Mạng quang hiện nay ởViệt nam chủyếu được triển khai dựa theo cấu trúc đa
Ring trên cơsởcông nghệSDH và WDM. Điển hình mạng quang đường trục của VNPT đã
nâng cấp sửdụng công nghệWDM cấu hình Ring, và sắp tới cũng sẽtriển khai trong mạng
MAN. Bài báo này đềcập tới bài toán thiết kếmạng Ring tối ưu chi phí tính đến cảcác yếu
tốvềmặt đường truyền và thiết bị. Phương pháp hàm trọng được đềxuất khá hiệu quảvà ví
dụcụthểminh hoạ ảnh hưởng của các yếu tốvà phân tích áp dụng. Phương pháp này có thể
áp dụng cho các công nghệkhác nhưRPR và cho thiết kếhay thay đổi các cấu hình Ring ảo
trên mạng WDM trong tương lai.
8 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2784 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp thiết kế tối ưu mạng quang WDM cấu hình Ring, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
207
Phương pháp thiết kế tối ưu mạng quang WDM cấu hình Ring
Method for designing optimal WDM Ring network in cost-effective manner
Ths. Vũ Hoàng Sơn
Tóm tắt: Mạng quang hiện nay ở Việt nam chủ yếu được triển khai dựa theo cấu trúc đa
Ring trên cơ sở công nghệ SDH và WDM. Điển hình mạng quang đường trục của VNPT đã
nâng cấp sử dụng công nghệ WDM cấu hình Ring, và sắp tới cũng sẽ triển khai trong mạng
MAN. Bài báo này đề cập tới bài toán thiết kế mạng Ring tối ưu chi phí tính đến cả các yếu
tố về mặt đường truyền và thiết bị. Phương pháp hàm trọng được đề xuất khá hiệu quả và ví
dụ cụ thể minh hoạ ảnh hưởng của các yếu tố và phân tích áp dụng. Phương pháp này có thể
áp dụng cho các công nghệ khác như RPR và cho thiết kế hay thay đổi các cấu hình Ring ảo
trên mạng WDM trong tương lai.
Abstract: In Vietnam, Optical transport networks are deployed widely and based on
SDH/WDM multi-ring structures. Typically, WDM systems are implemented with flexible,
efficient bandwidth capabilities in North-South optical backbone network, and in future are
going to be deployed in MAN. In this paper, the problem and method for designing optimal
WDM Ring in cost-effective manner are deal with, and a case study is shown to illustrate
how the proposed weighted functions approach solves this problem. This method is able to
be used for designing or reconfiguration of virtual ring such as RPR over WDM.
1. Giới thiệu
Xu thế hiện nay trên thế giới và của ngành Bưu điện là xây dựng mạng NGN với công nghệ
truyền tải quang thế hệ sau dựa trên công nghệ chuyển mạch quang WDM với khả năng
dung lượng cao và chi phí/bit thấp[3]. Hiện nay ở VN, công nghệ WDM đã được triển khai ở
cấp đường trục. Với tốc độ phát triển theo hàm số mũ của các dịch vụ đa phương tiện trên cơ
sở IP, đã thúc đẩy việc áp dụng công nghệ mạng truy nhập băng rộng (xDSL, WiMax,
FTTx…) và sẽ gây ra sự tắc nghẽn trong vùng mạng đô thị (MAN). Trong khi đó, với sức ép
của cạnh tranh, các nhà khai thác mạng không muốn đầu tư quá nhiều vào hạ tầng mạng. Vì
vậy các công nghệ quang mới cần tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có và hiện nay đã phát triển,
ứng dụng các công nghệ có tính kế thừa như NG-SDH, RPR và WDM với cấu hình Ring
trong môi trường mạng MAN. Mạng quang hiện ở Việt nam được triển khai phổ biến với
câu hình Ring rất hiệu quả. Do vậy, vấn đề nổi lên đó là việc thiết kế và khai thác hiệu quả
mạng quang WDM, nhất là đối với mạng MAN có cấu trúc Ring mà hiện đang được triển
khai phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt nam.
