Phương pháp giá trị hiện tại thuần – NPV

Khái niệm: Thời hạn thu hồi vốn là số năm cần thiết để có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra vào dự án. 2. Phương pháp: -Tập hợp luồng tiền phát sinh sau khoản chi phí ban đầu vào mục” luồng tiền tích lũy” - Nhìn vào cột luồng tiền tích lũy và chú ý tới năm cuối cùng ở đó tổng số tiền tích lũy chưa vượt quá số tiền chi ra ban đầu - Tính phần luồng tiền của năm tiếp theo cân thiết để thu hồi luồng tiền chi ra ban đầu như sau: lấy số tiền chi ra ban đầu trừ đi tổng số tiền tích lũy ở bước 2 sau đó chia số tiền này cho luồng tiền của năm tiếp theo. - Để xác định xem số năm thu hồi vốn, lấy kết quả bước 2 cộng kết quả bước trên 3. Ưu điểm và nhược điểm Ưu điểm: -Đơn giản, dễ tính toán, phương pháp này phù hợp với việc xem xét các dự án đầu tư vừa và nhỏ hoặc với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn Nhược điểm: - Không được coi là thước đo khả năng sinh lời vì nó không quan tâm tới luồng tiền nảy sinh sau khi hết hạn của kỳ thu tiền - Bỏ qua khái niệm của tiền theo thời gian

doc15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11257 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp giá trị hiện tại thuần – NPV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG A/ Lý thuyết I/ Khái niệm II/ Phương pháp kỳ thu hồi vốn – PBP Khái niệm Phương pháp Ưu và nhược điểm III/ Phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ - IRR Khái niệm Phương pháp Ưu và nhược điểm IV/ Phương pháp giá trị hiện tại thuần – NPV Khái niệm Phương pháp Ưu và nhược điểm V/ Phương pháp chỉ số sinh lời – PI Khái niệm Phương pháp Ưu và nhược điểm B/ Thực hành I/ Giới thiệu dự án II/ Phương pháp tính Phương pháp kỳ thu hồi vốn Phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ Phương pháp giá trị hiện tại thuần Phương pháp chỉ số sinh lời III/ Đánh giá và lựa chọn dự án C/ Kết luận A/ Lý thuyết I/ Khái niệm Đầu tư dài hạn có thể được hiểu là hoạt động sử dụng vốn để hình thành nên những yếu tố như tài sản, nhân lực cần thiết hay thực hiện những dự án nhằm thu được lợi nhuận trong dài hạn. II/ Phương pháp kỳ thu hồi vốn – PBP 1. Khái niệm:  Thời hạn thu hồi vốn là số năm cần thiết để có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra vào dự án. 2. Phương pháp: -Tập hợp luồng tiền phát sinh sau khoản chi phí ban đầu vào mục” luồng tiền tích lũy” - Nhìn vào cột luồng tiền tích lũy và chú ý tới năm cuối cùng ở đó tổng số tiền tích lũy chưa vượt quá số tiền chi ra ban đầu - Tính phần luồng tiền của năm tiếp theo cân thiết để thu hồi luồng tiền chi ra ban đầu như sau: lấy số tiền chi ra ban đầu trừ đi tổng số tiền tích lũy ở bước 2 sau đó chia số tiền này cho luồng tiền của năm tiếp theo. - Để xác định xem số năm thu hồi vốn, lấy kết quả bước 2 cộng kết quả bước trên 3. Ưu điểm và nhược điểm Ưu điểm: -Đơn giản, dễ tính toán, phương pháp này phù hợp với việc xem xét các dự án đầu tư vừa và nhỏ hoặc với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn Nhược điểm: - Không được coi là thước đo khả năng sinh lời vì nó không quan tâm tới luồng tiền nảy sinh sau khi hết hạn của kỳ thu tiền - Bỏ qua khái niệm của tiền theo thời gian III/ Phương pháp tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR) 1. Khái niệm: IRR chính là lãi suất dùng chiết khấu luồng tiền thuần tương lai(CF1 đến CFn) cho bằng với giá trị hiện tại của luồng tiền ra ban đầu (ICO) tại thời điểm 0. 2.Phương pháp: - Xác định IRR IRR = I1 + X X P1- P0 Mà -------------- = ------------------ I2–I1 P1 –P2 Trong đó: X là hệ số điều chỉnh. I1 là tỷ lệ chiết khấu trong phép thử 1 I2 là tỷ lệ chiết khấu trong phép thử 2 P1 là giá trị hiện tại của luồng tiền ứng với I1 P0 là giá trị đầu tư ban đầu P2 là giá trị hiện tại của luồng tiền ứng với phép thử 2 IRR < k thì loại bỏ dự án IRR = k thì tùy thuộc vào tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án. IRR > k nếu các dự án là độc lập thì đều có thể lựa chọn được, nếu các dự án loại trừ lẫn nhau và vòng đời của các dự án bằng nhau thì sẽ chọn dự án có IRR cao nhất. 3. Ưu & nhược điểm Ưu điểm: Cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền. Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời của dự án đầu tư với chi phi sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án đầu tư Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so với tính rủi ro của nó Nhược điểm: Không chú trọng đến quy mô đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, vì tỷ suất doanh lợi nội bộ luôn luôn cao đối với những dự án có quy mô nhỏ. Áp dụng phương pháp này sẽ khó khăn trong đánh giá lựa chọn dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ và có thể dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn dự án. IV/ Phương pháp giá trị hiện tại thuần – NPV 1. Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần của một dự án là giá trị hiện tại của luồng tiền thuần của dự án trừ đi luồng tiền ra ban đầu của dự án. 2. Phương pháp - Xác định NPV NPV= - ICO Trong đó: NPV- giá trị hiện tại thuần k- tỷ lệ lợi tức đòi hỏi CF1 -> CFn - luồng tiền thuần từng năm NPV < 0 thì dự án bị loại bỏ NPV =0 thì tùy thuộc vào tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án. NPV > 0 nếu các dự án là độc lập thì đều có thể lựa chọn được, nếu các dự án loại trừ lẫn nhau và vòng đời của các dự án bằng nhau thì sẽ chọn dự án có giá trị NPV cao nhất ( trong điều kiện không bị giới hạn về khả năng huy động vốn đầu tư) 3. Ưu nhược điểm Ưu điểm: Đánh giá hiêu quả kinh tế của dự án có tính đến yếu tố thời gian của tiền Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho việc đánh giá lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần của dự án với nhau: NPV(A+B) = NPV(A) + NPV(B) Nhược điểm: Không phản ánh mức sinh lợi của vốn đầu tư Không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bị giới hạn V/ Phương pháp chỉ số sinh lợi PI 1. Khái niệm: chỉ số sinh lợi hay tỷ số chi phí – thu nhập