Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

Sự biến động giá cả là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến mọi mặt của nền kinh tế- xã hội, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư. Vì vậy, ở mọi nền kinh tế ở mọi quốc gia người ta đều quan tâm nghiên cứu về giá và sự biến động giá cả. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa như nước ta hiện nay, tất yếu phải quan tâm đến giá cả và sự biến động của giá cả.Vì vậy, việc tính chỉ số giá là một việc cần thiết.Trong đó có chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động của giá tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng còn là công cụ để đo lường tỷ lệ lạm phát, là cơ sở để đánh giá mức sống dân cư Tuy nhiên, công việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng là một công việc phức tạp bởi biến động giá cả là kết quả của hàng loạt yếu tố khác nhau tác động đồng thời, công việc đó càng khó khăn hơn trong một nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy muốn có được những nhận xét đúng đắn và hữu ích về chỉ số giá tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá tiêu dùng để đề ra được phương hướng quản lý hiệu quả ở cả tầm vĩ mô và vi mô thì cần phải hiểu được rõ về chỉ số giá tiêu dùng. Đồng thời phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng cần chính xác, cụ thể để phản ánh đầy đủ sự biến động của giá tiêu dùng. Trong những năm qua, Tổng cục Thống kê đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của số liệu thống kê giá, phương pháp tính chỉ số giá ngày càng được cải tiến. Trong đó chỉ số giá tiêu dùng đã được hoàn thiện về phương pháp tính, hàng tháng được công bố trong ấn phẩm “Chỉ số giá cả hôm nay” Nhận thức được tầm quan trọng của việc tính chỉ số giá nói chung và chỉ số giá tiêu dùng nói riêng. Trong thời gian thực tập ở Tổng Cục Thống Kê, em đã tập trung nghiên cứu phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay và vận dụng tính chỉ số giá tiêu dùng của thành phố Hà Nội, Đồng Bằng Sông Hồng và cả nước tháng 12/2005 với tên đề tài: “Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Vịêt Nam hiện nay”, nhằm mục đích trình bày có hệ thống về phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng hiện nay, để hiểu rõ hơn vể chỉ số giá tiêu dùng và vai trò của chỉ số giá tiêu dùng trong quản lý kinh tế. Để đạt được mục đích trên, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của chuyên đề bao gồm: Chương I: Những vấn đề chung về giá, chỉ số giá và chỉ số giá tiêu dùng Chương II: Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay Chương III: Vận dụng tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/ 2005 cho thành phố Hà Nội, Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và cả nước.

doc91 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Sự biến động giá cả là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến mọi mặt của nền kinh tế- xã hội, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư. Vì vậy, ở mọi nền kinh tế ở mọi quốc gia người ta đều quan tâm nghiên cứu về giá và sự biến động giá cả. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa như nước ta hiện nay, tất yếu phải quan tâm đến giá cả và sự biến động của giá cả.Vì vậy, việc tính chỉ số giá là một việc cần thiết.Trong đó có chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động của giá tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng còn là công cụ để đo lường tỷ lệ lạm phát, là cơ sở để đánh giá mức sống dân cư… Tuy nhiên, công việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng là một công việc phức tạp bởi biến động giá cả là kết quả của hàng loạt yếu tố khác nhau tác động đồng thời, công việc đó càng khó khăn hơn trong một nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy muốn có được những nhận xét đúng đắn và hữu ích