Phong cách lãnh đạo độc đoán của Tào Tháo

Dựa trên những lý thuyết môn học “ Tâm lý và nghệthuật lãnh đạo”, từ đềtài đã chọn, nhóm tiến hành xác định mục tiêu nghiên cứu. Nhóm cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ đối với các bạn cùng lớp đểxác định tâm lý quản lý của các bạn, nhằm tạo sựthuận tiện trong việc ứng dụng đềtài nghiên cứu. Bên cạnh đó từ, khi nghiên cứu vềTào Tháo, nhóm sửdụng tài liệu từnhiều nguồn khác nhau sách, báo và internet. Trong đó, Tam Quốc Diễn Nghĩa của tác giả La Quán Trung là tài liệu được nhóm sửdung nhiều, nhưng nhóm không nhìn Tào Tháo theo cái nhìn của La Quán Trung mà chỉdựa vào những sựkiện và đứng trên góc độkhách quan của lịch sử đểnhìn nhận sựviệc.

pdf48 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4216 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phong cách lãnh đạo độc đoán của Tào Tháo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÀI LUẬN Đề Tài: Phong cách lãnh đạo độc đoán của Tào Tháo 2 MỤC LỤC [ \ PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1. LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 4 1.TÍNH KHÍ ........................................................................................................................ 4 2.TÍNH CÁCH .................................................................................................................... 6 3.NĂNG LỰC ..................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ............................................................................... 9 1. GIỚI THIỆU VỀ TÀO THÁO VÀ BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG ................................... 9 1.1 Tiểu sử Tào Tháo ......................................................................................................... 9 1.2 Bối cảnh tác động ....................................................................................................... 22 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ CỦA TÀO THÁO ................................................................................................................................ 12 2.1. Những điểm nổi bật trong tính khí của Tào Tháo ................................................. 13 2.2. Tào Tháo- Chân dung một nhân vật đa tính cách ................................................. 15 2.3. Năng lực cá nhân của Tào Tháo .............................................................................. 21 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ..................................................................................... 34 1. MỤC TIÊU .................................................................................................................. 34 2.BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP 2.1 Bài học kinh nghiệm 2.2 Giải pháp ..................................................................................................................... 34 3. ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ ............................................................................... 38 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................... 1. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 40 2. ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI ................................................................................................... 