của một dự án là tỷ số giữa giá trị hiện tại của luồng tiền thuần trong tương lai với luồng tiền ra ban đầu 2. Phương pháp - Xác định chỉ số sinh lời PI= /ICO TH1: PI < 1 → loại bỏ dự án TH2: PI = 1 → tùy thuộc điều kiện có thể chấp nhận hoặc loại bỏ dự án TH3: PI > 1 → nếu dự án độc lập thì được chấp nhận, nếu là các dự án loại trừ nhau thì dự án có PI cao nhất được chấp nhận 3. Ưu nhược điểm Ưu điểm Cho phép đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền Cho thấy các khoản thu nhập do đầu tư mang lại với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số dự án trong nhiề dự án khác nhau thì phương pháp này tỏ ra hữu hiệu hơn Nhược điểm: Không phản ánh trực tiếp giá trị tăng thêm của dự án đầu tư nên dễ dẫn đến quyết định sai lầm B/ Thực hành I/ Giới thiệu dự án Hai dự án ngân hàng ngân hàng ngoại thương Vietcombank đang xem xét đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 11,5% Dự án A: ( nhà máy khai thác đá) thực hiện trong 7 năm: giá trị máy móc thiết bị phục vụ khai thác đá 33922trđ. Khấu hao theo phương pháp tỉ lệ giảm dần. Lợi nhuận trước thuế dự kiến thu được từng năm là: 141trđ; 1,179trđ; 2,228trđ; 3,288trđ; 4,359trđ; 6874trđ; 7257trđ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Giá trị thanh lý tài sản sau 7 năm là 275trđ. Khấu hao theo phương pháp tỉ lệ giảm dần Ti=số năm còn sử dụng/tổng STT Mi= Ti*NG đơn vị: trđ STT Số năm còn sử dụng Ti Mi 1 7 7/28 8480,5 2 6 6/28 7269 3 5 5/28 6057,5 4 4 4/28 4846 5 3 3/28 3634,5 6 2 2/28 2423 7 1 1/28 1211,5 ∑=28 33922 Bảng 1 Dòng tiền thuần của dự án 0 1 2 3 4 5 6 7 Giá trị tài sản (33922) LNTT 141 1179 2228 3288 4359 6874 7257 Thuế TNDN (35,25) (294,75) (557) (822) (1089,75) (1718,5) (1814,25) LNST 105,75 884,25 1671 2466 3269,25 5155,5 5442,75 Khấu hao 8480,5 7269 6057,5 4846 3634,5 2423 1211,5 Giá trị thanh lý _ _ _ _ _ _ 275 Dòng tiền thuần (33922) 8586,25 8153,25 7728,5 7312 6903,75 7578,5 6929,25 Bảng 2 Dự án B: (nhà máy chế biến đường tinh luyện) thực hiện trong 7 năm: tổng vốn đầu tư (để mua máy móc thiết bị)12155trđ trong đó: TSCĐ là 11634trđ, TSLĐ là 521trđ. Khấu hao TSCĐ theo phương pháp tỉ lệ giảm dần. Lợi nhuận trước thuế dự kiến từng năm lần lượt là 497trđ, 689trđ, 2086trđ, 2278trđ, 3675trđ, 3675trđ, 3675trđ. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Giá trị đầu tư vào TSLĐ sẽ được thu hồi vào cuối năm thứ 7, giá trị thanh lý TSCĐ là 105trđ. Khấu hao TSCĐ theo phương pháp tỉ lệ giảm dần. Ti=số năm còn sử dụng/∑STT Mi=Ti*NG Đơn vị: trđ STT Số năm còn sử dụng Ti Mi 1 7 7/28 2908,5 2 6 6/28 2493 3 5 5/28 2077,5 4 4 4/28 1662 5 3 3/28 1246,5 6 2 2/28 831 7 1 1/28 415,5 ∑=28 11634 Bảng 3 Dòng tiền thuần của dự án 0 1 2 3 4 5 6 7 VĐT -TSCĐ -TSLĐ (12155) (11634) (521) LNTT 497 689 2086 2278 3675 3675 3675 Thuế TNDN (124,25) (172,25) (521,5) (569,5) (918,75) (918,75) (918,75) LNST 372,75 516,75 1564,5 1708,5 2756,25 2756,25 2756,25 K/ Hao 2908,5 2493 2077,5 1662 1246,5 831 415,5 GTTL _ _ _ _ _ _ 