Theo cách phân loại về hiệu quả sử dụng tài nguyên (băng thông) của mạng quang, thì cấu
hình Ring (SDH hay WDM) gồm có hai loại cấu trúc chủ yếu: DPRing (Dedicated
Protection Ring- vòng bảo vệ riêng hay vòng đơn hướng USHR) và SPRing (Shared
Protection Ring- Vòng bảo vệ dùng chung, hay vòng hai hướng BSHR)[1,2]. Trong đó về
mặt băng thông, SPRing có khả năng tái sử dụng không gian, dung lượng của hệ thống yêu
cầu đối với nhu cầu cho trước phụ thuộc vào mẫu lưu lượng giữa các nút trên RING (cách bố
trí tương đối về lưu lượng giữa các nút trên Ring) và cách phân bổ luồng[2]. Vì vậy, để sử
dụng hiệu quả cấu trúc Ring, việc qui hoạch/ thiết kế mạng Ring cần xác định được cấu trúc
phù hợp và định cỡ mạng đảm bảo thoả mãn yêu cầu về lưu lượng cũng như độ tin cậy và
với chi phí nhỏ nhất tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có.
Bài báo này, đề xuất phương pháp tiếp cận mới trong việc thiết kế cấu trúc Ring tính tới ảnh
hưởng cả về chi phí thiết bị (ảnh hưởng do lưu lượng) và đường truyền. Công nghệ vòng
RPR cũng có đặc điểm giống SPRing là sự kế thừa về khả năng bảo vệ và tái sử dụng không
gian của SDH và khả năng ghép kênh thống kê của Ethernet xử lý ở mức gói [5]. Phương
208
pháp này có thể áp dụng và phát triển cho mạng Ring các công nghệ khác như RPR hay thiết
kế mạng Ring ảo trên mạng WDM [6].
2. Bài toán và đề xuất phương pháp hàm trọng
Thông thường thiết kế mạng quang đa Ring thường được chia thành 4 giai đoạn, bao gồm :
Bước 1: xác đinh cấu trúc phân cấp mạng: + chia mạng thành các vùng- mỗi vùng là tập các
nút có cấu hình Ring và phân cấp kết nối giữa chúng
Bước 2: Xác định topo kết nối vật lý của từng mạng Ring và điểm kết nối cho mỗi vùng
Bước 3: Định cỡ từng mạng Ring: bao gồm định tuyến, tính toán dung lượng mạng cho từng
loại công nghệ, kiến trúc Ring ứng cử (DPRing và SPRing).
Bước 4: Phân tích và tính toán chi phí so sánh giữa các giải pháp.
Trong bối cảnh hiện nay ở VN, thì việc giải bài toán chia thành các Ring ( bước 1) rất ít
được áp dụng, bởi mạng truyền dẫn được phân cấp theo các tổng đài và phân cấp quản lý
hành chính; và lưu lượng và số nút trong từng cấp này nhỏ, do vậy việc chia được thực hiện
dễ dàng hơn nhờ điều kiện này. Vì vậy trước mắt bài toán điển hình là thiết kế hiệu quả
mạng quang cấu hình Ring đơn. Thông thường hàm mục tiêu là tối thiểu chi phí ( bao gồm
cả chi phí đường truyền và thiết bị) hay tối đa khả năng cung cấp mở rộng sau này.
Thông thường việc xác định topo vật lý Ring thường qui về bài toán tìm chu trình Haminton
nhỏ nhất (TSP- hay bài toán người du lịch) đi qua tất cả các nút có trọng số là chi phí (hay cự
ly) của từng link. Đối với mạng có chi phí đường truyền mà chiếm tỉ trọng lớn (đường trục
hay cấp vùng) thì việc tìm chu trình nhỏ nhất theo cự ly là hợp lý. Nhưng trong môi trường
mạng MAN có khoảng cách trung bình giữa các nút ngắn (<100km), lưu lượng lớn, chi phí
thiết bị chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%). Do vậy, trong môi trường này, xác định topo vật lý
cho mạng cấu hình SPRing cần tính đầy đủ đến cả hai chi phí đường truyền và thiết bị (phụ
thuộc vào dạng mẫu lưu lượng, thứ tự các nút trên Ring và cách phân bổ).