41 3. PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 42 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 47 3 LỜI MỞ ĐẦU rong một tổ chức, người lãnh đạo bao giờ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, một tổ chức không thể tồn tại nếu không có người lãnh đạo.Vậy như thế nào để trở thành một nhà quản trị thành công? Có rất nhiếu yếu tố tác động nhưng “tâm lý lãnh đạo” chính là nên tảng cho việc đạt được mục tiêu ấy. Đây là một mảng nội dung rất thú vị của “tâm lý nghệ thuật lãnh đạo” mà nhóm chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu để có cái nhìn tổng quát hơn, sâu sắc hơn vế chân dung của một nhà lãnh đạo. Có rất nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng được cả thế giới ghi nhận, và có lẽ trong đó nhiều nhất là Trung Hoa, một quốc gia nổi tiếng với bề dày lịch sử hào hùng. Nhắc đến Trung Hoa, chúng ta không thể không nhắc đến Tào Tháo, một vị mãnh tướng trong lịch sử, người đã thống nhất bảy phần mười lãnh thổ Trung Quốc và đặt nền móng cho nhà Hán thống nhất đất nước sau tnày. Thế nhưng, Tào Tháo lại là nhân vật đã gây bao tranh cãi cho người đời xưa và nay khi một trường phái cho rằng ông là một người mưu mô và xảo quyệt, không đáng tôn trọng, một trường phái khác phản bác điều đó. Vậy đâu mới là Tào Tháo – một nhà lãnh đạo nổi tiếng của lịch sử? và chúng ta học được gì từ vị tướng này? Và đó chính là lý do mà nhóm quyết định chọn nhân vật này để làm sáng tỏ phần nào đề tài về tâm lý của nhà lãnh đạo mà nhóm đang tiến hành nghiên cứu nhằm mang đến một giá trị nào đó cho tất cả những ai đang trong quá trình phát triển mục tiêu lãnh đạo của mình nói chung và các bạn đang nghiên cứu môn “tâm lý nghệ thuật lãnh đạo” nói riêng. Với sự nỗ lực hết sức, nhóm mong muốn đề tài này được thực hiện một cách hoàn thiện nhất và đạt được kết quả đánh giá tốt nhất. Tuy nhiên, những sai sót là điều không thể tránh khỏi. Nhóm chúng tôi rất hân hạnh nhận được những góp ý của thầy và các bạn để hoàn chỉnh đề tài hơn. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe. T 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Dựa trên những lý thuyết môn học “ Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo”, từ đề tài đã chọn, nhóm tiến hành xác định mục tiêu nghiên cứu. Nhóm cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ đối với các bạn cùng lớp để xác định tâm lý quản lý của các bạn, nhằm tạo sự thuận tiện trong việc ứng dụng đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó từ, khi nghiên cứu về Tào Tháo, nhóm sử dụng tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau sách, báo và internet. Trong đó, Tam Quốc Diễn Nghĩa của tác giả La Quán Trung là tài liệu được nhóm sử dung nhiều, nhưng nhóm không nhìn Tào Tháo theo cái nhìn của La Quán Trung mà chỉ dựa vào những sự kiện và đứng trên góc độ khách quan của lịch sử để nhìn nhận sự việc. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH KHÍ, TÍNH CÁCH VÀ NĂNG LỰC Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tương đối ổn định, khó hình thành và mất đi, tạo thành những nét riêng biệt của nhân cách cho phối các quá trình và trạng thái tâm lý của người ấy.Thuộc tính tâm lý bao gồm ba phần chính, đó chính là khí chất, tính cách và năng lực. 1.1 Tính khí Tính khí là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp độ cảu các hoạt động tâm lý trong những hành vi cử chỉ cách nói năng của con người Tính khí là thuộc tính