Kinh tế thị trư ờng là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ xã hội hóa
cao. Trong nền kinh tế thị trường yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra đều là đối
tượng tự do buôn bán trên thị trường kể cả sản phẩm của chất xám. Lợi nhuận
là đ ộng lực chi phối các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Trước kia
trong môi trư ờng cạnh tranh đó là nền kinh tế thị trường tự điều tiết. Ngày nay
cạnh tranh không hoàn hảo đó là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước ở mức độ nhất định tùy mỗi nước.
Đây là thành tựu chung của văn minh nhân loại chứ không phải mang
tính đặc thù của Chủ nghĩa Tư bản. Tuy nhiên việc áp dụng và thực hiện mô
hình kinh tế thị trường trên thế giới rất đa dạng và phong phú. Ở các nước tư
bản phát triển, mô hình kinh tế thị trường đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi
thăng trầm, tiến hóa theo thời gian cùng với sự phát triển của lực lượng sản
xuất và qua các quan hệ kinh tế dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật ngày nay là cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Hầu hết các nước
đang phát triển đều thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường đã thu
được một số thành công hay thất bại. Có một số nước thành công đạt được sự
tăng trưởng kinh tế nhanh ổn định như các nước công nghiệp mới ở Đông
Á(NICs) và các nền kinh tế công nghiệp hóa mới(NIEs). Nhưng nhiều nước
lại thất bại, kinh tế tăng trưởng chậm luôn bị khủng hoảng thậm chí suy thoái
như các nước ở Châu Phi và Mỹ Latinh.
Thực tế cho thấy thực tiễn và lý luận về mô hình kinh tế thị trường hết
sức phong phú đa dạng và phức tạp, không thể áp dụng máy móc mô hình
kinh tế thị trường của nước này cho nước khác được.Nó luôn là bài toán đầy
thách thức đối với bất cứ nước nào muốn phát triển nền kinh tế thị trường.
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4742 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa coi đó là đuờng lối chiến lược nhất quán trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sv: Nguyễn Thu Hằng
Luận văn:
“Phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN coi đó là đuờng lối chiến
lược nhất quán trong suốt thời kì quá độ
lên CNXH ở Việt Nam”
Sv: Nguyễn Thu Hằng
A. Lời giới thiệu
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ xã hội hóa
cao. Trong nền kinh tế thị trường yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra đều là đối
tượng tự do buôn bán trên thị trường kể cả sản phẩm của chất xám. Lợi nhuận
là động lực chi phối các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Trước kia
trong môi trường cạnh tranh đó là nền kinh tế thị trường tự điều tiết. Ngày nay
cạnh tranh không hoàn hảo đó là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước ở mức độ nhất định tùy mỗi nước.
Đây là thành tựu chung của văn minh nhân loại chứ không phải mang
tính đặc thù của Chủ nghĩa Tư bản. Tuy nhiên việc áp dụng và thực hiện mô
hình kinh tế thị trường trên thế giới rất đa dạng và phong phú. Ở các nước tư
bản phát triển, mô hình kinh tế thị trường đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi
thăng trầm, tiến hóa theo thời gian cùng với sự phát triển của lực lượng sản
xuất và qua các quan hệ kinh tế dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật ngày nay là cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Hầu hết các nước
đang phát triển đều thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường đã thu
được một số thành công hay thất bại. Có một số nước thành công đạt được sự
tăng trưởng kinh tế nhanh ổn định như các nước công nghiệp mới ở Đông
Á(NICs) và các nền kinh tế công nghiệp hóa mới(NIEs). Nhưng nhiều nước
lại thất bại, kinh tế tăng trưởng chậm luôn bị khủng hoảng thậm chí suy thoái
như các nước ở Châu Phi và Mỹ Latinh.
Thực tế cho thấy thực tiễn và lý luận về mô hình kinh tế thị trường hết
sức phong phú đa dạng và phức tạp, không thể áp dụng máy móc mô hình
kinh tế thị trường của nước này cho nước khác được.Nó luôn là bài toán đầy
thách thức đối với bất cứ nước nào muốn phát triển nền kinh tế thị trường.