về chỉ số giá tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá tiêu dùng để đề ra được phương hướng quản lý hiệu quả ở cả tầm vĩ mô và vi mô thì cần phải hiểu được rõ về chỉ số giá tiêu dùng. Đồng thời phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng cần chính xác, cụ thể để phản ánh đầy đủ sự biến động của giá tiêu dùng. Trong những năm qua, Tổng cục Thống kê đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của số liệu thống kê giá, phương pháp tính chỉ số giá ngày càng được cải tiến. Trong đó chỉ số giá tiêu dùng đã được hoàn thiện về phương pháp tính, hàng tháng được công bố trong ấn phẩm “Chỉ số giá cả hôm nay” Nhận thức được tầm quan trọng của việc tính chỉ số giá nói chung và chỉ số giá tiêu dùng nói riêng. Trong thời gian thực tập ở Tổng Cục Thống Kê, em đã tập trung nghiên cứu phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay và vận dụng tính chỉ số giá tiêu dùng của thành phố Hà Nội, Đồng Bằng Sông Hồng và cả nước tháng 12/2005 với tên đề tài: “Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Vịêt Nam hiện nay”, nhằm mục đích trình bày có hệ thống về phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng hiện nay, để hiểu rõ hơn vể chỉ số giá tiêu dùng và vai trò của chỉ số giá tiêu dùng trong quản lý kinh tế. Để đạt được mục đích trên, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của chuyên đề bao gồm: Chương I: Những vấn đề chung về giá, chỉ số giá và chỉ số giá tiêu dùng Chương II: Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay Chương III: Vận dụng tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/ 2005 cho thành phố Hà Nội, Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và cả nước. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ, CHỈ SỐ GIÁ VÀ CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ 1. Giá và chức năng của giá 1.1. Khái niệm giá cả Trong điều kiện nền sản xuất giản đơn, giá cả chỉ phản ánh giá trị của sản xuất hàng hoá và được các nhà kinh tế học cổ điển như A. Smith va D. Ricardo và các nhà kinh tế học của chủ nghĩa Mác- Lênin đưa ra khái niệm: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị tự nhiên tức giá trị hàng hoá. Khi nền kinh tế sản xuất phát triển, phạm vi giá cả được mở rộng, giá cả được thừa nhận không chỉ đơn thuần giá trị hàng hoá mà nó hình thành trên cơ sở tổng hoà các mối liên hệ kinh tế xã hội như: cung, cầu hàng hoá; tích luỹ và tiêu dùng trong ngoài nước. Giá cả trên thị trường được xác định trên cơ sở thoả thuận về lợi ích giữa người mua và người bán, là cơ sở trao đổi hàng hoá. Do đó, giá cả vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhiều mối quan hệ kinh tế xã hội. 1.2. Chức năng của giá Giá cả có chức năng chủ yếu sau: + Chức năng thông tin: Giá cả phản ánh tình hình cung cầu, có thể nhận biết được sự khan hiếm tương đối của hàng hoá qua sự biến đổi của giá. Vì vậy, tin tức về giá cả có thể hướng dẫn các đơn vị kinh tế có liên quan định ra những quyết định đúng đắn. Trong lĩnh vực phân phối, lưu thông và tiêu dùng, sự biến động của giá cả cũng cung cấp những thông tin cần thiết để các đơn vị kinh tế có được những quyết định đúng đắn. + Chức năng phân bổ các nguồn lực: Sự biến động giá cả có thể dẫn đến sự biến động về lưu chuyển tài nguyên. Khi giá cả của một loại hàng hoá nào đó tăng lên thì người sàn xuất nói chung có thể tăng sản xuất mặt hnàg ấy, và sẽ thu hút tài nguyên xã hội tập trung vào đó, nhưng khi giá tăng lại có thể làm người tiêu dùng giảm tiêu thụ loại hàng hoá đó. Khi giá giảm người sản xuất nói chung có thể giảm loại hàng ấy, và do đó, một phần tài nguyên có thể không lưu chuyển vào ngành ấy, nhu cầu tiêu dùng loại hàng đó lại tăng thêm. Chính thông qua quá trình này mà giá cả điều tiết qui mô sản xuất của xí nghiệp, sự bố trí tài nguyên giữa các ngành và cân đối giữa tổng cung và tổng