Phương pháp học các môn khoa học tự nhiên siêu đẳng by victor vance

Phạm vi áp dụng:các môn Khoa học tự nhiên thuần túy tính toán áp dụng công thức, dạng bài, số liệu tính toán, cộng trừ nhân chia, . Như Toán, Vật lý, hóa học, kế toán, thống kê, xác suất thống kê . Nhưng trước khi đến với phương pháp siêu đẳng này các bạn hãy thử điểm qua phương pháp thông thường ở trường vẫn dạy:

doc15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2930 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp học các môn khoa học tự nhiên siêu đẳng by victor vance, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Phương pháp học các môn KH Tự Nhiên siêu đẳng by Victor Vance: *Phạm vi áp dụng:các môn Khoa học tự nhiên thuần túy tính toán áp dụng công thức, dạng bài, số liệu tính toán, cộng trừ nhân chia,…. Như Toán, Vật lý, hóa học, kế toán, thống kê, xác suất thống kê…. Nhưng trước khi đến với phương pháp siêu đẳng này các bạn hãy thử điểm qua phương pháp thông thường ở trường vẫn dạy: *Phương pháp thông thường: + Học thuộc lòng lý thuyết xong xuôi sau đó mới áp dụng bài tập và công thức.. +Ví dụ: hằng đẳng thức :(a+b)2=a2+2ab+b2 Bình thường cô giáo bạn sẽ bắt bạn học thuộc công thức như kiểu" bình phương của 1 tổng bằng tổng 2 bình phương của 2 số với 2 lần tích số thứ nhất với số thứ 2" Hoặc sẽ bắt bạn học thuộc viết đi viết lại công thức cho thuộc, gọi lên bảng viết công thức xong suôi sau đó mới cho bạn áp dụng công thức đó vào các bài tập nhứ: (2x+1)2=? +Ví dụ: Học thuộc lòng định lý xong xuôi mới áp dụng vào bài tập hình học cụ thể, học thuộc ,viết đi viết lại công thức như s=vt, D=m/V… cho nhớ sau đó mới áp dụng vào bài cụ thể +Phạt nặng những sai lầm: Trong quá trình áp dụng công thức bạn được dạy rằng: " ko bao giờ được mắc sai lầm,sai lầm là xấu xa", tập trung vào phạt nặng những ai gặp sai lầm thay vì khuyến khích mắc lỗi và tự sửa lỗi Nếu bạn áp dụng công thức sai, hay đang làm mà quên công thức sẽ bị chỉ trích nặng nề và bị phạt nặng vì tội" trí nhớ kém" +Phải nhất thiết tự mình làm ra mới nhớ,ko được xem sách giải: bạn phải tự mình suy nghĩ ra cách làm hướng làm:" Tự mình nghĩ ra và làm ra nó mới nhớ, chứ coi sách giải thì làm sao mà nhớ được".Không được phép mở sách giải xem cách làm, vì làm thế mình sẽ ỷ lại vào sách giải đầu óc ko vận động…Phải tự thân vận động mầy mò tự mình tìm ra cách giải, sáng tạo ra cách giải thì mới nhớ được +Rất ít phân dạng, rất ít tổng kết và hệ thống lại: thường thì bạn được dạy cứ từ bài này qua bài khác từ đầu môn tới cuối môn , mà rất ít khi phân dạng được bài tập này thuộc dạng gì? ở phần nào? Chương nào?ở đầu sách ? cuối sách hay giữa sách? Rất ít được tổng kết và hệ thống thành 1 hệ thống các dạng bài liên quan tới nhau =èXin thưa rằng đó chỉ là mấy phương pháp kiểu" thổ dân".Học theo cực kì vất vả mệt nhọc mà hiệu quả rất thấp.Mình xin giới thiệu một phương pháp mới tiên tiến hơn đảm bảo học ko hề vất vả như xưa mà hiệu quả cực kì cao. *Phương pháp học các môn KH Tự Nhiên siêu đẳng by Victor Vance: Nói tóm tắt phương pháp của mình là: +Bỏ qua công thức