105 Thu hồi TSLĐ _ _ _ _ _ _ 521 DTT (12155) 3281,25 3009,75 3642 3370,5 4002,75 3587,25 3797,75 Bảng 4 II/ Đánh giá lựa chọn dự án 1/ Phương pháp kỳ thu hồi vốn – PBP Dự án A: Năm Luồng tiền thuần (trđ) Luồng tiền tích lũy (trđ) 0 (33922) 1 8586,25 8586,25 2 8153,25 16739,5 3 7728,5 24468 4 7312 31780 5 6903,75 38683,75 6 7578,5 46262,25 7 6929,25 53191,5 Bảng 5 Kỳ thu hồi vốn của dự án A là PBP = + 4 = 4,0554 (năm) Dự án B Năm Luồng tiền thuần (trđ) Luồng tiền tích lũy (trđ) 0 (11634) 1 3281,25 3281,25 2 3009,75 6291 3 3642 9933 4 3370,5 13303,5 5 4002,75 17306,25 6 3587,25 20893,5 7 3797,75 24691,25 Bảng 6 Kỳ thu hồi vốn của dự án B là PBP = + 3 =3,128 (năm) 2. Phương pháp tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ - IRR *Ta xét dự án A( Nhà máy khai thác đá): Chúng ta cần xác định tỷ lệ chiết khầu làm cho giá trị hiện tại thuần của luồng tiền thuàn trong tương lai bằng với luồng tền ra ban đầu. Ta thử phép tính giá trị hiện tại của luồng tiền với tỷ lệ chiết khấu là 13%, ta có bảng sau: bảng giá trị hiện tại tại tỷ lệ chiết khấu 13% . Năm Luồng tiền thuần (trđ) PVIF tại mức 13% Giá trị hiện tại (trđ) 1 8586.25 0.885 7598,83 2 8153.25 0.7831 6384.81 3 7728.5 0.6931 5356,62 4 7312 0.6133 4484,45 5 6903.75 0.5428 3747,36 6 7578.5 0.4803 3639,95 7 6929.25 0.4251 2945,62 Tổng 34157,64 Bảng 7 Ta thấy rằng với mức chiết khấu là 13% thì tạo ra giá trị hiện tại của dự án lớn hơn luồng tiền ra ban đầu 235,64 trđ, như vậy ta thử lại với tỷ lệ chiết khấu là 14%, ta có bảng sau: Bảng giá trị hiện tại tại tỷ lệ chiết khấu 14% Năm Luồng tiền thuần (trđ) PVIF tại mức 14% Giá trị hiện tại (trđ) 1 8586.25 0.8772 7531,86 2 8153.25 0.7695 6273,93 3 7728.5 0.675 5216,74 4 7312 0.5921 4329,44 5 6903.75 0.5194 3585,81 6 7578.5 0.4556 3452,76 7 6929.25 0.3996 2768,93 Tổng 33159,47 Bảng 8 Với tỷ lệ chiết khấu 14% thì tạo ra giá trị hiện tại của dự án nhỏ hơn luồng tiền ra ban đầu 762,53 trđ. vậy tỷ lệ chiết khấu nó sẽ nằm trong khoảng 13% đến 14%. Để ước lượng thực tế chúng ta sử dụng công thức sau đây: X P1- P0 -------------- = ------------- I2–I1 P1 –P2 X 34157,64 - 33922 ó -------------- = ----------------------------- 14% -13% 34157,64 - 33159,47 =>X= 0.00236. Từ đó IRR1=I1 + X = 0.13236 hay 13.236% > k = 11,5% *Ta xét dự án đầu tư B( nhà máy chế biến đường tinh luyện). Ta dùng phép thử ban đầu với tỷ lệ chiết khấu là 20% ta có bảng sau: bảng giá trị hiện tại tại tỷ lệ chiết khấu 20% năm Luồng tiền thuần (trđ) PVIF tại mức 20% Giá trị hiện tại (trđ) 1 3281.25 0,8333 2734,27 2 3009.75 0,6944 2089,97 3 3642 0,5787 2107,63 4 3370.5 0,4823 1625,59 5 4002.75 0,4019 1608,71 6 3587.25 0,3349 1201,37 7 3797.75 0,2791 1059,95 Tổng 12427,49 Bảng 9 Với mức tỷ lệ chiết khấu là 20% tạo ra hía trị hiện tại của dự án lớn hơn luồng tiền ra ban đầu 272,49 trđ, như vậy ta thử lại phép thử với tỷ lệ chiết khấu là 21%, ta có bảng sau: Bảng giá trị hiện tại tại tỷ lệ chiết khấu 21% Năm Luồng tiền thuần (trđ) PVIF tại mức 