Phương pháp xác định lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế và các lĩnh vực sản xuất như: thương mại, dịch vụ người ta có thể căn cứ vào tính chất sở hữu để phân chia các doanh nghiệp thành doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc căn cứ vào mục tiêu kinh doanh để phân chia ra những doanh nghiệp kinh doanh vì mục đích lợi nhuận và kinh doanh không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục đích công ích phục vụ nền kinh tế xã hội. Ngoại trừ các doanh nghiệp kinh doanh không vì mục đích lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải thu được lợi nhuận. Vậy lợi nhuận là gì? Theo David Ricado: lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công, giá trị hàng hoá do người lao động tạo ra luôn lớn hơn số tiền công họ được trả, phần chênh lệch đó chính là lợi nhuận. Theo Các Mác: Lợi nhuận là số tiền nhà tư bản thu được nhiều hơn so với chi phí tư bản bỏ ra. Theo Adam Smith: Lợi nhận là khoản khấu trừ vào gía trị sản phẩm người lao động tạo ra. Đứng dưới góc độ tài chính thì lợi nhuận là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó cho một thời kỳ. Với khoản thu nhập này doanh nghiệp tiến hành bù đắp các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp diễn bình thường. Phần thu nhập còn lại sau khi đã bù đắp các khoản chi phí chính là lợi nhuận. Thực chất lợi nhuận phản ánh phần giá trị thạng dư vượt quá phần giá trị tât yếu mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy ta có thể xác định được công thức tổng quát của lợi nhuận trong các doanh nghiệp. Lợi nhuận = Thu nhập – Chi phí