Người ta có thể đặt câu hỏi “Quyển Kinh Thánh của bạn đang bị đóng bụi
đến mức nào?” với nhiều người vốn không cảm thấy xấu hổ vì mình có một
quyển Kinh Thánh riêng, nhưng vì nó là một quyển sách mà mình mù tịt -ngoài tên một vài nhân vật, vài chương, vài câu rải rác hiếm hoi mà mình
được nghe người khác đề cập.
Trong quyển sách ông viết, Giáo sư Robert A.Traina đã tạo cảm hứng cho
độc giả phủi bụi, mở Kinh Điển ra để từng trải cuộc phiêu lưu đầy niềm vui
mình tìm được trong việc nghiên cứu nhiều loại văn chương hết sức đa dạng
trong Cựu và Tân ước bằng cách bám sát một kế hoạch nghiên cứu nhất định
nào đó. Sự kích thích trí thức, phần cảm hứng thuộc linh và sức thúc giục
muốn chia xẻ từng trải với người khác mà người nghiên cứu Kinh Thánh
được hưởng khi theo sát những lời chỉ giáo sau đây trong quyển sách này sẽ
báo đáp xứng đáng cho những giờ nỗ lực nghiên cứu. Tác giả không đề nghị
một phương pháp dễ dãi như “Hãy nếm thử món nước xốt trái táo này xem
sao” nhưng là một phương pháp kích thích được người ta rất nhiều, là “hãy
trồng cây” để tự mình khám phá ra nhiều kho báu quan trọng và giấu kín của
một nền văn chương trải qua nhiều thế kỷ như được tìm thấy trong Kinh
Thánh.
Tác giả có đầy đủ tư cách của một học giả hàng đầu về phương pháp, vì bản
thân ông vốn là một sinh viên ưu tú tại Chủng viện Thánh kinh New York.
Ông cũng là một giáo sư từng tạo được cảm hứng cho các sinh viên của
mình trong việc dạy bảo người khác. Trong số đó, nhiều vị cả nam lẫn nữ
hiện đang được nhiều trường đại học tại nhiều quốc gia và cả tại Hoa Kỳ đòi
hỏi, và nhiều sinh viên khác nữa đang muốn được hướng dẫn vào việc tiếp
cận Kinh Thánh một cách đầy phấn khởi và thỏa đáng.
Độc giả cần ghi khắc luôn vào tâm trí phần nguyên tắc căn bản của chủ đích
mà quyển sách này nhằm vào, tức là phương pháp nghiên cứu vốn không
phải là cứu cánh của chính nó, mà chỉ là một phương tiện nhằm vào một cứu
cánh. Thật vậy, cần phải nhớ rằng bản thân bộ Kinh điển cũng chỉ là “một
tấm bảng chỉ đường đến ngôi nhà tạm trú”, dẫn người ta đến chỗ có được
mối liên hệ mật thiết hơn với Chúa Cứu Thế hằng sống, Đấng vốn là An-pha
và Ô-mê-ga, là Đầu tiên và Cuối cùng.
Giáo sư William Lyon Phelps có lần đưa tờ Nữu ước Thời báo ấn hành vào
lúc sáng sớm và bảo với đám cử tọa của mình “Kinh Thánh còn cập nhật hóa
hơn cả tờ nhật báo này nữa”. Nếu bạn chịu khó theo đuổi những điều gợi ý
trong quyển sách này, bạn sẽ có thể dễ dàng chứng minh được cho một lời
phát biểu như thế.
120 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3187 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp học kinh thánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương Pháp Học Kinh Thánh
Tác giả: Robert A. Traina
LỜI NÓI ĐẦU
Người ta có thể đặt câu hỏi “Quyển Kinh Thánh của bạn đang bị đóng bụi
đến mức nào?” với nhiều người vốn không cảm thấy xấu hổ vì mình có một
quyển Kinh Thánh riêng, nhưng vì nó là một quyển sách mà mình mù tịt -
ngoài tên một vài nhân vật, vài chương, vài câu rải rác hiếm hoi mà mình
được nghe người khác đề cập.