tâm lý cá nhân,gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh tương đối bền vững của con người,là động lực của toàn bộ hoạt động tâm lý của con người và được biểu hiện thông qua các hành vi, cử chỉ, hành động của họ hằng ngày. Hoạt động tâm lý cá nhân biểu hiện ra bên ngoài rất khác nhau: có người hăng hái, hoạt bát, có người ưu tư, lo lắng, có người trầm tính bình thản, có người lại vội vàng nóng nảy… Những biểu hiện như vậy chỉ rõ hoạt động tâm lý của con người mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, đồng đều hay bất thường. Đó chính là tính khí của con người (hay còn gọi là khí chất của cá nhân). Với cách hiểu này có thể nói tính khí của con người chủ yếu bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh của con người và mang tính chất bẩm sinh. Căn cứ vào các hoạt động hệ thần kinh của con người như: Cường độ hoạt động, trạng thái hệ thần kinh… Có thể phân làm 4 loại tính khí cơ bản của con người như sau: 1.1.1 Tính khí linh hoạt. Đây là loại tính khí tương ứng với kiêu thần kinh mạnh cân bằng linh hoạt của hưng phấn, ức chế, nên loại người này hoạt động mạnh mẽ, rất dễ thành lập phản xạ có điều kiện. Họ nhận thức nhanh, nhớ nhanh, phản ứng nhanh. Xúc cảm dễ dàng xuất hiện và bộc lộ, vui tính, lạc quan, tính tình cởi mở, vui vẻ dễ gần và dễ bắt chuyện, liên hệ nhanh chóng với mọi người xung quanh. Họ giao tiếp rông rãi, thân mật.Họ tham gia hăng hái mọi công việc, nhiệt tình và tích cực trong công việc, dễ thích ứng với hoàn cảnh mới. Nhưng họ cũng có một số nhược điểm như nhận thức nhanh mà chưa sâu, tình cảm dễ thay đổi, chan hòa với 6 mọi người xung quanh nhưng dễ hời hợt bề ngoài, hành động thường thiếu kiên trì nhẫn nại. Hành động của họ dễ “phồng” cũng dễ “xẹp”. 1.1.2 Tính khí bình thản Loại tính khí này tương ứng với kiểu thần kinh cân bằng không linh hoạt. Do những thuộc tính thần kinh không linh hoạt nên loại người này khó thành lập phản xạ có điều kiện, nhưng khi đã thành lập thì khó phá vỡ. Loại này có tâm lý bền vững sâu sắc. Họ nhận thức hơi chậm.Tình cảm thường đáo.kìm hãm sự xúc cảm, bề ngoài tưởng chừng như thiếu nhiệt tình, ít chan hòa với mọi người, thiếu cởi mở, dễ bị đánh giá là khinh người. Họ thường bình tỉnh và chính chắn trong hoạt động, ít nói cười, ba hoa, kiên trung thận trọng trong hành động. Năng lực kiềm chế và tự chủ cao, làm việc đều đặn, có mức độ và có phương pháp không tiêu phí sức vô ích. Loại này có nhược điểm là chậm chạp, ít biểu lộ sự hăng hái, xung phong hay do dự nên bỏ lỡ thời cơ,có độ ỳ cao thích nghi với môi trường chậm. 1.1.3 Tính khí nóng nảy Loại tính khí này thường tương ứng với loại thần kinh mạnh và không cân bằng. Tâm lý họ thường biểu hiện một cách mạnh mẽ. Ở họ nhận thức tương đối mạnh nhưng không sâu sắc. Họ vội vàng hấp tấp, nóng vội khi đánh giá sự việc. Đặc biệt họ dễ bị kích thích và khi bị kích thích thì thường phản ứng nhanh và mạnh. Tình cảm của họ bộc lộ mãnh liệt, nhưng dễ thiếu tế nhị. Họ rất thẳng thắng, trung thực quả quyết. Trong công tác họ dũng cảm. Can đảm, hăng hái, sôi nổi.Họ thường là những người thật lòng nói thẳng. Nhược điểm của họ là tính kiềm chế kém, dễ bị xúc động thất thường.Họ nóng nảy, bộp chộp nên phung phí nhiều sức lực mà rất dễ bị kiệt sức.trong việc làm thì họ tỏ ra quả quyết nhưng dễ đi đến chỗ liều mạng.Với loại người này nên cư xử tế nhị, nhẹ nhàng tránh phê bình trực diện. 1.1.4 Tính khí ưu