cầu xã hội. + Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật: Giảm lao động xã hội trung bình cần thiết + Chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân và cá nhân + Chức năng thực hiện lưu thông hàng hoá: Giá cả lên xuống là một bàn tay vô hình điều tiết lợi ích của mọi người, chỉ huy hành động của người sản xuất, điều tiết hành vi của người tiêu dùng. Như vậy, giá cả là một phạm trù kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nói đến thị trường, cơ chế thị trường tất yếu phải nói đến giá cả. 2. Các loại giá ở Việt Nam hiện nay Giá cả là công cụ để thực hiện việc phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, điều tiết kích thích sản xuất phát triển.Để thực hiện những chính sách giá cả đúng đắn nhằm phát huy tác dụng của giá đối với việc thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, trong điều kiện nước ta hiện nay, hệ thống giá cả bao gồm nhiều loại giá khác nhau, có liên hệ chặt chẽ với nhau hình thành nên hệ thống giá cả thống nhất.Căn cứ vào tính chất kinh tế và yêu cầu quản lí, hiện nay giá cả được chia làm các loại sau: Giá tiêu dùng, Giá bán sản phẩm của ngừơi sản xuất, Giá bán vật tư cho sản xuất, Giá cước vận tải hàng hoá, Giá xuất, nhập khẩu hàng hoá, Giá vàng và ngoại tệ. a. Giá tiêu dùng (giá tiêu dùng cuối cùng) Giá tiêu dùng là giá mà người tiêu dùng mua hàng hoá và chi trả các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày, được biểu hiện bằng giá bán lẻ hàng hoá trên thị trường và dịch vụ phục vụ sinh hoạt, đời sống dân cư, không bao gồm giá hàng hoá cho sản xuất và các công việc có tính chất sản xuất kinh doanh. b. Giá bán sản phẩm của người sản xuất (giá sản xuất) Giá sản xuất là giá mà người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm của mình trên thị trường. Giá sản phẩm của người sản xuất chia làm hai loại: Giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm, thuỷ sản, Giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp. c. Giá bán vật tư cho sản xuất (giá sử dụng trung gian) Giá bán vật tư cho sản xuất là giá của tổ chức kinh doanh vật tư bán trực tiếp cho người sản xuất để sản xuất, chế biến ra sản phẩm. Theo quy định của Tổng cục Thống kê, giá cả này không bao gồm chi phí vận chuyển và chi phí khác. d. Giá cước vận tải hàng hoá Giá cước vận tải hàng hoá là giá cước mà người thuê vận chuyển hàng hoá trả cho các đơn vị vận tải hàng hoá. Nó được xác định thông qua sự thoả thuận miệng hoặc thoả thuận dưới hình thức hợp đồng vận chuyển hàng hoá giữa các đơn vị vận tải hàng hoá và chủ hàng hoá. e. Giá xuất, nhập khẩu Giá xuất khẩu là giá Việt Nam trực tiếp bán hàng hoá cho các tổ chức nước ngoài, tính bằng ngoại tệ và được tính theo điều kiện giao hàng tại biên giới Việt Nam (giá FOB) khi không muốn tính đến xuất khẩu dịch vụ vận tải, bảo hiểm...và tính theo điều kiện tại biên giới nước nhập (giá CIF) nếu muốn tính cả xuất khẩu dịch vụ vận tải, bảo hiểm... Giá nhập khẩu là giá nước ta mua hàng hoá trực tiếp của nước ngoài, tính bằng ngoại tệ và tính theo điều kiện giao hàng tại biên giới Việt Nam (giá CIF) nếu muốn tính đến nhập khẩu dịch vụ vận tải, bảo hiểm... và theo điều kiện biên giới nước xuất (giá FOB) nếu không muốn tính đến nhập khẩu dịch vụ vận tải, bảo hiểm... f. Giá vàng và ngoại tệ Vàng là hàng hoá đặc biệt có giá cả riêng. Giá cả của hàng đặc biệt này thể hiện giá trị của nó tại thời điểm đang xét, là giá trị của lao động kết tinh trong hàng hoá này. Trên thị trường, giá vàng là giá mà tổ chức tư nhân hay nhà nước bán ra tại một thời điểm nhất định. Giá ngoại tệ cũng được coi là hàng hoá đặc biệt và có giá cả riêng. Giá ngoại tệ trên thị trường hàng hoá là giá bán ngoại tệ của các tổ chức tư nhân và Nhà nước. Việc phân chia giá cả làm 6 loại như trên là hết sức cần thiết và rất khoa học, giúp cho công tác thu thập giá cả ở nước ta hiện nay dễ dàng , có hệ thống, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thống kê giá cả và quản lí của Nhà nước về giá cả. II. CHỈ SỐ GIÁ 1. Khái niệm chỉ số giá và hệ thống chỉ số giá ở Việt Nam hiện nay 1.1. Khái niệm chỉ số giá cả Chỉ số giá cả là chỉ tiêu tương đối (được tính bằng lần hoặc %), là chỉ tiêu phản ánh sự biến động giá cả qua các khoảng thời gian khác nhau (tháng, quý, năm) hoặc qua các vùng không gian khác nhau (vùng, địa phương, quốc gia, khu vực...). 