Trong quyển sách ông viết, Giáo sư Robert A.Traina đã tạo cảm hứng cho
độc giả phủi bụi, mở Kinh Điển ra để từng trải cuộc phiêu lưu đầy niềm vui
mình tìm được trong việc nghiên cứu nhiều loại văn chương hết sức đa dạng
trong Cựu và Tân ước bằng cách bám sát một kế hoạch nghiên cứu nhất định
nào đó. Sự kích thích trí thức, phần cảm hứng thuộc linh và sức thúc giục
muốn chia xẻ từng trải với người khác mà người nghiên cứu Kinh Thánh
được hưởng khi theo sát những lời chỉ giáo sau đây trong quyển sách này sẽ
báo đáp xứng đáng cho những giờ nỗ lực nghiên cứu. Tác giả không đề nghị
một phương pháp dễ dãi như “Hãy nếm thử món nước xốt trái táo này xem
sao” nhưng là một phương pháp kích thích được người ta rất nhiều, là “hãy
trồng cây” để tự mình khám phá ra nhiều kho báu quan trọng và giấu kín của
một nền văn chương trải qua nhiều thế kỷ như được tìm thấy trong Kinh
Thánh.
Tác giả có đầy đủ tư cách của một học giả hàng đầu về phương pháp, vì bản
thân ông vốn là một sinh viên ưu tú tại Chủng viện Thánh kinh New York.
Ông cũng là một giáo sư từng tạo được cảm hứng cho các sinh viên của
mình trong việc dạy bảo người khác. Trong số đó, nhiều vị cả nam lẫn nữ
hiện đang được nhiều trường đại học tại nhiều quốc gia và cả tại Hoa Kỳ đòi
hỏi, và nhiều sinh viên khác nữa đang muốn được hướng dẫn vào việc tiếp
cận Kinh Thánh một cách đầy phấn khởi và thỏa đáng.
Độc giả cần ghi khắc luôn vào tâm trí phần nguyên tắc căn bản của chủ đích
mà quyển sách này nhằm vào, tức là phương pháp nghiên cứu vốn không
phải là cứu cánh của chính nó, mà chỉ là một phương tiện nhằm vào một cứu
cánh. Thật vậy, cần phải nhớ rằng bản thân bộ Kinh điển cũng chỉ là “một
tấm bảng chỉ đường đến ngôi nhà tạm trú”, dẫn người ta đến chỗ có được
mối liên hệ mật thiết hơn với Chúa Cứu Thế hằng sống, Đấng vốn là An-pha
và Ô-mê-ga, là Đầu tiên và Cuối cùng.
Giáo sư William Lyon Phelps có lần đưa tờ Nữu ước Thời báo ấn hành vào
lúc sáng sớm và bảo với đám cử tọa của mình “Kinh Thánh còn cập nhật hóa
hơn cả tờ nhật báo này nữa”. Nếu bạn chịu khó theo đuổi những điều gợi ý
trong quyển sách này, bạn sẽ có thể dễ dàng chứng minh được cho một lời
phát biểu như thế.
Caroline L.Palmer
New York, New York tháng Năm, 1952
LỜI TRI ÂN CỦA TÁC GIẢ
Tác giả xin tri ân sâu sắc rất nhiều người về nhiều sáng kiến trong quyển
sách này. Một trong số những nhân vật chủ yếu đó là Tiến sĩ Caroline
L.Palmer, vị giáo sư và là người chịu trách nhiệm về phần lớn những gì tác
giả được biết và đã vui lòng viết Lời Nói Đầu cho quyển sách này.
Nếu phần vay mượn của từng cá nhân đều có thể được trả lại thật phải lẽ và
đúng lúc thì thật là lý tưởng, nhưng vì nhiều lý do hết sức rõ ràng, điều đó đã
không thể nào thực hiện được. Tuy nhiên, tác giả hi vọng rằng quyển sách
nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu của những
người có các sáng kiến đã đươc mình sử dụng, do đó cũng biện minh được
cho cách mình đã tự do sử dụng các phát kiến ấy.
