Phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Chương Mỹ – Hà Tây Thực trạng và giải pháp

Con đường chính trị của bất cứ một quốc gia nào cũng dẫn tới mục tiêu cuối cùng là làm cho đất nước mình giầu mạnh về kinh tế, xã hội thực sự công bằng và con người sống văn minh. F.Anghen đã nói “Trước khi con người ta nghĩ tới làm chính trị, văn hoá thì trước hết họ phải ăn, phải mặc, ở”. Tục ngữ Việt Nam có câu “Có thực mới vực được đạo”. Một quốc gia cũng vậy muốn đạt được các mục tiêu đặt ra, trước hết nhà cầm quyền phải tìm phương sách làm cho nhân dân no đủ, tức là xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Thức tế cho thấy không ít quốc gia có nền kinh tế phát triển song đó chỉ là tạm thời, một ví dụ là Thái Lan: Trước đây nến kinh tế của Thái Lan khá phát triển nhưng sự phát triển này là do những tác nhân bên ngoài, cụ thể nguồn vốn chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển đó là vốn đầu tư nước ngoài, mà không phải là chính sức lực của nhân dân của quốc gia đó. Những nước này cũng chỉ chú trọng phát triển những ngành sản xuất mũi nhón, những sản phẩm có khả năng xuất khẩu mạnh nhằm mục đích thu tiền ngoại tệ mà quên đi hay ít quan tâm tới những ngành tuy thu được ít ngoại tệ hay không trực tiếp xuất khẩu song đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững, xã hội hưng thịnh lâu dài của nền kinh tế quốc dân. Vậy để đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì cần làm gì là như thế nào? Mỗi quốc gia đều cón chiến lược, chính sách vĩ mô, vi mô của riêng mình theo điều kiện cụ thể của đất nước đó nhằm đạt được những mục tiêu trong giai đoạn trước mắt cũng như trong giai đoạn lâu dài. Dù áp dụng chiến lược nào đi nữa cũng cần phải phát triển đa dạng cân đối các ngành kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Việt Nam là nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu, trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý còn nhiều lạc hậu. Do vậy, đất nước rất cần sự hỗ trợ, đầu tư từ bên ngoài, song chúng ta không được lạm dụng chúng và coi đầu tư nước ngoài là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của nền kinh tế nước ta phải dựa chủ yếu vào chính nguồn lực của đất nước, của nhân dân ta, có như vậy chúng ta mới làm chủ, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác do yêu tố kinh tế chi phối. Chúng ta cần phát triển một cách hợp lý của công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong một thời gian dài chúng ta đã quá chú trọng đến công nghiệp nặng, đó là một sai lầm bời nó không phù hợp với một nền kinh tế mà tỷ trọng ngành nông nghiệp quá lớn trong GDP, trong khi cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí còn thấp. Hiện nay nước ta có khoảng 80% dân số sống trong khu vực nông thôn, 70% nguồn lao động nằm trong khu vực này, hàng năm lại bổ sung thêm hàng triệu lao động. Trong những năm gần đây làn sóng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị đã làm đau đầu các nhà quản lý, nhiều chính sách được đưa ra nhằm hạn chế làn sóng di chuyển này song hiệu quả không cao, không những sự di chuyển lao động thông thường mà nguồn lao động được đào tạo qua các trường lớp cũng không muốn quay trở về quê hương, họ muốn tìm một công việc ổn định có thu nhập cao ở thành phố. Phải chăng chúng ta chưa đưa ra được những chính sách knh tế xã hội phù hợp để phát triển kinh tế nông thôn, rút ngắn khoảng cách giầu nghèo giữa thành thị và nông thôn? Một hướng đi được đặt ra là phát triển kinh tế nông thôn không thể chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp mà cần phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt kích thích hình thành các làng nghề, làm cho dân cư nông thôn “ly nông bất ly hương”. Các làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng sau thời gian thăng trầm, đang từng bước phục hồi, phát triển và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung. Điều đó được thể hiện quan tỷ trọng giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: Năm 1990 chiếm 26,43% trong giá trị xuất khẩu, năm 1995 chiếm 28,24%, năm 1996 chiếm 28,55%. Đó là điều đáng mừng cho ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp vốn bị coi nhẹ bấy lâu nay. Cùng với công cuộc đổi mới, tư duy kinh tế của người dân được tự do phát triển đã kích thích các làng nghề hình thành và phát triển. Cùng với kinh nghiệm sản xuất lâu đời và những điều kiện kinh doanh thuận lợi, nhiều mặt hàng của các làng nghề nước ta đã có chỗ đướng trên thị trường quốc tế như dệt, thổ cẩm, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ chất lượng cao .

doc58 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Chương Mỹ – Hà Tây Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Con đường chính trị của bất cứ một quốc gia nào cũng dẫn tới mục tiêu cuối cùng là làm cho đất nước mình giầu mạnh về kinh tế, xã hội thực sự công bằng và con người sống văn minh. F.Anghen đã nói “Trước khi con người ta nghĩ tới làm chính trị, văn hoá … thì trước hết họ phải ăn, phải mặc, ở”. Tục ngữ Việt Nam có câu “Có thực mới vực được đạo”. Một quốc gia cũng vậy muốn đạt được các mục tiêu đặt ra, trước hết nhà cầm quyền phải tìm phương sách làm cho nhân dân no đủ, tức là xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Thức tế cho thấy không ít quốc gia có nền kinh tế phát triển song đó chỉ là tạm thời, một ví dụ là Thái Lan: Trước đây nến kinh tế của Thái Lan khá phát triển nhưng sự phát triển này là do những tác nhân bên ngoài, cụ thể nguồn vốn chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển đó là vốn đầu tư nước ngoài, mà không phải là chính sức lực của nhân dân của quốc gia đó. Những nước này cũng chỉ chú trọng phát triển những ngành sản xuất mũi nhón, những sản phẩm có khả năng xuất khẩu mạnh nhằm mục đích thu tiền ngoại tệ mà quên đi hay ít quan tâm tới những ngành tuy thu được ít ngoại tệ hay không trực tiếp xuất khẩu song đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững, xã hội hưng thịnh lâu dài của nền kinh tế quốc dân. Vậy để đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì cần làm gì là như thế nào? Mỗi quốc gia đều cón chiến lược, chính sách vĩ mô, vi mô của riêng mình theo điều kiện cụ thể của đất nước đó nhằm đạt được những mục tiêu trong giai đoạn trước mắt cũng như trong giai đoạn lâu dài. Dù áp dụng chiến lược nào đi nữa cũng cần phải phát triển đa dạng cân đối các ngành kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... Việt Nam là nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu, trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý còn nhiều lạc hậu. Do vậy, đất nước rất cần sự hỗ trợ, đầu tư từ bên ngoài, song chúng ta không được lạm dụng chúng và coi đầu tư nước ngoài là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của nền kinh tế nước ta phải dựa chủ yếu vào chính nguồn lực của đất nước, của nhân dân ta, có như vậy chúng ta mới làm chủ, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác do yêu tố kinh tế chi phối. Chúng ta cần phát triển một cách hợp lý của công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong một thời gian dài chúng ta đã quá chú trọng đến công nghiệp nặng, đó là một sai lầm bời nó không