1.2. Hệ thống chỉ số giá hiện nay Hệ thống chỉ số giá ở Việt Nam bao gồm 6 loại: + Chỉ số giá tiêu dùng, + Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất, + Chỉ số giá bán vật tư cho sản xuất, + Chỉ số giá cước vận tải hàng hoá, + Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá và chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá, + Chỉ số giá vàng và ngoại tệ. * Chỉ số giá tiêu dùng: là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá tiêu dùng hàng hoá , dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt đời sống cá nhân và gia đình. Chỉ số giá tiêu dùng được tính từ giá bán lẻ hàng hoá và giá dịch vụ phục vụ cho nhu cầu dân cư của tất cả các thành phần kinh tế. * Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất: bao gồm chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp. Chỉ số bán sản phẩm của người sản xuất là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá bán ra các sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và hàng công nghiệp. * Chỉ số giá bán vật tư cho sản xuất: là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá bán vật tư cho sản xuất. * Chỉ số giá cước vận tải hàng hoá: là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá cước vận tải hàng hoá (chỉ số này đã bao gồm trong chỉ số giá tiêu dùng). * Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá và chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá: Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá: là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá xuất khẩu hàng hoá. Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá nhập khẩu hàng hoá. * Chỉ số giá vàng và ngoại tệ: Chỉ số giá vàng là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá vàng. Giá vàng thống nhất trong cả nước là giá bán ra của vàng 99,99%. Chỉ số giá ngoại tệ là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá ngoại tệ. Giá đô la Mỹ là giá đại diện được thu thập để tính chỉ số giá ngoại tệ. Mỗi loại chỉ số giá đều có mục đích và ý nghĩa riêng nhưng chúng đều là công cụ hữu hiệu để phân tích sự biến động của giá cả hàng hoá và dịch vụ. 2. Ý nghĩa của chỉ số giá Chỉ số giá là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong nền kinh tế, nó có ý nghĩa trong việc hoạch địch chính sách cũng như định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.Hay nói cách khác, chỉ số giá có ý nghĩa quan trọng cả trong lĩnh vực vi mô va vĩ mô. 2.1. Trong lĩnh vực vi mô Chỉ số giá là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận nên bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh, họ đều cân nhắc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạch toán chi phí, tính toán hiệu quả. Chỉ số giá là một chỉ tiêu quan trọng giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan hơn, thực tế hơn về lợi nhuận thu được khi tiến hành sản xuất kinh doanh mặt hàng hiện tại, từ đó có chiến lược kinh doanh mới nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Chỉ số giá giúp các doanh nghiệp nắm bắt xu hướng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, là cơ sở để lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp. Mặt khác, chỉ số giá cho biết tốc độ tăng giảm giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ, kết hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường để chọn cho mình mặt