Để hoàn thành luận văn “ Phát triển mô hình nhà cung ứng nội dung trên website ecomviet.vn (Trung tâm phát triển Thương mại điện tử, Bộ Công Thương )” em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong bộ môn Tác nghiệp, trường Đại học Thương mại Hà Nội, các cán bộ chuyên gia của Trung tâm phát triển Thương mại điện tử, Bộ Công Thương.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ này, đặc biệt là cảm ơn thầy Trần Hoài Nam – Bộ môn Tác nghiệp – người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ông Trần Hữu Linh – phó cục trưởng Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin và các cán bộ của Trung tâm phát triển Thương mại điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận các tài liệu chuyên ngành để hoàn thành việc làm luận văn tốt nghiệp của em.
73 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển mô hình nhà cung ứng nội dung trên Website ecomvietvn (Trung tâm phát triển Thương mại điện tử, Bộ Công Thương), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thu
Lớp : K41i2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn “ Phát triển mô hình nhà cung ứng nội dung trên website ecomviet.vn (Trung tâm phát triển Thương mại điện tử, Bộ Công Thương )” em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong bộ môn Tác nghiệp, trường Đại học Thương mại Hà Nội, các cán bộ chuyên gia của Trung tâm phát triển Thương mại điện tử, Bộ Công Thương.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ này, đặc biệt là cảm ơn thầy Trần Hoài Nam – Bộ môn Tác nghiệp – người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ông Trần Hữu Linh – phó cục trưởng Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin và các cán bộ của Trung tâm phát triển Thương mại điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận các tài liệu chuyên ngành để hoàn thành việc làm luận văn tốt nghiệp của em.
Tuy nhiên, trong bài Luận văn này của em còn nhiều khiếm khuyết và thiếu sót, em mong được các thầy cô, các chuyên gia và các bạn đồng môn đóng góp thêm ý kiến.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÓM LƯỢC
Internet ra đời thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại của nhân loại. Internet đã mang lại cho chúng ta một kho kiến thức mà không một thư viện, một bộ bách khoa toàn thư nào khác có thể so sánh được. Internet cũng là môi trường kinh doanh vô cùng hiệu quả và đây chính là xuất phát điểm để Thương mại điện tử được ra đời.
Thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới đang có xu hướng phát triển mạnh, con người có thể ngồi tại nhà để mua sắm mọi thứ theo ý muốn, cả người mua và người bán đều tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian. Để có thể đón bắt được cơ hội kinh doanh cũng như vượt qua thử thách trong thị trường kinh doanh toàn cầu thì việc nhanh chóng ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh đã được khẳng định là một chiến lược quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng loại hình này để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tìm dối tác, mở rộng thị trường, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian…
Như vậy, thương mại điện tử có rất nhiều lợi ích trong đời sống xã hội của chúng ta cả về kinh tế, văn hóa và chính trị. Biết được tầm quan trọng đó hiện nay em đang tập trung vào nghiên cứu các vấn đề về thương mại điện tử để đưa ra các ý kiến, đề xuất của mình, đóng góp một phần nhỏ bé trong sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
TÓM LƯỢC 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU 8
DANH MỤC HÌNH VẼ 9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 10
1.1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 10
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI 12
1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 12
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 13
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 13
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH
CUNG ỨNG DVKT 14
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 14
2.1.1. Thương mại điện tử 14
2.1.2. Mô hình kinh doanh 16
2.1.3. Mô hình nhà cung ứng nội dung… 16
2.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 17
2.2.1. Các yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh 17
2.2.2. Các yếu tố của mô hình nhà cung ứng nội dung 19
2.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 21
2.3.1. Mô hình cung cấp nội dung thông tin và giải trí 21
2.3.2. Sự phát triển của Báo mạng điện tử 22
2.3.3. Các website cung cấp thông tin về thương mại điện tử của Việt Nam 25
2.4. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 26
CHƯƠNG 3
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ MÔ HÌNH NHÀ CUNG ỨNG TRÊN WEBSITE ECOMVIET.VN 27
3.1. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1.1. Hệ thống phương pháp thu thập dữ liệu 27
3.1.1.1. Phương pháp thứ cấp 27
3.1.1.2. Phương pháp sơ cấp 28
3.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN MÔ HÌNH NHÀ CUNG ỨNG NỘI DUNG 29