phù hợp với một nền kinh tế mà tỷ trọng ngành nông nghiệp quá lớn trong GDP, trong khi cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí còn thấp. Hiện nay nước ta có khoảng 80% dân số sống trong khu vực nông thôn, 70% nguồn lao động nằm trong khu vực này, hàng năm lại bổ sung thêm hàng triệu lao động. Trong những năm gần đây làn sóng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị đã làm đau đầu các nhà quản lý, nhiều chính sách được đưa ra nhằm hạn chế làn sóng di chuyển này song hiệu quả không cao, không những sự di chuyển lao động thông thường mà nguồn lao động được đào tạo qua các trường lớp cũng không muốn quay trở về quê hương, họ muốn tìm một công việc ổn định có thu nhập cao ở thành phố. Phải chăng chúng ta chưa đưa ra được những chính sách knh tế xã hội phù hợp để phát triển kinh tế nông thôn, rút ngắn khoảng cách giầu nghèo giữa thành thị và nông thôn? Một hướng đi được đặt ra là phát triển kinh tế nông thôn không thể chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp mà cần phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt kích thích hình thành các làng nghề, làm cho dân cư nông thôn “ly nông bất ly hương”. Các làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng sau thời gian thăng trầm, đang từng bước phục hồi, phát triển và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung. Điều đó được thể hiện quan tỷ trọng giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: Năm 1990 chiếm 26,43% trong giá trị xuất khẩu, năm 1995 chiếm 28,24%, năm 1996 chiếm 28,55%. Đó là điều đáng mừng cho ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp vốn bị coi nhẹ bấy lâu nay. Cùng với công cuộc đổi mới, tư duy kinh tế của người dân được tự do phát triển đã kích thích các làng nghề hình thành và phát triển. Cùng với kinh nghiệm sản xuất lâu đời và những điều kiện kinh doanh thuận lợi, nhiều mặt hàng của các làng nghề nước ta đã có chỗ đướng trên thị trường quốc tế như dệt, thổ cẩm, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ chất lượng cao ... Với lợi thế nhiều mặt từ vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử, đồng bằng sông Hồng được mang danh là đất trăm nghề. Có những nghề, những làng nghề có tới hàng ngàn năm nay, có làng nghề xuất hiện mới đây do nhu cầu của cuộc sống con người. Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, giáp thành phố Hà Nội, Hà tây là nới có nhiều các làng nghề đang hoạt động, đặc biệt là làng nghề truyền thống. Trong đó huyện Chương Mỹ cũng là một trong những nới cần thiết và có điều kiện phát triển làng nghề truyền thống. Cho tới nay Chương Mỹ đã được UBND tỉnh Hà tây công nhận 15 làng nghề đạt tiêu chuẩn là làng nghề truyền thống. Mục tiêu đến năm 1005 sẽ tăng thêm 5 làng nghề nữa. Sản phẩm ở đây chủ yếu là mây tre đan (có từ lâu đời ví như làng nghề mây tre giang đan ở Phú Vinh - xã Phú Nghĩa), nghề làm nón (ở Văn La - xã Văn Võ), nghề mộc (ở Phù Yên - xã Trường Yên). Trong sự phát triển phức tạp của nền kinh tế thị trường để cho các làng nghề tồn tại và vận động có hiệu quả không chỉ là vấn đề chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn là các vấn đề cụ thể về nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm ... Đánh giá chung thì các làng nghề trong nông thôn Việt Nam đang khởi sắc và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Trong kinh doanh mục tiêu về lợi nhuận luôn chiếm ưu thế hàng đầu của các doanh nghiệp, của các cơ sở sản xuât, song mục tiêu đó khi không đạt được, không ít những cơ sở sản xuất, hộ gia đình bị phá sản. Nguyên nhân của sự phá sản, làm ăn không hiệu quả có nhiều, bao gồm những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Với hy vọng góp phần nhỏ bé và sự phát triển của làng nghề truyền thống nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng ở huyện Chương Mỹ em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Chương Mỹ – Hà Tây Thực trạng và giải pháp”. Đây là vấn đề quan trọng trong phát triển làng nghề. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn lớn không chỉ cho việc phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ mà còn góp phần giải quyết một số vấn đề về phát triển làng nghề nói chung ở đất nước ta hiện nay. Chương I Nghiên cứu chung về làng nghề truyền thống Khái niệm và đặc điểm làng nghề truyền thống. Một số khái niệm. * Tổ chức: Là việc làm cho một vấn đề kinh tế xã hội nào đó trở thành một chỉnh thể có một cầu tạo, một cấu trúc và có những chức năng nhất định, là việc làm cho vấn đề quan tâm trở nên có nề nếp để tiến hành các hoạt động nào đó có hiệu quả nhất. * Sản xuất, kinh doanh: Là quá trình sử dụng các nguồn lực đầu tư vào lao động, vốn, trang thiết bị kỹ thuật… để tạo ra các sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu của con người nhằm mục tiêu sinh lời và mục tiêu khác . * Làng nghề: Khi một làng nào đó ở nông thôn có một hay một số nghề thủ công được tách khỏi nông nghiệp và sản xuất kinh doanh độc lập thì đó là làng nghề. Làng nghề truyền thống là đơn vị dân cư cùng làm sản xuất những mặt hàng có từ lâu đời, những sản phẩm này có những nét đặc thù riêng đặc trưng cho vùng và con người ở đó. C B A A: Làng nghề nông thôn. B: nghề tiểu thủ công cổ truyền. C: (Giao giữa A và B) Làng nghề truyền thống. * Nghệ nhân: Là những người có tay nghề cao trội, được lao động lành nghề tín nhiệm, suy tôn và được Nhà nước công nhận * Lao động lành nghề: Là những lao động đã thông thạo công việc, có kinh nghiệm trong san xuất, có thể đang làm thợ cả, hướng dẫn kỹ thuật cho mọi người. Lao động lành nghề đối lập với lao động chưa lành nghề. Đặc điểm của làng nghề truyền thống. Tuy có nhiều loại làng nghề truyền thống khác nhau, nhưng chúng đều có một số đặc diểm chung sau đây: - Sự ra đời, tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống luôn gắn liền với làng nghề Nông thôn. - Các làng nghề truyền thống ra đời cách đây nhiều thế hệ và nghề mang tính chất “gia truyền”. - Thường gắn liền với nông nghiệp, trình độ dân trí còn thấp nên hầu hết các làng nghề có vốn đầu tư thấp. Một số loại sản phẩm của các làng nghề truyền thống mang tính chất nghệ thuật cao, đó là sự kết tinh của văn hoá lâu đời của cha ông ta. Sự hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống. Sẽ có nhiều làng nghề cùng tồn tại ở nhiều vùng khác nhau và cho ra đời cùng loại sản phẩm song chưa chắc chúng đã xuất hiện đồng thời. Sự hình thành các làng nghề thường qua những cách thức sau: - Các làng nghề được hình thành do một hay một nhóm nghệ nhân từ nơi khác tới truyền dạy. - Các làng nghề được hình thành do sự sáng tạo của cá nhân hay nhóm người nào đó ở trong làng, cùng với thời gian những kỹ thuật đó không ngừng được hoàn thiện và lan truyền. Không ít làng nghề hình thành chủ yếu do một số cá nhân có cơ hội tiếp xúc, giao du nhiều nơi có ý học hỏi để truyền lại cho làng quê của họ. - Một số làng nghề xuất hiện do chủ trương chính sách của nhà cầm quyền hoặc địa phương Để các làng nghề này tồn tại và phát triển lâu dài thì những điều kiện sau đây được thoả mãn: - Gần những mạch máu giao thông thuỷ bộ quan trọng. ở những vị trí này hàng hoá trao đổi dễ dàng, đó là điều rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh. - Gần