Quán triệt tinh thần đó công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt
Nam do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thực hiện bắt đầu từ năm 1986
Sv: Nguyễn Thu Hằng
chuyển từ nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà
nước theo định hướng XHCN. Đến Đại gội lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định
“Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN coi đó là đuờng lối
chiến lược nhất quán trong suốt thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam”.
Hiện nay khoảng cách giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế
giới còn rất lớn. Vì vậy muốn thu hẹp khoảng cách đó chúng ta cần xây dựng
một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ổn định, vững mạnh để có
thể phát huy được tính ưu việt của XHCN đưa nền kinh tế đi lên nhanh chóng.
Với ba phần và các trang đề án kinh tế chính trị bày sẽ nói lên được vì
sao nước ta phải phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, một số
giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta và quá trình phát triển kinh tế
thị trường ở Thủ đô Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn thư viện trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân,
em xin cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Thành đã giúp
em hoàn thành đề án kinh tế chính trị này. Tuy nhiên trong đề án kinh tế chính
trị này chưa thể nói hết được những vấn đề của Việt Nam nói chung và Hà
Nội nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế chính trị. Chắc chắn không
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong có sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy để đề
án của em hoàn chỉnh hơn.
Sv: Nguyễn Thu Hằng
B. Nội dung chính
I – Sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam
1. Sự cần thiết khách quan:
Để hiểu rõ nguyên nhân vì sao phải phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam, trước hết chúng ta cần nắm được những cơ sở
khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Thứ nhất: Do phân công lao động xã hội là cơ sở chung của sản xuất
hàng hóa và ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu cùng với sự
phát triển của phân công lao động thể hiện ở tính phong phú đa dạng và chất
lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường.
Thứ hai: Nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sở hữu toàn dân, sở hữu
tập thể, sở hữu hỗn hợp, do đó tồn tại nhiểu chủ thể kinh tế độc lập lợi ích
riêng, nên quan hệ kinh tế giữa học chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng
hóa tiền tệ.
Thứ ba: Thành phần kinh tế Nhà nước và nền kinh tế tập thể tuy cùng
dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng cáio đơn vị kinh tế vẫn có
sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích
riêng. Mặt khác các đơn v ị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kĩ thuật
công nghệ, trình độ tổ chức quản lí nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất
cũng khác nhau.
Thứ tư: Quan hệ hàng hóa tiền tệ cần thiết trong hệ thống kinh tế đối
ngoại nhất là trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày
càng sâu sắc vì mỗi nước là một quốc gia đặc biệt, là chủ sở hữu các hàng hóa
đưa ra, trao đổi trên thị trường thế giới, sự trao đổi này mang nguyên tắc
ngang giá.
Như vậy kinh tế thị trường ở nước ta là một tồn tại tất yếu, khách quan.
Sv: Nguyễn Thu Hằng
2. Nguyên nhân:
Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự tiếp
thu có chọn lọc những thành tựu của văn minh nhân loại.
Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
trung sản xuất, do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn xã hội hóa cao,
đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành
đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ, lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát
triển của đất nước.
Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng, việc chuyển sang
nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm
năng trong nước và thu hút vốn, kĩ thuật, công nghệ của nước ngoài, giải
phóng được năng lực sản xuất, góp phần quyết định vào việc bảo đảm tăng
trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua.
Đến nay nền kinh tế Việt nam đã từng bước ổn định, Việt nam đang
chuẩn bị chuyển sang giai đoạn phát triển tăng tốc. Hội nghị TW lần thứ IX
của ban chấp hành TW Đảng nêu rõ “Phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ
nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển
nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Hay nghị quyết 01/2004/ NQCP của Chính
phủ cũng một lần nữa nhấn mạnh “ tăng cường thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, trong đó cải thiện môi trường đầu tư là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu”.
Nước ta đang chuyển đổi nền kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế kế koạch
hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa. Hiện nay, nền kinh tế thị trường ở
nước ta còn ở trình độ kém phát triển, bởi cơ sở vật chất còn lạc hậu, nền kinh
tế ít nhiều còn mang tính tự cấp tự túc vì vậy cùng với những nguyên nhân
trên đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN.
