Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian tới

Thương mại quốc tế đó là một mũi nhọn tiên phong không thểthiếu với bất kỳmột quốc gia nào đang và đã đi trên con đường phát triển , đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà quốc tếhoá toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽvà đang là xu thếchung của nhân loại. Không nằm ngoài xu thếchung đó thì Việt Nam đã và đang thực hiện xu thế đó từ Đại hội Đảng VI năm 1986.Trải qua hơn mười năm đổi mới thì chúng ta đã đạt được những thành quảto lớn mhư: đẩy lùi đói nghèo, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động . Đóng góp vào những thành công đó không thểkhông nói tới hoạt động xuất khẩu ỏnước ta.Vì xuất khẩu có một vai trò to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế ởnước ta, hiện nay chúng ta đã có nhiều mặt hàng xuấkhẩu chủlực trong đó có xuất khẩu Chè, một loại cây công nghiệp ngắn ngày. Trong Đại hội Đảng lần IX thì Đảng và nhà nước ta vẫn ưu tiên hướng vào mục đích xuất khẩu, trong đó cây chè cũng được chú ý phát triển đểphục vụvào mục đích xuất khẩu, phục vụcho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nước ta.

pdf55 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian tới ĐỀ ÁN 1 Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian tới PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU Thương mại quốc tế đó là một mũi nhọn tiên phong không thể thiếu với bất kỳ một quốc gia nào đang và đã đi trên con đường phát triển , đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà quốc tế hoá toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ và đang là xu thế chung của nhân loại. Không nằm ngoài xu thế chung đó thì Việt Nam đã và đang thực hiện xu thế đó từ Đại hội Đảng VI năm 1986.Trải qua hơn mười năm đổi mới thì chúng ta đã đạt được những thành quả to lớn mhư : đẩy lùi đói nghèo, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động…. Đóng góp vào những thành công đó không thể không nói tới hoạt động xuất khẩu ỏ nước ta.Vì xuất khẩu có một vai trò to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế ở nước ta, hiện nay chúng ta đã có nhiều mặt hàng xuấ khẩu chủ lực trong đó có xuất khẩu Chè, một loại cây công nghiệp ngắn ngày. Trong Đại hội Đảng lần IX thì Đảng và nhà nước ta vẫn ưu tiên hướng vào mục đích xuất khẩu, trong đó cây chè cũng được chú ý phát triển để phục vụ vào mục đích xuất khẩu, phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nước ta. Chè là một loại cây ưa với khí hậu nước ta, đối với nước ta thì cây chè có một ý nghĩa rất to lớn cả về mặt kinh tế và mặt xã hội. Về mặt kinh tế nó đóng góp rất lớn trong tổng kim nghạch xuất khẩu ở nước ta, giải quyết được một số lực lượng lao đông có việc làm, nhất là lao động ở nông thôn thu ngoại tệ về cho đất nước.Còn về mặt xã hội thì cây chè còn làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta, mặt khác nó còn góp phần phủ xanh đất chống đồi trọc ỏ nước ta. Qua một số năm gần đây cho thấy xuất khẩu chè ở nước ta cũng gặp một số khó khăn vẫn ĐỀ ÁN 2 chưa tương xứng với tiền lực của nó như giá chè trên thế giới hiện nay đang giảm, chất lượng chè của chúng ta không cao.... Vấn đế đặt ra ở đây là phải có những biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu chè ở nước ta. Chính vì vậy trong lần viết đề án kinh tế thượng mai em đã chọn đề tài: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian tới.Đề án này được hoàn thành với sự giúp đỡ của PGS-PTS Đặng Đình Đào. Nội dung của đề tài này gồm ba phần: Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu chè của Việt Nam. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian tới. ĐỀ ÁN 3 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM. I.VAI TRÒ XUẤT KHẨU CHÈ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 1.Sự phát triển của ngành chè Việt Nam. Sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, cả nước ta bước vào một thời kỳ đổi mới. Sau khi tiến hành thành công một thử nghiệm ở giai đoạn trước như: Liên kết công nông nghiệp (năm 1979 ra đời và hoạt động các xí nghiệp Liên hiệp công nông nghiệp - sản xuất chè ở trung du miền núi như: Phú Thọ, Yên Bái) cải tiến hệ thống sản xuất và tổ chức quản lý (1983 - 1986), năm 1987 ngành chè bắt đầu bước vào một giai đoạn tiến hành những thử nghiệm và đổi mới kinh tế một cách căn bản và hệ thống. Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Sản xuất trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu về chè uống của nhân dân, đồng thời xuất khẩu đạt kim ngạch hàng triệu USD hàng năm. Tuy có những thời điểm giá chè thấp làm cho đời sống người làm chè gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn tổng thể cây chè vẫn là cây giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và tạo việc làm cho người lao động, ĐỀ ÁN 4 tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể nhân dân ở các vùng trung du, miền núi, vùng cao, vùng xa và góp phần bảo vệ môi sinh. Vì vậy việc phát triển sản xuất chè là một hướng quan trọng nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta. BIỂU 1: LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CHÈ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 2000.- 2010 Đơn vị tính: Nghìn tấn Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002* 2010* Sản lượng chè búp tươi 30 450-500 Sản lượng chè búp khô 12 58 150-180 Xuất khẩu 55 40 56 110 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam., Ghi chú * số ước tính và dự báo Diện tích chè của cả nước hiện nay chiếm tỷ lệ khá lớn, năm 1999 là 82 nghìn ha chè, năm 2000 là 84 nghìn ha chè. Trong đó diện tích kinh doanh chiếm 65 nghìn ha, diện tích trồng mới là 2,2 nghìn ha, diện tích kỹ thuật cơ bản là 12,6 nghìn ha. Sản lượng chè khô xuất khẩu là 55 nghìn tấn năm 2000, đạt kim ngạch xuất khẩu 63 triệu USD. Năng suất chè búp tươi năm 1999 là 4,46 tấn/ ha. Đó là một thành tựu đáng kể của nghành chè Việt Nam trong công cuộc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết việc làm cho người lao động và làm nghĩa vụ quốc tế mà Chính phủ giao phó. Năm 2001, xuất khẩu được 40 ngàn tấn đạt giá trị là 70 triệu USD, dự tính năm 2002 sẽ xuất khẩu được 56 ngàn tấn. 2.Vị trí của ngành chè trong nền kinh tế quốc dân. Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, cá biệt nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng ĐỀ ÁN 5 trăm năm. Chè đã có ở Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, một số cây chè ở Suối Giàng (Nghĩa Lộ) có tuổi thọ 300 - 400 năm. Nhiều nhà khoa học cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của cây chè. Chè là thứ nước uống có nhiều công cụ, vừa giải khát, vừa chữa bệnh. Người ta tìm thấy trong chè có tới 20 yếu tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ, ví dụ cafein kích thích hệ thần kinh trung ương, tamin trị các bệnh đường ruột và một số axit amin cần thiết co cơ thể. Chè được trồng chủ yếu ở trung du, miền núi và có giá trị kinh doanh tương đối cao. Một ha chè thu được 5 - 6 tấn chè búp tươi (nhiều năm nay có giá tương đương thóc), có giá trị ngang với