Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam

Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia; trình độ phát triển của nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt và tối đa nguồn nhân lực nên đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá chỉ trong vài thập kỷ. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó có vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, với nội dung cụ thể là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020 thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”.

pdf178 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN KIM TUYỂN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN KIM TUYỂN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 62 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Lê Thị Vân Hạnh 2. TS. Hoàng Mai HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Những nội dung trong bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Lê Thị Vân Hạnh và TS. Hoàng Mai. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nghiên cứu sinh Nguyễn Kim Tuyển LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã giảng dạy và tận tình truyền đạt những nội dung, chuyên đề nghiên cứu rất bổ ích và chuyên sâu về quản lý công, giúp nghiên cứu sinh tiếp thu được nhiều kiến thức để nghiên cứu, học hỏi và áp dụng cho quá trình công tác và thực thi công vụ trong cơ quan. Nghiên cứu sinh chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Thị Vân Hạnh và TS. Hoàng Mai đã định hướng và tận tình giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Nghiên cứu sinh chân thành cảm ơn các thày, cô Khoa Sau đại học, Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự và các khoa liên quan thuộc Học viện Hành chính Quốc gia, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ, đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu tạo điều kiện tốt nhất để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song luận án khó tránh khỏi những thiếu sót, nghiên cứu sinh mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia, các nhà khoa học và các anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài ngành môi trường để luận án được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 2 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................................................... 13 1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ...................... 14 1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường........................................................................................................... 20 1.3. Những vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu ........................................... 24 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 26 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM ............................................................................................................ 27 2.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 27 2.1.1. Nguồn nhân lực .............................................................................................. 27 2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................................. 30 2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam. ................................................................................................ 34 2.2. Vai trò của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ...................... 35 2.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực............................................................................ 35 2.2.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực ........................................................... 36 2.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực ....................................................... 37 2.3.1. Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo, bồi dưỡng .................................... 40 2.3.2. Phát triển nguồn nhân lực thông qua tuyển dụng ......................................... 44 2.3.3. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác quy hoạch ........................... 45 2.3.4. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đánh giá ............................. 46 2.3.5. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác bổ nhiệm ............................. 46 2.3.6. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác luân chuyển ........................ 47 2.3.7. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác thu hút, đãi ngộ .................. 48 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ...................................................................... 49 2.4.1. Những yếu tố bên trong .................................................................................. 49 2.4.2. Những yếu tố bên ngoài ................................................................................. 51 2.5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường ................................................................................................... 53 2.5.1. Phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường qua đào tạo, bồi dưỡng ....... 53 2.5.2. Phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường qua tuyển dụng, sử dụng ..... 56 2.5.3. Bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường cho Việt Nam...57 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 58 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM ..... 60 3.1. Thực trạng nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam .......................................................................................... 60 3.1.1. Khái quát tình hình phát triển và cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ....................................................................... 60 3.1.2. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ................................................................................................................ 64 3.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam ................................................................ 75 3.2.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường .................................................................................... 75 3.2.2. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ................................................................................................................ 85 3.2.3. Công tác quy hoạch nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ................................................................................................................ 88 3.2.4. Công tác đánh giá nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ................................................................................................................ 90 3.2.5. Công tác bổ nhiệm nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ................................................................................................................ 93 3.2.6. Công tác luân chuyển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ................................................................................................................ 96 3.2.7. Chế độ thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ................................................................................................... 100 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam .............................................................. 108 3.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 108 3.3.2. Những hạn chế, bất cập ............................................................................... 112 3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................ 114 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 121 Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 .......................................... 123 4.1. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ................................................................................................. 123 4.1.1. Nhu cầu về số lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước ngành môi trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................. 125 4.1.2. Nhu cầu về trình độ của nguồn nhân lực QLNN ngành môi trường đến năm 2020 và năm 2030. ................................................................................................. 