Nhu cầu thương mại, kinh doanh trong cuộc sống chưa bao giờ là đủ. Từ khi
internet ra đời, đã tạo thuận lợi cho rất nhiều người, doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể
vươn ra môi trường quốc tế để mua bán trao đổi hàng hóa qua mạng (thương mại
điện tử) với mức chi phí vừa phải hoặc có thể nói là khá thấp. Các loại tài khoản sử
dụng để thanh toán trực tuyến bắt đầu ra đời. Tuy nhiên môi trường nào cũng có những mặt thiếu sót khó có thể tránh khỏi, nhu cầu quản lý và sử dụng của người dùng tăng cao, nhất là về khả năng bảo mật tài khoản, có vẻ như các ngân hàng không thể đáp ứng được hết, đã có rất nhiều vụ hack cũng như lừa đảo chiếm đoạt tiền trong thẻ tín dụng của người dùng. Vì vậy trong vài năm trở lại đây đã xuất hiện khá nhiều cổng thanh toán trực tuyến như : PayPal, Moneybookers, Neteller, Webmoney. Đó là các dịch vụ thanh toán và chuyển khoản điện tử thay thế cho các phương thức truyền thống sử dụng giấy tờ như séc và các lệnh chuyển tiền. Nhưng qua nhiều năm hoạt động, thì PayPal đã trở thành 1 cổng thanh toán trực tuyến có uy tín và độ bảo mật cũng như phổ biến cao nhất thế giới trong lĩnh vực mua bán trực tuyến, điều này cũng dễ hiểu tại sao lại có nhiều người lựa chọn sử dụng nó đến thế.
PayPal mới thành lập vào cuối năm 1998 nhưng nay đã có hơn 12 triệu người đăng
ký mở tài khoản và bình quân mỗi ngày có thêm 18.000 khách mới. Nếu chỉ gửi
tiền bạn sẽ không tốn phí thậm chí còn được PayPal khuyến mãi 5 USD khi mở tài
khoản. PayPal thu phí từ người bán chừng 1.9% trị giá món hàng.
Điều kì diệu mà giản đơn của PayPal là cung cấp dịch vụ cho phép hai người trao đổi tiền gần như trực tiếp, theo cách rất đảm bảo và ẩn danh. Đó không chỉ là việc mở cửa cho một nền kinh tế kiểu cá nhân với cá nhân qua mạng mà còn khai phá ra một cách làm mới cho các nhà buôn và doanh nghiệp nhỏ, những người không có khả năng lập một tài khoản thương mại khá tốn kém với các công ty thẻ tín dụng lớn. Nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phương thức thanh toán PayPal ở Việt Nam” để biết được vì sao PayPal có thể có được những thành công lớn như vậy.
10 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2551 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương thức thanh toán Pay Pal ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài nghiên cứu: Phương thức thanh toán PayPal ở Việt Nam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu thương mại, kinh doanh trong cuộc sống chưa bao giờ là đủ. Từ khi
internet ra đời, đã tạo thuận lợi cho rất nhiều người, doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể
vươn ra môi trường quốc tế để mua bán trao đổi hàng hóa qua mạng (thương mại
điện tử) với mức chi phí vừa phải hoặc có thể nói là khá thấp. Các loại tài khoản sử
dụng để thanh toán trực tuyến bắt đầu ra đời. Tuy nhiên môi trường nào cũng có những mặt thiếu sót khó có thể tránh khỏi, nhu cầu quản lý và sử dụng của người dùng tăng cao, nhất là về khả năng bảo mật tài khoản, có vẻ như các ngân hàng không thể đáp ứng được hết, đã có rất nhiều vụ hack cũng như lừa đảo chiếm đoạt tiền trong thẻ tín dụng của người dùng. Vì vậy trong vài năm trở lại đây đã xuất hiện khá nhiều cổng thanh toán trực tuyến như : PayPal, Moneybookers, Neteller, Webmoney... Đó là các dịch vụ thanh toán và chuyển khoản điện tử thay thế cho các phương thức truyền thống sử dụng giấy tờ như séc và các lệnh chuyển tiền. Nhưng qua nhiều năm hoạt động, thì PayPal đã trở thành 1 cổng thanh toán trực tuyến có uy tín và độ bảo mật cũng như phổ biến cao nhất thế giới trong lĩnh vực mua bán trực tuyến, điều này cũng dễ hiểu tại sao lại có nhiều người lựa chọn sử dụng nó đến thế.