một ha lúa ở đồng bằng và gấp 3 - 4 lần một ha lúa nương. Vì vậy có thể nói cây chè là cây "xoá đói giảm nghèo, điều hoà lao động từ đồng bằng lên các vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần phát triển kinh tế miền núi bảo vệ an ninh biên giới. Sản xuất và xuất khẩu chè thu hút một lượng lao động khá lớn (hơn 22 nghìn lao động chính kể cả lao động chính, kể cả lao động phụ và lao động dịch vụ là gần 300 nghìn người với mức thu nhập ổn định và không ngừng tăng (thu nhập bình quần quân toàn ngành năm 1996 đạt 250 nghìn đồng/người/tháng, năm 9 tăng lên 350 nghìn người/tháng). Trồng chè cũng chính là "phủ xanh đất trồng đồi trọc", cải thiện môi trường sinh thái. Với phương châm trồng chè kết hợp nông lâm, đào dãy hào giữa các hàng chè để giữ mùn giữ nước, sử dụng phân bón hợp lý… ngành chè đã gắn kết được phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Chè là một sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao và tiềm năng xuất khẩu lớn. + Một ha chè thâm canh thu hoạch được 10 tấn búp tươi chế biến được hơn 2 tấn chè khô, đem xuất khẩu sẽ thu được một lượng ngoại tệ tương đương với khi xuất khẩu 200 tấn than và đủ để nhập khẩu 46 tấn phân hoá học. + Trên thế giới có khoảng 30 nước trồng chè nhưng có tới 100 nước uống chè. Như vậy tiềm năng về thị trường của chè Việt Nam rất dồi dào. Tuy nhiên, tốc độ phát triển cây chè của ta so với thế giới còn chậm. Năm 1939, Việt Nam ĐỀ ÁN 6 xuất khẩu 2400 tấn chè - đứng hàng thứ 6 trên thế giới, đến nay, Việt Nam xuất khẩu được hơn 20.000 tấn chè - đứng hàng thứ 17. Có thể thấy, trong vòng 60 năm, sản lượng xuất khẩu của ta tăng 8 lần những vị trí của ta đã tụt đến 10 bậc. + Sản xuất chè của ta có nhiều thuận lợi: Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu rất thích hợp với cây chè. Quỹ đất trồng chè lớn (khoảng 20 vạn ha) trong khi hiện nay ta mới chỉ trồng được khoảng 7 vạn ha. Bên cạnh đó, lao động vốn là lợi thế so sánh của nước ta, đặc biệt là lao động nông nghiệp với kinh nghiệm lâu đời trong trồng về chế biến chè. Tóm lại, có thể kinh ngạch xuất khẩu chè còn kém xa các mặt hàng mũi nhọn khác (dầu mỏ, than, gạo…) nhưng xét đến những tác động tích cực của nó về mặt xã hội và để tận dụng mọi nguồn lực hiện có, chúng ta nên tiếp tục phát triển sản xuất và xuất khẩu chè trong thời gian tới. 3. Vai trò của xuất khẩu chè Chè là một cây công nghiệp dài ngày,thích hợp với khí hậu và đất đai ở miền núi phía bắc và trung du của nước ta.Cây chè còn đem lại nhiều nguồn lợi cho chúng ta việc xuất khẩu đã có một số vai trò rất quan trọng như: - Để phục vụ cho việc xất khẩu chè thì trước hết chúng ta phải có các vung chuyên trông cây chè, như đồi núi ở trên thì cây chè thường phân bố ở trung du và miền núi. Đây là những nơi mà việc trồng lúa rất khó khăn. Do vậy cây chè đã trở thàng một trong những cây chủ lực ở những khu vực này để xoá đói giảm nghèo,tạo ra nhiều công ăn việc lam cho những người sống ở khu vưc này,chánh được hiện tượng nông nhàn trong nộng nghiệp và nó còn tạo ra một lượng thu nhập đáng kể cho những người trồng chè,góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân ở vùng miền núi vốn rất khó khăn và cuộc sống rất cực nhọc.Do vậy việc xuất khẩu chè có một vai trò to lớn trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Không những nó có vai trò về kinh tế mà nó còn có vai trò về an ninh quốc phòng, việc định canh định cư của các người trồng chè trên những vùng cao và hẻo lánh đã đảm bảo được an ninh biên giới của nước ta. Việc trồng chè để