hàng kinh doanh phù hợp nhằm đạt được hiệu quả tối đa. Chỉ số giá giúp các doanh nghiệp định giá bán sản phẩm của mình trên thị trường và có biện pháp điều chỉnh giá phù hợp. Chỉ số giá giúp các chủ đầu tư xem xét dư án của mình có đạt hiệu quả mong muốn hay không, có ổn định hay không. Đối với người tiêu dùng, thông qua chỉ số giá giúp họ có sự lựa chọn tố nhất nên tiêu thụ mặt hàng nào giữa các mặt hàng thay thế nhau, cũng qua tỉ lệ lạm phát giúp họ có quyết định đúng đắn khi lựa chọn giữa đầu tư và tiết kiệm. 2.2. Trong lĩnh vực vĩ mô Đối với tầm quản lý vĩ mô của nhà nước , chỉ số giá là một căn cứ quan trọng trong việc hoạch định chính sách của Nhà Nước. Chỉ số giá là công cụ phản ánh đầy đủ thực trạng của nền kinh tế, khi nhìn vào sự biến động giá cả, mức lạm phát cao hay thấp thì có thể thấy được mức độ ổn định của nền kinh tế đó. Chỉ số giá được dùng để loại trừ yếu tố biến động về giá trong các chỉ tiêu liên quan đến giá trị : sức mua của đồng tiền, thu nhập, chi tiêu...nhằm đánh giá đúng đắn sự biến động về lượng của các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ số giá là mọt trong những cơ sở để xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt là kế hoạch thu chi ngân sách, tài chính, ổn định giá cả. Chỉ số giá được dùng để bảo toàn và phát triển vốn cũng như các chỉ tiêu tài chính khác, thông qua đó có thể nắm bắt được thực chất giá trị đồng vốn, góp phần phân tích hiệu quả các hoạt động kinh tế. Chỉ số giá được dùng làm cơ sở để đánh giá mức sống của các tầng lớp dân cư, xác định mức tiền lương tối thiểu. Chỉ số giá còn là một trong những nhân tố tác đông lớn đến đầu tư trong nước cũng như nước ngoài vào Việt Nam Chỉ số giá không những là chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng phát triển của nền kinh tế mà còn là chỉ tiêu cung cấp các thông tin dự báo sớm về xu thế tăng trưởng nền kinh tế ngắn hạn. Các chỉ số giá có thể được tính toán kết hợp lại dùng làm chỉ tiêu báo sớm khi xây dựng chỉ tiêu tổng hợp về sau. Tầm quan trọng của chỉ số giá đã khẳng định việc tính toán và công bố chỉ số giá là rất cần thiết và quan trọng. Công việc này cần được tiến hành chính xác. thường xuyên và liên tục. 3. Các phương pháp tính chỉ số giá Ngay từ thế kỉ XVI, người ta đã dùng phương pháp tính chỉ số để phân tích biến động giá cả. Tuy nhiên, phương pháp tính chỉ số giá không hoàn chỉnh ngay từ đầu mà nó được phát triển và hoàn thiện dần, phương pháp sau hình thành trên cơ sở kế tục, khắc phục nhược điểm của phương pháp trước Trước khi đưa ra phương pháp tính chỉ số giá, ta phải phân loại chúng. Có 2 cách phân loại chỉ số giá: - Theo phạm vi tính toán, chỉ số giá được phân thành: chỉ số giá cá thể và chỉ số giá tổng hợp. - Theo đối tượng chỉ số phản ánh, chỉ số giá được phân thành: chỉ số phát triển, chỉ số không gian và chỉ số kế hoạch về giá cả. 3.1. Chỉ số giá phát triển Chỉ số giá phát triển phản ánh sự biến động giá cả của một mặt hàng hay nhóm mặt hàng qua thời gian( qua tháng, qua quý hoặc qua năm) 3.1.1. Chỉ số giá cá thể Chỉ số giá cá thể là chỉ số phản ánh sự biến động về giá cả của một mặt hàng hoặc dịch vụ cụ thể trên thị trường kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Công thức tính: ip = (1) Trong đó: + ip là chỉ số giá cá thể + p1 là giá cả kỳ nghiên cứu + p0 là giá cả kỳ gốc + ip > 1 có nghĩa là giá cả hàng hoá nào đó kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc và ngược lại với ip < 1. Ví dụ: Ip = 1.2 lần hay 120%, có nghĩa là giá cả hàng hoá A kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 20%. 