PayPal mới thành lập vào cuối năm 1998 nhưng nay đã có hơn 12 triệu người đăng
ký mở tài khoản và bình quân mỗi ngày có thêm 18.000 khách mới. Nếu chỉ gửi
tiền bạn sẽ không tốn phí thậm chí còn được PayPal khuyến mãi 5 USD khi mở tài
khoản. PayPal thu phí từ người bán chừng 1.9% trị giá món hàng.
Điều kì diệu mà giản đơn của PayPal là cung cấp dịch vụ cho phép hai người trao đổi tiền gần như trực tiếp, theo cách rất đảm bảo và ẩn danh. Đó không chỉ là việc mở cửa cho một nền kinh tế kiểu cá nhân với cá nhân qua mạng mà còn khai phá ra một cách làm mới cho các nhà buôn và doanh nghiệp nhỏ, những người không có khả năng lập một tài khoản thương mại khá tốn kém với các công ty thẻ tín dụng lớn. Nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phương thức thanh toán PayPal ở Việt Nam” để biết được vì sao PayPal có thể có được những thành công lớn như vậy.
II. NỘI DUNG
1. PayPal là gì?
PayPal là một công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại điện tử (hay còn được
gọi là cổng thanh toán trực tuyến), chuyên cung cấp dịch vụ thanh toán và chuyển
tiền qua mạng Internet.
Được thành lập vào tháng 12 năm 1998 tại Mỹ, đến ngày 3/10/2002 thì
được eBay mua lại toàn bộ, và cho đến bây giờ thì là 1 công ty con của eBay (một
công ty kinh doanh lĩnh vực thương mại điện tử theo hình thức C2C). Trụ sở chính
của Paypal hiện đặt tại khu các công ty con của eBay trong toà nhà North First
Street, thung lũng Sillicon, San Jose, California. PayPal cũng có các hoạt động
quan trọng tại Omaha, Nebraska; Dublin, Ireland và Berlin, Đức.
Tại sao lại lựa chọn PayPal ?
Yếu tố đầu tiên phải xét đến có lẽ là tính phổ biến của nó, ngày càng có rất nhiều
doanh nghiệp cũng như cá nhân hoạt động trong lĩnh vực mua bán trực tuyến chọn
lựa giải pháp thanh toán qua mạng bằng PayPal. Chúng ta cùng xét qua 1 vài ưu
điểm của PayPal dưới đây để hiểu thêm là tại sao lại có nhiều người lựa chọn nó
như vậy.
* Cực kỳ bảo mật.
* Hỗ trợ an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán.
* Thanh toán qua Paypal rất nhanh chóng, an toàn và tiện lợi
* Một khi sử dụng PayPal để thanh toán, bạn sẽ không phải nhập số thẻ thanh toán
(Visa, Master...) của mình mỗi khi cần
* Một điểm khác biệt khá lớn của PayPal với các cổng thanh toán trực tuyến
khác là sự uyển chuyển trong việc quản lý tiền cho khách hàng. Đó là chức năng
chanrgebank, khách hàng có thể đòi lại số tiền sau khi đã gửi tiền đến tài khoản
khác. Tuy nhiên thủ tục chargebank có rất nhiều rắc rồi mà bạn cần phải chứng
minh, nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi gửi tiền. Dù vậy, cũng chính vì tính năng này
mà người dùng PayPal hoàn toàn có thể không lo lắng bị lừa đảo.
* Dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt.
PayPal giúp bạn nhận tiền và gửi tiền qua email. Nhờ một người nào đó có
thẻ tín dụng chuyển vào tài khoản tiền mặt bạn đăng ký tại PayPal (http://
www.paypal.com ) một khoản tiền nào đó hay nếu bạn có thẻ tín dụng mở tài
khoản và chuyển tiền vào tài khoản này. Vì PayPal dùng mạng riêng để nối với các
hãng phát hành thẻ tín dụng và ngân hàng nên rất an toàn không sợ lộ số thẻ. Sau
đó bất kỳ bạn mua hàng ở địa chỉ nào hay tham gia mua theo kiểu đấu giá tại eBay
( ) hay yahoo! ( ) bạn đều có thể
vào tài khoản PayPal trích tiền ra chi trả. Người bán nhận một email thông báo có
người gửi tiền đến cũng sẽ vào PayPal để nhận tiền xong rồi có thể chuyển vào tài
khoản có hay chuyển sang thẻ tín dụng của mình.
