Phát triển thương mại trong nước 2006 - 2010, định hướng đến 2020

Mười năm qua, thương mại trong nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nên sự biến đổi sâu sắc trên thị trường, góp phần phục vụ ngày một tốt hơn sản xuất và đời sống cũng như sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Vị trí, vai trò của thương mại trong nước được nhận thức rõ hơn, nhất là vào những năm cuối của thập kỷ 90, khi xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực làm cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam sút giảm. Nhờ mở rộng thị trường nội địa mà giữ được nhịp độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế giai đoạn 1996 - 2000 ở mức 7%/năm. Thương mại trong nước phát triển đã tiếp tục góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 cao hơn giai đoạn 1996 - 2000 với tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 7,5%/năm. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đối chiếu với vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, thương mại trong nước đang còn những hạn chế và yếu kém, trong đó chủ yếu là về tổ chức và hoạt động. Xét về tổng thể, thương mại trong nước còn yếu về năng lực tài chính, kém về hạ tầng kỹ thuật và thấp về trình độ chuyên nghiệp. Tiếp theo Nghị quyết 12 của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng XHCN (1996), Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010", để phát triển mạnh hơn nữa thương mại trong nước, qua đó tạo cơ sở cho phát triển xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng, tạo tiền đề cho chủ động hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Thương mại xây dựng và triển khai thực hiện Đề án "Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020".

doc45 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển thương mại trong nước 2006 - 2010, định hướng đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ THƯƠNG MẠI ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 2006 - 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020" Mười năm qua, thương mại trong nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nên sự biến đổi sâu sắc trên thị trường, góp phần phục vụ ngày một tốt hơn sản xuất và đời sống cũng như sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Vị trí, vai trò của thương mại trong nước được nhận thức rõ hơn, nhất là vào những năm cuối của thập kỷ 90, khi xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực làm cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam sút giảm. Nhờ mở rộng thị trường nội địa mà giữ được nhịp độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế giai đoạn 1996 - 2000 ở mức 7%/năm. Thương mại trong nước phát triển đã tiếp tục góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 cao hơn giai đoạn 1996 - 2000 với tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 7,5%/năm. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đối chiếu với vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, thương mại trong nước đang còn những hạn chế và yếu kém, trong đó chủ yếu là về tổ chức và hoạt động. Xét về tổng thể, thương mại trong nước còn yếu về năng lực tài chính, kém về hạ tầng kỹ thuật và thấp về trình độ chuyên nghiệp. Tiếp theo Nghị quyết 12 của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng XHCN (1996), Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010", để phát triển mạnh hơn nữa thương mại trong nước, qua đó tạo cơ sở cho phát triển xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng, tạo tiền đề cho chủ động hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Thương mại xây dựng và triển khai thực hiện Đề án "Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020". PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 10 NĂM QUA (1996 - 2005) I. NHỮNG THÀNH TỰU Mười năm qua, hoạt động thương mại trong nước đã đạt được những thành tựu quan trọng, đó là: 1. Thương mại trong nước liên tục phát triển với tốc độ cao, nhờ đó đã đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, phục vụ tiêu dùng, phát triển xuất khẩu; góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBLHH) liên tục tăng qua các năm: Giai đoạn 1996-2000: - Năm 1996: đạt 145.874 tỷ đồng, - Năm 2000: đạt 220.410,6 tỷ đồng, - Tốc độ tăng bình quân hàng năm: gần 11%/năm. Giai đoạn 2001-2005: - Năm 2001: đạt 245.315 tỷ đồng, - Năm 2005: đạt 480.300 tỷ đồng, - Tốc độ tăng bình quân hàng năm: 