NỘI DUNG
Dẫn Nhập
Chương 1: QUAN SÁT
Chương 2: GIẢI NGHĨA
Chương 3: ỨNG DỤNG
Tóm tắt
Phụ lục
Sách Tham khảo
DẪN NHẬP
A. Tại sao ta lại làm như thế? - Nhu cầu và phương thuốc
B. Nó là gì? - Định nghĩa việc Nghiên cứu Kinh Thánh theo đúng phương
pháp
C. Phía sau đó có gì? - Các tiền đề căn bản
1. Kinh Thánh xứng đáng được nghiên cứu
2. Vài yếu tố đặc sắc của việc nghiên cứu Kinh Thánh đúng phương pháp
a. Nghiên cứu Kinh Thánh theo phương pháp Quy nạp
b. Nghiên cứu Kinh Thánh trực tiếp, độc lập
c. Nghiên cứu Kinh Thánh về mặt văn chương
d. Nghiên cứu Kinh Thánh về phương diện tâm lý
e. Nghiên cứu Kinh Thánh nhằm mục đích xây dựng
f. Nghiên cứu Kinh Thánh một cách toàn diện
g. Nghiên cứu Kinh Thánh bằng tấm lòng chân thành
h. Nghiên cứu Kinh Thánh để đồng hóa
i. Nghiên cứu Kinh Thánh với thái độ tôn kính
D. Tôi sẽ sử dụng nó như thế nào? - Một bảng liệt kê các gợi ý
Các chú thích.
A. TẠI SAO TA LẠI LÀM NHƯ THẾ? - Nhu cầu và phương thuốc.
Có một số điểm giống nhau gây kinh ngạc giữa một thám tử tài ba và một
nhà nghiên cứu Kinh Thánh có hiệu năng.
Một thám tử giỏi phải có tài trong một số kỹ thuật, như biết phải tìm các đầu
mối ở đâu và phải có những biện pháp nào để tìm ra chúng. Thí dụ anh ta
phải biết rõ tầm quan trọng của những yếu tố như dấu tay hay các xét
nghiệm về trọng lượng liên hệ với việc truy tìm tội phạm. Rồi một khi đã tìm
được chứng cứ, anh ta phải có khả năng giải thích nó thật phải lẽ, phải biết
kết hợp chúng lại với nhau hầu khám phá ra cái khuôn mẫu theo đó mọi việc
đã xảy ra, phải đánh giá nó và rút từ đó ra những kết luận có giá trị. Và tất cả
công việc đó của nhà thám tử đều có hệ thống. Anh ta theo đuổi trong phạm
vi mình có thể làm được một tiến trình có trật tự mà mình nhận thấy là phù
hợp nhất để tìm ra thủ phạm. Bằng mọi cách, anh ta phải tránh chuyện ngẫu
nhiên, tình cờ vì biết rằng chuyện cầu may không dẫn tới việc phát giác hữu
hiệu được.
Thế nhưng có một sự thật là quá nhiều người nghiên cứu Kinh Thánh lại tiếp
cận nhiệm vụ của họ theo cách mà một thám tử tài ba chẳng bao giờ làm,
nghĩa là bằng phương pháp cầu may, bằng cách mò mẫm được chăng hay
chớ. Họ không có một kế hoạch hành động có thứ tự, được suy đi tính lại,
cân nhắc hết sức kỹ càng. Họ có khuynh hướng noi theo các ngẫu hứng thất
thường có thể xảy ra rồi chỉ một khoảnh khắc sau đó, lại thay đổi ngay.
Nhược điểm này không phải chỉ có ở các tín đồ thường, là nơi người ta có
thể trông đợi sẽ gặp nó, mà cả nơi nhiều người từng được đào tạo đặc biệt
trong lãnh vực nghiên cứu Kinh Thánh nữa. Một trong những lý do chủ yếu
của sự kiện này, là nhu cầu về phương pháp thường không được nhận thấy,
mà hậu quả là người sinh viên không được chỉ dạy để biết phân tích tiến
trình lý giải, nhằm khai triển một phương pháp thấu đáo, hợp lý, theo từng
bước một mà người ấy có thể dùng để giải nghĩa bất luận một khúc Kinh
điển nào. Một trong những hậu quả của một sơ sót như thế là bị mất thì giờ,
thiếu chính xác và nông cạn.