Hình thức hoạt động của PayPal cũng như của các cổng thanh toán trực tuyến
khác:
2. Các điều kiện sử dụng PayPal ở Việt Nam
* Điều kiện sử dụng
Hiện nay, PayPal tại Việt Nam chỉ cung cấp dịch vụ một chiều. Khách hàng đăng ký tài khoản PayPal tại Việt Nam chỉ có thể chuyển tiền đi để mua hàng còn việc rút lại tiền bán hàng từ PayPal ra tiền mặt vẫn chưa được áp dụng.
Để sử dụng dịch vụ của PayPal, chúng ta phải có tài khoản PayPal, quy trình của nó sẽ như sau:
- Đăng ký tài khoản PayPal
- Sử dụng Debit Card hoặc Credit Card nạp tiền vào tài khoản
- Sử dụng tài khoản PayPal để thanh toán trên các trang shopping online, hoặc
chuyển tiền, rút tiền, tùy vào nhu cầu
Mọi khách hàng muốn lập tài khoản Paypal đều phải trên 18 tuổi có thẻ tín dụng (credit card) hoặc một tài khoản ngân hàng và một địa chỉ e-mail.
Cách đăng ký tài khoản PayPal
Trước khi đăng ký PayPal bạn phải đăng ký thẻ tín dụng của ngân hàng nào đó. Ở Việt Nam, thông dụng và dễ đăng ký nhất hiện nay là Visa Debit. Có nhiều ngân hàng cung cấp thẻ Visa Debit như Eximbank, ACB, Vietcombank, Techcombank, ANZ, Sacom- bank... nhưng trước khi đăng ký, bạn cần tìm hiểu xem thẻ Visa Debit của ngân hàng đó có hỗ trợ thanh toán trực tuyến hay không (vì có một vài nơi không hỗ trợ). Ngoài ra, khi đăng ký cũng cần lưu ý đến các loại phí phát hành thẻ, phí thường niên và phí giao dịch nữa. Qua kinh nghiệm của nhiều người sử dụng, hiện nay thẻ Eximbank và ACB là thuận tiện nhất và không tính phí giao dịch trực tuyến.
Sau khi đã có thẻ thanh toán, bạn theo các bước sau để đăng ký:
Bước 1: Bắt đầu đăng ký
Click vào lien kết rồi click vào “Sign up today!”
Bước 2: Chọn loại tài khoản
Chọn quốc gia là Việt Nam, sau đó chọn loại tài khoản muốn đăng ký.
Các bạn nên chọn loại Business hoặc Premier, người dùng giới hạn thì chọn Personal.
Bước 3: Nhập thông tin chi tiết
Paypal không sử dụng phần tên đệm khi định danh tên tài khoản, vì vậy nếu tên thẻ
(VISA, MASTER) của bạn có tên: Nguyen Van A thì bạn phải điền chính xác như
sau:
* First Name: Nguyen
* Middle Name: bỏ trống
* Last Name: Van A
Thông tin các bạn nhập vào đây phải chính xác vì khi xác nhận hoặc quên mật
khẩu thì sẽ rất khó thực hiện.
Các bạn cần lưu ý điền chính xác thông tin này vì rất nhiều trường hợp tên tài
khoản PayPal không trùng với tên tài khoản thẻ không những bị Refund mất rất
nhiều phí (60k + 70k) mà mất cả thời gian nữa.
Address 1: Địa chỉ của bạn
Address 2: ( không cần nhập vì bạn chẳng có tới 2 cái )
City: Thành phố/ tỉnh
State / Province / Region: ( Bang/ Tỉnh / Vùng lãnh thổ ) Bạn nhập tên Tỉnh vào
Postal Code là mã số bưu điện bạn vào
Postal_codes_in_Vietnam để xem chi tiết mã bưu điện các tỉnh ở Việt Nam.
Phone number là số điện thoại nên nhập số điện thoại bàn, thêm 084 phía trước
Bước 4: Quản lý tài khoản
Bước 5: kiểm tra trạng thái tài khoản:
Bước 6: Kích hoạt tài khoản
Ngay sau khi đăng ký thành công, PP sẽ gửi cho bạn một email mới yêu cầu kích
hoạt tài khoản. Nếu kiểm tra email của bạn mà PP chưa gửi mail yêu cầu kích hoạt
bạn đăng nhập lại vào wesites của PP chọn "Confirm email address" ngay bên phải
màn hình ngay dòng " You can also "request a new confirmation number" to be
sent to your email address" chọn để PP gởi cho bạn 1 mail yêu cầu kích hoạt. Công
việc của bạn là mở email ra và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Khi PP
thông báo “your account is active” thì công đoạn kích hoạt tài khoản đã xong, chúng ta chuyển sang bước xác nhận tài khoản.