Sv: Nguyễn Thu Hằng
II – Những giải pháp để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN
1. Những thành tựu mà kinh tế Việt Nam đã đạt được
Hơn 10 năm, kể từ khi Việt nam bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị
trường định hướng XHCN, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả
và thành tựu đáng mừng làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước, kinh tế thoát
khỏi tình trạng khủng hoảng, hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả.
Của cải xã hội này càng nhiều, hàng hóa ngày càng phong phú đời sống nhân
dân từng bước được cải thiện. Đất nước chẳng những giữ vững được ổn định
chính trị trước chấn động lớn trên thế giới mà còn có những bước phát triển
kinh tế đi lên. Tổng sản phẩm trong nước(GDP) tăng bình quân 7% một năm.
Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là về sản xuất lương thực, nuôi trồng
và khai thác thủy sản. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,5%/ năm. Hệ
thống kết cấu hạ tầng được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập
khẩu phát triển . Quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế với các quốc
gia trên thế giới được tăng cường, không ngừng phát triển mở rộng…
2. Khó khăn và hạn chế của Việt Nam
Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì và gian khổ chống thực dân
Pháp và đế quốc Mĩ, chính những sự tàn phá nặng nề của chiến tranh đã làm
cho xuất phát điểm xây dựng kinh tế ở nước ta rát thấp. Tại đại hội VI(tháng
12/ 1986) Đảng ta đã thừa nhận: “ Trong nhận thức cũng như trong hành
động chúng ta thực sự chưa thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở
nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và tận
dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất”
Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ
khai. Do:
*Cơ sở vật chất – kĩ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh
vực, một số cơ sở kinh tế đã được trang bị kĩ thuật và công nghệ hiện đại,
Sv: Nguyễn Thu Hằng
trong nhiều ngành kinh tế, máy móc cũ kĩ, công nghệ lạc hậu. Do đó năng
suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất của nước ta còn rất thấp so với khu vực
và thế giới(Chỉ bằng 30% mức trung bình của thế giới).
*Kết cấu hạ tầng như hệ thống giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin
liên lạc… còn lạc hậu.
*Nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp sản xuất
nhỏ. Nông nghiệp vẫn sử dụng khoảng 70% lực lượng lao động, nhưng chỉ
sản xuất khoảng 26%GDP.
Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa
đồng bộ.Thị trường hàng hóa dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và đặc
biệt còn nhiều tiêu cực như hàng giả, hàng kém chất lượng, nhập lậu.
*Thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn nhiều trắc trở do các doanh
nghiệp thiếu vốn.
*Thị trường chứng khoán ra đời nhưng còn chưa có nhiều hàng hóa để
mua – bán và mới có rất ít doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia thị trường
này.
Hơn nữa hệ thống quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội của ta còn yếu.
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta nhận định về vấn
đề này như sau: “Cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực
mạnh để phát triển một số cơ chế chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa
sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi. Nhiều cấp nhiều ngành chưa thay thế
sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước không phù hợp, chưa bổ sung
những quy chế, chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng
sản xuất, khai thác nhiều hơn nữa các nguồn lực dồi dào trong các thành
phần kinh tế, các doanh nghiệp, các vùng và toàn xã hội”.
3. Giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
3.1. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
Sv: Nguyễn Thu Hằng
Khi chuyển nền kinh tế sang kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị
trường cần phải đổi mới các sở hữu cũ bằng cách đa dạng hoá các hình thức
sở hữu.
Báo cáo chính trị Đại hội IX khẳng định: “Thựchiện nhất quán chính
sách phát triển kinh tế nhiều thành phần” và “Các thành phần kinh tế kinh
doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng
với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của kinh tế quốc
dân”.
