Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025

GIỚI THIỆU Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) mở đầu cho Thời kỳ Đổi mới đất nước đã đề ra ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực - thực phẩm; Hàng tiêu dùng; Hàng xuất khẩu. Trong đó, Chương trình Hàng xuất khẩu được xác định là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm (1986 - 1990), đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại, xuất khẩu phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngành, các cấp. Đồng thời, Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI của Đảng cũng đã xác định phương hướng phát triển thương mại trong giai đoạn này là tăng nhanh khối lượng xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu, khắc phục cung cách làm ăn ít hiệu quả, tình trạng phân tán, lộn xộn, gây thiệt hại cả ở thị trường trong nước lẫn ngoài nước.

pdf171 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 11590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 Tháng 11 - 2016 PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 Cuốn Kỷ yếu này được xuất bản với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong cuốn Kỷ yếu này là của các tác giả, do đó không thể hiện quan điểm chính thức của Liên minh châu Âu hay Bộ Công Thương. BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI 5PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 GIỚI THIỆU GIỚI THIỆU Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) mở đầu cho Thời kỳ Đổi mới đất nước đã đề ra ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực - thực phẩm; Hàng tiêu dùng; Hàng xuất khẩu. Trong đó, Chương trình Hàng xuất khẩu được xác định là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm (1986 - 1990), đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại, xuất khẩu phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngành, các cấp. Đồng thời, Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI của Đảng cũng đã xác định phương hướng phát triển thương mại trong giai đoạn này là tăng nhanh khối lượng xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu, khắc phục cung cách làm ăn ít hiệu quả, tình trạng phân tán, lộn xộn, gây thiệt hại cả ở thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Những chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển thương mại Việt Nam qua các kỳ Đại hội của Đảng ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua đã xác định “Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu cả quy mô và tỉ trọng, phấn đấu cân bằng xuất nhập khẩu. Chủ động tham gia vào mạng lưới phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam”. Trải qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại Việt Nam đã và đang ngày càng đóng vai trò “xung kích” mở đường và “gắn kết” các hoạt động kinh tế trong nước và với thế giới, góp phần cải thiện sức cạnh tranh cũng như tăng trưởng của nền kinh tế. Hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng được mở rộng cả về thị trường và danh mục hàng hóa, dịch vụ với giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng nhanh, cơ cấu và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được cải thiện theo hướng gia tăng các mặt hàng chế biến, giá trị gia tăng cao... Thương mại trong nước cũng chuyển biến mạnh mẽ theo cơ chế thị trường với tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội thường xuyên đạt ở mức 2 con số, tỷ trọng bán lẻ hàng hóa qua các loại hình thương mại hiện đại tăng nhanh... Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tăng trưởng xuất khẩu trong những năm qua chưa thực sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy đã chuyển dịch mạnh sang hàng chế biến, chế tạo, nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nhập siêu vẫn là nguy cơ, cơ cấu nhập khẩu còn không ít bất cập... Đồng thời, về cơ bản, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tăng trưởng thương mại, vào khai thác tài nguyên, khóang sản, xuất khẩu hàng nông sản thô với hàm lượng chế biến thấp và gia công hàng hóa ở công đoạn thấp của chuỗi giá trị (dệt may, da giày, điện tử). Từ năm 2015, Việt Nam đã ký kết và chuẩn bị ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là các hiệp định quan trọng với các khu vực thị trường lớn như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP 1. TS. Phạm Nguyên Minh 2. TS. Trịnh Thị Thanh Thủy 3. PGS.TS. Đinh Văn Thành 4. PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch 5. PGS.TS. Nguyễn Văn Nam 6. PGS.TS. Hoàng Thọ Xuân 7. PGS.TS. Lê Trịnh Minh Châu 8. TS. Nguyễn Thị Nhiễu 9. TS. Phạm Hồng Tú 10. TS. Lê Huy Khôi 7PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 MỤC LỤC 6 PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 GIỚI THIỆU MỤC LỤC BÀI PHÁT BIỂU ĐỀ DẪN HỘI THẢO........................................................................................................................................................10 PHẦN THỨ NHẤT: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI.................14 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM..........15 PGS.TS. Phạm Tất Thắng Viện Nghiên cứu Thương mại MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆP ĐỊNH TBT CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM...........................................................................................................................................................................................................18 PGS.TS. Đinh Văn Thành, ThS. Đỗ Quang, CN. Nguyễn Thức Viện Nghiên cứu Thương mại NGHIÊN CỨU HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) - MỘT GÓC ĐỘ TIẾP CẬN....................................................................................................................................................................................................................................................27 PGS.TS Nguyễn Xuân Quang Trường Đại học Kinh tế quốc dân XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM..................................................................................................................................................................................................................................................35 TS. Nguyễn Thị Nhiễu Viện Nghiên cứu Thương mại PHẦN THỨ HAI: XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN................................................................................................................................................................... ..........................................................................49 BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025...........50 TS. Phạm Nguyên Minh Viện Nghiên cứu Thương mại PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 1995 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI......................................................................................................................................................................................................................................61 ThS.Trần Thanh Hải Bộ Công Thương PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM: THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP.......75 TS. Phạm Nguyên Minh, ThS. Phùng Thị Vân Kiều Viện Nghiên cứu Thương mại ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU SAU KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU ĐƯỢC KÝ KẾT..........................................................................................................................................91 PGS.TS. Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương mại GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI..................................................................101 TS.Trần Quang Huy Bộ Công Thương Liên minh Kinh tế Á - Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU. Các Hiệp định này có những tiêu chuẩn cao và nội dung chưa từng được đề cập trong các thỏa thuận tự do thương mại trước đó. Như vậy, trong giai đoạn 2016 - 2025, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tham gia ngày càng nhiều vào các quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực trọng tâm. Điều đó, một mặt, sẽ tạo thêm xung lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam với các nền kinh tế trên thế giới. Mặt khác, cũng đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện việc phân phối tài nguyên quốc gia, tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) và cải thiện năng lực cạnh tranh, tính linh hoạt của nền kinh tế... Trong bối cảnh đó, Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025” tại Hà Nội với sự tài trợ của Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư châu Âu (EU - MUTRAP). Hội thảo là một diễn đàn để các nhà khoa học, các chuyên gia cùng các nhà quản lý trao đổi, chia sẻ các nghiên cứu gần đây về các khía cạnh liên quan đến phát triển thương mại Việt Nam. Để phục vụ các bạn đọc quan tâm đến chủ đề của Hội thảo, chúng tôi đã tuyển chọn được 29 báo cáo để biên tập và xuất bản cuốn kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025”. Các báo cáo được chia làm 5 phần: Phần I: Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại Phần II: Xuất nhập khẩu hàng hóa - Thực trạng và định hướng phát triển Phần III: Thị trường và thương mại trong nước - Thực trạng và định hướng phát triển Phần IV: Chuỗi cung ứng và dịch vụ logistic Phần V: Thương mại môi trường và những vấn đề liên quan khác Xin trân trọng giới thiệu cuốn kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025” và mong nhận được ý kiến đóng góp của quý bạn đọc! BAN BIÊN TẬP 9PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 MỤC LỤC 8 PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 MỤC LỤC TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CHO HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM..........................................................................................................................................242 PGS.TS. Hà Văn Sự Trường Đại học Thương mại GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU..........................................................................................................................................................................................252 PGS.TS. Phan Tố Uyên Trường Đại học Kinh tế quốc dân LOGISTICS THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP.......................................................269 TS. Đinh Lê Hải Hà Trường Đại học Kinh tế quốc dân MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG DỆT MAY CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)......................................................279 ThS. Trần Thị Thu Hiền Viện Nghiên cứu Thương mại PHẦN THỨ NĂM: THƯƠNG MẠI MÔI TRƯỜNG & NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHÁC....291 CAM KẾT MÔI TRƯỜNG TRONG TPP: NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI VÀ CÁC CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM.......................................................................................................................................................................................................292 ThS. Trần Huy Hoàn Viện Nghiên cứu Thương mại TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................................................................................................................................................................................................................300 KS. Doãn Công Khánh Viện Nghiên cứu Thương mại TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.....................................................................................................................................................306 ThS. Trần Huy Hoàn, ThS. Võ Thị Kim Tuyến Viện Nghiên cứu Thương mại ThS. Chu Văn Giáp Vụ Khoa học và Công Nghệ - Bộ Công Thương HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI.................................................................................................................................................................................................................................................320 ThS. Đặng Công Hiến, CN. Nguyễn Văn Hoàn Viện Nghiên cứu Thương mại MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐÁNG LƯU Ý VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM...........................................329 TS. Trần Thị Thu Phương Trường Đại học Thương mại TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM...............................................................................................106 TS. Lê Huy Khôi Viện Nghiên cứu Thương mại GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM.........................123 ThS. Đỗ Kim Chi Viện Nghiên cứu Thương mại GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM.................138 