tư. Loại người này tương ứng kiểu thần kinh yếu nên loại người này ít hành động. Họ thường có biểu hiện lo lắng, thiếu tự tin. Nhận thức của họ khá sâu sắc, tế nhị có sự suy nghĩ sâu sắc, chin chắn, năng lực tưởng tượng dồi dào, lường trước được hậu quả của hành động. Tình cảm của họ bền vững và thắm thiết.cởi mở với người xung quanh với thái 7 độ dịu hiền và rất dễ dàng thông cảm với mọi người. Hay tư lự nhưng trong những hoàn cảnh bình thường, quen thuộc họ làm việc tốt và có trách nhiệm với những công việc đã được phân công. Nhược điểm chủ yếu của loại người này là thiếu tinh thần vươn lên, dám nghĩ, dám làm. Những tác động bên ngoài đặc biệt là những tác đông mạnh dễ làm cho họ e ngại. sợ sệt, họ kém khả năng làm quen với người xung quanh. Nhìn bề ngoài họ có vẻ ủy mị, yếu đuối. 1.2 Tính cách Là sự kết các thuộc tính tâm lý cơ bản và bền vững của con người mà những thuộc tính ấy biểu thị thái độ của con người đối với hiện thực và biểu hiện trong hành vi của con người. Mỗi một thuộc tính được gọi là một nét tính cách. Ở mỗi con người có nhiều nét tính cách, có những tính cách tốt như chăm chỉ, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực..và những đặc tính xấu như kiêu ngạo, hẹn nhát, dối trá…Một con người có cả những nét tốt và những nét xấu. Tính cách còn là thái độ của con người đối với người khác, là cư sử của con ngươi đối với xã hội, nó chính là bộ mặt đạo đức của con người. Tính cách được hình thành do ảnh hưởng của môi trường sống và giáo dục của mỗi người. Nhưng tính cách cũng có một phần do bẩm sinh mà ra. 1.2.1 Biểu hiện Cấu trúc của tính cách co hai mặt: mặt nội dung và mặt hình thức Mặt nội dung là hệ thống thái độ của con người, bao gồm thái độ đối với xã hội như ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, sự tôn trọng con người, sự lịch sử, văn hóa…) thái độ với lao động( chăm chỉ, lười biếng, tích cực, tinh thần trách nhiệm) và thái độ với bản thân( sự khiêm tốn, sự kiêu ngạo, tính tự trọng…). Hệ thống thái độ của con người là mặt bên trong, mặt quan trọng ta thường gọi là tư tưởng của con người. Mặt hình thức của tính cách là sự biểu hiện ra bên ngoài của thái độ. Đây là hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng…của con người, là sự cư sử của con người đối với người khác. Nội dung và hình thức của tính cách có quan hệ phức tạp, vai trò của con người thể hiện ở hành vi ứng xử của họ ví dụ như một người tôn trọng người khác ta có thể dễ dàng nhận ra qua cách họ chào hỏi.Trong trường hợp này từ hành vi ta có thể suy ra được thay độ, nói chung một thái độ tốt thường thể hiện ra được hành vi tốt. 8 Ta cần chú ý đến 4 kiểu người sau đây: Kiểu Tên gọi Biểu hiện Kiểu 1 Nội dung tốt hình thức tốt Là kiểu người toàn diện, có thái độ tốt, hành vi cử chỉ cũng tốt, đối xử vơi mọi người tốt. Người có thể tin tưởng được. Kiểu 2 Nội dung xấu hình thức xấu Là kiểu người xấu toàn diện, con người có bản chất xấu và hành vi cử chỉ cũng xấu. Trong hoạt động quản ta cần có biện pháp cương quyết đối với loại người này. Kiểu 3 Nội dung xấu hình thức tốt Là kiểu người giả dối, thiếu trung thực, là con người thủ đoạn nham hiểm “ Bề ngoài thơn thớt nói cười mà trong nham hiểm giết người không dao”. Hiểu đời nhưng độc ác, thường biết cách che đậy. Nhà quản trị cần cảnh giác với loại người này. Kiểu 4 Nội dung tốt hình thức chưa tốt Là loại người có bản chất tốt nhưng chưa từng trải chưa được giáo