7 LỜI MỞ ĐẦU 8 Chương 1. Tổng quan về marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế 10 1.1. Lịch sử hình thành, khái niệm marketing xuất khẩu 10 1.1.1. Lịch sử hình thành 10 1.1.2. Khái niệm 11 1.2. Các chiến lược marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ 12 1.2.1. Chiến lược marketing quốc tế 12 1.2.2. Tiếp thị toàn cầu 12 1.2.3. Bản chất của marketing quốc tế 13 1.2.3.1. Định nghĩa 13 1.2.3.2. Quản trị marketing quốc tế 14 1.2.4. Chiến lược marketing xuất khẩu 15 1.2.5. Chiến lược lựa chọn thị trường 16 1.2.5.1. Xác định và phân khúc thị trường 16 1.2.5.2. Chiến lược mở rộng thị trường 18 1.2.5.3. Chiến lược chọn lựa thị trường 19 1.2.6. Chiến lược thâm nhập thị trường 21 1.2.6.1. Chiến lược thâm nhập thị trường 21 1.2.6.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thâm nhập thị trường 23 1.2.7. Chính sách sản phẩm 25 1.2.7.1. Định nghĩa về sản phẩm trong marketing 25 1.2.7.2.Vai trò, vị trí của chiến lược sản phẩm 25 1.2.7.3.Chu kỳ đời sống sản phẩm 25 1.2.7.4. Nhãn hiệu- dấu hiệu- thương hiệu sản phẩm 30 1.3. Bài học marketing xuất khẩu của các nước trên thế giới 31 1.3.1.Hàn Quốc 31 1.3.2. Nhật Bản 32 Chương 2. Thực trạng áp dụng marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 35 2.1. Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 35 2.1.1. Một số định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 35 2.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 35 2.1.2.1. Đặc điểm 35 2.1.2.2. Thực trạng hoạt động doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay 37 2.1.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 39 2.1.4. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa nhà nhỏ của Việt Nam 41 2.2. Thực trạng áp dụng marketing trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 45 2.2.1. Hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động Marketing trực tiếp ở Việt Nam 45 2.2.2.Mục tiêu marketing xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 47 2.2.3. Chiến lược marketing xuất khẩu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 48 2.2.3.1. Lập kế hoạch marketing trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 48 2.2.3.2. Chiến lược marketing của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 50 2.2.4. Các công cụ marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 53 2.2.4.1. Thư trực tiếp: 53 2.2.4.2. Marketing qua Catalog 54 2.2.4.3. Marketing trực tuyến 54 2.2.4.4. Sự hiện diện điện tử (Website) 55 2.2.4.5. Diễn đàn, newgroup, bảng tin và các cộng đồng web: 55 2.2.4.6. Các chính sách marketing xuất khẩu sản phẩm trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 57 2.3. Lợi ích của marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 60 2.3.1. Marketing xuất khẩu trên internet tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 60 2.3.2. Marketing xuất khẩu một công cụ xúc tiến mới ở Việt nam 61 2.4. Các nguyên tắc trong marketing xuất khẩu áp dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 62 2.4.1. Các nguyên tắc của marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 62 2.4.2. Tìm hiểu văn hóa của các nước _bước khởi đầu của chiến lược marketing xuất khẩu 64 2.5. Các yếu tố tác động đến marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp Việt Nam 65 2.5.1. Các yếu tố bên trong 65 2.5.1.1. Sản phẩm 65 2.5.1.2. Giá 66 2.5.1.3. Xúc tiến 66 2.5.1.4. Địa điểm 67 2.5.1.5. Đóng gói 67 2.5.1.6. Định vị 68 2.5.1.7. Con người 68 2.5.2. Các yếu tố bên ngoài 69 2.6. Nguyên nhân marketing xuất khẩu chưa phổ biến và đạt hiệu quả cao ở các doanh nghiệp Việt Nam 70 2.6.1. Giá thành sản phẩm cao 70 2.6.2. Chất lượng sản phẩm hạn chế và mẫu mã lạc hậu 70 2.6.3. Khả năng tiếp thị thị trường hạn chế 71 2.6.4. Tiếp cận thông tin và các dịch vụ khác kém 71 2.7. Marketing xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập WTO 73 2.7.1. Các chính sách của nhà nước đối với hoạt động marketing xuất k hẩu dưới tác động của WTO 73 2.7.2. Marketing xuất khẩu dưới tác động của WTO 74 2.8. Đánh giá các kết quả đạt được của doanh nghiệp Việt Nam 76 2.8.1.Công tác nghiên cứu thị trường và hoạt động marketing xuất khẩu ở công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 76 2.8.1.1. Chức năng của Công ty 76 2.8.1.2. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty 76 2.8.1.3.Công tác nghiên cứu thị trường và hoạt động marketing xuất khẩu ở công ty 76 2.8.1.4. Hoạt động Marketing xuất khẩu 77 2.8.2.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 79 2.8.2. Những thay đổi cần thiết của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO 82 Chương 3.Giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh áp dụng marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 84 3.1. Những bài học kinh nghiệp cho doanh nghiệp Việt Nam khi xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu 84 3.1.1. Đánh giá hoạt đông marketing xuấ khẩu của Việt Nam trong những năm qua 84 3.1.2. Những điểm cần chú ý về marketing của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới 85 3.1.2.1. Trong nước 85 3.1.2.2. Khu vực và thế giới 87 3.2. Một số đề xuất cho hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam 88 3.2.1. Hiểu rõ khách hàng của mình 89 3.2.2. Xây dựng thông điệp marketing 90 3.2.3. Quyết định phương tiện marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 90 3.3. Giải pháp để tăng cường áp dụng Marketing xuất khẩu ở Việt Nam 91 3.3.1. Nâng cao nhận thức về Marketing xuất khẩu 91 3.3.2. Đào tạo kỹ năng tiến hành Marketing xuất khẩu cho các nhân viên của doanh nghiệp 93 3.3.3. Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động Marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp. 93 3.3.4. Nhà nước cần có các chương trình ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ 95 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 102 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT  Chữ viết tắt  Nghĩa tiếng anh  Nghĩa tiếng việt   1  AFTA  ASEAN Free Trade Area  Khu vực mậu dịch tự do ASEAN   2  ASEAN  Association of South East Asian Nations  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á   3  CIF  Cost, Insurance and Freight  Giá thành, Bảo hiểm và Cước   4  CNTT  -  Công nghệ thông tin   5  DN  -  Doanh nghiệp   6  DNVVN  -  Doanh nghiệp vừa Việt Nam   7  EU  European Union  Liên minh châu Âu   8  FOB  Free on board  Giao lên boong tàu   9  HACCP  Hazard Analysis and Critical Control Points  Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn   10  LC  Letter of Credit  Thư tín dụng   11  NTD  -  Người tiêu dùng   12  PR  Public Relations  Quan hệ công chúng   13  SME  Small & Medium Enterprises  Doanh nghiệp vừa và nhỏ   14  TMĐT  -  Thương mại điện tử   15  WTO  World Trade Organization  Tổ chức thương mại thế giới   DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1.Thị trường xuất khẩu tập trung và thị trường phân tán 20 Bảng 1.2. Sự khác biệt giữa tiếp cận thị trường và chiến lược thị trường 22 Bảng 1.3. Đặc điểm và chiến lược marketing 29 Biểu đồ 2.1. Mục tiêu marketing 48 Hình 2.2. Ví dụ về Website điện tử của 1 DN nước ngoài ở Việt Nam 55 Bảng 2.3. Các loại hình marketing 56 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của chuyên đề Phát triển thương mai quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu khách quan của lịch sử và ngày nay nó đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu nói chung và từng quốc gia nói riêng.Đặc biệt hoạt động xuất khẩu được xem là điều kiện làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế quốc dân.Tuy nhiên, trong những năm qua khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì hoạt động xuất khẩu đạt được nhiều thành công nhưng chưa thật sự khai thác được hết tiềm năng của đất nước ta.Do đó để phát triển kinh tế của đất nước trong những năm tới đảng và nhà nước phải chú trọng xây dựng các chiến lược để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu .Chiến lược marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp sẽ là một chiến lược mang lại hiệu quả kinh tế