Những niềm tin vừa kể trên cùng với những niềm tin có liên hệ khác nữa đã
đưa tới phần chuẩn bị cho cuộc thảo luận sắp được nêu ra đây, trong đó tác
giả trình bày một bảng phân tích chi tiết tiến trình nghiên cứu Kinh Thánh
từng làm cơ sở cho nỗ lực cá nhân nhằm khai triển một phương pháp tiếp
cận các khúc Kinh Thánh một cách có hệ thống. Tác giả không hề có ảo
tưởng rằng quyển sách này hàm chứa một phương thuốc trị bá bệnh, bảo
đảm chữa trị được cho mọi khuyết điểm, mọi thói xấu trong việc nghiên cứu
Kinh Thánh. Tác giả cũng không dám mơ ước rằng những gì mình nhận thấy
là có ích lợi trong tư tưởng và công tác riêng tư, cũng sẽ được độc giả nhắm
mắt áp dụng ngay, vì nói cho cùng, thì tinh thần làm việc theo đúng phương
pháp là một vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, tác giả hi vọng tập tài liệu này có thể
góp một phần nhỏ mọn nào đó để gợi ý cho độc giả về quan niệm nghiên
cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp, có hệ thống, đồng thời với việc
ý thức được tầm quan trọng của nó. Nếu được như thế, số thì giờ chúng tôi
đã dành ra để soạn thảo quyển sách đã không phải là bị phung phí đi vậy.
B. NÓ LÀ GÌ? - Định nghĩa việc nghiên cứu Kinh Thánh theo đúng phương
pháp.
Tuy mấy lời phát biểu trên đây đã nói lên được đôi điều về ý nghĩa của việc
nghiên cứu Kinh Thánh theo đúng phương pháp, chúng tôi xin định nghĩa
rốt ráo hơn nữa để biết chắc là sự việc đã trở thành thật rõ ràng.
Muốn tìm hiểu thấu đáo ý nghĩa của từ ngữ “có phương pháp” -
(methodical) chúng ta cần khảo xét trước hết ý nghĩa của danh từ “phương
pháp” - (method). Danh từ “phương pháp” được căn cứ trên từ ngữ Hi văn
methodos, nghĩa đen là “một con đường, một nẻo đường để chuyển vận”.
Theo nghĩa đó, xin lưu ý thật cẩn thật các định nghĩa sau đây cho chữ
“phương pháp”.
Phương pháp có thể nói lên một phương thức hoặc trừu tượng hoặc cụ thể,
nhưng trong cả hai trường hợp nó đều hàm ý là một sự sắp xếp có thứ tự,
hợp lý và hữu hiệu, như các ý niệm của một người nhằm đưa ra một phần
trình bày giải thích hay một luận cứ, hoặc các bước phải noi theo trong việc
dạy bảo, một cuộc điều tra nghiên cứu... hay trong bất kỳ một loại hay một
công việc nào (1).
Về cơ bản, phương pháp chỉ là cách làm việc cần noi theo trong một trường
hợp nhất định nào đó... Các bước chủ yếu cần phải noi theo... và những điểm
tối quan trọng trong đó các điều kiện phát triển phải được cẩn thận duy trì và
nuôi dưỡng (2). Vậy, nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp liên
hệ với nẻo đường thích hợp cần phải noi theo hầu đạt tới chân lý của Kinh
điển. Nói rõ hơn nữa, nó bao gồm việc phát giác ra những bước nào là cần
thiết nhằm đạt được mục tiêu của mình, và cách sắp xếp chúng sao cho thật
hợp lý và kiến hiệu.
Để minh họa, ta có thể rút ra những điểm giống nhau giữa công tác nghiên
cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp với việc làm bánh. Dưới đây là
phương pháp làm loại bánh nướng vàng. Xin lưu ý những điểm giống nhau
giữa nó với việc nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp theo hai
câu định nghĩa vừa được nêu ra ở phần trên.
1. Thoa dầu và bột vào một khuôn 8x8
2. Rây vào trong tô trộn:
- 13/8 tách bột rây
- 2 muỗng trà bột nổi
- 1/2 muỗng trà muối
3. Thêm 1/3 tách shortening
4. Đổ vào 2/3 tách sữa
- 1 muỗng trà va-ni
5. Đánh lên 2 phút
6. Thêm 1 quả trứng to
7. Đánh lên thêm 2 phút
8. Đổ tất cả vào khuôn đã chuẩn bị sẵn và nướng 30 phút ở nhiệt độ 350độ
Chắc bạn đã nhận thấy thế nào phương pháp làm bánh chỉ cho người ta phải
noi theo một số các bước, như sử dụng những thành phần chất liệu nào, hoà
trộn chúng, và đặt khuôn bột bánh vào lò ở một nhiệt độ nào đó và bao lâu.