và lý thuyết, mở giải ra chép và bắt chước bài giải đến khi thành thục.Khuyến khích sai lầm và sửa sai sau đó tổng kết lại và thêm vào sơ đồ tư duy dạng bài. +Lúc bắt chước ko cần hiểu vì sao lại thế chỉ cần làm theo,khi làm theo thành thục rồi sẽ tự "ngộ ra" lý thuyết và thuộc làu công thức +Tổng hợp các dạng lại vẽ nên 1 sơ đồ tư duy( mind map) gồm các dạng bài&chú ý về 1 chương, 1 phần, cả môn học. +Kiểu 1:Áp dụng cho cho dạng bài Ghi nhớ công thức : Thường trong môn toán và môn vật lý …. Ví dụ: Làm bài tập áp dụng công thức :(a+b)2=a2+2ab+b2 Áp Dụng công thức : sin2x=2sinxcosx Áp dụng công thức E=mc2 vào 1 bài cụ thể Bước 1: +Lướt qua công thức đó mà ko cần cố phải học thuộc nó: _ Ko cố gắng học thuộc bằng mồm kiểu:" " bình phương của 1 tổng bằng tổng 2 bình phương của 2 số với 2 lần tích số thứ nhất với số thứ 2" _Ko cố gắng viết đi viết lại nhiều lần công thức đó đến khi nào nhớ( tự mình viết được :(a+b)2=a2+2ab+b2) ) với niềm tin rằng: "mấy bài đó dễ chỉ cần thuộc công thức xong áp dụng là xong, chỉ cần thuộc công thức xong khi vào làm áp dụng là ngon"èLầm to! =>Công thức đó nếu chỉ viết đi viết lại để học thuộc mà chưa áp dụng bao giờ thì nó chả có giá trị gì cả, phải áp dụng thành thục công thức rất nhiều lần mới có thể nhớ được công thức, việc học thuộc công thức trước khi áp dụng là 1 điều vô nghĩa ,ko có giá trị Bước 2: Sức mạnh của việc áp dụng công thức để công thức tự găm vào đầu 1)+Nhìn vào công thức mẫu có sẵn trong sách: Vừa áp dụng vừa soi công thức. Lúc mới đầu luôn đặt bảng công thức mẫu trước mặt, nhìn vào đó soi và áp dụng công thức +Tuyệt đối ko làm kiểu:" học thuộc và gấp bảng công thức lại ,xong tự mình "nặn đầu nhớ lại " và áp dụng công thức đó=è làm như thế là vô giá trị( vì công thức muốn nhớ chỉ cần áp dụng vài lần là tự khắc găm vào trong đầu tự nhiên ,nên việc cố gắng học thuộc công thức mà chưa hề áp dụng lần nào là 1 điều vô nghĩa) 2)+Trong quá trình áp dụng công thức ấy, chỉ cần bắt chước, chép lại công thức đó vài lần là bạn có thể sơ sơ nhớ nhớ công thức đó.Cứ tiếp tục lặp lại việc áp dụng và bắt chước theo công thức đó +Không cần nhất thiết phải hiểu "tại sao lại làm theo công thức như thế?" chỉ cần "đưa bài đây tao bắt chước và áp dụng công thức cho mày xem" hay" đừng hỏi tại sao vì tao là " công thức"" Ví dụ cụ thể: học công thức: (a+b)2=a2+2ab+b2( lúc này chưa học thuộc được công thức đó) Làm ngay 1 số bài tập dễ: a) (x+y)2=? =è lập tức "soi" lên công thức mẫu và chép xuống (x+y)2 = x2+2xy+y2 b) (u+v)=? è lập tức "soi" lên công thức mẫu và chép xuống (u+v)2 = u2+2uv+v2 c) (2u+3v)2=? è lập tức mở giải hoặc soi lên công thức mẫu: "à! Thì ra nó thay a=(2u) và b=(3v) xong áp dụng bình thường.Lại soi lên công thức mẫu và bắt chước t làm theo: (2u+3v)2=(2u)2+2(2u)(3v)+(3v)2 ……………………………………….cứ tiếp tục làm và soi lên công thức mẫu như thế………………………………………………………. 3)+Trong khi tự làm lại chắc hẳn ai cũng ko thể tránh khỏi: A)+Quên: Đừng ngại quên, cứ quên 1 phát ở chỗ nào lập tức mở lại công thức mẫu ra xem và bổ sung vào luôn.Càng quên nhiều càng tốt. Càng quên nhiều chỗ, càng mở bảng công thức mẫu ra bổ sung lại nhiều, càng nhớ sâu chỗ đó thêm.