Bài toán thiết kế cấu trúc SPRing có thể được mô tả tổng quát là tối thiểu tổng chi phí của
cả tuyến vật lý và thiết bị của mạng cấu hình SPRing. Đây là bài toán NP-khó nếu giải đồng
thời, vì bản thân bài toán TSP và RWA của SPRing là NP-khó. Để đơn giản có thể chia hai
giai đoạn: xác định Ring vật lý tối ưu cho SPRing và RWA cho topo này. Bài toán RWA tối
ưu có thể tham khảo [2]. Tuy nhiên việc xác định topo tối ưu cho SPRing cần tính đến ảnh
hưởng của lưu lượng, RWA và chi phí đường truyền. Sau đây sẽ đưa ra giải pháp cho bài
toán này.
Giả sử cần xác định topo Ring của N nút, với đầu vào: tập các tuyến kết nối giữa các nút có
thể có là Lij (chi phí đường truyền hay cự ly) và tập các nhu cầu lưu lượng luồng quang dij.
Việc xác định Topo vật lý cho SPRing của N nút có thể sử dụng bài toán TSP với các trọng
thích hợp với các phân tích sau:
209
- Để giảm chi phí thiết bị,cần xác định thứ tự nút trên Ring và định tuyến các luồng sao
cho tối thiểu tổng lưu lượng lớn nhất trên các cạnh của Ring hay tương đương với tối
thiểu “nhát cắt” cực đại (Max-Cut)1. Theo [2,4] kết quả của các thuật toán định tuyến
theo số chặng nhỏ nhất (cho sự chiếm giữ băng tần nhỏ nhất trên tuyến) cho thấy mẫu
lưu lượng có dạng phân tán liền kề (lưu lượng giữa 2 nút liền kề) và phân bố đồng đều
(MESH) là tốt nhất cho SPRing hay khi đó nhát cắt cực đại (Max-Cut) là nhỏ nhất. Tức
là cần thứ tự nút trên Ring sao cho cặp nút có lưu lượng lớn sẽ có khoảng cách về chặng
là ít nhất.
- Để đánh giá mức độ tập trung hay phân bố đồng đều sử dụng tham số: mức độ chênh
lệch của (hệ số tập trung lưu lượng của 1 nút = tổng lưu lượng của 1 nút/ tổng lưu lượng
toàn Ring) giữa các nút; ví dụ với dij=1, hệ số tập trung về lưu lượng trong mẫu phân tán
liền kề = 1/N; mẫu đầy đủ có hệ số tập trung = 2/N; hub kép có hệ số tập trung cực đại=
½; hub đơn có hệ số tập trung cực đại= 1;
- Để đánh giá mức độ chiếm giữ của luồng lưu lượng trên các cạnh sử dụng tổng số chặng
TB cho 1 lưu lượng = ∑(số chặng theo định tuyến ngăn nhất x lưu lượng dij)/ tổng lưu
lượng Ring = Max-Cut/2 x N/ Tổng lưu lượng của Ring, ví dụ: số chặng trung bình với
mẫu phân tán= 1 (tốt nhất); đầy đủ = (N+1)/4;Hub đơn = N/2 (tồi nhất); Hub kép= N/4
đến N/2.
- Tốc độ của Ring khi chưa có bảo vệ ≥ ⎡Max-Cut/2⎤, khi có bảo vệ ≥ Max-Cut [2].
Phương pháp hàm trọng:
Từ phân tích trên sau đây sẽ đề xuất một số hàm trọng cho bài toán TSP (x). Giả sử giải bài
toán TSP theo các hàm trọng x ta có tổng chu trình là L=TSP (x)= ∑Li,i+1, với i=N, thì i+1
trùng 1, còn thứ tự các nút trong Ring được xác định theo TSP với biến là x.