Nếu muốn làm được loại bánh đặc biệt đó, người ta phải theo đúng các bước
thiết yếu ấy. Tuy nhiên, không phải chỉ có những bước đặc thù ấy là cần
thiết mà thôi, nhưng điều cũng vô cùng quan trọng là phải thực hiện theo
đúng thứ tự đã được gợi ý. Vì nếu các thứ tự đều bị đảo ngược trong việc
pha trộn bột bánh trước khi nó được đem nướng, thì hậu quả sẽ vô cùng tai
hại. Cũng vậy, nghiên cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp bao gồm
hai yếu tố cần thiết: thứ nhất, một số các bước phải noi theo (nội dung), và
thứ hai, một cách sắp xếp nào đó (thứ tự). Không thể bỏ đi một yếu tố nào
trong số đó, nếu ta muốn cho việc tiếp cận của mình là đúng phương pháp.
Do đó, câu hỏi mà chúng ta phải tự đặt ra cho mình gồm hai phương diện
“Đâu là các bước cần phải noi theo, và theo trật tự hay cách sắp xếp nào,
chúng ta sẽ đạt được mục tiêu là nghiên cứu Kinh Thánh cho có kết quả?”
(3)
C. PHÍA SAU ĐÓ CÓ GÌ? - Các tiền đề căn bản.
Ẩn bên dưới việc nghiên cứu Kinh Thánh đúng phương pháp là một số các
định đề (postulates). Người ta sẽ không tìm cách chứng minh các định đề
này một cách dứt khoát, vì cả khi có thể làm được công việc ấy, thì chỉ riêng
cái công việc ấy mà thôi cũng phải viết ra cả một quyển sách hoặc nhiều
quyển sách rồi. Mục đích chủ yếu ở đây là chỉ nêu chúng ra càng rõ ràng,
ngắn gọn được chừng nào càng tốt chừng nấy (4).
1. Kinh Thánh đáng được học hỏi nghiên cứu.
2. Việc nghiên cứu Kinh điển đúng phương pháp đòi hỏi một số các yếu tố.
Các yếu tố này sẽ được thảo luận như là những đặc điểm của việc nghiên
cứu Kinh Thánh một cách có phương pháp.
a. Nghiên cứu Kinh Thánh theo phương pháp Quy nạp.
Có một điều kiện cho việc tiếp cận một cách có phương pháp, ấy là về bản
tính, nó phải phù hợp với đối tượng, với mục tiêu nhằm vào, vì đó chính là
phương tiện để đạt mục tiêu. Thí dụ phương pháp đúng để ném quả bóng dã
cầu - ngoài nhiều cử động khác ra - là phải cầm quả bóng thật chắc đưa cánh
tay ra phía sau rồi ném quả bóng về phía trước bằng cách vung cánh tay lên
thật mạnh. Điều này nhất thiết phải được làm cho đúng, vì nó chính là tính
chất của việc ném một quả bóng dã cầu. Vậy, muốn cho một phương pháp
tiếp cận Kinh điển nào đó có giá trị, nó phải có bản chất giống như bản chất
của chính Kinh điển.
Kinh điển, vốn phân biệt với người giải kinh, và không phải là một thành
phần chính thức của người ấy. Nếu các chân lý của Kinh Thánh đã nắm sẵn
trong người ta rồi, thì chẳng cần gì phải có Kinh Thánh và bộ sách ấy sẽ là
dư thừa. Nhưng sự kiện là Kinh Thánh là một bộ phận văn học khách quan,
sở dĩ có là vì con người cần phải biết một số chân lý mà con người không
thể tự biết được, và phải đến với nó từ bên ngoài. Hệ quả là, nếu phải khám
phá cho ra các chân lý nằm trong bộ phận văn học khách quan kia, con
người phải sử dụng một phương pháp tiếp cận phù hợp với nó về bản tính,
nghĩa là một phương pháp tiếp cận khách quan.
Có hai cách tiếp cận chính được mở ra cho người nghiên cứu Kinh Thánh.