125 4.1.3. Nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực quản lý nhà nước ngành môi trường đến năm 2020 và đến năm 2030 ............................................. 126 4.2. Quan điểm và định hướng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ........................................................................ 132 4.2.1. Quan điểm và định hướng của Đảng .......................................................... 132 4.2.2. Quan điểm của luận án về phát triển nguồn nhân lực cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường .......................................................................................... 134 4.3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam ....................................................................... 135 4.3.1. Nhóm giải pháp chung ................................................................................. 135 4.3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng ....................................................... 137 4.3.3. Nhóm giải pháp về tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực........................... 141 4.3.4. Nhóm giải pháp khác ................................................................................... 148 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................. 150 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 157 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CNH Công nghiệp hoá CTQG Chương trình Quốc gia ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng HĐH Hiện đại hoá HVCTQGHCM Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh HVHCQG Học viện Hành chính Quốc gia KHXH Khoa học xã hội NXB Nhà xuất bản NNL Nguồn nhân lực NNLCLC Nguồn nhân lực chất lượng cao PTNNL Phát triển nguồn nhân lực PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ QLNN Quản lý nhà nước TN&MT Tài nguyên và Môi trường XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Số lượng nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường ................................................................................................... 65 Biểu đồ 3.2: Độ tuổi của nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam ................................................................................... 66 Biểu đồ 3.3: Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước môi trưởng ở Trung ương .................................................................... 68 Biểu đồ 3.4: Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường cấp tỉnh ................................................................... 68 Biểu đồ 3.5: Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường cấp huyện ............................................................... 69 Biểu đồ 3.6: Chuyên ngành đào tạo nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam ................................................................ 70 Biểu đồ 3.7: Trình độ lý luận chính trị ở Trung ương ................................... 72 Biểu đồ 3.8: Trình độ lý luận chính trị ở cấp tỉnh ......................................... 73 Biểu đồ 3.9: Trình độ lý luận chính trị ở cấp huyện ...................................... 73 Biểu đồ 3.10: Trình độ quản lý hành chính nhà nước ................................... 74 Biểu đồ 3.11: Số liệu đào tạo dài hạn nâng cao trình độ chuyên môn ........... 78 Biểu đồ 3.12: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hàng năm ....... 80 Biểu đồ 3.13: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài ................ 80 Biểu đồ 3.14: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ........................... 81 Biểu đồ 3.15: Kết quả bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước .... 83 Biểu đồ 3.16: Kết quả tuyển dụng NNL của ngành môi trường giai đoạn 2011-2015 .................................................................................................... 87 Biểu đồ 3.17: Kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ........................... 89 Biểu đồ 3.19: Kết quả đánh giá NNL ở cấp tỉnh giai đoạn 2011-2015 ......... 92 Biểu đồ 3.20: Kết quả đánh giá NNL ở cấp huyện giai đoạn 2011-2015 ..... 92 Biểu đồ 3.21: Kết quả bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý ............................ 94 Biểu đồ 3.22: Kết quả bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý ....................... 95 Biểu đồ 3.23: Kết quả luân chuyển NNL lãnh đạo, quản lý .......................... 97 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết về công tác luân chuyển, điều động của lãnh đạo cấp cục, vụ ..................................................................................... 98 Bảng 3.2: Đánh giá mức độ cần thiết về công tác luân chuyển, điều động của lãnh đạo cấp phòng ....................................................................................... 98 Bảng 3.3: Đánh giá mức độ hài lòng về vị trí đang giữ của lãnh đạo cấp cục, vụ ............................................................................................................... 101 Bảng 3.4: Đánh giá mức độ hài lòng về vị trí đang giữ của lãnh đạo cấp phòng ................................................................................................................... 102 Bảng 3.5: Đánh giá về lựa chọn vị trí làm việc của lãnh đạo cấp vụ ........... 104 Bảng 3.6: Đánh giá về lụa chọn vị trí làm việc của lãnh đạo cấp phòng ..... 104 Bảng 3.7: Đánh giá mức độ hợp lý trong công tác tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực là lãnh đạo cấp cục, vụ ................................................................. 105 Bảng 3.8: Đánh giá mức độ hợp lý trong công tác tuyển dụng, sử dụng NNL lãnh đạo cấp phòng ..................................................................................... 106 Bảng 3.9: Nhu cầu nguồn nhân lực ngành môi trường đến năm 2020 và năm 2030 ........................................................................................................... 125 Bảng 3.10: Nhu cầu đào tạo về trình độ đến năm 2020 và năm 2030 ......... 125 Bảng 3.11. Nhu cầu đào tạo đại học và sau đại học theo chuyên ngành về môi trường......................................................................................................... 127 Bảng 3.12. Nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về môi trường ...... 130 Bảng 3.13: Đánh giá mức độ cần thiết về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của cán bộ lãnh đạo cấp cục, vụ.................................................................. 131 Bảng 3.14: Đánh giá mức độ cần thiết về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của cán bộ lãnh đạo cấp phòng ................................................................... 131 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia; trình độ phát triển của nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt và tối đa nguồn nhân lực nên đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá chỉ trong vài thập kỷ. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó có vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, với nội dung cụ thể là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020 thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Lý thuyết và thực tiễn phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới cho thấy nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những khuyến nghị của Liên hợp quốc cũng như 2 những quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng ta cho thấy sự thừa nhận vai trò to lớn, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực trong sự phát triển đất nước và nhân loại, là nhân tố hàng đầu, quyết định thành công hay thất bại của các quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc,... đều đánh giá cao vai trò của NNL ngành môi trường là yếu tố quyết định nhất trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế và an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo và cải thiện, công tác bảo vệ môi trường cũng luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đã thu được những kết quả quan trọng. Vai trò của công tác bảo vệ môi trường được đặt ngang tầm với các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghị quyết là cơ sở quan trọng, định hướng cho việc hoạch định đường lối, thể chế hóa các chính sách, pháp luật cho công tác bảo vệ môi trường ở nước ta. Trong đó đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh;
Luận văn liên quan