3.2.1. Tổng quan tình hình liên quan đến mô hình nhà cung ứng nội dung 29
3.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến mô hình nhà cung ứng nội dung 30
3.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến mô hình nhà cung ứng nội dung 31
3.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THỨ CẤP 34
3.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU SƠ CẤP 36
3.4.1. Kết quả điều tra trắc nghiệm vấn đề nghiên cứu 36
3.4.2. Kết quả tổng hợp đánh giá của chuyên gia 39
CHƯƠNG 4
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT
TRIỂN MÔ HÌNH NHÀ CUNG ỨNG NỘI DUNG TRÊN WEBSITE ECOMVIET.VN 41
4.1. CÁC PHÁT HIỆN VÀ KẾT LUẬN QUA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 41
4.1.1. Những kết quả đạt được 41
4.1.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 43
4.1.3. Vấn đề cần giải quyết 45
4.1.4. Vấn đề cần giải quyết 45
4.2. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NHÀ CUNG ỨNG NỘI DUNG 45
4.2.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới 45
4.2.2. Định hướng của Trung tâm phát triển Thương mại điện tử 46
4.2.3. Phạm vi đề tài giải quyết 47
4.3. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NHÀ CUNG ỨNG NỘI DUNG TRÊN WEBSITE ECOMVIET.VN 47
4.3.1. Một số đề xuất,giải pháp phát triển mô hình cung ứng nội dung trên website www.ecomviet.vn 47
4.3.1.1. Xây dựng nội dung cho mô hình cung ứng nội dung trên trên website www.ecomviet.vn 47
4.3.1.2. Phát triển dịch vụ GTGT cho mô hình cung ứng nội dung trên website www.ecomviet.vn 50
4.3.1.3. Xây dựng chiến lược quảng bá cho mô hình cung ứng nội dung TMĐT 52
4.3.1.4. Phát triển công tác nghiên cứu khách hàng và tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung 53
4.3.1.5. Tăng cường nguồn nhân lực về TMĐT 55
4.3.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước 55
4.3.2.1. Nâng cao nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thương mại điện tử ở các doanh nghiệp 55
4.3.2.2. Phát triển hạ tầng công nghệ TMĐT 56
4.3.2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo chính quy thương mại điện tử 56
4.3.2.4. Đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về thương mại điện tử 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC 58
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA 59
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN 62
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU THỨ CẤP 65
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU SƠ CẤP 67
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBNV Cán bộ nhân viên
CD Đĩa compact
CNTT Công nghệ thông tin
EcomViet Trung tâm phát triển Thương mại điện tử
ECVN Cổng thương mại điện tử quốc gia
GIF Định dạng trao đổi hình ảnh
GTGT Giá trị gia tăng
JPEG Nén dữ liệu thất thoát
SPSS Phần mềm phân tích thống kê dữ liệu
TCKT Tài chính kế toán
TMĐT Thương mại điện tử
UNCITRAL Luật thương mại quốc tế
VN Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh………17
Bảng 2 : Năng lực nhân sự……………………………………..65
Bảng 3 : Kết quả hoạt động năm 2008………………………..66
Bảng 4: Mục đích sử dụng Internet của doanh nghiệp…………70
Bảng 5: Yếu tố cần thiết trang thông tin TMĐT……………….70
Bảng 6 : Đối tượng sử dụng website…………………………..70
Bảng 7 : Lợi thế cạnh tranh……………………………………71
Bảng 8 : Hiệu quả xây dựng mô hình………………………….71
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Sự cần thiết của việc xây dựng trang thông tin TMĐT…67
Hình 2 : Yếu tố cần thiết trang thông tin TMĐT……………….67
Hình 3: Tỷ lệ các loại hình dịch vụ GTGT……………………..68
Hình 4 : Đối tượng sử dụng website…………………………….68
Hình 5 : Lợi thế cạnh tranh……………………………………..69
Hình 6 : Trở ngại trong xây dựng mô hình…………………….69
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Có thể nói cách đây 5 năm, thương mại điện tử vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng đến bây giờ, bức tranh thương mại điện tử Việt Nam hiện tại đã có rất nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, các doanh nghiệp bây giờ rất quan tâm tới việc ứng dụng thương mại điện tử, đặc biệt là trong cái bối cảnh kinh doanh hiện tại rất khó khăn và nhiều sự cạnh tranh. TMĐT Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và dần trở thành phương thức kinh doanh không thể thiếu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt Nam rất cần các công cụ, phương thức mới để làm sao có thể tồn tại trong cái môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Và để tiếp tục duy trì hoạt động và mục tiêu kinh doanh của mình thì thương mại điện tử là một phương thức mới. Có thể là doanh nghiệp chưa thấy cái hiệu quả ngay nhưng mà chỉ trong vòng một vài năm nữa, trong tương lai gần, họ sẽ thấy được cái lợi thế của thương mại điện tử. Bởi lẽ, đây cũng là trào lưu chung của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Chính vì vậy Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ cũng như sự quan nhiều hơn nữa của người tiêu dùng để các doanh nghiệp TMĐT ngày càng phát triển hơn nữa.