Lưu ý bạn chưa có thẻ thanh toán quốc tế thì chưa thể xác nhận tài khoản được.
Bước 7: Xác nhận tài khoản
Công đoạn cuối cùng là chúng ta trở lại đăng nhập vào tài khoản PayPal và thực
hiện việc xác nhận tài khoản.
Sau khi đã confirm, các bạn phải gọi điện đến ngân hàng mà các bạn đã đăng ký
thẻ để lấy mã xác nhận gồm 4 chữ số. Nếu bạn có khả năng kiểm tra online thì hãy
kiểm tra mục sao kê/ giao dịch thì sẽ biết ngay.
Khi đã thành công, tức là tài khoản của bạn đã được chấp nhận cho việc thanh toán
trực tuyến trên mạng với PayPal, trạng thái của tài khoản là Verified.
Như vậy là bạn đã hoàn tất quy trình đăng ký Paypal. Từ nay khi có nhu cầu mua
hàng trên mạng và người bán chấp nhận thanh toán bằng Paypal, bạn nên sử dụng
Paypal để thanh toán.
3. Đặt mua hàng và thanh toán ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, cho đến giữa năm 2006 vẫn chưa thể sử dụng dịch vụ tiện lợi này do Paypal chưa hỗ trợ các chủ tài khoản ở Việt Nam. Đến tháng 9/2006, Paypal đã chính thức đưa Việt Nam vào danh sách những nước có thể đăng kí sử dụng tài khoản Paypal để thanh toán qua hệ thống của họ, dù rằng việc hỗ trợ này chưa hoàn hảo khi chỉ mới cho phép người sử dụng gửi tiền mà chưa nhận tiền được.
Bước đầu tiên trong qúa trình mua hàng là đăng nhập vào tài website ebay.chodientu.vn để tìm kiếm món hàng cần mua. Việc tìm kiếm có thể thực hiện bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm - chấp nhận cả tiếng Anh và tiếng Việt - hoặc duyệt qua cây danh mục sản phẩm có sẵn trên trang. Sau khi chọn được món hàng ưng ý, để đặt mua, người tiêu dùng chỉ cần nhấp chuột vào nút “Mua Hàng” đê hệ thống sẽ tự động sinh hóa đơn. Khi có nhu cầu mua trên mạng và người bán chấp nhận thanh toán bằng Paypal, bạn nên sử dụng Paypal để thanh toán. Cách thanh toán khá đơn giản:
Một là trên website của người bán sẽ có địa chỉ liên kết hay một nút bấm để bạn thanh toán. Khi bấm vào đó, bạn sẽ được chuyển đến website của paypal, nhập vào email đã đăng kí cùng password để đăng nhập vào tài khoản của mình và đọc kỹ lại lần nữa giao dịch sắp thực hiện rồi bấm nút Play Now.
Cách thứ hai là có thể vào thẳng website Paypal, đăng nhập vào rồi chọn send money. Tiếp theo điền vào email tài khoản Paypal của người nhận, số tiền muốn gửi, ghi chú ( nếu có) và chọn send là xong.
Khi lựa chọn thanh toán bằng thẻ thực hiện các bước sau:
Đầu tiên chọn sản phẩm cần đặt mua, và chọn nút mua hàng, hệ thống sẽ chuyển sang trang “giỏ hàng của bạn” tại đây có 3 sự lựa chọn:
Tiếp tục mua hàng: khi muốn tiếp tục mua thêm những sản phẩm khác bỏ vào giỏ hàng.
Cập nhật giỏ hàng: khi muốn thay đổi số lượng cho từng sản phẩm theo từng ý muốn.
Đặt hàng: khi muốn thanh toán tất cả sản phẩm trong giỏ hàng hiện có, chọn nút đặt hàng.
Trường hợp, chưa đăng nhập tài khoản trước khi mua hàng. Hệ thống chuyển sang trang yêu cầu đăng nhập tài khoản,tai đây có 3 lựa chọn.
Khách hàng thường xuyên: phần này dành cho khách hàng đã có tài khoản tại siêu thị trực tuyến 123 mua!. Có thể đăng nhập tại đây và chọn nút đăng nhập.
Khách hàng mới: phần này dành cho khách hàng lần đầu tiên đến với siêu thị trực tuyến 123 mua! Cần chọn nút “tạo tài khoản mới” để tạo tài khoản.