nơi tiêu thụ hay những thị trường chính. Qua nghiên cứu khảo sát cho thấy các làng nghề thường tập trung ở những vùng phụ cận của các thành phố lớn hoặc vùng tập trung đông đúc dân cư. - Một điều kiện khác là các làng nghề tồn tại phát triển được là do sức ép về kinh tề ở vùng đó, có thể là ruộng đất ít nếu chỉ sản xuất nông nghiệp thì thu nhập không bảo đảm cho cuộc sống buộc họ phải tìm cách làm gì đó để tăng thu nhập. Phân loại và các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề. Phân loại. Trên những góc độ khác nhau chúng ta sẽ có nhiều cách phân loại khác nhau về làng nghề. Xét theo ngành nghề: Làng nghề được chia thành các loại làng với các nghề cụ thể như làng rèn, làng đúc, làn dệt, làng gốm sứ..... Xét theo quá trình hình thành và hoạt động: Làng nghề được chia thành 2 loại là làng nghề truyền thống và làng nghề mới hình thành. Những nhân tố ảnh hưởng. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới làng nghề bao gồm nhóm nhân tố về xã hội, nhóm nhân tố kinh tề và nhóm nhân tố môi trường, làng nghề chịu tác động tổng hoà của các nhóm nhân tố này. Nừu một trong các nhóm này có tác động tiêu cực qua một giới hạn nào đó thì sẽ làm cho làng nghề không tồn tại và phát triẻn được. Chúng ta sẽ xem xét cụ thể những nhân tố chính. Nhóm nhân tố xã hội. * Chính sách của nhà nước. Chính sách của Nhà nước ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại phát triển của làng nghề. Trong một thời gian dài trước đây (mà chúng ta thường gọi trước đổi mới), chúng ta phủ nhận các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh trong làng nghề đều là hợp tác, tập thể với chế độ ăn chia quân bình cho các lao động khoẻ, yếu già trẻ, làm nhiều, ít, tích cức hay không tích cực đều ngang nhau. Trên thực tế chính sách này không kích thích được sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế làng nghề nói riêng. Nhận thấy những hạn chế trong đường lối chính sách phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới mà quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trong sự đổi mới này Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế (như kinh tế hộ, kinh tế tư nhân... ). Chính sách kinh tế mới đã phù hợp với mong muốn của nhân dân và thời kỳ mới nên đã húc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các làng nghề có điều kiện thuận lợi để khôi phục và phát triển. * Nhân tố truyền thống. Thực tế cho thấy các làng nghề tồn tại, phát triển được do có sự kế tục của đời con, đời cháu, nghề được bậc tiền bối truyền lại cho lớp hậu sinh bằng miệng. Những bí quyết nghề nghiệp trong làng nghề được giữ bí mật khắt khe. Điều này không tránh khỏi sự thất truyền vì một nguyên nhân nào đó. Tóm lại rằng nhân tố truyền thống có ảnh hưởng quyết định tới sự hưng vong của làng nghề. * Phong tục tập quán. Nhiều vùng, nhiều địa phương có những phong tục tập quán của riêng mình. Trong những ngày lễ, tết họ làm ra những sản phẩm cho chính họ, những sản phẩm này được nhiều người biết đến và tiêu dùng chúng. Những người có khả năng kinh doanh đã sản xuất ra để bán và hình thành làng nghề ví dụ: sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Chăm. Nhóm nhân tố kinh tế. Những nhân tố chính trong nhóm nhân tố này bao gồm: * Cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng bao gồm: giao thông, điện, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, y tế giáo dục, các công trình văn hoá công cộng...Một điều hển nhiên rằng khi cơ sở hạ tầng yếu kém thì quy mô làng nghề chậm được mở rộng. Cơ sở hạ tầng phải được xây dựng một cách đồng bộ, cân