- Phương án 1: Hàm trọng x= Lij. Nếu sử dụng L1=TSP (Lij) thì đây là trường hợp cho
Ring có tổng chi phí đường truyền nhỏ nhất. Đây là phương án thường hay sử dụng. Với
D= ∑dij, thì L1/D là chi phí đường truyền trung bình của một đơn vị lưu lượng;
- Phương án 2: Hàm trọng x= -dij. Nếu sử dụng TSP (-dij) {hay TSP( 1/dij)} thì đây là
trường hợp thuận lợi cho SPRing về mặt lưu lượng: cặp lưu lượng có số luồng lớn sẽ có
số chặng nhỏ nhất là 1 (liền kề), các cặp nút có lưu lượng nhỏ sẽ có số chặng lớn dẫn đến
Max-Cut có thể coi là nhỏ nhất, cận dưới;
- Phương án 2’: Hàm trọng x= dij. Nếu sử dụng L2= TSP (dij) thì đây là trường hợp bất
lợi nhất cho SPRing: cặp lưu lượng có số luồng lớn sẽ có số chặng lớn nhất, các cặp nút
liền kề sẽ có lưu lượng nhỏ. dẫn đến Max-Cut là lớn nhất- đây có thể coi là cận trên;
- Phương án 3: Hàm trọng x= Lij- k x (L1/D) x dij. Tuy nhiên trường hợp 2 ở trên lại
không tính đến chi phí đường truyền Lij do vậy sử dụng L3= TSP (Lij- k x (L1/D) x dij)
{hay TSP (Lij/ (dij+1))} sẽ bao gồm cả chi phí đường truyền và lợi ích từ các cạnh có
luồng lớn và sẽ cải thiện hơn về mặt Max-Cut của trường hợp L1. Hệ số k>0 là hệ số
chỉ mức độ quan trọng của phần lưu lượng (chi phí thiết bị) trong chi phí tuyến. Với k=0,
hàm trọng x= Lij và L3=L1, với k >>1 hàm trọng x= –dij; k<< 0 hàm trọng x= dij. Có
thể nhận thấy PA3 cho kết quả trung gian giữa PA1 và PA2 về mặt chi phí tuyến L và về
yêu cầu dung lượng thiết bị.
1 một “ nhát cắt ” đi qua hai cạnh của Ring, sẽ chia Ring thành hai phần. Lưu lượng giữa các nút
mạng nằm trong mỗi phần của Ring vẫn có thể được định tuyến và truyền thông, tuy nhiên lưu
lượng giữa hai phần thì không thể. Kích cỡ nhát cắt được định nghĩa như tổng lưu lượng không
được định tuyến trên Ring do nhát cắt gây ra
210
3. Ví dụ minh hoạ
Thực hiện giải bài toán trên với mô phỏng mẫu ngẫu nhiên có phân bố đều, số nút N=4 đến
7, cho ra kết quả trên 90% PA2 đem lại hiệu quả về mặt dung lượng hơn PA1, và trên 95%
PA3 cho kết quả trung gian giữa PA1 và PA2. Do đó việc áp dụng phương pháp hàm trọng
sẽ cho ta kết quả chính xác hơn khi tính đến chi phí của các yếu tố và có thể đưa ra nhiều
phương án lựa chọn cho quản lý. Sau đây sử dụng ví dụ ở [2] để minh hoạ áp dụng các
phương án hàm trọng khác nhau.
Giả sử cần thiết kế mạng một Ring quang với đầu vào ma trận lưu lượng luồng quang hai
chiều dij=dji và chi phí (độ dài) tuyến kết nối vật lý giữa các nút như hình vẽ và bảng sau:
Ma trận lưu lượng (A,B,C,D,E) D=(dij)
thể hiện 1 chiều dij
Ma trận chi phí tuyến vật lý: L=(lij)
A B C D E
A 0 3 4 1 3
B 0 0 1 2 3
C 0 0 0 3 1
D 0 0 0 0 4
E 0 0 0 0 0
A B C D E
0 80 70 60 50
80 0 70 65 90
70 70 0 40 40
60 65 40 0 50
50 90 40 50 0
Trong đó {N1, N2, N3, N4, N5} Là một hoán vị của các nút {A, B, C, D, E}
Để thiết kế Ring có N=5 nút có: D= ∑dij=25, mức độ tập trung lưu lượng = 11/25 đến 9/25,
có độ lệch tương đối là 2/10 =1/5. Tuy nhiên, vị trí sắp xếp tương đối giữa các nút có ảnh
E
A
B
C D
N5
N1
N2
N3 N4
Xác định thứ tự gán
Ni:= {A,B,C,D,E}
Tính đến cả : Chi phí
tuyến và lưu lượng
Xác định cách định
tuyến
a1
a2
a3
a4
a5
Nhát cắt
Lij và dij
Luồng d13
được định
tuyến theo
hướng N1-
N3
211
hưởng đến dung lượng tối thiểu hay mức độ hiệu dụng của SPRing, tức tổng chi phí của toàn
Ring.