21% Giá trị hiện tại (trđ) 1 3281.25 0.8264 2711,63 2 3009.75 0.683 2055,66 3 3642 0.5645 2055,91 4 3370.5 0.4665 1572,34 5 4002.75 0.3855 1543,06 6 3587.25 0.3186 1142,9 7 3797.75 0.2633 999,95 Tổng 12081,45 Bảng 10 Với mức tỷ lệ chiết khấu là 21% thì tạo ra giá trị hiện tại của dự án nhỏ hơn luồng tiền ra ban đầu 73,55 trđ.Vậy tỷ lệ chiết khấu nó sẽ nằm trong khoảng từ 20% đến 21%,ta sử dụng công thức ước lượng tỷ lệ thực tế như trên, ta có X 12427,49 - 12155 -------------------- = ------------------------ 21% - 20% 12427,49 – 12081,45 X=0.0079 Từ đó IRRB = 0.0079 + 0,2 =0.2079 hay 20,79%.> k = 11,5% Với lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư là lợi tức nhà đầu tư kỳ vọng công ty có thể thu hồi được từ dự án là 11,5%,kết hợp so sánh IRR1=13.236% và IRR2=20,79% . Như vậy ngân hàng ngoại thương VIETCOMBANK nên chọn dự án đầu tư B. III/ Phương pháp giá trị hiện tại thuần Dự án A Năm Luồng tiền thuần (trđ) PVIF tại mức 11,5% Giá trị hiện tại (trđ) 1 8586.25 0,8969 7701,01 2 8153.25 0,8044 6558,47 3 7728.5 0,7214 5575,34 4 7312 0,647 4730,86 5 6903.75 0,5803 4006,25 6 7578.5 0,5204 3943,85 7 6929.25 0,4667 3233,88 Tổng 35749,66 Bảng 11 Giá trị hiện tại thuần của dự án A NPV = - ICO = 35749,66 – 33922 = 1827,66 > 0 Dự án B Năm Luồng tiền Thuần PVIF tại mức 11,5% Giá trị hiện tại 1 3281.25 0,8969 2942,95 2 3009.75 0,8044 2421,04 3 3642 0,7214 2627,34 4 3370.5 0,647 2180,71 5 4002.75 0,5803 2322,8 6 3587.25 0,5204 1866,8 7 3797.75 0,4667 1772,41 Tổng 16134,05 Bảng 12 Giá trị hiện tại thuần của dự án B NPV = - ICO = 16134,05 – 12155 = 3979,05 > 0 IV/ Phương pháp chỉ số sinh lời- PI Chỉ số sinh lời của dự án A PI =[ ]/ ICO = = 1,0539 > 1 Chỉ số sinh lời của dự án B PI =[ ]/ ICO = = 1,3274 > 1 V/ Đánh giá và lựa chọn dự án Đây là 2 dự án ngân hàng Vietcombank đang xem xét để lựa chọn đầu tư vào dự án tốt nhất ( hai dự án là loại trừ nhau ) Hai dự án này khác biệt về quy mô (có dòng tiền thuần kỳ vọng như bảng 2 và bảng 4) Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ tương ứng của dự án A và B là 13,236% và 20,79%. Khi tỷ lệ thu hồi đòi hỏi của nhà đầu tư là 11,5%, giá trị hiện tại thuần của dự án A là 1827,66 trđ,trong khi tỷ lệ sinh lời của nó là 1,0539. Đối với dự án B giá trị hiện tại thuần là 3979,05 trđ với tỷ lệ sinh lời tương ứng là 1,3274. Ta có bảng tổng hợp sau: Dự án IRR NPV tại 11,5% PI tại 11,5% A 13,236% 1827,66 trđ 1,0539 B 20,79% 3979,05 trđ 1,3274 Bảng xếp hạng dự án IRR NPV tại 11,5% PI tại 11,5% B B B A A A Như vậy, khi dùng cả ba phương pháp IRR, NPV, PI thì dự án B sẽ được ưu tiên trong lựa chọn của ngân hàng. Ngoài ra, khi xét kỳ thu hồi vốn PBP của 2 dự án thì kỳ thu hồi vốn của dự án B (3,128 năm) ngắn hơn so với dự án A ( 4,0554 năm) trong cùng khoảng thời gian hoạt động. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp dùng để đánh giá vì hai dự án có quy mô vốn khác nhau và nó nhiều nhược điểm nên ít được áp dụng trong thực tế.
Luận văn liên quan