Để ghi nhớ 5 điểm mấu chốt phải quên 5 lần và mở sách giải ra bổ sung 5 lần,mỗi lần như thế là 1 lần khắc sâu nó vào đầu.Muốn nhớ được phải quên.Quên để nhớ sâu thêm,ko quên thì khó mà nhớ sâu được. Kể cả đã nhớ tương đối công thức rồi, nếu mà quên cũng đừng lo lắng, đừng thất vọng về bản thân:" sao mình trí nhớ kém thế nhỉ?, hồi trước rõ ràng làm được mà bây giờ lại quên?" hay cố gắng " nặn óc tự nhớ lạièLập tức mở lại công thức và soi lại phần đã quên, mỗi lần mở ra soi lại là 1 lần khắc sâu thêm rất nhiều chỗ quên đó.Nó có giá trị hơn việc"nặn óc tự nhớ lại " rất nhiều B)+Sai:chẳng may áp dụng sai công thức: Đừng lo lắng hay chán nản, Sức mạnh tinh túy của phương pháp này chính là "khuyến khích tự mình mắc sai lầm và sửa chữa" thay vì "phạt nặng sai lầm".Các bạn cứ tự do làm sai bừa phứa, đừng ngại sai.Cứ làm sai là lại soi lại công thức xem mình sai ở đâu và tự sửa chữa rút kinh nghiệm.Phải " sai để nhớ, ko sai ko thể nhớ được". Các bạn nên khoanh tròn & ghi chú bằng mực đỏ những chỗ mình sai lại như thế này: +Dần dần khi áp dụng nhiều lần công thức đó, công thức ấy được bạn áp dụng nhuần nhuyễn, dần dần găm sâu vào trong não rồi, thì dần dần thoát ly khỏi bảng công thức mẫu, tự mình làm mà ko cần nhìn lại công thức mẫu 4)+Khi đã áp dụng thành công rồi( ko cần mở lại công thức mẫu mà vẫn áp dụng đúng hoàn toàn hết công thức) .Cứ như thế tự viết lại, tự lặp lại lại 3 lần bài tập đó vào vở è Bước lặp đi lặp lại này tạo cho bạn "năng lực tiềm thức" để làm bài( làm theo quán tính).Khi gặp dạng tương tự ko mất thời gian suy nghĩ tìm hướng làm như thế nào chỉ cần nhận dạng:" à dạng này mình đã làm nát bét rồi!" và bắt tay vào làm nhanh gọn (như làm kiểu quán tính) èBạn sẽ thấy sức mạnh kì diệu của phương pháp này là: lúc đầu ko cần học thuộc để nhớ công thức, chỉ cần soi vào công thức mẫu sau đó áp dụng đi áp dụng lại nhiều lần.Công thức ấy tự động găm sâu như in vào não bạn, ko thể phai mờ,bạn ko những nhớ nhuần nhuyễn được công thức mà còn có kỹ năng nhuần nhuyễn thực hành và áp dụng công thức đó để có " năng lực tiềm thức" về dạng bài đó. Đúng như lời câu tục ngữ: "Trăm hay ko bằng tay quen" của ông cha ta.Hơn hẳn việc học vẹt mồm công thức ban đầu mà chưa lần nào áp dụng nó Bước 3: Sức mạnh của sự tổng kết 1)Tự mình rút ra kết luận & viết ra những kinh nghiệm sương máu khi áp dụng công thức này: -Dạng áp dụng công thức này thường: + hay quên ở đâu? +hay nhầm lẫn tính toán ở đâu? +cần cực kì chú ý ở điểm nào? +cần cực kì cẩn thận trong tính toán ở phần nào? 2)Bổ sung dạng bài này vào sơ đồ tư duy dạng bài của toàn môn( nhớ làm cả nhánh " chú ý phần hay nhầm lẫn của dạng +Kiểu 2: Áp dụng cho dạng toán đố Ví dụ: Hóa học: Hỗn hợp X gồm 3 kim loại dạng bột Fe,Cu,Mg.Hòa tan 16g hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng .Sau khi kết thúc phản ứng có 2.24l khí NO (dktc) duy nhất bay lên, thu được dung dịch muối và còn lại chất rắn là 1 kim loại có khối lượng 8.8g.