dục, hướng dẫn. Có ý thức tốt với mọi người và xã hội nhưng chưa biết cách biểu hiện cái tốt của mình. Loại người này cần phải: “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Họ thường vụng về làm ăn kém hiệu quả nhưng nhiệt tình, tích cực… 1.2.2 Môi trường Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách: Nền văn hóa trong đó con người lớn lên, những điều kiện sống ban đầu, các chuẩn mực trong gia đình bạn bè, tầng lớp xã hội và các kinh nghiệm sống của con người. Rõ ràng môi trường sống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tính cách. Nền văn hóa trong đó con người lớn lên sẽ quy định cách suy nghĩ và hành động của con người. Ví dụ, người phương Tây rất quen với xã hội công nghiêp, cạnh tranh độc lập trong khi đó người phương Đông lại là tính cộng đồng tinh thần hợp tác và các giá trị gia đình Môi trường sống của con người, điều kiện sống của họ, cách thức giáo dục của cha mẹ và ảnh hưởng của những người xung quanh giải thích có lý do cho sự khác 9 biệt của các anh chị em ruột trong khi quan niệm di truyền không giải thích được. Rõ ràng cả hai yếu tố di truyền và môi trường đều quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của con người: Di truyền tạo ra các yếu tố, nhưng toàn bộ các tiềm năng của một người sẽ được xác định bởi khả năng mà con người điều chỉnh đối với các nhu cầu và đòi hỏi của môi trường. 1.3 Năng lực Là những thuộc tính tâm lý của cá nhân giúp cho việc con người lĩnh hội một lĩnh vực kiến thức nào đó được dễ dàng và nếu họ tiến hành hoạt động trong lĩnh vực đó thì sẽ có kết quả cao. Năng lực là một tổng hợp nhiều phẩm chất như: vốn tri thức, khả năng tư duy và hoạt đông trí tuệ, những kĩ xảo, nhưng đặc điểm thuận lợi của cơ thể…và những đặc điểm khác. Kinh nghiệm chỉ là những cái con người đã trải qua hoặc đã tích lũy qua hoạt động.Nó là một trong những yếu tố tạo thành năng lực. Có trường hợp kinh nghiệm không phải năng lực. Năng lực được hình thành chủ yếu qua quá trình sống và rèn luyện của cá nhân, trong hoạt động của cá nhân. Có nhiều loại năng lực như năng lực tái tạo, năng lực sáng tạo, năng lực chung và năng lực riêng, năng lực nghiên cứu học tập. năng lực quản lý, tổ chức là năng lực cần thiết, quan trọng đối với nhà lãnh đạo. Khi đánh giá năng lực của con người cần chú ý đến những đặc điểm sau đây: - Sự nhạy bén tinh tế khi nhận thức( phát hiện vấn đề có nhanh chóng hay không). - Khả năng quan sát nhanh chóng và chính xác. Khả năng tư duy và giải quyết vấn đề(có sâu sắc, linh hoạt, sáng tạo, độc đáo không…) - Trình độ nhận thức của con người( trình độ kiến thức, trình độ văn hóa xã hội, trình độ kinh nghiệm sống, trình độ tư duy…) 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA TÀO THÁO 1. Tiểu sử Tào Tháo và bối cảnh tác động 1.1 Tóm tắt tiểu sử Tào Tháo tự là Đức Mạnh (155-220) là một nhân vật quan trọng trong Tam Quốc, là người đặt nên cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền nhà Ngụy. Tào Tháo nguyên gốc là họ Hạ Hầu. Cha ông là Hạ Hầu Tung, do làm con nuôi của một vị hoạn quan là Tào Đằng, nên đổi họ lại thành Tào Tung. Năm 20 tuổi, ông thi đỗ Hiếu Liêm, làm quan cai trị kinh thành Lạc Dương, đã nổi tiếng là người nghiêm túc. Chú của đại thần Kiển Thạc phạm tội vác dao đi đêm, ông sai bắt vào phủ đánh roi thẳng thừng không vì nể. Năm 184, cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân do Trương Giác lãnh đạo bùng nổ. Tào