Trong những năm tới cần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà
nước, muốn vậy cần tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế Nhà
nước trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, sắp xếp lại khu vực
doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá cà đa dạng hoá
sở hữu đối với những doanh nghiệp Nhà nước. Không cần nắm 100%
vốn.Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó hợp tác
xã là nòng cốt. Nhà nước giúp đỡ các hợp tác xã xây dựng phương án sản
xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, khuyến khích kinh tế cá thể tiểu chủ
phát triển ở cả thành thị và nông thôn. Phát triển kinh tế tư bản tư nhân dưới
các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế tư nhân trong và ngoài nước tạo
điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hướng vào mục tiêu phát triển
các sản phẩm xuất khẩu, khả năng cạnh tranh gắn thu hút vốn với thu hút
công nghệ hiện đại.
3.2. Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa
học công nghệ, trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là cơ sở chung của sản xuất và trao đổi hàng
hóa vì vậy để sản xuất và trao đổi hàng hóa phải đẩy mạnh phân công lao
động xã hội do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định.
Sv: Nguyễn Thu Hằng
Chúng ta cần rút ngắn thời gian công nghiệp hoá so với những nước đi
trước. Trang bị kĩ thuật, công nghệ hiện đại cho các ngành các lĩnh vực của
nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, tiến hành phân công
lại lao động và phân bổ dân cư trong phạm vi cả nước từng vùng, từng ngành,
từng địa phương hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thác tốt nhất
các nguồn lực của đất nước, tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững.
3.3. Tiếp tục tạo lập toàn bộ những yếu tố thị trường đổi mới và nâng cao
hiệu quả quản lý của nền kinh tế nhà nước, kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam mới được bắt đầu, trình độ thấp, vì vậy phải đổi mới mạnh
mẽ tư duy hơn nữa đẩy mạnh hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị
trường. Đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc
còn sơ khai như: Thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất
động sản, thị trường khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng
cao sức mua của thị trường trong nước.
3.4. Phải đổi mới sâu rộng cơ chế quản lý kinh tế, phát huy những yếu tố tích
cực của cơ chế thị trường triệt để để xoá bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng
cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước, đấu tranh có hiệu quả
chống các hành vi tham nhũng, lãng phí gây phiền hà, nhà nước tạo môi
trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp
tác để phát triển bằng chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách, kết hợp
sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước để định hướng phát triển kinh tế xã
hội, khai thác hợp lý các nguồn lực của đất nước, đảm bảo cân đối vĩ mô nền
kinh tế, điều tiết thu nhập, kiểm tra thanh tra mọi hoạt động kinh doanh theo
quy hoạch của pháp luật.
Việc xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ và
vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với sự phát triển ckt hàng hóa ở nước ta.
Sv: Nguyễn Thu Hằng
Tiếp tục đổi mới công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh
tế. Trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng và thực hiện hệ thống các cơ chế
chính sách, pháp luật, đổi mới công tác kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
tăng cường công tác thông tin kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, công tác
kế toán, thống kê, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ
trong công tác dự báo, kiểm tra tình hình thực hiện ở cả cấp vĩ mô và doanh
nghiệp.
3.5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
Chúng ta phải mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế để thu hút vốn, công
nghệ hiện đại, khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước để phát triển
kinh tế.
Khi mở rộng quan hệ kinh tế phải quán triệt nguyên tắc bình đẳng cùng
có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau, mở rộng kinh tế đối ngoại theo
hướng đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại.
Trong tình hình hiện nay cần đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là
trọng điểm của kinh tế đối ngoại, giảm dần nhập siêu, ưu tiên nhập khẩu tư
liệu sản xuất để phục vụ, tranh thủ mọi khả năng bằng nhiều hình thức thu hút
vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần
hướng vào nhiều lĩnh vực, những sản phẩm có công nghệ cao, tiên tiến và có
tỷ trọng xuất khẩu cao.
3.6. Giải quyết các vần đề xã hội, hướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã
hội, thực hiện công bằng xã hội, coi đây là một nội dung rất quan trọng của
định hướng XHCN, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội mới. Điều đó
chẳng những tạo động lực mạnh mẽ nhằm phát triển sản xuất, tăng năng suất
lao động mà còn thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích
nhân dân làm giàu chính đáng và hợp pháp.