18,3%/năm. Tính chung trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của TMBLHH luôn cao từ 1,5 - 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ (biểu 1phần Phụ lục). Đóng góp của thương mại trong nước vào GDP cũng gia tăng liên tục qua các năm: - Năm 1996: 43.125 tỷ đồng, - Năm 2000: 62.836 tỷ đồng; - Năm 2001: 67.788 tỷ đồng, - Năm 2005: 113.768 tỷ đồng. Tính chung, đóng góp của thương mại trong nước chiếm tỉ trọng khoảng 13,5 - 14 % trong GDP, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến (khoảng 20%) và ngành nông nghiệp (khoảng 16 - 18%) (biểu 2 phần Phụ lục). Thương mại trong nước hàng năm đã giải quyết thêm hàng trăm ngàn việc làm cho xã hội. Giai đoạn 2001-2005: - Năm 2001: có 4.046.500 lao động, - Năm 2005: có 5.192.200 lao động, - Số lao động tăng thêm trong 5 năm: trên 1.100.000 người, - Tỉ lệ lao động tăng bình quân hàng năm: 6,3%/năm. Đến năm 2005, lao động của ngành chiếm trên 12% tổng lao động xã hội, tương đương với ngành công nghiệp chế biến và bằng 1/6 số lao động trong ngành nông nghiệp. Khả năng tạo việc làm của ngành thương mại cao hơn so với bình quân chung của toàn nền kinh tế quốc dân. Nếu như tỉ lệ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 về việc làm của toàn nền kinh tế là 2,6%, thì tỉ lệ đó của thương mại trong nước là 6,3% (biểu 3 phần Phụ lục). 2. Cơ cấu nền thương mại biến đổi sâu sắc, từng bước tạo ra một thị trường ngày càng cạnh tranh và hoạt động thương mại ngày càng hiệu quả Sự phát triển nhanh của khu vực kinh tế tư nhân, sự xuất hiện các nhà đầu tư có vốn nước ngoài và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã làm cho ngành thương mại biến đổi sâu sắc. Từ chỗ một nền thương mại chủ yếu do nhà nước độc quyền đã chuyển sang một nền thương mại đa thành phần. Nhờ đó đã từng bước tạo ra một thị trường ngày càng cạnh tranh, tạo ra nhiều cơ hội ngày càng thuận tiện cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn hàng hoá, tạo ra một hệ thống thương mại hoạt động ngày càng có hiệu quả. Đến năm 2004 cả nước có khoảng 54.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên 1.000 DN có cổ phần của nhà nước, trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình (trong tổng số 2,9 triệu hộ kinh doanh của cả nước) hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong nước. Ngoài ra, còn có trên 50 chi nhánh và trên 5.000 văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại… Nếu như năm 1996 tỉ trọng trong TMBLHH của khu vực kinh tế nhà nước là 21,3%, của khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 77,5% và của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1,2% thì 10 năm sau (2005) tỉ trọng trên đã có sự chuyển dịch mạnh, tương ứng là 13% - 83,3% và 3,7%. Tính chung cho giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng bình quân hàng năm về mức BLHH của khu vực kinh tế nhà nước là 5,94%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 12% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 17,9%; giai đoạn 2001 - 2005 có tốc độ tăng bình quân tương ứng là 11% - 18,9% và 46,1% (biểu 4 phần Phụ lục). Hoạt động thương mại phát triển trên cơ sở mở rộng thị trường trong nước đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nhờ đó đã góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Từ chỗ trên 66% quỹ tiêu dùng cuối cùng của dân cư được thực hiện thông qua bán lẻ ở giai đoạn 1996-2000 và nâng lên trên 76% ở giai đoạn 2001-2005, chứng tỏ thương mại trong nước ngày càng gắn bó và tác động sâu sắc đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân (xem Biểu 5 phần Phụ lục). 3. Mô hình tổ chức kinh doanh phát triển đa dạng, xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh tiên tiến, hiện đại Hệ thống chợ truyền thống ngày một phát triển, chủ yếu ở khu vực nông thôn, nhất là từ khi có Nghị định 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 559/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đã xuất hiện nhiều loại hình chợ mới: chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ hoa - sinh vật cảnh, chợ văn hoá - du lịch, chợ ẩm thực…Tính đến hết năm 2005, cả nước có 9.063 chợ, trong đó có khoảng 165 chợ đầu mối cấp vùng và cấp tỉnh. Chợ được phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn với 6.788 chợ, chiếm 74,9% và là loại hình tổ chức thương mại trong nước chủ yếu ở địa bàn này; còn lại khu vực thành thị có 2.275 chợ, chiếm 25,1%. Số chợ hoạt động có hiệu