Đem cô cạn dung dịch thu được m (g) muối khan , trị số của m là? Bước 1:( sức mạnh của phân tích đề bài) +Đọc kỹ đầu bài, gạch chân những "từ khóa" và từ" nhạy cảm" trong đề bài Ví dụ: Hỗn hợp X gồm 3 kim loại dạng bột Fe,Cu,Mg.Hòa tan 16g hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng .Sau khi kết thúc phản ứng có 2.24l khí NO (dktc) duy nhất bay lên, thu được dung dịch muối và còn lại chất rắn là 1 kim loại có khối lượng 8.8g.Đem cô cạn dung dịch thu được m (g) muối khan , trị số của m là? +Các từ gạch chân là các từ khóa +" loãng" è từ này là" từ nhạy cảm" vì chỉ cần nhầm " loãng " và "đặc" là 2 vấn đề khác nhau hoàn toàn nhé +Xác định "điểm vướng mắc-????", điểm mấu chốt, lắt léo mà mình ko hiểu, chưa gặp bao giờ…( LOCK của đề bài), cái mà mình ko thể làm được, ko hiểu vì vấp phải vấn đề đó " muối khan" è đây là "điểm vướng mắc???": mình vấp phải 1 vấn đề là ko thể biết m(g) muối khan đó gồm những muối gì?????=> dẫn đến ko thể giải được bài đó +Lập sơ đồ tóm tắt đề bài( với môn Hóa Học cho trực quan, dễ nhìn…) như thế này: Bước 2: (sức mạnh của sự bắt chước và "sai & sửa sai") A)+Ko tự mình suy nghĩ để tự làm bài đó mà lập tức Mở phần giải bài tập đó ra (mở sách giải bài đó ra ) và xem: +Xem để hiểu cái "điểm vướng mắc???" ấy của mình sách giải nó giải quyết kiểu gì( KEY mở LOCK) +Nắm được sơ sơ trình tự các bước giải bài đó của sách giải +Chép lại như sách giải các bước giải vào trong vở B)+Tự mình bắt chước lại cách giải như các bước trong sách giải +Không nhất thiết phải hiểu "Tại sao mà sách giải như vậy? hay Tại sao mà sách thông minh thế lại nghĩ ra cách giải hay thế?", Chỉ cần bắt chước lại y nguyên các bước làm các bước giải đó +Cố gắng ít nhìn lại bài giải mà tự nhớ lại các bước làm và bắt chước theo .Làm đi làm lại vài lần như thế…. +Trong quá trình bắt chước đó: QUÊN: Nếu quên cái gì đó trong bài giải, lập tức mở lại sách giải lại và xem luôn. _ Đừng ngại quên, cứ quên 1 phát ở chỗ nào lập tức mở lại sách giải ra xem và bổ sung vào luôn. Càng quên nhiều chỗ, càng mở sách giải & tự bổ sung nhiều, càng nhớ sâu thêm.Mỗi lần như thế là 1 lần khắc sâu nó vào đầu. _Mình khuyến khích các bạn quên nhiều, quên càng nhiều chỗ thì càng có cơ hội nhiều để mở phần giải ra bổ sung và củng cố phần đó vững chắc SAI: Trong quá trình bắt chước đó ,tự mình bắt chước cách giải ấy, chắc chắn sẽ có 1 vài chỗ mình làm sai với bài giải gốc.Đừng lo lắng hay chán nản, Sức mạnh tinh túy của phương pháp này chính là "khuyến khích tự mình mắc sai lầm và sửa chữa" thay vì "phạt nặng sai lầm".Các bạn cứ tự do làm sai bừa phứa, đừng ngại sai.Cứ làm sai là lại soi lại sách giải xem mình sai ở đâu và tự sửa chữa rút kinh nghiệm.Phải " sai để nhớ, ko sai ko thể nhớ được".Sai càng nhiều, nhớ càng lâu, hiểu càng sâu Trong lúc luyện tập "bắt chước" này mình khuyến khích mắc sai lầm càng nhiều càng tốt, càng sai nhiều càng nhiều lần sửa sai , càng nhớ sâu thêm.Hiểu sâu sắc thấm nhuần về dạng bài đó C)+Khi đã bắt chước thành công rồi( ko cần mở lại sách giải mà vẫn bắt chước đúng hết các bước): . Cứ như thế tự viết lại, bắt chước lại 3 lần vào vở( như