cao vì nó phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay đồng thời nó cũng là xu hướng chung của các nước trên thế giới.Trong tiến trình hội nhập kinh tết quốc tế Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO thì kỹ năng về marketing xuất khẩu đã trở thành một vấn đề vô cần thiết đối với doanh nghiệp.Giúp cho doanh nghiệp cập nhật và nâng cao khả năng tiếp cận với môi trường cạnh tranh khốc liệt để tạo một thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao trên thị trường thế giới. 2. Mục đích của chuyên đề Nâng cao kỹ năng về thương mại và marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.Để từ đó có những biện pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu tham gia vào xu hướng tự do thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO. Giúp cho doanh nghiệp cập nhật và nâng cao các cách thức tiến hành marketing xuất khẩu để đề ra những chiến lược hợp lý để phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề Tập trung nghiên cứu các chiến lược marketing xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.Đặc biệt chú trọng đến các vấn đề quốc tế có ảnh hưởng đến hoạt động marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp.Đặc biệt là nghiên cứu những thay đổi về môi trường, những lợi thế và thách thức đối với các doanh nghiệp của Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO. 4. Phạm vi nghiên cứu -Về mặt không gian:Nghiên cứu khả năng và các hình thức marketing trong doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam _Về mặt thời gian:Nghiên cứu hoạt động marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam từ những năm 2000 đến nay và những biến đổi sau khi Việt Nam gia nhập WTO 5. Phương pháp nghiên cứu Dùng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích kết hợp với những kết quả thống kê, vận dụng lý luận để làm sáng tỏ vấn đề. Mặt khác còn vận dụng những quan điểm đường lối của đảng trong việc phát triển đất nước.Và phương pháp luận chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng ứng dụng vào nghiên cứu. 6. Kết cấu của chuyên đề Ngoài lời mở đầu, bảng các chữ cái viết tắt,danh mục tài liệu tham khảo, mục lục kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1 :Tổng quan về marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cua Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế. Chương 2. Thực trạng áp dụng marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Chương 3. Giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam Chương 1. Tổng quan về marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế 1.1. Lịch sử hình thành, khái niệm marketing xuất khẩu 1.1.1. Lịch sử hình thành Nguồn gốc của marketing được lần theo việc sử dụng ngay từ ban đầu của con người đối với quá trình trao đổi hàng hoá. Năm1965 lần đầu tiên trên thế giới, ông Mistui-một thương gia từ ở Tokyo đã có những sang kiến liên quan đến hoạt động marketinh như sau: ông đã thiết kế và sản xuất ra những mặt hàng bền đẹp cho khách hàng. Ông đã đề ra nhưng nguyên tắc làm vui lòng khách hàng, không để họ thắc mắc ,họ có quyề lựa chọn khi mua hàng ,khi giao tiền lấy hàng rồi mà vần không thích thì có quyền trả hàng. Giáo sư H.M.C Lormick (1805-1884) là người đầu tiên phương tây nghiên cứu marketing rất kỹ. Cho rằng marketing là một chức năng tập trung và thống nhất của các công ty thương mại là một công việc đặc biệt của quản lý nhằm tìm ra và thu hút khách hàng. Ông đã sáng tạo ra những công cụ cơ bản của marketing hiện đại như nghiên cứu và phân tích thị trường ,nội dung và cơ cấu của thị trường ,chính sách giá cả ,chính sách bán hàng ,xúc tiến bán hàng ,tín dụng… Năm 2005 ,W.E.Krensi đã dạy một khoá marketing các sản phẩm ở thị trường Đại học tổng hợp Pesnnylvania(MY) Marketing đúng theo nghĩa của nó xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20 ở Mỹ ,phát triển từ các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1932 , đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trong những năm 30 và 40 của thế kỷ 20 marketing