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý Nhà nước về thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành Công Thương; có nhiệm vụ: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án quy chế quản lý về Thương mại điện tử và công nghệ thông tin; quản lý hệ thống, hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức các hoạt động cung cấp thông tin, thẩm định các dự án công nghệ thông tin; chủ trì hợp tác quốc tế về thương mại điện tử, xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án tài trợ của nước ngoài, các tổ chức quốc tế về phát triển thương mại điện tử và công nghệ thông tin...
Với sự phát triển mạnh mẽ và vai trò quan trọng của Thương mại điện tử trong bối cảnh đất nước tham gia ngày càng sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đã mang lại nhiều bước tiến sáng cho bức tranh Thương mại điện tử đầy sôi động tại Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời của Trung tâm Phát triển thương mại điện tử. Là đơn vị đầu mối thực hiện kế hoạch phát triển Thương mại điện tử, thời gian qua Trung tâm Phát triển thương mại điện tử đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về thương mại điện tử, đào tạo, hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử, quảng bá thương hiệu. Website www.ecomviet.vn của Trung tâm phát triển TMĐT- Bộ Công Thương là 1 website hữu hiệu trong việc trợ giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng TMĐT vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu diễn ra ngày càng sâu sắc và tính phi biên giới của thương mại điện tử, hợp tác quốc tế và các vấn đề liên quan đến TMĐT được các quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm. Chính vì vậy thông tin về TMĐT có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là thông tin trong nước mà bao gồm cả thông tin nước ngoài. Người tham gia TMĐT luôn có nhu cầu nắm bắt được nhiều thông tin về TMĐT để được cập nhật, chủ động trong các hoạt động sắp tới của mình. Hiện tại ở Việt Nam chưa có trang thông tin chính thức và đầy đủ nào để hỗ trợ các doanh nghiệp về TMĐT, vì vậy em xin xây dựng một trang thông tin riêng trên website ecomviet.vn, thứ nhất cung cấp cho người đọc tin tức, tình hình, các chính sách pháp luật về TMĐT, thứ hai cung cấp kiến thức, kinh nghiệm ứng dụng TMĐT, thứ ba là tư vấn, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nhận thức, tổng hợp kiến thức chuyên ngành và xét từ điều kiện thực tế, em quyết định nghiên cứu đề tài: “Phát triển mô hình nhà cung ứng nội dung trên website ecomviet.vn (Trung tâm phát triển Thương mại điện tử, Bộ Công Thương)”
1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về mô hình cung ứng nội dung.
- Khảo sát và đánh giá về việc triển khai mô hình nhà cung ứng nội dung trên website ecomviet.vn.
- Căn cứ vào cơ sở lý luận và phân tích đưa ra hệ thống giải pháp cho mô hình nhà cung ứng nội dung trên website ecomviet.vn.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình nhà cung ứng nội dung trên website ecomviet.vn.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại trung tâm phát triển TMĐT, Bộ Công Thương.
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trên cơ sở nghiên cứu, đi sâu phân tích đề tài luận văn tốt nghiệp của em gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
- Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về mô hình nhà cung ứng nội dung trên website
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứ
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH NHÀ CUNG ỨNG NỘI DUNG TRÊN WEBSITE
. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1. Thương mại điện tử
* Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
* Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".
* Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử.
*Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
* Các đặc trưng của Thương mại điện tử:
- Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
- Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
- Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
- Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.
Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh là bố trí các hoạt động kế hoạch hoá (trong một số trường hợp được nói đến như các quá trình kinh doanh) nhằm mục đích thu lợi nhuận trên một thị trường. mô hình kinh doanh là trọng tâm của một kế hoạch kinh doanh. kế hoạch kinh doanh là tài liệu mô tả mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp. một mô hình kinh doanh thương mại điện tử nhằm mục đích khai thác và tận dụng những đặc trưng riêng có của internet và web.