quả chiếm tới 97,9%, mang ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội cho nhân dân, nhất là ở nông thôn và miền núi. Hệ thống phân phối hiện đại, bao gồm nhiều loại hình như trung tâm thương mại (TTTM), siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh bán hàng theo phương thức tiến bộ đang có xu hướng phát triển nhanh ở khu vực thành thị. Lúc đầu, các loại hình này tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. HCM, nhưng vài năm trở lại đây đã phát triển rộng ra các thành phố khác (Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,…). Nếu như cuối năm 1995 mới chỉ có 12 siêu thị tại 6/64 tỉnh và thành phố, thì đến 2005 đã có trên 200 siêu thị, 30 TTTM tại 30/64 tỉnh và thành phố; khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi, hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh phân bố rộng khắp cả nước. Một số doanh nghiệp đã thiếp lập được hệ thống phân phối mang tính chuyên nghiệp cao, ổn định, gắn kết chặt chẽ giữa các khâu trên cơ sở phân chia thị trường theo khu vực địa lý, có các kho hàng bán buôn, các trung tâm logistics làm nhiệm vụ đặt hàng, phân loại, bao gói, chế biến và cung ứng hàng hoá cho mạng lưới bán lẻ, kèm theo các chương trình chăm sóc khách hàng, tiếp thị, phát triển thương hiệu... cho toàn hệ thống của doanh nghiệp. Thương mại điện tử mới xuất hiện nhưng đang có xu hướng phát triển tích cực. Ngoài việc xây dựng Website giới thiệu hình ảnh công ty, lĩnh vực kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng (giao dịch B2B- “doanh nghiệp với doanh nghiệp”), các sàn giao dịch điện tử và các chợ "ảo" mua bán trên mạng (giao dịch B2C - “doanh nghiệp với người tiêu dùng” và C2C – “người tiêu dùng với người tiêu dùng”) xuất hiện ngày một nhiều, thu hút đông khách hàng, nhất là giới khách hàng trẻ tuổi tham gia với số lần giao dịch thành công ngày càng tăng. Các nhóm, mặt hàng được giao dịch qua phương thức này chủ yếu là sản phẩm công nghệ thông tin, kỹ thuật số, sách, báo, ảnh, hoa, quà lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ…Nếu như năm 1999, doanh số của phương thức mua bán này mới chỉ đạt 8,2 tỉ đồng thì đến năm 2003 đã tăng đến 52,56 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao (2000: 38,5%, 2001: 42%, 2002: 61% và năm 2003: 102,5%). 4. Hệ thống phân phối của doanh nghiệp có bước phát triển mới, sự liên kết để tạo ra hệ thống phân phối giữa các doanh nghiệp từng bước được hình thành Hệ thống phân phối theo "chuỗi" bắt đầu được hình thành và có xu hướng phát triển như là một tất yếu khách quan của lý thuyết "qui mô kinh tế" trong lĩnh vực phân phối. Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh với chuỗi hơn 15 siêu thị và hàng chục cửa hàng tiện lợi mang tên Saigon Co.op, Công ty XNK INTIMEX với chuỗi 8 siêu thị mang tên INTMEX, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ An Phong với chuỗi 5 siêu thị MAXIMARK, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng với chuỗi 10 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh mang tên CITIMART, Tổng công ty Dệt may Việt Nam với chuỗi 17 siêu thị và 19 cửa hàng chuyên doanh thời trang mang tên VINATEX…Quá trình thành lập, kéo dài các chuỗi vẫn đang trên đà tiếp tục phát triển trong những năm tới. Sử dụng phương thức nhượng quyền thương mại để mở rộng mạng lưới bán hàng, khai thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp nhỏ trở thành hệ thống có qui mô lớn và có trình độ tổ chức cao đang ngày một phát triển, như Công ty TNHH Cà phê Trung Nguyên có trên 1.000 cửa hàng, Công ty TNHH An Nam có 12 cửa hàng Phở 24, Công ty Kinh Đô với hàng chục hiệu bánh "Kinh Đô Bakery"…Nhiều doanh nghiệp đang có chương trình hình thành và phát triển mạnh hệ thống chuỗi theo phương thức nhượng quyền như Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ G7 với hệ thống phân phối G7 Mart (bao gồm các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, TTTM), Công ty cổ phần Hoang Corp. với hệ thống cửa hàng tiện lợi 24-Seven, Công ty TNHH Phạm Trang với hệ thống cửa hàng tiện lợi Small Mart 24h/7... Quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp ngày càng phong phú về hình thức và đa dạng về nội dung, thực hiện trên cơ sở tích hợp thế mạnh của nhau (vốn, đất đai, kinh nghiệm quản lý, thương hiệu…) để tạo ra những liên minh mạnh hơn, có qui mô kinh doanh lớn hơn. Công ty Xây dựng VINACONEX và Công ty Thương mại Tràng Tiền hợp tác xây dựng và