Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia, nhưng tại Việt Nam phương thức này vẫn còn khá mới. Để cải thiện tình hình, hoà nhập với xu thế chung cùng thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng và phát triển đề án "Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến 2020". Tuy nhiên, muốn cuộc cách mạng "thanh toán không dùng tiền mặt" thực sự thành công, đi vào cuộc sống lại là điều không phải chuyện một sớm một chiều có thể thực hiện được. Chức năng thanh toán của tiền tệ đã và đang phát triển với nhiều hình thức đa dạng, hiện đại và ngày càng có vai trò quan trọng trong kinh doanh sản xuất, lưu thông hàng hoá và dịch vụ. Có sự nhanh chóng, tiện ích, an toàn, hiệu quả trong thanh toán sẽ đẩy nhanh việc tập trung và phân phối nhiều dòng vốn trong nền kinh tế xã hội, cung ứng và lưu thông vốn cho nền kinh tế phát triển. Ngược lại, sự chậm trễ, ách tắc, không an toàn trong thanh toán là biểu hiện của sự trì trệ và kém phát triển của nền kinh tế. Việc điều hành chính sách tài chính - tiền tệ hiện tại phải thông qua hệ thống thanh toán quốc gia với những phương tiện, kỹ thuật và công nghệ thanh toán hiện đại để tập trung, phản ánh đầy đủ, nhanh chóng và thường xuyên mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội. Nó chỉ có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất thông qua đưa công nghệ thông tin nói chung và công nghệ thanh toán nói riêng vào vận hành, tất yếu tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế sẽ phát triển, do đó nó sẽ giúp hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch, mua bán.

doc84 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3292 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước TCTD Tổ chức tin dụng TCKT Tổ chức kinh tế NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt TTDTM Thanh toán dùng tiền mặt UNT Ủy nhiệm thu UNC Ủy nhiệm chi L/C Thư tín dụng SBC Séc bảo chi SCK Séc chuyển khoản CNTT Công nghệ thông tin TTQT Thanh toán quốc tế XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu UBND Ủy ban nhân dân KHKT Khoa học kỹ thuật KTKTNB Kế toán kiểm toán nội bộ TCCB&ĐT Tổ chức cán bộ và đầu tư MỤC LỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các khách hàng cùng mở tài khoản tại một NHTM 14 Sơ đồ 1.2: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 NTHM cùng tham gia thanh toán bù trừ 15 Sơ đồ 1.3: Khách hàng cùng mở tài khoản tại cùng NHTM 17 Sơ đồ 1.4: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 NTHM cùng tham gia thanh toán bù trừ 17 Sơ đồ 1.5: Các khách hàng có tài khoản tại cùng một NHTM 20 Sơ đồ 1.6: Các khách hàng có tài khoản tại 2 NHTM có tham gia thanh toán bù trừ 21 Sơ đồ 1.7: Các khách hàng có tài khoản tại 2 NHTM cùng hệ thống, nhưng không tham gia thanh toán bù trừ: 21 Sơ đồ 1.8: Các khách hàng có tài khoản tại cùng một NHTM 23 Sơ đồ 1.9: Các khách hàng có tài khoản tại 2 NHTM có tham gia thanh toán bù trừ 24 Sơ đồ 1.10: Thanh toán bằng L/C 25 Sơ đồ 1.11: Thủ tục phát hành thẻ 28 Sơ đồ 1.12: Cơ sở chấp nhận thẻ có tài khoản tại NHTM phát hành thẻ 28 Sơ đồ 1.13: Cơ sở chấp nhận thẻ không có tài khoản tại NHTM phát hành thẻ 29 Sơ đồ 1.14: Khách hàng có tài khoản tại NHTM (Chủ sở hữu ATM) 30 Sơ đồ 1.15: Khách hàng không có tài khoản tại NHTM (chủ sở hữu máy ATM) 30 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức 37 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT trong 3 năm 2006, 2007, 2008 38 Bảng 2.2: Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 40 Bảng 2.3: Thực trạng thanh toán quốc tế tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 41 Bảng 2.4: Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 42 Bảng 2.5: Tình hình thanh toán tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội qua 3 năm 2006-2008 47 Bảng 2.6: Doanh số thanh toán các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 48 Bảng 2.7: Tình hình thanh toán séc 49 Bảng 2.8: Tình hình thanh toán Uỷ nhiệm chi 52 Bảng 2.9: Tình hình thanh toán hình thức Uỷ nhiệm thu 54 Bảng 2.10: Tình hình thanh toán thẻ 56 Bảng 2.11: Số tài khoản cá nhân tại Chi nhánh Hà Nội qua các năm: 59 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Tình hình thanh toán tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội 47 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng thanh toán séc chuyển khoản và séc bảo chi 50 Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán uỷ nhiệm chi 52 Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán uỷ nhiệm thu 54 Biểu đồ 2.5: So sánh doanh thu giữa hình thức UNC và UNT 55 Biểu đồ 2.5: Doanh số thanh toán bằng thẻ 56 LỜI NÓI ĐẦU Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia, nhưng tại Việt Nam phương thức này vẫn còn khá mới. Để cải thiện tình hình, hoà nhập với xu thế chung cùng thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng và phát triển đề án "Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến 2020". Tuy nhiên, muốn cuộc cách mạng "thanh toán không dùng tiền mặt" thực sự thành công, đi vào cuộc sống lại là điều không phải chuyện một sớm một chiều có thể thực hiện được. Chức năng thanh toán của tiền tệ đã và đang phát triển với nhiều hình thức đa dạng, hiện đại và ngày càng có vai trò quan trọng trong kinh doanh sản xuất, lưu thông hàng hoá và dịch vụ. Có sự nhanh chóng, tiện ích, an toàn, hiệu quả trong thanh toán sẽ đẩy nhanh việc tập trung và phân phối nhiều dòng vốn trong nền kinh tế xã hội, cung ứng và lưu thông vốn cho nền kinh tế phát triển. Ngược lại, sự chậm trễ, ách tắc, không an toàn trong thanh toán là biểu hiện của sự trì trệ và kém phát triển của nền kinh tế. Việc điều hành chính sách tài chính - tiền tệ hiện tại phải thông qua hệ thống thanh toán quốc gia với những phương tiện, kỹ thuật và công nghệ thanh toán hiện đại để tập trung, phản ánh đầy đủ, nhanh chóng và thường xuyên mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội. Nó chỉ có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất thông qua đưa công nghệ thông tin nói chung và công nghệ thanh toán nói riêng vào vận hành, tất yếu tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế sẽ phát triển, do đó nó sẽ giúp hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch, mua bán. Thanh toán không dùng tiền mặt là một dịch vụ hiệu quả, phong phú, đa dạng và phát triển nhanh chóng, đáp ứng được hầu hết yêu cầu của nền kinh tế thị trường ngày càng linh hoạt và năng động. Thanh toán không dùng tiền mặt giúp việc tập trung và phân phối vốn nhanh chóng hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn (so với thanh toán dùng tiền mặt), góp phần tích cực vào việc thúc đẩy nền kinh tế lạc hậu nước ta. Việc phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng không chỉ tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế vĩ mô một cách hiệu quả hơn, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Em hy vọng rằng, khi nghiên cứu đề tài : “Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội” sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại địa bàn mà Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội quản lý nói riêng và tại địa bàn các ngân hàng thương mại nói chung đang quản lý hiện nay. Từ đó phân tích nguyên nhân đồng thời đề ra giải pháp phát triển dịch vụ này. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTM. - Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội. - Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NHTM 1.1.Khái quát về thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTM 1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt là một phương thức thanh toán tiền, hàng hóa và dịch vụ của khách hàng thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản này chuyển sang tài khoản khác theo lệnh của chủ tài khoản. Như vậy, TTKDTM là nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng, ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản (chủ tài khoản bao gồm các TCKT, đơn vị cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng). TTKDTM thường bao gồm 4 bên: - Bên mua hàng (bên nhận dịch vụ cung ứng). - Ngân hàng phục vụ bên mua (Ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao dịch). - Bên bán (bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ). - Ngân hàng phục vụ bên bán (Ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao dịch). 1.1.2. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt Khi dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển, trong đó có dịch vụ TTKDTM và tiền ghi sổ chủ yếu sẽ để sử dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt. Ngày nay, tiền trong lưu thông bao gồm hai phần: tiền mặt và “tiền ghi sổ”. “Tiền ghi sổ” là tiền ghi trong tài khoản tiền gửi tại tổ chức cung ứng các dịch vụ thanh toán. TTKDTM là bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Đó là sự yêu cầu khách quan của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ. Nền kinh tế hàng hóa thị trường càng phát triển thì nó lại càng đòi hỏi phải có những thay đổi trong các phương tiện thanh toán, mua bán hàng hóa: Từ việc trao đổi mọi hàng hóa thông qua bản chất chính hàng hóa đó, rồi đến những vật ngang giá (những sản phẩm có tính phổ biến cao, dễ chấp nhận : đồng tiền kim loại như vàng , bạc). Khi nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển hơn nữa, thì việc sử dụng tiền vàng có nhiều bất tiện, khó khăn (nặng và rất khó vận chuyển khi mua một khối lượng hàng hóa lớn, Nhà nước phải dự trữ một khối lượng vàng quá lớn). Do vậy, tiền giấy đã ra đời. Nó đã thể hiện tốt chức năng của mình: rất tiện cho việc chia nhỏ, lưu thông và cất giữ. Đây cũng là hình thức tiền tệ hiện nay đang được sử dụng phổ biến trên thế giới - tiền pháp định của mỗi quốc gia. Nhưng khi nền kinh tế thế giới đã và đang có những thay đổi lớn như hiện nay: cả thế giới như một “đất nước” lớn với nền kinh tế khổng lồ, thống nhất và không giới hạn về danh giới địa lý, trong đó mỗi quốc gia “không thể” tự tách mình ra khỏi “đất nước đó”. Sự gắn kết đó có được là nhờ một hệ thống CNTT hiện đại và chung nhất, mạng Internet toàn cầu. Tình hình đó lại đòi hỏi phải có hình thức tiền tệ mới, thỏa mãn các yêu cầu: gọn nhẹ, bảo đảm, an toàn và dễ dàng trong thanh toán ở mọi lúc mọi nơi, mà lại sinh lời. Đó chính là hình thức được gọi bởi thuật ngữ “thanh toán không dùng tiền mặt“. TTKDTM làm giảm khối lượng tiền mặt có trong lưu thông, giảm chi phí trong các khâu in ấn, kiểm đếm, vận chuyển, giảm được các chi phí về lao động xã hội, bảo đảm các dòng vốn trong nền kinh tế xã hội được tập trung và phân phối nhanh nhất, đáp ứng một cách hiệu quả nhất cho thanh toán trong nền kinh tế, từ đó thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển. 1.1.3. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt TTKDTM có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay: - TTKDTM phục vụ quá trình tái sản xuất xã hội. Bởi tiền tệ vừa là khởi đầu và cũng là kết thúc của một chu kỳ sản xuất. - TTKDTM nếu được đẩy mạnh sẽ tiết kiệm được chi phí lưu thông. - TTKDTM sẽ tạo điều kiện bảo đảm cho ngân hàng quản lý và kiểm tra được quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiền tệ trong nền kinh tế. -TTKDTM cũng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng và các TCTD tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi hiện đang có trong nền kinh tế(đặc biệt nguồn vốn nhàn rỗi này trong dân cư nước ta là rất nhiều). 1.1.3.1. Đối với Ngân hàng Cung cấp dịch vụ TTKDTM cho khách hàng và nền kinh tế giúp tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng thu nhập từ thu phí dịch vụ từ TTKDTM. Từ đó làm thay đổi cơ cấu thu nhập trong tổng thu nhập, nâng cao khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh và tạo sự phát triển bền vững cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hoạt động TTKDTM mang lại nhiều hiệu quả kinh tế to lớn cho các NHTM, nhờ vào việc khai thác và sử dụng linh hoạt, hiệu quả cao nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các TCKT và cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Đồng thời TTKDTM cũng kích thích các hoạt động dịch vụ ngân hàng liên quan phát triển như: dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến. Đây cũng chính là một trong những điều kiện quan trọng để thu hút, hấp dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Thông qua hoạt động TTKDTM, ngân hàng nắm bắt được những thông tin về tình hình thanh toán và hoạt động của khách hàng, là những thông tin có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với hoạt động tín dụng. 1.1.3.2. Đối với khách hàng Thanh toán qua ngân hàng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho khách hàng nhờ vào việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn nên tiết kiệm được các chi phí phát sinh (chi phí vận chuyển, chi phí kiểm đếm.…) từ đó làm giảm các chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sử dụng các hình thức TTKDTM đảm bảo sự tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, an toàn, và đặc biệt là bảo mật cho khách hàng. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, mức độ ứng dụng CNTT của các ngân hàng thương mại vào hoạt động thanh toán ngày càng cao và đã được quan tâm hơn rất nhiều, cụ thể: chỉ bằng một lệnh của chủ tài khoản, một giao dịch đã có thể được thực hiện ngay bất kể không gian và địa điểm giao dịch, đó là vào nhờ công nghệ mạng, công nghệ chuyển tiền điện tử và công nghệ online. Đây chỉ là một tiện ích dịch vụ thanh toán nói chung và TTKDTM nói riêng có sử dụng những ứng dụng CNTT hiện nay. Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán (nhất là đối với các loại thẻ ngân hàng), tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc sử dụng các dịch vụ sao cho có lợi nhất, tiện ích nhất và chi phí giao dịch thấp nhất. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, TTKDTM sẽ đẩy nhanh hơn tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và cả quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy sẽ đảm bảo an toàn về vốn và tài sản, tránh được rủi ro. 1.1.3.3. Đối với nền kinh tế Hiệu quả hoạt động TTKDTM mang tính vĩ mô và có ý nghĩa kinh tế - xã hội cao: - Tạo điều kiện cho các TCTD khai thác tốt nhất chức năng trung gian thanh toán của nền kinh tế giúp thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn vốn hiệu quả cho đất nước. - Tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành trôi chảy và nhịp nhàng, làm thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh chóng góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất và luân chuyển hàng hóa. - Góp phần giảm lượng tiền mặt trong lưu thông trên thị trường, do đó hạn chế lạm phát, giúp lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền; mặt khác tạo điều kiện cho NHNN thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa lưu thông tiền tệ và kiểm soát các giao dịch không dùng tiền mặt giữa các ngân hàng khác hệ thống, thường xuyên biết được khối lượng chu chuyển tiền tệ không bằng tiền mặt, vì vậy sẽ nâng cao hiệu lực thi hành chính sách tiền tệ quốc gia. 1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Hiện nay, các đơn vị, cá nhân thanh toán qua Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước được áp dụng các thể thức sau: 1.2.1. Thanh toán bằng Séc (Cheque) 1.2.1.1.Khái niệm Theo Hội đồng dự trữ liên bang của Hoa Kỳ: “ Séc là một hối phiếu hoặc một lệnh ký phát cho ngân hàng hay một nhà ngân hàng có mục đích rút một số tiền gửi để chi trả cho một người có tên trên đó hoặc theo lệnh của người này hoặc cho người cầm phiếu và trả ngay khi yêu cầu “ (Jerry M. Rosenberg – Dictionary of Banking 1993, tr.60). Theo Nghị định của Chính phủ số 159/CP ngày 09 tháng 05 năm 1996 ban hành quy chế phát hành séc và sử dụng séc : “ Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập, dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, ra lệnh cho người thanh toán (ngân hàng, người cung ứng dịch vụ thanh toán) trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc trả theo lệnh của người thụ hưởng”. Séc là một công cụ thanh toán ra đời khá sớm và đã được sử dụng khá phổ biến và được dùng cho cá nhân. Séc thường được áp dụng theo nguyên tắc ghi nợ trước, ghi có sau. Theo quy định, đơn vị phát hành séc chỉ được phép phát hành séc trong phạm vi số dư tiền gửi của mình, và phải chấp hành mọi thủ tục quy định về séc, nếu không phải chịu phạt khi phát hành quá số dư. 1.2.1.2. Các loại séc thông dụng * Phân loại theo tính chất chuyển nhượng Séc vô danh hay séc người cầm ( Cheque to Bearer ): Là loại séc không ghi tên người được hưởng lợi, mà chỉ ghi là “trả cho người cầm séc ”. Do vậy bất cứ ai cầm séc này cũng có thể nhận được số tiền trên tờ séc ở Ngân hàng. Loại séc này được tự do chuyển nhượng cho người khác bằng hình thức trao tay. Séc đích danh ( Norminal cheque ): Là séc ghi rõ tên người được hưởng lợi. Để chi trả riêng cho người thụ hưởng, ngân hàng không trả cho ai khác ngoài người thụ hưởng. * Phân loại theo thời gian luân chuyển chứng từ Séc chuyển khoản hay séc tài khoản người thụ hưởng (Account Payee cheque): Là séc mà người ký phát hoặc người cầm séc không muốn Ngân hàng trả tiền mặt mà muốn trả vào tài khoản người thụ hưởng bằng cách viết ngang qua mặt tờ séc những chữ “Trả vào tài khoản” hoặc những chữ có nội dung tương tự như “Tài khoản người thụ hưởng mà thôi” . Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng. Điều kiện: Người bán không tin tưởng người mua về phương diện thanh toán. Phạm vi thanh toán: - Thanh toán cùng một NHTM (Bên chi trả và thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một NHTM). - Thanh toán khác NHTM có tham gia thanh toán bù trừ. Quy trình thanh toán của Séc chuyển khoản: Trường hợp 1: Sơ đồ 1.1: Các khách hàng cùng mở tài khoản tại một NHTM Bên thụ hưởng séc Bên chi trả (ký phát séc) NHTM nơi hai bên cùng mở tài khoản (1) (2) (4) (3) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả. Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng nộp séc và 3 liên bản kê vào NHTM. NHTM hạch toán “Có” vào tài khoản của bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ. Trường hợp 2: Sơ đồ 1.2: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 NTHM cùng tham gia thanh toán bù trừ Bên thụ hưởng séc Bên chi trả (ký phát séc) NHTM phục vụ bên thụ hưởng NHTM phục vụ bên chi trả (1) (2) (6) (4) (5) (3) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả. Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng nộp séc và 3 liên bản kê nộp séc vào NHTM. NHTM phục vụ bên thụ hưởng chuyển tờ séc cùng 1 liên bản kê nộp séc sang NHTM phục vụ bên chi trả trong phiên thanh toán bù trừ. NHTM phục vụ bên chi trả hạch toán “Nợ” vào tài khoản bên chi trả và gửi một liên bản kê thanh toán bù trừ sang NHTM phục vụ bên thụ hưởng trong phiên thanh toán bù trừ. NHTM phục vụ bên thụ hưởng hạch toán “Có” vào tài khoản bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ. Séc bảo chi hay séc chứng thực (Certified cheque): Séc bảo chi là séc được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xác nhận khả năng thanh toán trước khi người chi trả trao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá, dịch vụ. Người phát hành séc phải lưu trước số tiền ghi trên tờ séc vào một tài khoản riêng để ngân hàng làm thủ tục bảo chi trước khi giao séc cho khách hàng. Ngân hàng không những chứng thực người ký phát có đủ tiền ở tài khoản chi trả séc mà còn có trách nhiệm phong tỏa số tiền đó cho người thụ hưởng trong thời gian luật định tùy theo luật pháp của mỗi nước. Điều kiện: ở đây người bán cũng không tin tưởng người mua về phương diện thanh toán. Phạm vi áp dụng: - Thanh toán trong cùng một NHTM. - Thanh toán khác NHTM có tham gia thanh toán bù trừ (thuộc cùng địa bàn). - Thanh toán khác NHTM cùng hệ thống, nhưng không tham gia thanh toán bù trừ (không cùng thuộc địa bàn). Quy trình thanh toán của séc Bảo chi: Trường hợp 1: Sơ đồ 1.3: Khách hàng cùng mở tài khoản tại cùng NHTM Bên thụ hưởng séc Bên chi trả (ký phát séc) NHTM nơi 2 bên mở tài khoản (1) (2) (3) (4) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả. Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng nộp séc Bảo chi cùng 3 liên bản kê nộp séc vào NHTM. NHTM hạch toán “Có” trên tài khoản bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ. Trường hợp 2: Sơ đồ 1.4: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 NTHM cùng tham gia thanh toán bù trừ Bên thụ hưởng séc Bên chi trả (ký phát séc) NHTM phục vụ bên thụ hưởng NHTM phục vụ bên chi trả (1) (2) (4a) (4b) (3) (1), (2), (3) giống như Trường hợp 1. (4) NHTM phục vụ bên thụ hưởng hạch toán “Có” trên tài khoản bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ. Đồng thời lập 3 liên bản kê thanh toán bù trừ và gửi 1 liên cùng séc Bảo chi cho NHTM phục vụ bên chi trả trong phiên thanh toán bù trừ. - Trường hợp 3: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 NHTM cùng hệ thống, nhưng không tham gia thanh toán bù trừ Tương tự như trường hợp 2 nhưng ở bước (4b) thay vì lập bản kê thanh toán bù trừ, NHTM phục vụ bên thụ hưởng lập giấy báo liên hàng. Sổ séc định mức: Sổ séc định mức là sổ séc có ấn định một số tiền nhất định cho việc phát hành séc, được áp dụng theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo quy định của ngân hàng. Về phạm vi: sổ séc định mức được sử dụng thanh toán giữa các khách hàng cùng chi nhánh hoặc khác chi nhánh nhưng cùng hệ thống ngân hàng hay không cùng hệ thống, nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Muốn sử dụng sổ séc định mức, khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng, tiền lưu ký không được hưởng lãi. Về thời hạn: sổ séc định mức có thời hạn hiệu lực tối đa là 30 ngày kể từ ngày mở. Thời hạn hiệu lực của từng tờ séc phụ thuộc vào thời hạn chung của sổ séc. Khi thanh toán séc, người phát hành phải xuất trình sổ séc để người thụ hưởng kiểm tra số dư của sổ séc. Nếu tờ séc định mức quá số dư khi nộp vào ngân hàng, thì người phát hành séc bị phạt như trường hợp quá số dư của séc chuyển khoản. Về nguyên tắc thanh toán, séc định mức khi nộp vào ngân hàng, s