Một là diễn dịch pháp (deduction), bắt đầu bằng việc tổng quát hóa rồi
truyền sức hậu thuẫn của mình cho những trường hợp riêng biệt. Tự bản tính
của nó, diễn dịch pháp có khuynh hướng chủ quan và có định kiến. Nó tạo ra
những người nắm quyền độc tài đối với Kinh điển chớ không phải là những
người biết lắng nghe Kinh điển. Do đặc tính khách quan của văn chương
trong Kinh điển, một phương pháp tiếp cận như thế là không phù hợp với
Kinh Thánh, và do đó, là không đúng phương pháp. Mặt khác, phương pháp
đối lập với nó, quy nạp pháp (induction) thì khách quan và vô tư, vì nó chỉ
đòi hỏi ta trước hết là khảo xét các điểm riêng biệt của Kinh điển, rồi các kết
luận của ta đều được căn cứ trên các điểm cá biệt đó. Một phương pháp như
thế là đứng đắn vì vốn có tính cách khách quan, phù hợp với bản tính khách
quan của Kinh điển. Nó tạo ra những con người chịu lắng nghe chớ không
phải là những người chỉ biết nói ra mà thôi, và bản tính của Kinh điển đòi
hỏi những con người biết lắng nghe. Vậy, nghiên cứu Kinh Thánh một cách
có phương pháp, là nghiên cứu theo quy nạp pháp, vì trong trường hợp này,
theo quy nạp pháp là đúng phương pháp.
Trong phương trình phương pháp thích hợp và quy nạp pháp này, phải có
hai phẩm cách (qualifications = phẩm tính, phẩm chất, đặc tính). Một là
chẳng hề có quy nạp pháp nào là thuần túy cả. Khi ta nói về một cách tiếp
cận bằng quy nạp pháp, thì điều đó chỉ có nghĩa là nó tương đối theo quy
nạp pháp mà thôi. Cùng một nguyên tắc ấy cũng áp dụng cho diễn dịch pháp
nữa. Điểm thứ hai là hệ quả của điểm trước. Vì chẳng hề có quy nạp pháp
thuần tuý, nên cũng không có khách quan tính tuyệt đối. Gamaliel Dradford
từng nhận xét thật sáng suốt rằng “Chỉ có những người tưởng rằng họ vô tư,
và những người biết rằng họ không vô tư mà thôi”. Tuy nhiên, một phương
pháp nhấn mạnh trên quy nạp pháp đến mức tối đa, sẽ dễ tạo ra những nhà
giải kinh vô tư và chính xác hơn bất kỳ một phương pháp tiếp cận nào khác.
b. Nghiên cứu Kinh Thánh trực tiếp, độc lập.
Hãy tạm cho rằng quy nạp pháp là cách tiếp cận Kinh điển một cách có
phương pháp, vấn đề từ đó nảy sinh sẽ là đâu là các phương tiện nhằm khám
phá ra các sự kiện cá biệt để ta có thể dùng làm cơ sở cho các kết luận của
mình.
Dường như điều hợp lý để cho rằng phương pháp hay nhất để bảo đảm cho
việc khám phá ra các điểm cá biệt, là nghiên cứu một cách trực tiếp và độc
lập chính các điểm cá biệt ấy. Như thế, chính bộ Kinh Thánh chớ không phải
là những quyển sách viết về Kinh Thánh, mới là bộ sách giáo khoa căn bản
cho người nghiên cứu Kinh Thánh. Việc nhấn mạnh như thế vào quyền ưu
tiên của việc nhận xét trực tiếp giúp nhà giải kinh trở thành quen biết với
tinh thần của các trước giả viết Kinh điển (5), khiến ông ta có thể có được
cách suy tư độc sáng (orginal) và cung cấp cho ông ta một cơ sở để phán
đoán giá trị của nhiều nguồn tài liệu rất khác nhau và thường thường lại trái
ngược, xung đột nhau.
Việc nhấn mạnh trên quyền ưu tiên của phương pháp nghiên cứu trực tiếp
này không hề hàm ý rằng không nên khảo cứu thật kỹ các bộ sách chú giải.
Trái lại, khi được thực hiện đúng cách, nó vốn được thừa nhận là một bước
tiến cần thiết trong cách tiếp cận một cách có phương pháp. Spurgeon đã
vạch ra rất đúng rằng “có hai sai lầm trái ngược nhau bám sát người nghiên
cứu Kinh điển: khuynh hướng chỉ lợi dụng các tài liệu hoặc ý kiến của
những người khác, và không chịu lợi dụng bất cứ một điều gì của người
khác cả” (6).
Vì Kinh Thánh vốn có nhiều hình thức, nhiều phương diện, cho nên cần phải
quyết định xem nên lợi dụng phương diện, hình thức nào. Việc lựa chọn tùy
thuộc các đòi hỏi của cá nhân nhà giải kinh; vì nếu chính ông ta phải tìm
kiếm các điểm cá biệt, thì ông ta phải có trong tay một công cụ để sử dụng.