vận hành TTTM Tràng Tiền PLAZA, Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh liên doanh, hợp tác với một số doanh nghiệp thương mại ở địa phương để xây dựng các siêu thị, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn đang có kế hoạch cùng với Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh thiết lập chung một hệ thống phân phối… Quá trình tích tụ, liên kết, liên doanh đã và sẽ góp phần làm thay đổi cấu trúc, diện mạo thị trường trong nước theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới. II. NHỮNG TỒN TẠI Mười năm qua hoạt động thương mại trong nước cũng bộc lộ không ít tồn tại, đó là: 1. Thương mại trong nước phát triển còn mang nặng tính tự phát, chưa thiết lập được các mô hình tổ chức thị trường phù hợp, chưa định hình được hệ thống lưu thông một cách hợp lý Hoạt động thương mại trong nước tuy có phát triển nhưng mang nặng tính tự phát, chủ yếu là nhờ vào sự giải phóng các năng lực nội sinh của toàn xã hội được tạo ra bởi sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, khuyến khích nhiều thành phần tham gia làm cho khối lượng sản phẩm làm ra gia tăng, kéo theo nhu cầu trao đổi mua bán trong xã hội tăng lên mạnh mẽ. Hệ thống phân phối với các kênh lưu thông hàng hoá, với các loại hình thương mại cũng theo đó mà tự phát hình thành là chủ yếu. Nhìn chung, trên thị trường nội địa chưa xác lập được các mô hình tổ chức hoạt động thương mại có tính hệ thống với mối liên kết cao và ổn định, gắn bó với sản xuất, bám sát với tiêu dùng, phù hợp với dung lượng thị trường trên từng địa bàn cụ thể nhằm bảo đảm lưu thông thông suốt và ngày càng mở rộng, bảo đảm mua bán thuận lợi và ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Nhiều hàng hoá chưa định hình được kênh lưu thông. Mối liên kết giữa lưu thông với sản xuất, giữa các khâu và các công đoạn trong quá trình lưu thông hàng hoá, giữa các loại hình tổ chức và các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực lưu thông chưa được xác lập một cách hợp lý, dựa trên cơ sở hài hoà về lợi ích. Các hình thức tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… ra đời theo kiểu "mạnh ai nấy làm", thiếu qui hoạch và định hướng phát triển. 2. Đại bộ phận các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại có qui mô kinh doanh nhỏ, tính chuyên nghiệp trong quản lý và kinh doanh thấp Phần lớn doanh nghiệp thương mại có qui mô nhỏ, vốn ít, nguồn nhân lực thiếu về số lượng, yếu về trình độ để tổ chức hệ thống phân phối phát triển theo hướng hiện đại. Năm 2004, bình quân 1 doanh nghiệp có 72 lao động và 24 tỉ đồng tiền vốn, trong đó doanh nghiệp của ngành ngành thương mại có qui mô nhỏ nhất: 18 lao động và 6 tỉ đồng vốn. Nếu tính cả hộ kinh doanh cá thể thì qui mô trên sẽ còn nhỏ đi rất nhiều. Do qui mô nhỏ, vốn ít nên mua bán qua nhiều tầng nấc và chồng chéo; bán chịu, bán trả chậm và bán qua đại lý vẫn là phương thức kinh doanh phổ biến. Hoạt động thương mại được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức giao dịch, mua bán theo kiểu truyền thống; hàng hoá lưu thông chủ yếu vẫn qua các kênh truyền thống (chợ, cửa hàng độc lập của hộ kinh doanh, cửa hàng của các công ty bán buôn và bán lẻ truyền thống, nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng). Các phương thức kinh doanh tiến bộ như liên kết "chuỗi", nhượng quyền thương mại; các loại hình tổ chức giao dịch thương mại hiện đại như sàn giao dịch, trung tâm đấu giá, mua bán trung gian trên mạng, chợ “ảo”… chỉ mới manh nha hình thành, chưa nhiều và chưa mạnh. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại trong nước chưa áp dụng quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO; việc quản trị hàng tồn kho, xử lý đơn đặt hàng, tổ chức vận chuyển, thông tin và báo cáo…đều còn ở trình độ công nghệ thấp và chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế (quá trình nạp dữ liệu, tổng hợp, quản lý xuất nhập hàng hoá đều được tự động hoá trên cơ sở ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin). Trên thị trường chưa xuất hiện những doanh nghiệp lớn để định hướng và tổ chức lưu thông, định hướng và liên kết với sản xuất và xuất nhập khẩu. Muốn có một nền thương mại hiện đại phải có được có một đội ngũ thương nhân mạnh với những doanh nghiệp lớn có mô hình kinh doanh hiện đại, có phương thức kinh doanh tiên tiến, phát triển mang tính "đầu tàu" để lôi kéo, liên kết các doanh nghiệp khác lại, tạo thành một hệ thống phân phối