kiểu tự chép lại học thuộc lòng bài giải ấy) è Bước lặp đi lặp lại này tạo cho bạn "năng lực tiềm thức" để làm 1 dạng bài( làm theo quán tính).Khi gặp dạng tương tự ko mất thời gian suy nghĩ tìm hướng làm như thế nào chỉ cần nhận dạng:" à dạng này mình đã làm nát bét rồi!" và phản ứng nhanh, lập tức bắt tay vào làm luôn ko phải nghĩ ngợi gì. Bước 3: Sức mạnh của sự tổng kết A)Tự mình rút ra kết luận tổng kết về dạng bài này: + Dạng này đề thường cho cái gì hỏi cái gì? +"Điểm vướng mắc????"(điểm LOCK ) của bài là gì? Dùng KEY gì giải quyết +Quy trình giải các bước ra sao? Gồm các bước nào? +Trả lời câu hỏi: "Vì sao mà sách giải nó lại làm như thế? Hay nó biến đổi như thế có ý gì?...." +Dạng bài này hay sai ở đâu, hay nhầm ở đâu,cực kì chú ý ở chỗ nào B) Bổ sung dạng bài này vào sơ đồ tư duy dạng bài tập của môn đó Bí quyết học các môn tự nhiên là nhận dạng bài tập, phân dạng bài đó, vận dụng nhuần nhuyễn dạng đó và cuối cùng là hệ thống lại các dạng bài tập của 1 môn( 1 chương hoặc 1 phần) vào 1 sơ đồ tư duy (mind map)=> Nó sẽ giúp bạn nhìn thấy " bức tranh tổng" thể về các dạng bài; củng cố vững chắc lại các dạng; định vị được các dạng & phản ứng nhanh khi gặp dạng đó Ý kiến ngược: một số ý kiến ngược lại phản đối phương pháp của mình: +"Việc giở sách giải ra chép và soi lại công thức sẽ dẫn tới sự ỷ lại vào sách giải và công thức mẫu ko chịu tự đầu vận động. đến lúc đi thi thì biết " soi" ở đâu?" =>Xin giả nhời rằng: ko phải giở sách giải ra chép mà là giở sách giải ra để bắt chước, để bắt chước lại cách giải đó,đến khi bắt chước thành thục rồi thì ko cần mở sách giải ra nữa tự mình làm +"Khi quên kiến thức phải tự mình nặn óc ra xây dựng lại công thức, tự mình nhớ lại áp dụng công thức mới nhớ được chứ. Chứ mang sách giải ra coi thì nhớ làm sao được?" =>Xin giả nhời rằng: Việc quên kiến thức sau đó tự mình mở sách giải, mở công thức mẫu ra tra cứu lại , "soi" lại đem lại hiệu quả ghi nhớ gấp nhiều lần so với sự tự " nặn óc ra nhớ lại".Mỗi lần tự mở lại bài giải, công thức soi và sửa chữa khiến kiến thức găm sâu vào trong đầu mình hơn rất rất nhiều…. +"Việc gặp bài mới ko làm được thì dở ngay sách giải ra xem làm hạn chế sự sáng tạo của học sinh, phải để chúng tự mày mò làm ra cách giải thì khả năng sáng tạo của chúng mới cao chứ. Làm theo kiểu bắt chước kia chỉ làm học sinh mô phỏng và bắt chước y hệt như sách giải chứ đâu để chúng sáng tạo ra cách giải nào?" =>Xin thưa rằng: theo tôi thì: " người giỏi ko nhất thiết phải tự mình sáng tạo ra cái mới mà chỉ cần kế thừa , bắt chước nhiều sáng tạo của nhiều người khác giỏi hơn là đủ" +Hơn nữa: để có thể sáng tạo ra cái mới thì học sinh cần có sẵn 1 hệ thống các dạng bài cơ bản được học dựa trên sự bắt chước (làm nền tảng).Sau đó gặp 1 dạng bài khác mới tinh, chưa gặp bao giờ,anh ta mới so sánh dạng bài đó với các dạng quen thuộc trong hệ thống các bài cơ bản xem: nó giống ở đâu, khác ở đâu,….