đối nếu không sẽ tạo ra sự khập khiễng trong đó và không những không thuận lợi cho sự phát triẻn ngành nghề mà còn kìm hãm sự phát triển của nó. Giao thông: Được ví như là mạch máu trong cơ thể con người, sự hoàn thiện, thuận lợi của giao thông tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá dễ dàng, nhanh chóng. Vì thế các làng nghề thường được hình thành ở những đầu mối giao thông thuỷ bộ. Trong thờ kỳ kinh ts thị trường, thời gian là àng bạc, sự phát trỉn củ thông tin đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các làng nghề. Y tế giáo dục: Tuy không trực tiếp tạo ra của cải cho làng nghề song không thể thiếu trong sự phát triển chung của làng nghề. * Vốn cho sản xuất. Vốn một yếu tố đóng vai trò quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở trong làng nghề. Những năm trước đây nguồn vốn cho làng nghề chủ yếu là tự có và vay mượn của nhau với số lượng nhỏ không đấp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng cấp bách hơn, lượng lớn hơn trong khi vốn tự có nhỏ, vay mượn anh em bạn bè cũng trở nên khó khăn hơn và không mang tính thể chế. Do vậy Nhà nước đã có nhữn chính sách vốn phù hợp cho nông thôn. Nhiều hình thức tín dụng đã hình thành nhằm cung cấp vốn cho sản xuất kinh doanh. Có 2 hệ thống tín dụng: Hệ thống tín chính thống và hệ thống tính dụng phi chính thống. Hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống còn nhiều phiền hà về thủ tục giấy tờ, trong khi hoạt động của các tổ chức phi chính thống lại khá đơn giản về mặt thủ tục. Nói chung thị trường tín dụng tuy không đáp ứng đầy đủ nhưng phần nào đã đảm bảo được nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống. * Yếu tố nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu luôn gắn liền với sản phẩm và chất lượng sản phẩm. chất lượng của nguyên liệu có tốt thì sản phẩn mới có chất lượng cao. Tuy vậy giá cả của nguyên vật liệu phải hợp lý bảo đảm cho sản phẩm và kinh doanh có lãi thì mới được chấp nhận Để đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng cần đa dạng nguyên liệu sử dụng có như vậy sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao Vai trò của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở Nông thôn. Các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn. Các làng nghề góp phần tạo việc làm, phân công lao động thu hút lao động dư thừa cũng như lo động nông nhàn ở nông thôn, Việt Nam là quốc gia chủ yếu sản xuất nông nghiệp có gần 80% dân số nông thôn, tốc độ tăng dân số hàng năm khá cao, tốc độ đô thị hoá cao làm cho đất đai sản xuất nông nghiệp bình quân ngày càng giảm. Nguyên nhân này làm cho thu nhập từ nông nghiệp thấp, lực lượng lao động nhàn rỗi tăng nhanh. Nghành nghề phi nông nghiệp thu hút nguồn lao động nhàn rỗi rất mạnh. Ngành nghề phi nông nghiệp thu hút nguồn lao động nhàn rỗi này làm giảm tình trạng không có việc làm lúc nông nhàn và lực lượng lao động ít ruộng trong thời vụ nông nghiệp. Chúng ta không coi một số ngành nghề là phụ nữa mà hãy coi chúng như nghề thực thụ bởi nhiều nơi, nhiều ngành nghề mang lại cho người lao động thu nhập cao hơn từ sản xuất nông nghiệp. Các làng nghề hoạt động sẽ thu hút được nguồn vốn từ bên ngoài, uan trong hơn sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong dân. Từng gia đình, từng hộ thì số vốn tự có là không lớn nhưng với ưu thế số đông nguồn vốn được sử dụng là rất lớn. Nguồn vốn tự có trong dân đó không chỉ là vốn bằng tiền, mà đó còn là vốn cố định trong xây dựng cơ bản. Hầu hết các ngành nghề sản xuất đều tiết kiệm sử dụng diện tích nhà ở ( như nghề mộc, nghề làm bún, nghề