và những vấn đề của nó xuất hiện ở Châu Âu .Nhiều cơ sở đang hình thành ở Anh, Đức và nhiều nước khác. Mục đích chính trong giai đoạn này là hoàn thành nhưng phương pháp kỹ thuật lưu thông hàng hoá. Vào những năm 70 trong điều kiện cạnh tranh tranh ngày càng mạnh mẽ,phức tạp lĩnh vực áp dụng marketing ngày càng được mở rộng. Nó không chỉ được sủ dụng trong các xí nghiệp công ty mà còn sử dụng trong quản lý toàn bộ xã hội tư bản. 1.1.2. Khái niệm Thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1992 trên giảng đường đại học Michigan ở Mỹ và đến năm 1910 tất cả các trường đại học ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn này. Định nghĩa tổng hợp về marketing của philip kotler: Marketing là dạng hoạt động của con ngưới nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi. Định nghĩa này bao trùm cả marketing sản xuất và marketing xã hội thể hiện: - Nhu cầu: Là cảm giác thiếu hụt cái gì đó mà con người cảm nhận được.Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm marketinh tạo ra mà chúng tồn tại như một bộ phận cấu thàng của người - Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa .Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi điều kiện kinh tế ,chính trị ,xã hội .Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu nhiều Như vậy có thể hiểu rằng :Marketing là quá trình xác định tham gia và sáng tạo ra nhu cầu mong muốn tieu thụ sản phẩm Nói chung có rất nhiều quan niệm về marketing tuy nhiên chúng ta có thể chia làm hai quan niệm đại diện, đó là quan niệm về truyền thống và quan niệm hiện đại - Quan niệm truyền thống:Bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh, liên quan đến việc hướng dòng sản phẩm từ các nhà sản xuất đến người tiêu thụ một cách tối ưu - Quan niệm hiện đại:Là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chứcvà quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua người tiêu thụ thành nhu cầu thật sự về sản phẩm cụ thể đên việc chuyển sản phẩm đó tới người tiêu thụ một cách tối ưu Marketing là quá trình quản lý mang tính xã hội nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra chào bán và trao đổi những san phẩm có giá trị với những người khác Khái niệm marketing nên được biểu hiện rõ sự chỉ dẫn hướng tới con đường lập kế hoạch ,giúp doanh nghiệp phân tích ,cực đại hoá lợi nhuận và làm thoả mãn nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. 1.2. Các chiến lược marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngày nay ngày càng nhiều công ty đang phát triênr để trở thành công ty kinh doanh trong tiếp thị quốc tế phục vụ thị trường toàn cầu. Đây là một chủ đề quan trọng trong hoạt động quốc tế hànghoà và được gọi là tiến trình quốc tế hoá ,một tiến trình đã trở nên phổ biến ở các doanh nghiệp. Ích lợi hiên tại của các công ty thương mại trong marketing quốc tế là do sự thay đổi đặc tính của cung và cầu trên thị trường thế giới cũng như sự thay đổi liên tục của môi trường cạnh tranh. 1.2.1. Chiến lược marketing quốc tế Quốc tế hoá đối với doanh nghiệp có thể xem là một quá trình, kết quả cuối cùng và hoặc cách nghĩ. Có thể định nghĩa như sau: Quốc tế hoá là sự phát triển thành công của công ty trong cuộc chiến quốc tế thâm nhập thế giới để mở rộng thị trường sản phẩm và các hoạt động khác. Quốc tế hoá có liên quan đến sự tác động của môi trường hành vi quan lý và những yếu tố ảnh hưởng chính.Khi một công ty quan tâm đến hoạt động quốc tế hoá công ty nên tiến hành một cách khách quan có nghĩa là những công ty với chức năng nhiệm vụ khác nhau trong môi trường khác nhau dĩ nhiên sẽ có cách thức hoạt động khác nhau 1.2.2. Tiếp thị toàn cầu Mức độ cao nhất của một nhà tiếp thị toàn cầu là tập đoàn đa quốc gia , là một công ty hoạt động một cách chắc chắn với những chi phí liên quan ở mức thấp, xuất hiện trên thế giới hoặc những vùng lãnh thổ chính của thế giới và là một tổ chức duy nhất .Công ty này sẽ bán cùng một loại sản phẩm theo cùng cách thức ở mọi nơi .Ngược l ại các công ty đa quốc gia kiểu cũ hoạt động theo nhiều quốc