==> từ đó mới sáng tạo nảy ra các ý tưởng mới để giải bài mới đó. +Phương pháp này của mình đưa ra là giúp các bạn mới học lần đầu tiên có thể dễ dàng bắt chước và có đươc ngay "hệ thống 1 số dạng bài tập cơ bản".Và tất nhiên "hệ thống 1 số dạng bài tập cơ bản" được xây dựng trên nền tảng sự bắt chước cách làm của người khác chứ ko phải là tự mình nghĩ ra cách làm đó Giống như việc nấu ăn để sáng tạo ra một món ăn mới lạ, thì bắt buộc nhất thiết bạn phải " nằm lòng" 1 số món cơ bản như luộc, rang, hầm, rán…. Thì sau đó mới sáng tạo ra một món mới được.Chứ chả có ai mấy món cơ bản mà còn chưa thạo mà sáng tạo ra 1 món mới cực ngon.Chắc chắn các món cơ bản " nằm lòng" đó là do bạn băt chước của người khác, chứ ko thể tự sáng tạo ra được.Phương pháp này của tôi giúp bạn dễ dàng bắt chước những món cơ bản đó, sau khi có 1 nền tảng những món cơ bản rồi thì bạn tha hồ sáng tạo ra món mới. +"Việc bắt chước cách giải như sách giải hay soi áp dụng công thức làm học sinh chỉ biết bắt chước như cái máy mà ko hiểu bản chất bài tập đó. chỉ biết áp dụng băt chước "học vẹt" mà ko hiểu bản chất Ko hiểu vì sao nó lại như thế?" Xin thưa rằng: phương pháp này cũng giổng phương pháp trí nhớ siêu đẳng -Adam Khoo, trước khi bạn muốn hiểu bản chất vấn đề thì bạn phải nhớ nó đã.Khi dùng phương pháp trí nhớ siêu đẳng để học bài thì bạn ko hiểu bản chất" vì sao nó lại như thế?" nhưng bạn vẫn có thể học thuộc, nhớ 1 cách máy móc vấn đề. Rồi khi nhớ được bạn sẽ tự ngộ ra chân lý:" tại sao lại như thế?" rất dễ dàng Vâng! Trước khi hiểu" tại sao sách giải lại làm như thế? Hay bản chất vấn đề là gì?"Bạn nên bắt chước được và nhớ được nó làm như thế nào đã. Cứ mạng dạn bắt chước cách giải trong sách giải. khi nào bạn bắt chước nhuần nhuyễn rồi thì bạn sẽ tự "ngộ ra":" tại sao sách giải lại làm như thế? Bản chất của vấn đề là gì? thuộc & hiểu sâu sắc, thấm nhuần luôn cả lý thuyết, bản chất vấn đề…một cách cực kì dễ dàng. Bí quyết học tập của những người học giỏi môn tự nhiên: Bài viết này là tổng hợp kinh nghiệm và bí quyết của những người học giỏi các môn Khoa học tự nhiên như:" đội tuyển toán, giải nhất tỉnh môn lý…..". Khi tôi phỏng vấn hỏi bí quyết để học các môn vật lý hay toán họ trả lời rằng: +" Bí quyết học chính là sự bắt chước để áp dụng công thức,Lúc đầu họ chả cần hiểu bản chất tại sao lại áp dụng công thức ấy, chỉ cần bắt chước và áp dụng công thức thật nhanh,Họ bỏ qua lại lý thuyết và bản chất vấn đề 1 bên.Lao vào làm bài tập và bắt chước áp dụng công thức, sau khi bắt chước thành thạo công thức họ sẽ dễ dàng "ngộ" ra bản chất, học thuộc à hiểu lý thuyết " nhanh chóng" +Bí quyết là phải phân dạng được dạng bài tập , xây dựng 1 hệ thống các dạng cơ bản " nằm lòng". Ban đầu họ( ko tự sáng tạo ra) mà phải bắt chước để " nằm lòng" một số dạng cơ bản trong đầu.Những dạng đó được làm đi làm lại đến mức nhuần nhuyễn thành thục( năng lực tiềm thức). Khi đi thi nếu họ gặp dạng đó thì "phản ứng nhanh" cứ thế bật ra cách làm và trình bày. Còn nếu đi thi gặp phải dạng mới , lắt léo hơn, ko giống những dạng:" nằm lòng cơ bản" thì họ sẽ so sánh bài mới đó với hệ thống một sô dạng cơ bản" nằm lòng" kia để xem nó giống hay khác ở chỗ nào và tự bật ra ý tưởng sáng tạo mới để làm bài đó