xuất khẩu cung có một vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi ĐỀ ÁN 7 trường sinh thái. Như chúng ta đã biết hiện nay lạm chặt phá rừng ngày càng diễn ra mạnh mẽ công với việc du canh du cư chặt lương phá dãy của một số các đồng bài dân tộc đã hủy hoại môi trường sống của chúng ta. Việc trồng chè để phục vụ xuất khẩu đã phủ xanh đất trống đồi núi trọc, còn góp phần điều hoà không khí, ngoài ra cây chè còn một số tác dung trong nghành y học. -Xuất khẩu chè tạo ra một nguồn vốn đáng kể cho đất nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Chè là một trong những mặt hàng nông sản xuát khẩu chủ lực của nước ta, hàng năm mang về cho đất nước rất nhiều ngoại tệ để thúc đẩy công nghiệp háo hiện đại hoá đất nước như: Năm 2000 đã xuất khẩu được 45 ngàn tấn mang về cho đất nước khoảng 56 triệu USD, năm 2001 đã xuất khẩu được 40000 tấn tăng 9,94% só với năm 2000 đạt kim ngạch xuất khẩu 70triệu USD, 5 tháng đầu năm 2002 đã xuất khẩu được 25000 tấn đạt giá trị 28 triệu USD.Tuy mhữmg con số này vẫn chưa thực cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của chúng ta những xuất khẩu chè cũng đã đóng góp một nguồn vốn dáng kể cho đất nước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Khin xuất khẩu chè thì chúng ta xẽ mở rộng được thị trường tiêu thu và giao lưu học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm của các nước bạn. Hiện nay chúng ta xuất khẩu sang hơn 40 nước khác nhau. Từ đó tạo ra nhiều mối quan hệ kinh tế cho các doanh nghiệp trong ngành chè nói riêng và các doanh nghiệp trong cả nướ nói chung, xuất khẩu chè ra nhiều thỉtường thì làm cho các doanh nghiệp của chúng ta có thể tiếp thu được các thông tin nhanh hơn, và sáng tạo hơn. Xuất khẩu chè thì chúng ta đã tạo ra sự ổn định cho những người chồng chè về mặt tiêu thụ sản phẩn tư đó họ yên tâm hơn với công việc của mình . Do đó chất lượng chè cũng phần nào được cải thiện từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh chè của nước ta trên thị trường thế giới.Và khi có thị trường tiêu thị ổnt định thì người chồng chè xẽ yên tâm và gắn bó với nghề của mình nhiều hơn. ĐỀ ÁN 8 II.QUY TRÌNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY Trong việc sản xuất và xuất khẩu chè của cảc nước thì Tổng công ty chè Việt Nam đóng một vai trò vô cùng quan trọng, và có thể nói hầu hết chè được xuất khẩu là của Tổng công ty và sau đây là quá trình xuất khẩu mà Tổng công ty chè Việt Nam đang thực hiện. Có thể nói đây cũng là quá trình xuất khẩu chè ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chè của chúng ta đang thực hiện. 1.Công tác tạo nguồn hàng Chủ động được nguồn hàng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hàng xuất khẩu và tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, uy tín của Tổng công ty và hiệu quả kinh doanh , Tổng công ty chè Việt Nam thường sử dụng một số hình thức tạo nguồn chủ yếu như: - Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu theo hợp đồng ( mua đứt bán đoạn ). Đây là hình thức thu mua chủ yếu của Tổng công ty , chiếm gần 80% giá trị hàng hoá thu mua. Sau khi Tổng công ty và nhà cung cấp đạt được những thoả thuận về mặt số lượng, chất lượng, phương thức thanh toán… thì hai bên mới tiến hành kí kết hợp đồng kinh tế. - Phương thức uỷ thác. Là phương thức mà Tổng công ty dùng danh nghĩa của mình để giao dịch với khách nước ngoài nhằm thoả thuận với các điều khoản liên quan đến hợp đồng xuất khẩu dư định sẽ kí kết và tổ chức bán hộ hàng cho người uỷ thác. Phương thức này chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty. - Phương thức đầu tư, liên doanh liên kết. Theo phương thức này, Tổng công ty sẽ bỏ vốn ra đầu tư vào các đơn vị sản xuất chế biến hàng xuất khẩu theo các hợp đồng ngắn hạn, trong đó Tổng công ty chịu trách nhiệm tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất ra . Đây là phương thức được Tổng công ty áp dụng chủ yếu đối với công tác thu mua tạo nguồn hàng nông sản - một mặt hàng chiếm hơn 45% tổng giá trị kinh ngạch xuất khẩu ĐỀ ÁN 9 của Tổng công ty . Tổng công ty thường hỗ trợ vốn, công nghệ, kỹ thuật cho các nguồn sản xuất chứ không trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động sản xuất. Công tác thu mua tạo nguồn hàng của Tổng công ty được thực hiện theo quy trình sau: + Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu: Dựa trên các đơn đặt hàng của khách hàng và các hợp đồng đã ký kết, Tổng công ty tiến hành nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu trên thị trường, khả năng cung cấp hàng được xác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng. Đối với nguồn hàng thực tế, Tổng công ty chọn nhà cung cấp có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng. Đối với nguồn hàng tiềm năng thì Tổng công ty tiến hành đầu tư, liên doanh liên kết với các nhà sản xuất chế biến hàng xuất khẩu để kịp thời đáp ứng hợp đồng mà Tổng công ty đã ký kết. + Tiếp cận và đàm phán với nhà cung cấp: Trên cơ sở đã xác định được nhà cung cấp, Tổng công ty tiếp cận đàm phán về các điều kiện của đơn hàng, thoả thuận và ký kết hợp đồng. + Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán: Sau khi hoàn tất các thủ tục giấy tờ, Tổng công ty tiến hành tiếp nhận hàng hoá, vận chuyển về kho của Tổng công ty hoặc tiếp nhận tại Cảng xuất khẩu. Trong nhiều năm gần đây, công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu đã trở thành một mặt mạnh của Tổng công ty, góp phần quan trọng vào hoạt động xuất khẩu làm hoạt động này ngày càng được thực hiện có hiệu quả hơn. 2.công tác giao hàng xuất khẩu: Nghiệp vụ này bao gồm các khâu sau: - Chuẩn bị hàng: Sau khi đưa hàng được thu mua về kho, đội ngũ cán bộ chuyên môn của Tổng công ty tiến hành kiểm tra chất lượng của hàng hoá nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, kịp thời ngăn chặn các hậu quả xấu đồng thời cũng góp phần bảo đảm uy tín của nhà sản xuất cũng như cuả Tổng công ty trong quan hệ buôn bán. ĐỀ ÁN 10 Như vậy, công tác chuẩn bị hàng bao gồm việc kiểm tra chất lượng, số lượng, trọng lượng, bao bì đóng gói, kẻ ký mã hiệu để hoàn thiện hàng theo đúng yêu cầu của đơn đặt hàng. Trong trường hợp hàng hoá cần giám định, Tổng công ty thường phải thuê một tổ chức giám định trung gian là tổ chức giám định hàng Quốc tế SGS hoặc VINACONTROL. Còn thông thường, cán bộ của Tổng công ty sẽ trực tiếp kiểm tra nếu trong hợp đồng không yêu cầu rõ cấp giám định. Kết thúc kiểm tra bao giờ cũng phải lập một chứng từ bằng tiếng Việt và một bản bằng tiếng nước ngoài ( tuỳ theo yêu cầu của khách ngoại ). - Ký kết hợp đồng vận tải: Tổng công ty ký kết hợp đồng vận chuyển để đưa hàng hoá ra cảng xuất khẩu, sau đó tiến hành bốc dỡ hàng xuống cảng để Hải quan kiểm định hàng hoá. Tổng công ty thường xuất hàng theo giá CIF ( CF ). Đây là một thuận lợi đáng kể cho Tổng công ty vì Tổng công ty được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá. - Hoàn thiện thủ tục giấy tờ: Khi làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu, Tổng công ty thường phải chuẩn bị một số giấy tờ quan trọng sau: + Hợp đồng thương