Mô hình nhà cung ứng nội dung
Mô hình nhà cung ứng nội dung là mô hình cung cấp nội dung phân phối các nội dung thông tin như tin tức, âm nhạc, tranh ảnh, băng hình và các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng số hoá thông qua web.
2.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh
Bảng 1: Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh
Các yếu tố
Câu hỏi then chốt
Mục tiêu giá
trị
Tại sao khách hàng nên mua hàng của doanh nghiệp?
Mô hình
doanh thu
Doanh nghiệp sẽ kiếm tiền như thế nào?
Cơ hội thị
trường
Thị trường doanh nghiệp dự định phục vụ là gì? Phạm vi của nó như thế nào?
Môi trường
cạnh tranh
Đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường là những ai?
Lợi thế cạnh
tranh
Những lợi thế riêng có của doanh nghiệp trên thị trường đó là gì?
Chiến lược thị
trường
Kế hoạch xúc tiến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng như thế nào?
Sự phát triển
của tổ chức
Các kiểu cấu trúc tổ chức mà doanh nghiệp cần áp dụng để thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình?
Đội ngũ quản lí
Những kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng của đội ngũ lãnh đạo trong công việc điều hành
+ Mục tiêu giá trị: mục tiêu giá trị của một doanh nghiệp là điểm cốt yếu của mô hình kinh doanh, là cách thức để sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
+ Mô hình doanh thu: mô hình doanh thu là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận, và mức lợi nhuận lớn hơn trên vốn đầu tư. Chức năng của một tổ chức kinh doanh là tạo ra lợi nhuận và thu được doanh lợi trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác.
+ Cơ hội thị trường: thuật ngữ cơ hội thị trường nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp (thị trường là phạm vi giá trị thương mại thực tế hoặc tiềm năng mà ở đó doanh nghiệp dự định hoạt động) và toàn bộ cơ hội tài chính tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được từ thị trường đó.
+ Môi trường cạnh trạnh: môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nói đến phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp khác kinh doanh các sản phẩm cùng loại trên cùng thị trường, môi trường cạnh tranh là một trong các căn cứ quan trọng để đánh giá tiềm năng của thị trường.
+ Lợi thế cạnh tranh: lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng sản xuất một loại sản phẩm có chất lượng cao hơn và/hoặc tung ra thị trường một sản phẩm có mức giá thấp hơn hầu hết (hoặc toàn bộ) các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên trong thực tế, các doanh nghiệp còn cạnh tranh với nhau về phạm vi hoạt động, những điều kiện thuận lợi liên quan đến nhà cung ứng, người vận chuyển hoặc nguồn lao động, cũng có thể là sự vượt trội hơn so với các đối thủ về kinh nghiệm, về tri thức hoặc sự trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp.
+ Chiến lược thị trường: trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược và việc thực hiện chiến lược marketing thường được các doanh nghiệp rất coi trọng. Mọi khái niệm và ý tưởng kinh doanh sẽ đều trở nên vô nghĩa nếu doanh nghiệp không thể đưa các sản phẩm hay doanh nghiệp của mình tới các khách hàng tiềm năng.
+ Sự phát triển có tổ chức: các doanh nghiệp cần có một hệ thống tổ chức đảm bảo thực thi có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược kinh doanh.
+ Đội ngũ quản trị: đội ngũ quản trị là trong các nhân tố quan trọng nhất của một mô hình kinh doanh chịu trách nhiệm xây dựng các mẫu công việc trong doanh nghiệp.
Các yếu tố của mô hình nhà cung ứng nội dung
Với tốc độ phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, càng ngày chúng ta càng khám phá được nhiều ứng dụng của Internet đối với mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Mặc dù vậy, “nội dung thông tin”, bao gồm tất cả các hình thức của tài sản trí tuệ, vẫn là một trong những ứng dụng rộng rãi nhất của Internet cho tới nay. Tài sản trí tuệ là tất cả các dạng biểu hiện của con người được thể hiện qua các phương tiện hữu hình như văn bản, đĩa compact (CD) hoặc các nội dung trên web.
* Nhà cung cấp nội dung lấy nguồn thu từ việc phân phối, mua bán các nội dung thông tin như tin tức, âm nhạc, tranh ảnh, băng hình và