Sau đây xét các phương án hàm trọng khác nhau để xác định thứ tự các nút trên Ring và sử
dụng phương pháp định tuyến tối ưu RWA [2]:
Phương án 1: tìm Ring có chi phí nhỏ nhất: L1= TSP( Lij); Thứ tự kết nối vật lý trên
Ring là A-B-D-C-E-A; độ dài tuyến vật lý L1=80+65+40+ 50+50=275 và ma trận lưu lượng
sẽ có Max-Cut=18 đi qua cạnh a3- a5. Dung lượng DPRing= D; Dung lượng SPRing ≥ Max-
Cut ( bao gồm cả dự phòng) [2]; Hệ số dung lượng DPRing/SPRing của PA1 = D/Max-
Cut=25/18= 1.3889. Nên sử dụng kiến trúc SPRing. Số chặng trung bình của 1 luồng= Max-
Cut/2 x N/D= 18/2 x 5/25=1.8. Kết quả khi có sắp xếp lại nút trên Ring và phân bổ lưu
lượng như bảng sau.
Ma trận lưu lượng D - thể hiện 1
chiều dij
Ma trận chi phí tuyến vật lý:
L={Li,i+1}
Ma trận định tuyến tối ưu
lưu lượng (theo chiều
kim đồng hồ)
A B D C E
N1 N2 N3 N4 N5
N1 0 3 1 4 3
N2 0 0 2 1 3
N3 0 0 0 3 4
N4 0 0 0 0 1
N5 0 0 0 0 0
A B D C E
N1 N2 N3 N4 N5
0 80 0 0 50
80 0 65 0 0
0 65 0 40 0
0 0 40 0 50
50 0 0 50 0
A B D C E
N1 N2 N3 N4 N5
0 3 1 1 0
0 0 2 1 2
0 0 0 3 2
3 0 0 0 1
3 1 2 0 0
tải trên cạnh a1,..,a5:
8 9 9 8 9
Phương án 2: Tìm Ring có lợi nhất về mặt lưu lượng TSP(-dij): Thứ tự kết nối vật lý trên
Ring là A-B-E-D-C-A; độ dài tuyến vật lý L2= 80 + 90+50+40+70=330 và ma trận lưu
lượng sẽ có Max-Cut=14 đi qua cạnh a1-a3; a2-a5. Hệ số dung lượng DPRing/SPRing của
PA1 = 25/14= 1,786 và số chặng trung bình= 14/2 x 5/25=1.2. Kết quả khi có sắp xếp lại nút
trên Ring và phân bổ lưu lượng như bảng sau
Ma trận lưu lượng D - thể hiện 1
chiều dij
Ma trận chi phí tuyến vật lý:
L={Li,i+1}
Ma trận định tuyến tối ưu
lưu lượng (theo chiều
kim đồng hồ)
A B E D C A B E D C A B E D C
212
N1 N2 N3 N4 N5
0 3 3 1 4
0 0 3 2 1
0 0 0 4 1
0 0 0 0 3
0 0 0 0 0
N1 N2 N3 N4 N5
0 80 0 0 70
80 0 90 0 0
0 90 0 50 0
0 0 50 0 40
70 0 0 40 0
N1 N2 N3 N4 N5
0 3 2 0 0
0 0 3 1 0
1 0 0 4 1
1 1 0 0 3
4 1 0 0 0
tải trên cạnh a1,..,a5:
7 6 7 7 8
Phương án 2’: Tìm Ring không có lợi nhất về mặt lưu lượng TSP(dij): Thứ tự kết nối vật
lý trên Ring là A-D-B-C-E-A; độ dài tuyến vật lý L1= 60+65+70+40+50=285 và ma trận lưu
lượng sẽ có Max-Cut=19 đi qua cạnh a2-a5. Hệ số dung lượng DPRing/SPRing của PA1 =