gia và điều chỉnh sản phẩm và chính sách của nó trong từng quốc gia chi phí liên quan ở mức cao –Hai loại này tiêu chuẩn cho tính tiêu chuẩn hoá và thich nghi hoá Một giả thiết chủ yếu của công ty toàn cầu là khi thế giới mở ra quốc gia dân tộc và thị trường ngày càng trở lên đồng nhất. Người ta sẵn sang hy sinh sở thích, chẳng hạn như sở thích về các đặc tính của sản phẩm để có được sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành thấp hơn. 1.2.3. Bản chất của marketing quốc tế 1.2.3.1. Định nghĩa Marketing bao gồm những hoạt động sau đây - Phân tích thị trường và thị trường tiềm năng - Công tác hoạch định và phát triển sản phẩm theo yêu cầu khách hàng phải xác định được cụ thể trong một chương trình thích hợp - Phân phối sản phẩm thong qua các kênh phân p hối cung cấp dịch vụ hay tiện ích cho khách hàng yêu cầu - Quảng bá sản phẩm bao gồm quảng cáo và bán lẻ để thong báo và hướng dẫn khách hàng về sản p hẩm hay dịch vụ hay thuyết phục khách hàng thử các sản phẩm mới cải tiến hay thỏa mãn nhu cầu bằng nhiều cách khác nhau - Định giá phản ánh giá trị hợp lý của sản phẩm đối với khách hàng cũng như một khoản lợi nhuận vừa y hay tái đầu tư - Các dịch vụ kỹ thuật và phi kỹ thuật phục vụ khách hàng cả trước và sau khi bán hàng nhằm mục đích thỉa mãn nhu cầu và từ đó có thể mở rộng đường cho sự tồn tại duy trì và phát triển lâu dài của công ty Điểm khác nhau duy nhất giữa marketing quốc tế và marketing nói chung là trong marketing quốc tế hàng hóa và dịch vụ được tiếp thị xuyên qua các biên giới về chính trị, nhưng dường như điểm khác nhau này chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với thay đổi quan trọng trong bản chất của quản trị marketing,các giải pháp marketing sự hình thày các chính sách marketing và thi hành các chính sách đó. *Định nghĩa marketing xuất khẩu: Marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu, nhằm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp thích ứng với nhu cầu của thị trường xuất khẩu bên ngoài *Định nghĩa marketing dịch vụ: marketing dịch vụ chính là marketing những cam kết, hứa hẹn của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho người tiêu dùng một vài lợi ích nào đó.  1.2.3.2. Quản trị marketing quốc tế Quản trị marketing quốc tế đối mặt với 3 quyết định quan trọng - Có nên tham gia vào hoạt động marketing quốc tế hay không - Nếu công ty muốn gia nhập thị trường quốc tế thì phải quyết định nhắm vào thị trường nào - Cuối cùng là sẽ kinh doanh ở thị trường này thế nào có nghĩa là công ty sẽ dung phương thức hay hệ thống nào để đưa sản phẩm đến tay người tiêu ở các thị trường nước ngoài. Quản trị marketing quốc tế bao gồm quản trị các hoạt động marketing cho các sản phẩm vượt ra khỏi biên giới chính trị của các quốc gia có chủ quyền.Nó bao gồm các hoạt động marketing của công ty sản xuấ và kinh doanh tại nước ngoài nếu công ty là thành viêc của tổ chức hoặc một doanh nghiệp hoạt động ở nhiều quốc gia khác và có sự ảnh hưởng, hướng dẫn hoặc kiểm soát các hoạt động marketing này từ bên ngoài quốc gia mà công ty sản xuất và kinh doanh.Đặc biệt lĩnh vực hoạt động chính của marketing quốc tế là - Xuất khẩu:buôn bán sang các thị trường nước ngoài - Nhập khẩu:mua từ thị trường nước ngoài - Quản trị marketing quốc tế tất cả giai đoạn hoạt động kinh doanh được thực hiện ở bất cứ nơi nào,bao gồm các hoạt động vận marketing vào mua bán hàng hóa ra nước ngoài thiết lập các hoạt đống ản xuất hoặc lắp ráp ở nước ngoài và tạo ra trình tự xin giấy phép Quản trị marketing quốc tế đòi hỏi công việc quản trị marketing không những đến mà còn ở trong lòng các quốc gia nước ngoài.Xét một cách tổng quan lĩnh vực này liên quan đến khu vực nước ngoài trong chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài.Vì thế chúng ta nhận thấy là marketing xuất khẩu phù hợp với marketing quốc tế như là bộ phận chủ yếu cũng như là một phương thức thâm nhập quan trọng 1.2.4. Chiến lược marketing xuất khẩu Để có thể hoạch định và ra quyết định rọng hơn chúng ta cần
Luận văn liên quan