dệt...) tiết kiệm được lượng vốn rát lớn cho xây dựng nhà xưởng. Một vấn đề quan trọng của phát triển làng nghề là góp phần và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, làm giảm tỷ xuất trọng của ngành nông nghiệp trong thu nhập của vùng Nông thôn, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị. Làng nghề không chỉ có vai trò quan trọng trong bản sắc văn hoá dân tộc. Một số hàng hoá thủ công truỳen thống đã vượt lên khỏi hàng hoá tiêu dùng thông thường mà nó mang tính nghệ thuật cao, đặc trưng cho văn hoá làng xã Việt Nam. Bạn bè quốc tế biết tới Việt Nam qua những sản phẩm này. Chúng ta cần gìn giữ và không ngừng phát triển những văn hoá tốt đẹp ẩn chứa trong các sản phẩm này. Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước và ở Việt Nam. Tổng quan làng nghề trên thế giới. Lịch Sử kinh tế của xã hội loài người bắt đầu từ sự sử dụng những sản phẩm sẵn có của tự nhiên, chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp ( cây, trái cây, động vật tự nhiên.. ) để bảo đảm cuộc sống củ họ. Theo thời gian trí óc của loài người không ngừng phát triển, họ đã tự sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu để đảm bảo sự tồn tại. Xã hội với những thể chế nhát định hình thành. Khi nền sản xuất chưa phát triển quốc gia nào cũng chỉ có nền kinh tế nông nghiệp là chính. Sự phát triên như vũ bão của khoa học, kỹ thuật đã đưa một số nước phát triển thành những nước sản xuất công nghiệp. Đó là về sau còn trước đó quốc gia nào cũng có nông thôn, cũng có những sản phẩm truyền thống đặc trưng cho quốc gia đó và được bảo lưu tới ngày nay. Để hiểu sâu hơn về làng nghề truyền thống của Việt Nam, sự xem xét tìm hiểu làng nghề ở các quốc gia trên thế giới là việc làm có ý nghĩa và thực sự cần thiết. Chúng ta xem rằng sự phát triển làng nghề ở các quốc gia đó có gì khác với Việt Nam, những hạn chế, những tích cực của họ. * Cộng hoà liên bang Đức: Cũng như các nước công nghiệp châu Âu khác quá trình công nghiệp hoá đất nước bắt đầu từ sự phát triển của ngành công nghiệp nặng. Tất nhiên rằng khi đó ngành thủ công nghiệp bị coi nhẹ và không được chú trọng đầu tư phát triển. Nừu trước đây tỷ trọng của ngành này không nhỏ trong GDP với trình độ kỹ thuạt, tay nghề lao động cao thì hiện nay nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé và trình độ tay nghề lao động thấp kém. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đó? Do công nghiệp phát triển sẽ thu hút nhiều lao động vào làm việc, kéo theo nhiều lao động làm dịch vụ hơn là làm nghề truyền thống. Tuy vậy các làng nghề thủ công mỹ nghệ vẫn tồn tại với quy mô sản xuất trung bình. Hình thức này xuyên suốt từ cơ sở đến liên bang. Hình thức tổ chức quy mô như hộ, doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ được hưởng sự ưu đãi về thuế, vốn... Của Nhà nước, kết quả này có được do sự nhận thức vì một nền kinh tế bền vững của các nhà lãnh đạo Đức. * Nhật Bản: Nhật bản là tên một quốc gia mà hầu hết dân số thế gới đều biết đến và thán phục vì sự thông minh của con người Nhật Bản vì một sự phát triển kinh tế thần kỳ mà nhiều quốc gia trên thế giới hằng mơ ước, một quốc gia mà người ta biết có nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn lạc hậu nhưng vẫn là một nước công nghiệp phát triển vào hàng đầu thế giới. Tuy thế nước Nhật luôn luôn còn tồn tại nông thôn, ngành nông nghiệp luôn được chú trọng phát triển. Đặc biệt các làng nghề truyền thống trong nông thôn Nhật Bản được duy trì và không ngừng phát triển, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn là hộ. Hiện nay ở Nhật có 867 nghề tiểu thủ côn