Trong tình hình cụ thể ở Việt Nam hiện nay, phải bằng nhiều giải pháp
tạo ra nhiều việc làm mới chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an
toàn vệ sinh lao động, phòng chống tai tệ nạn và bệnh nghề nghiệp, từng bước
Sv: Nguyễn Thu Hằng
mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an ninh xã hội, sớm xây dựng và thực
hiện chính sách bảo hiểm cho người lao động thất nghiệp, cải cách cơ bản tiền
lương đối với cán bộ, công chức, khuyến khích người có tài, người làm việc
giỏi.Tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, chăm sóc người có
công đối với đất nước, đẩy mạnh phong trào chống tội phạm…
3.7. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Đây là vấn đề có tính nguyên tắc và là nhân tố quyết định bảo đảm định
hướng XHCN của nền kinh tế thị trường, cũng như toàn bộ sự nghiệp phát
triển của đất nước.Đây là một trong những bài học lớn nhất được rút ra trong
những năm đổi mới.
Càng đi vào kinh tế thị trường, thực hiện dân chủ hoá xã hội, mở rộng
quan hệ hợp tác quốc tế càng phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản.Đảng đề ra đường lối, chiến lược phát triển đất nước.Thực tế
cho thấy vó một số nước chỉ cần một chút mơ hồ buông lỏng sự lãnh đạo của
Đảng lập tức tạo điều kiện cho các thế lực thù địch chống phá, cướp chính
quyền.
III - Hà Nội với kinh tế thị trường định hướng XHCN
1. Tình hình kinh tế Hà Nội những năm gần đây
Cùng với sự đi lên của đất nước, nền kinh tế của thủ đô cũng có rất
nhiều khởi sắc trong những năm vừa qua.Năm năm qua kinh tế Thủ đô phát
triển nhanh và khá toàn diện, hầu hết các chỉ số đều đạt hoặc vượt mức kế
hoạch. Tổng sản phẩm quốc nội tăng bình quân 11,1%/năm, cao hơn mức
tăng trưởng chung của cả nước. Đáng mừng là cơ cấu kinh tế từng bước
chuyển dịch đúng hướng, theo xu hướng hiện đại hoá, biểu hiện rõ nét theo
định hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Tỷ trọng lần lượt các lĩnh
vực trên trong GDP là 57,5% - 40,5% - 2%. Kinh tế Hà Nội dang có sự thay
đổi mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cũng được nâng lên.
Giá trị sản lượng công nghiệp tăng 19%/năm trong 5 năm qua, vượt chỉ tiêu
kế hoạch là 14,5% - 15,5%/năm. Giá trị sản xuất và doanh thu dịch vụ của
Sv: Nguyễn Thu Hằng
toàn thành phố tăng bình quân 10,5%/năm. Hà Nội ngày càng khẳng định vị
trí là trung tâm các loại hình dịch vụ tiên tiến: ngân hàng, bảo hiểm, bưu
chính viễn thông… Ngành thương mại đã tập trung khai thác thị trường nội
địa đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu. Quý I năm 2006 kim ngạch xuất khẩu trên
địa bàn Hà Nội đạt 776,83 triệu USD, tăng 18,9% so với cùng kì năm trước.
Trong đó xuất khẩu địa phương tăng 30,4%. Kim ngạch nhập khẩu quý I của
thành phố đạt 2,85 tỷ USD tăng 14,4%.
Theo phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – ông Vũ Văn Minh, tổng
doanh thu năm 2005 trên địa bàn Hà Nội đạt 26,33 tỷ đồng tăng 18,77% so
với cùng kì năm trước tổng thu năm 2005 tăng 1,85 lần so với năm 2001.
Năm 2005 nhiều dòng vốn đã chuyển hướng đổ về Hà Nội: Vốn ODA đạt
32.500 tỷ đồng. Nền kinh tế Thủ đô Hà Nội đứng trước rất nhiều cơ hội và
thách thức lớn, những cơ hội nổi bật sẽ tạo thế và lực, là bước đà cho sự phát
triển của Hà Nội như khơi dậy nguồn lực bên trong, thu hút nguồn lực bên
ngoài, chuyển giao công nghệ… Mặt khác những thách thức đặt ra trước xu
thế hội nhập và phát triển là dễ lâm vào tình trạng bị tổn thương và chịu tác
động xấu của rủi ro thị