Tháo cùng các quân phiệt địa phương cùng các tướng trong triều đình đàn áp thành công, nên được phong làm quan trong triều. Khi Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác khống chế triều đình, tự xưng là Thái sư, Tào Tháo chủ trương hành thích Đổng Trác. Do việc không thành nên Tào Tháo đã bỏ trốn và tham gia vào nhóm quân chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu đánh Đổng Trác vào năm 191. Sau đó, Tào Tháo được Viện Thiệu cử làm Thứ sử Thanh Châu và thu nhận 2 vạn quân Khăn vàng Thanh Châu đầu hàng. Từ đó, ông bắt đầu thực hiện ý định ly khai và phát triển thành một quân phiệt cát cứ độc lập. Với tài năng quân sự và chính trị, biết trọng dụng nhân tài, Tào Tháo lần lượt tiêu diệt các quân phiệt miền Bắc Trung Quốc như Lữ Bố, Viên Thuật, Trương Tú... Đặc biệt, trong trận chiến Quan Độ, bằng sự khôn ngoan mưu lược, ông đã lật ngược tình thế, chiến thắng được đội quân của Viên Thiệu vốn hùng mạnh hơn rất nhiều, xoay chuyển cục diện, Tào Tháo chẳng những thừa hưởng được một số binh lực hùng hậu của Viên Thiệu mà còn tạo thế lực thống nhất Hà Bắc. Sau khi thống nhất Trung Nguyên, Tào Tháo kéo xuống phía nam. Tuy nhiên, do 11 chủ quan khinh địch và thiếu kinh nghiệm thủy chiến nên trong trận chiến Xích Bích, đội quân Tào Tháo bị thất bại trước liên quân của 2 quân phiệt khác là Lưu Bị và Tôn Quyền, đổ vỡ kế hoạch thống nhất Trung Quốc. Từ đó, Tào Tháo quyết định tập trung xây dựng nền tảng chính trị ở phía Bắc và chờ đợi thời cơ. Sau trận Xích Bích, về cơ bản thế đứng của ba họ Tào, Tôn và Lưu khá vững, lực lượng khá cân bằng nên Tào Tháo không còn thời cơ nam tiến thuận lợi để thống nhất Trung Hoa nữa. Thế chân vạc hình thành. Năm 211, Tào Tháo tiêu diệt thế lực họ Mã ở Tây Lương, thống nhất hoàn toàn Trung Nguyên. Năm 215, quân Tào đánh chiếm Hán Trung của Trương Lỗ, nhưng đến năm 219 lại bị quân Thục chiếm mất. Với chiêu bài "Mượn tiếng thiên tử để ra lệnh cho chư hầu", Tào Tháo đưa Hán Hiến đế để làm bình phong thực hiện các quyết định chính trị, quân sự. Táo Tháo đã lập đô ở Hứa Xương, khống chế triều đình, tự xưng Thừa tướng (năm 208), thăng dần đến tước Ngụy công rồi Nguỵ vương. Năm 220, ông mất, thọ 66 tuổi. Người con cả kế vị là Tào Phi ép vua Hán Hiến Đế nhường ngôi, lập ra nhà Nguỵ, đóng đô ở Lạc Dương. Đó là vua Nguỵ Văn đế. Tào Tháo được truy tôn là Nguỵ Vũ Đế. 1.2 Bối cảnh tác động Tâm lý con người phức tạp, được hình thành trên cơ sở sự tổng hòa các tác động của hoàn cảnh khách quan vào các nhân tố chủ quan. Tâm lý Tào Tháo cũng được hình thành dựa vào sự tổng hòa như trên. Ở đây có một số yếu tố, sự kiên tác động tới tâm lý Tào Tháo rõ nét: 1.2.1 Yếu tố khách quan: Tào Tháo xuất thân từ gia đình hoạn quan, là con của Tào Tung, Tào Tung là con nuôi của Tào Đằng – một hoạn quan phục vụ nhiều đời vua, được phong tước hầu, có thế lực rất lớn trong cung. Nhà vô cùng giàu có, đồng thời chú trọng giáo dục nho giáo truyền thống. Tào Tháo con nhà giàu nên bạn bè thường rủ rê chơi bời quậy phá. Khi trưởng thành Tào Tháo làm quan trong triều, như bao sĩ phu cùng thời, Tào Tháo cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo phò vua giúp nước. Nhưng sau đó lại nhận ra sự thối nát cùng cực của triều đình nhà Hán bấy giờ quan lại phần nhiều là mua chức mà nên chỉ lo vơ vét, còn những người có lòng với nước lại không đủ trí tuệ và sức lực. Hoàn cảnh hiện thực thay đổi nên
Luận văn liên quan