25/19= 1,316 và số chặng trung bình= 19/2 x 5/25=1.9. Kết quả khi có sắp xếp lại nút trên
Ring và phân bổ lưu lượng như bảng sau
Ma trận lưu lượng D - thể hiện 1
chiều dij
Ma trận chi phí tuyến vật lý:
L={Li,i+1}
Ma trận định tuyến tối ưu
lưu lượng (theo chiều
kim đồng hồ)
A D B C E
N1 N2 N3 N4 N5
0 1 3 4 3
0 0 2 3 4
0 0 0 1 3
0 0 0 0 1
0 0 0 0 0
A D B C E
N1 N2 N3 N4 N5
0 80 0 0 70
80 0 90 0 0
0 90 0 50 0
0 0 50 0 40
70 0 0 40 0
A D B C E
N1 N2 N3 N4 N5
0 1 3 2 0
0 0 2 1 2
0 0 0 1 3
2 2 0 0 1
3 2 0 0 0
tải trên cạnh a1,..,a5:
10 10 9 10 9
213
Phương án 3: Tìm SPRing kết hợp cả chi phí đường truyền và có lợi về mặt lưu lượng
TSP(lij – Lo/D x dij): với D= Σdij=25, L1=TSP(Lij)=275 và k=1. Thứ tự kết nối vật lý trên
Ring là A-B-C-D-E-A; độ dài tuyến vật lý L3= 80 + 70+40+50+50=290 và ma trận lưu
lượng sẽ có Max-Cut=16 đi qua cạnh a1-a3; a1-a4. Hệ số dung lượng DPRing/SPRing của
PA1 = 25/16= 1,563 và số chặng trung bình= 16/2 x 5/25=1.6. Kết quả khi có sắp xếp lại nút
trên Ring và phân bổ lưu lượng như bảng sau
Ma trận lưu lượng D - thể hiện 1
chiều dij
Ma trận chi phí tuyến vật lý:
L={Li,i+1}
Ma trận định tuyến tối ưu
lưu lượng (theo chiều
kim đồng hồ)
A B C D E
N1 N2 N3 N4 N5
0 3 4 1 3
0 0 1 2 3
0 0 0 3 1
0 0 0 0 4
0 0 0 0 0
A B C D E
N1 N2 N3 N4 N5
0 80 0 0 50
80 0 70 0 0
0 70 0 40 0
0 0 40 0 50
50 0 0 50 0
A B C D E
N1 N2 N3 N4 N5
0 3 3 0 0
0 0 1 2 1
1 0 0 3 1
1 0 0 0 4
3 2 0 0 0
tải trên cạnh a1,..,a5:
8 7 8 8 7
Nhận xét:
- Xét về mặt chi phí đường truyền: L1=330 < L3=285 < L2=290
- Xét về mặt hiệu quả về lưu lượng PA2’< PA1< PA3<PA2: số chặng TB/ 1 lưu lượng
tương ứng là 1.9, 1.8, 1.6 và 1.2 ; Nhát cắt cực đại (Max-Cut) tương ứng là 19, 18, 16,
14.
- Qua ví dụ trên PA2 tốt hơn về mặt lưu lượng so với PA3 (dung lượng đường truyền đều
bằng 8) nhưng chi phí đường truyền lại cao hơn nhiều so với L1 ( 330 so với 275), trong
khi đó PA3 tốt hơn PA1 về mặt dung lượng (dung lượng yêu cầu 8 so với 9) nhưng chi
phí đường truyền tăng lên không nhiều ( 290 so với 275). Giả sử khi triển khai hệ thống
thực có dung lượng 16λ (hay STM-16) thì đối với phương án PA3 hay PA2 chỉ cần một
hệ thống là đủ, còn PA1 cần hai hệ thống mới đáp ưng được nhu cầu lưu lượng cho cả
phần dự phòng.