3.1.2. Chỉ số giá tổng hợp Chỉ số giá cá thể không phản ánh được sự biến động giá cả của toàn bộ hàng hoá trên thị trường. Vì vậy, ta phải tính chỉ số giá tổng hợp hàng hoá. Khái niệm: Chỉ số giá tổng hợp là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự biến động chung của giá cả các mặt hàng và dịch vụ đại diện trên thị trường kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc Ký hiệu: Ip. +Ip > 1 nói lên giá cả chung kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc và ngược lại với Ip < 1. Ví dụ: Ip = 1.5 nói lên giá cả chung kỳ nghiên cứu tăng 50% so với kỳ gốc. Để tính chỉ số giá tổng hợp thì ta không thể cộng giá của các mặt hàng ở kỳ nghiên cứu rồi đem so sánh với kỳ gốc hoặc cũng không thể tính bằng cách lấy trung bình cộng giản đơn của các chỉ số đơn về giá vì hai cách đó đều không tính đến lượng hàng hoá tiêu thụ khác nhau của các mặt hàng; mà lượng hàng hoá tiêu thụ khác nhau thì ảnh hưởng đến sự biến động chung về giá là khác nhau. Vì vậy, để tính chỉ số giá tổng hợp ta dựa vào quan hệ sau: D= p * q Trong đó: + D: là doanh số + p: là giá cả hàng hoá + q: là lượng hàng hoá. Qua đó ta thấy cả hai nhân tố p và q đều biến động. Do đó có thể nghiên cứu sự biến động của nhân tố giá thì phải cố định nhân tố lượng hàng hoá tiêu thụ ở một kỳ nhất định và nó được gọi là quyền số của chỉ số tổng hợp giá cả. Tuỳ theo việc lựa chọn thời kỳ quyền số là kỳ nghiên cứu hay kỳ gốc mà chúng ta có các chỉ số tổng hợp về giá sau: a. Chỉ số giá tổng hợp của Laspeyres Năm 1871, nhà kinh tế học Laspeyres đưa ra công thức: IpL =  (2) Trong đó: + p1 : giá cả kỳ nghiên cứu + p0: giá cả kỳ gốc + q0 :  lượng tiêu thụ kỳ gốc + S p1q0: là tổng doanh thu kỳ nghiên cứu tính theo lượng kỳ gốc + Sp0q0 : Tổng doanh thu kỳ gốc Chỉ số này nói lên ảnh hưởng của giá cả tới doanh thu với quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc. Nếu ta lấy tử số trừ đi mẫu số của công thức (2) thì ta sẽ có lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối của doanh thu tính theo lượng hàng hoá kỳ gốc.: Như ta đã biết: ip =  p = ipp0 (2) Û  = Sip.do (3) với do =  =  (4) với Do =  Trong đó: d0: là tỷ trọng (hay kết cấu) doanh thu kỳ gốc, đơn vị tính lần. D0: là tỷ trọng (hay kết cấu) doanh thu kỳ gốc, đơn vị tính %. Nhược điểm của phương pháp này là lấy quyền số là lượng kỳ gốc nên chưa phản ánh sát thực tế về lượng tiêu thụ từng mặt hàng đại diện cũng như kết cấu hàng hoá tiêu dùng thực tế năm nghiên cứu, mà hàng năm thì lượng tiêu dùng từng mặt hàng cũng như kết cấu tiêu dùng của chúng có sự thay đổi và sự thay đổi này có liên quan đến giá cả, chẳng hạn: khi giá tăng thì sức mua giảm (hay lượng hàng hoá tiêu thụ giảm) và ngược lại khi giá giảm thì sức mua tăng (hay lượng hàng hoá tiêu thụ tăng)... Mặt khác, nếu ta lấy tử trừ mẫu số ta sẽ được lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối của doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tính theo lượng kỳ gốc chứ không tính theo lượng kỳ nghiên cứu nên không phản ánh chính xác lượng tăng giảm thực tế của doanh thu đó. b. Chỉ số giá tổng hợp của Paasche Năm 1871, nhà kinh tế học người Đức Paasche đưa ra công thức IpP = (5) Trong đó: + S p1q1: là tổng doanh thu kỳ nghiên cứu. + Sp0q1: Tổng doanh thu kỳ gốc tính theo lượng kỳ nghiên cứu. Chỉ số này nói lên ảnh hưởng của giá cả với quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ nghiên cứu. Với po = (5) Û =  (6) Với do =  =  (7) Với Do =  Trong đó: d0: là tỷ trọng ( kết cấu) doanh thu kỳ nghiên cứu tính bằng lần. Do: là tỷ trọng ( kết cấu) doanh thu kỳ nghiên cứu tính bằng %. Chỉ số Laspeyres và chỉ số Paasche theo tư duy lôgíc khác nhau: chỉ số Laspeyres so sánh giá cả hai kỳ khác nhau theo lượng tiêu thụ kỳ gốc còn chỉ số Paasche so sánh giá cả hai kỳ khác nhau theo lượng tiêu thụ kỳ nghiên cứu.Trước đây, ta hay dùng công thức Laspeyres vì nó không đòi hỏi phải tính ngay Sp1.q1 và thường sẵn có khối lượng kỳ gốc. Nhưng giờ đây, khi máy tính đã hoàn thiện, người ta hay dùng công thức Paasche, nó có tính hiện thực hơn vì khi sử dụng quyền số là lượng kỳ nghiên
Luận văn liên quan