Cho nên trong phần lớn các trường hợp, một quyển Kinh Thánh bằng tiếng
mẹ đẻ là thích hợp nhất cho giai đoạn đầu tiên của việc nghiên cứutheo quy
nạp pháp. Điều này sở dĩ đúng, vì người học hỏi nghiên cứu trung bình
thường không đủ chuyên môn trong các nguyên văn để có thể sử dụng chúng
thật thông thạo. Và vì các bản dịch vốn là công tác của các nhà chuyên môn
thuộc lãnh vực ấy, nên chắc chắn là phần đông những người học hỏi nghiên
cứu Kinh điển sẽ không có khả năng để cải thiện chúng hay ít ra cũng chẳng
cải thiện được nhiều lắm. Hơn nữa, con người ta vẫn suy nghĩ bằng tiếng mẹ
đẻ của mình, do đó, cũng sẽ học hỏi được dễ dàng hơn khi sử dụng loại ngôn
ngữ thông dụng. Cũng còn sự kiện là tiếng mẹ đẻ giúp người ta nhìn thấy
các mối liên hệ rộng rãi hơn, điều rõ ràng là không thể nào có được khi sử
dụng các nguyên văn. Vì các lý do vừa kể và nhiều lý do khác nữa, phần
thảo luận đưa ra tiếp theo đây sẽ đặt trên cơ sở là niềm tin rằng bước đầu
tiên để tiếp cận Kinh điển một cách có phương pháp phải là việc nghiên cứu
trực tiếp và độc lập bằng ngôn ngữ thông dụng. Điều này không hề hàm ý
việc phủ nhận sự hỗ trợ vô giá mà việc sử dụng nguyên văn có thể cung cấp
cho. Mặt khác, người ta nhận thấy rằng việc sử dụng trực tiếp và độc lập
ngôn ngữ thông dụng thường khiến mình quan tâm tìm hiểu nguyên văn (7)
c. Nghiên cứu Kinh Thánh về phương diện văn chương.
Nghiên cứu văn chương trong Kinh Thánh cho thấy Kinh điển bao hàm một
nền văn học lỗi lạc và do đó, cũng được cai trị bởi các định luật vẫn cầm
quyền kiểm soát tất cả các nền văn học lớn. Các sự kiện này là quyết lệnh
dạy người học hỏi nghiên cứu Kinh điển phải kết thân và chịu sự hướng dẫn
của các quy luật của văn học. V.Ferm vạch rõ:
Kinh Thánh nói chung là văn học cao cấp và việc nghiên cứu tính cách cao
siêu vĩ đại trong các quyển sách, nghiên cứu về bản tính của thiên tài về thi
ca và các quá trình sáng tạo ra nó, ít ra cũng cần thiết cho việc thật sự thông
suốt sách ấy ngang hàng với việc đào tạo nhà phê bình lịch sử (8).
Thiết tưởng cần lưu ý rằng tiền đề này vốn được đặt trên cơ sở là niềm tin
quyết tuy Kinh điển có nội dung và một bức thông điệp độc nhất vô nhị, bộ
sách ấy vốn cũng giống như các sách văn học khác về hình thức, vì nó cũng
gồm có phần giao lưu ngôn ngữ bằng chữ viết. Nếu điều đó là đúng, thì phần
hình thức của văn chương cũng thực hiện các chức năng đối với các tư
tưởng, các ý niệm của Kinh Thánh, y như nó vẫn thực hiện đối với các ý
niệm, các tư tưởng không phải là Kinh Thánh, nghĩa là nó là một phương
tiện truyền thông, giao lưu mà hệ quả thì nó cũng chính là một phương tiện
để lý giải nữa. Do đó, việc một người cần phải quan tâm đến các phẩm chất
văn chương của Kinh điển nếu muốn tiếp cận bộ sách ấy một cách có
phương pháp, là rất cần thiết vậy.
d. Nghiên cứu Kinh Thánh về phương diện tâm lý.
Kinh Thánh không phải là một văn bản trừu tượng về tôn giáo, cũng không
phải là một bộ lịch sách ghi ra các sự kiện và tín ngưỡng tôn giáo. Về bản
tính, nó có tính cách tâm lý. Do