- Để so sánh được chính xác giữa các phương án cần tính toán cụ thể tổng chi phí cả về
đường truyền và về thiết bị.
- Trên đây các giải pháp đều sử dụng các phương pháp định tuyến tối ưu để giải RWA [2].
Nếu sử dụng các phương pháp không thích hợp thì việc tận dụng hơn về mặt lưu lượng
cũng không nhiều.
214
4. Kết luận
Công nghệ WDM đem lại nhiều cơ hội cho các nhà khai thác mạng, giảm chi phí/bit và tăng
dung lượng đáp ứng nhu cầu phát triển trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, khi đưa công nghệ
mới thì cũng sẽ có nhiều thách thức cho việc ứng dụng hiệu quả các đặc tính tiên tiến mà vẫn
duy trì được tính liên tục trong phát triển mạng lưới. Một trong những giai đoạn quan trọng
quyết định đến việc sử dụng hiệu quả tài nguyên mạng được giải quyết trong bài báo đó là
việc thiết kế tối ưu Topo của mạng cấu hình SPRing. Ví dụ và các kết quả thử nghiệm cho
thấy phương pháp hàm trọng khá mở, đơn giản và hiệu quả tận dụng được các công cụ và
thuật toán đã phát triển, đồng thời lại đưa ra được một số phương án cho phép các nhà thiết
kế, quản lý lựa chọn và quyết định cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Với cách tiếp cận giải bài toán cấu hình Ring tính đến ảnh hưởng của cả lưu lượng lớp trên
và tuyến vật lý lớp dưới sẽ cho cách nhìn đầy đủ hơn về tổng chi phí của mạng. Cách tiếp
cận này có thể được mở rộng áp dụng cho việc thiết kế topo dạng khác hay topo ảo (mạng
riêng ảo OVPN là các Ring SDH hay RPR) chạy trên mạng WDM có cấu hình bất kỳ, và
xa hơn nữa có thể mở rộng cho quá trình thay đổi cấu hình mạng khi có nhu cầu lưu lượng
thay đổi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là kết quả bước đầu, các vấn đề mở vẫn còn trước mắt
như sự tương tác về bảo vệ giữa các lớp, kết quả tối ưu chặt của bài toán sử dụng phương
pháp MPL, tối ưu hoá quá trình thay đổi cấu hình …
Tài liệu tham khảo
1. Vũ hoàng sơn, Phương pháp thiết kế mạng truyền tải quang SDH, Tạp chí chuyên san
”Các công trình nghiên cứu triển khai Viễn thông và Công nghệ thông tin”, Tổng cục Bưu
điện, số 5, 3/2001.
2. Vũ hoàng Sơn, Bùi Trung Hiếu, Vũ Tuấn Lâm, Phân bổ băng tần trong mạng RING
quang WDM và ứng dụng,Tạp chí chuyên san ”Các công trình nghiên cứu triển khai Viễn
thông và Công nghệ thông tin”, Bộ bưu Chính Viễn Thông, số 9, 3-2003.
3. Vũ Hoàng Sơn, Phạm Tiến Đạt, Đề tài cấp bộ mã số 52-04-KHKT-RD, “Nghiên cứu các
tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới về mạng quang thế hệ sau và đề xuất
định hướng phát triển mạng quang trong tương lai của Việt Nam”, 2004.
4. Vũ Hoàng Sơn, Đề tài “Xây dựng giải pháp phân bổ và quản lý luồng quang trong mạng
thông tin quang đường trục WDM của Tổng công ty”, Mã số: 005-2003-TCT-RDP-VT-
16, 2003.
5. IEEE 802.17-2004, Tiêu chuẩn Resilent Packet Rings (RPR), 2004.
6. Võ Đức Hùng, Đề tài mã số: 31-2005-TCT-RDS_VT-09, nhánh “Nghiên cứu phương án
phát triển mạng viễn thông đường trục DWDM của VNPT theo giải pháp mạng riêng ảo
quang ”.