ThS. Hoàng Thị Vân Anh Viện Nghiên cứu Thương mại PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP.....................................................................................................................................................................................................149 ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Viện Nghiên cứu Thương mại PHẦN THỨ BA: THỊ TRƯỜNG VÀ THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.............................................................................................................................................................................................165 BÀN VỀ ĐỔI MỚI TƯ DUY CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 10 NĂM TỚI (2016 - 2025)...........................................................................................................................................................................................................166 PGS.TS. Hoàng Thọ Xuân Viện Nghiên cứu Thương mại MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA VIỆT NAM...........................................170 TS. Lưu Đức Hải, Đoàn Thị Thùy Dương Viện Chiến lược phát triển CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP...................................................................177 TS.Trịnh Thị Thanh Thủy, ThS.Vũ Thúy Vinh Viện Nghiên cứu Thương mại BÀN VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.....................................................................................................................................189 TS.Trịnh Thị Thanh Thủy, ThS. Vũ Thúy Vinh Viện Nghiên cứu Thương mại PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 20 NĂM (1996 - 2015) - THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG...........................................................................................................................................................................................................................................202 NCS. Vũ Thị Lộc Viện Nghiên cứu Thương mại PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ..................................................................................................................................................................................................................................225 TS. Phạm Hồng Tú Viện Nghiên cứu Thương mại PHẦN THỨ TƯ: CHUỖI CUNG ỨNG VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC............................................................................241 1110 PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 BÀI PHÁT BIỂU ĐỀ DẪN HỘI THẢO BÀI PHÁT BIỂU ĐỀ DẪN HỘI THẢO Kính thưa các nhà khoa học, Kính thưa các quý vị đại biểu! Trước hết, cho phép tôi thay mặt Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương và Ban tổ chức Hội thảo nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các vị khách quý, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương, các nhà khoa học đại diện các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan bộ, ngành Trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí đã về dự Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025”. Xin kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. Xin kính chúc toàn thể quý vị mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Kính thưa quý vị đại biểu! Thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại Việt Nam đã và đang ngày càng đóng vai trò “xung kích” mở đường và “gắn kết” các hoạt động kinh tế trong nước và với thế giới, góp phần cải thiện sức cạnh tranh cũng như tăng trưởng của nền kinh tế. Hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng được mở rộng cả về thị trường và danh mục hàng hóa, dịch vụ với giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng nhanh, cơ cấu và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được cải thiện theo hướng gia tăng các mặt hàng chế biến, giá trị gia tăng cao... Thương mại trong nước cũng chuyển biến mạnh mẽ theo cơ chế thị trường với tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội thường xuyên đạt ở mức 2 con số, tỷ trọng bán lẻ hàng hóa qua các loại hình thương mại hiện đại tăng nhanh... Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tăng trưởng xuất khẩu trong những năm qua chưa thực sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy đã chuyển dịch mạnh sang hàng chế biến, chế tạo, nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nhập siêu vẫn là nguy cơ, cơ cấu nhập khẩu còn không ít bất cập... Đồng thời, về cơ bản, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tăng trưởng thương mại, vào khai thác tài nguyên, khoáng sản, xuất khẩu hàng nông sản thô với hàm lượng chế biến thấp và gia công hàng hóa ở công đoạn thấp của chuỗi giá trị (dệt may, da giày, điện tử). Kính thưa quý vị đại biểu! Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua đã xác định “Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định thương mại tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu cả quy mô và tỉ trọng, phấn đấu cân bằng xuất nhập khẩu. Chủ động tham gia vào mạng lưới phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam”. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) đã khẳng định “Tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, ký kết, chuẩn bị kỹ các điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tham gia các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư... Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; kết hợp hiệu quả ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Hoàn thiện thể chế để tận dụng cơ hội và phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế, nhất là tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế”. Xuất phát từ bối cảnh và những yêu cầu mới về phát triển thương mại, hôm nay Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025”. Mục đích của Hội thảo nhằm làm rõ cơ sở khoa học để xây dựng định hướng và chính sách phát triển thương mại phục vụ yêu cầu đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện việc phân phối tài nguyên quốc gia, tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) và cải thiện năng lực cạnh tranh, tính linh hoạt của nền kinh tế... Kính thưa quý vị đại biểu! Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 29 bài tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý. Đây là những bài
Luận văn liên quan