hiện đại, phát triển bền vững. 3. Hoạt động thương mại trong nước chưa trở thành một nhân tố để tạo ra khả năng tự điều chỉnh của thị trường theo hướng tích cực cũng như chưa trở thành một công cụ để bảo đảm sự can thiệp vĩ mô của Nhà nước vào thị trường thật sự có hiệu quả Nước ta có một nền kinh tế mở, phần lớn các vật tư, thiết bị, nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ đầu vào của các ngành sản xuất đều phụ thuộc nguồn nhập khẩu (xăng dầu, sắt thép, phân bón, hoá chất, chất dẻo; thiết bị, nguyên phụ liệu của các ngành may mặc, dày dép, điện tử, tân dược…), do vậy thị trường trong nước rất dễ bị tác động mỗi khi thị trường thế giới biến động. Do hệ thống phân phối chưa được tổ chức tốt, không tạo lập được mối liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến người tiêu dùng trong dây chuyền phân phối sản phẩm, khả năng kiểm soát giá cả của doanh nghiệp đối với các đại lý còn yếu kém đã làm cho khả năng tự điều chỉnh của thị trường kém nhanh nhạy, các biện pháp can thiệp của Nhà nước khó phát huy hiệu quả. Hậu quả là sự tác động của thị trường thế giới đến thị trường nước ta thường lớn hơn so với các nước. 4. Kết cấu hạ tầng thương mại vẫn còn yếu kém, lạc hậu; khối lượng hàng hoá lưu thông qua các loại hình kinh doanh hiện đại còn chiếm tỉ trọng nhỏ, qua các loại hình kinh doanh truyền thống, lạc hậu vẫn là chủ yếu và mang tính phổ biến Chợ ở khu vực nông thôn (kể cả khu vực thành thị) vẫn còn không ít chợ tạm, chợ họp ngoài trời, chợ họp lề đường. Hầu hết cửa hàng bán lẻ truyền thống đều có diện tích nhỏ, trung bình chỉ 11,8 m2/ cửa hàng với trang thiết bị thô sơ, lao động chân tay là chủ yếu. TTTM và siêu thị mới chỉ bắt đầu phát triển ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với qui mô chưa lớn, trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa theo được chuẩn mực quốc tế. Hiện cả nước có trên 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics nhưng đều là doanh nghiệp có qui mô nhỏ, chỉ đảm nhận những khâu đơn lẻ trong chuỗi hoạt động logistics dưới dạng đại lý, làm thuê cho các hãng nước ngoài. Hoạt động logistics hiện đại theo đúng nghĩa hoàn chỉnh của dịch vụ này chưa được các doanh nghiệp trong nước ứng dụng, triển khai. Hàng hoá đến người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống (khoảng 44%), qua hệ thống phân phối hiện đại (TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,..) mới chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng. Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp như UNILEVER, P & G, Công ty Sữa Việt Nam VINAMILK, Tổng công ty Xăng dầu PETROLIMEX…có hệ thống thống phân phối được tổ chức chặt chẽ, tạo được sự gắn kết giữa các khâu, quản lý theo địa bàn, phát triển theo mục tiêu, còn lại đại bộ phận là hoạt động tự phát, mối liên kết giữa các thành viên trong kênh còn lỏng lẻo, tùy thuộc vào lợi nhuận kiếm được tại từng thương vụ. Nhược điểm chung của hệ thống phân phối hiện nay là có quá nhiều cấp trung gian trong cùng một khâu (bán buôn, bán lẻ), quá nhiều đầu mối trên cùng một khu vực địa lý, có sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên thuộc cùng một doanh nghiệp, khả năng kiểm soát (các chi phí chủ yếu, giá bán, chất lượng, chương trình bán hàng…) toàn bộ hệ thống từ nhà sản xuất, nhập khẩu qua bán buôn đến bán lẻ còn bất cập, do vậy đã không tạo ra được sức mạnh chung trong việc nghiên cứu thị trường, tập trung đơn đặt hàng, định hướng cho sản xuất và hướng dẫn cho tiêu dùng. 5. Trật tự thị trường và văn minh thương mại còn nhiều yếu kém Kỷ cương, pháp luật trong kinh doanh còn bị vi phạm; tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn cho sức khoẻ con người và môi trường sống còn khá phổ biến, gây thiệt hại cho nhà nước, cho người sản xuất và cho người tiêu dùng. Công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ, chính sách và luật pháp trong kinh doanh giữa ngành thương mại với các ngành hữu quan trong nhiều trường hợp còn chồng chéo, chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và thống nhất. Những tồn tại, yếu kém nêu trên đã dẫn đến hệ quả là, thị trường trong nước dễ bị tổn thương mỗi khi thị trường thế giới có biến động; nguồn gốc, chất lượng, giá cả của hàng hoá lưu thông trên thị trường thiếu minh bạch, chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng; văn minh thương mại còn ở trình độ thấp. Doanh nghiệp thương mại hoạt độn
Luận văn liên quan