mại ( bản chính và bản sao ). + Bản dịch hợp đồng. + Hạn nghạch ( QUOTA ) nếu hàng được xuất theo hạn nghạch. + Giấy chứng nhận xuất xứ. + Giấy chứng nhận kiểm dịch vệ sinh hàng hoá. + Các giấy tờ có liên quan khác. - Tổ chức khai báo làm thủ tục Hải quan: Ở khâu này, Tổng công ty có trách nhiệm xuất trình đầy đủ giấy tờ, sắp xếp hàng, mở hàng để Hải quan kiểm tra. - Giao hàng lên tàu và lập vận đơn: ĐỀ ÁN 11 Công tác này Tổng công ty thường uỷ quyền cho hãng vận tải, đại diện của Tổng công ty sẽ lấy biên lai thuyền phó, sau đó đổi lấy vận đơn sạch. Vận đơn sẽ được chuyển qua bộ phận kế toán để lập bộ chứng từ thanh toán. 3.Công tác thanh toán: Nghiệp vụ thanh toán bao gồm các khâu vay vốn thanh toán nguồn hàng ( xin vốn từ nguồn ngân sách cấp ) và nhận tiền thanh toán của khách ngoại ( bên nhập ). Đối với thanh toán đầu vào, nguồn vốn có thể từ nguồn vốn tự có, hoặc từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và đôi khi cũng từ nguồn vay ngắn hạn ngân hàng. Có thể nói thanh toán là khâu trọng tâm và kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh, đặc biệt với hoạt động buôn bán quốc tế. Chính bởi tầm quan trọng cũng như phức tạp của nó mà nó có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Tổng công ty. Trong số các hình thức thanh toán mà Tổng công ty vẫn sử dụng như thanh toán đổi hàng… thì thanh toán bằng thư tín dụng L/C được sử dụng nhiều nhất vì đây là một phương thức thanh toán đảm bảo, thuận tiện an toàn lại hạn chế được rủi ro cho cả hai bên mua và bán. III.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CHÈ 1.Chất lượng chè Đây là điều kiện tiên quyết vì công nghệ dù có hiện đại đến đâu cũng không thể tạo ra sản phẩm tốt từ những nguyên liệu tồi. Chất lượng chè búp tươi được quyết định bởi các yếu tố: *. Giống chè: Có nhiều giống chè nhưng một số giống chính đã chiếm phần lớn diện tích. Phía Bắc trồng phổ biến 3 giống: Chè Shan ở vùng cao, chè Trung du và PH1 ở vùng thấp. Ngoài ra còn có các giống mới khác như: LĐP1, LĐP2, TR777, Vân Xương, Bát Tiên, Ngọc Thuý, Yabukita và 17 giống của Nhật đang khảo nghiệm, chiếm diện tích chưa đáng kể. Phía Nam có các giống Shan, Ấn ĐỀ ÁN 12 Độ, TB11, TB14…Trong các giống trên, giống Trung du chiếm diện tích lớn nhất ( 59% tổng diện tích ), sau đó đến giống Shan ( 27,3% ) còn lại là PH1 và các giống khác. Chỉ có giống Shan cho chất lượng khá, còn lại các giống Trung du và PH1 cho năng suất khá nhưng chất lượng không cao, vị chè hơi đắng, hương kém thơm. Trong những năm qua, Viện nghiên cứu chè đã có nhiều cố gắng trong việc nhập nội thuần hoá, chọn lọc cá thể và lai tạo giống nhằm tạo ra một tập đoàn giống tốt và phong phú, tuy nhiên công tác này diễn ra còn chậm. Có thể nói giống chè ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chè xuất khẩu, hiện nay chung ta vẫn chưa có nhiều giống chè có năng suất và chất lượng cao ngoại trừ chè Shan. * Quy trình thâm canh: Đầu tư cho trồng và chăm sóc chè đều thấp so với yêu cầu trung bình, đầu tư cho trồng là 6 – 7 triệu đồng/ ha đạt 40%, và cho chăm sóc là 3 – 3,5 triệu đồng/ ha đạt 80%. Ở những vùng nghèo, tỉ lệ này còn thấp hơn, thậm chí có vườn chè nhiều năm không được bón phân. Quy trình kỹ thuật chưa được thực hiện nghiêm túc, không thâm canh ngay từ đầu. Bón phân chưa đủ, thiếu cân đối, nặng về phân đạm thiếu hữu cơ và vi lượng. Cơ cấu phân bón như vậy không những làm nghèo đất, kiệt quệ cây chè, mà còn làm tăng vị đắng chát, giảm hương thơm của sản phẩm. Cá biệt, một số đơn vị áp dụng cô
Luận văn liên quan