Bạn quên mật khẩu, nhấn tại đây để tìm lại, phần này sẽ giúp vấn đề mật khẩu. Sau khi đăng nhập tài khoản thành công. Hệ thống sẽ chuyển sang trang thông tin đơn đặt hàng. Tại đây có thể chọn “tôi nhận”( đơn hàng sẽ được gửi theo địa chỉ đã cung cấp trong thông tin tài khoản của khách hàng) hoặc “ người nhận khác”(khách hàng cần điền đầy đủ thông tin về người nhận về đơn hàng để được giao đúng nơi). Và chọn nút tiếp tục. Tại đây khách hàng chọn thẻ thanh toán quốc tế. Khi đó bảng thỏa thuận sử dụng thanh toán trực tuyến bằng thẻ thanh toán quốc tế sẽ hiển thị tất cả chi tiết về quy định sử dụng phương thức thanh toán này.
Sau này, khách hàng cần điền đầy đủ thông tin yêu cầu tại trang thẻ để hoàn tất việc thanh toán.
Sau khi đặt mua bằng thẻ thanh toán quốc tế thành công, khách hàng sẽ được nhận thông báo chi tiết về đơn hàng của mình.
4. Những hạn chế khi sử dụng Paypal:
Trong quá trình sử dụng Paypal, chúng ta cần phải lưu ý đến những vấn đề gì để đảm bảo tài khoản paypal chúng ta không bị hạn chế hoặc bị khóa?
Dưới đây là những kinh nghiệm đã gặp phải trong suốt thời gian sử dụng Paypal:
Thường xuyên truy cập tài khoản Paypal: nằm trong một phần của yếu tố bảo mật dịch vụ mà hệ thống Paypal thường xuyên “kiểm tra ngẩu nhiên” tính năng động: của tài khoản người dùng( Paypal gọi là screen activity). Paypal nhắc nhở bạn phải thường xuyên đăng nhập vào tài khoản paypal của mình bằng cách gửi email có tựa đề” lease Restore Your Account Access” từ địa chỉ email service@intl.paypal.com .
Đồng thời, Paypal không quên nhắc nhở bạn chú ý nên gõ paypal.com vào cửa sổ trình duyệt web mới mà không nên nhấp chuột vào đường link đính kèm theo email nào cả. Điều này nhằm tránh những email giả tạo paypal để tránh cắp mật khẩu(phishing emails).
Cập nhật thông tin cá nhân: chúng ta cũng nên thường xuyên cập nhật thông tin cá nhân như số nhà (postal/home address), số điện thoại… Cho tài khoản Paypal ngay khi bạn có sự thay đổi nhằm đảm bảo tính cập nhật, chính xác và trùng khớp giữa địa chỉ ghi trên thẻ visa debit với địa chỉ trên paypal khi đăng kí.
Nếu thông tin này trùng khớp nhau, ngay lập tức Paypal sẽ “treo tài khoản” của bạn và yêu cầu bạn fax Utility Bill và thông tin tài khoản thẻ để xác nhận lại bằng email. Điều này rất phiền phức cho bạn vì phải tốn thời gian, tiền fax tài liệu…Trong đó, Utility Bill là hóa đơn mà bạn đã có được khi dùng thẻ visa debit thanh toán một giao dịch bất kì trước đây. Điều này cũng gián tiếp được xem là yếu tố an toàn của paypal luôn được ưu tiên. Nếu trường hợp này xảy ra đối với bạn, bạn sẽ phải thực hiện theo yêu cầu và luôn nhận được thông báo kết quả của quá trình chứng minh là chủ tài khoản.
Như vậy bạn có thể thấy yếu tố an toàn luôn được Paypal đặt lên hàng đầu (và xem ra thương mại điện tử là phải xem trọng yếu tố này). Đến đây, chắc bạn cũng không khỏi thắc mắc vì sao không nên tin lời “đường mật” trên những forum Tiếng Việt giúp bạn mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ hoặc một nước cho phép rút tiền về tài khoản paypal vì những vần đề sau:
Bạn chỉ cần chỉ địa chỉ tại nước có đặt trụ sở( chi nhánh) ngân hàng để mở tài khoản. Như vậy là địa chỉ tài khoản không trùng khớp với địa chỉ nhà bạn dùng để đăng kí với paypal tại Việt Nam.
Cho dù ngân hàng bạn chọn mở tài khoản tại nước ngoài cho phép bạn sử dụng địa chỉ, số điện thoại tại Việt Nam để mở thẻ hoặc tài khoản, thì paypal vẫn không chấp nhận, và sớm cho rằng bạn không tuân thủ theo quy định của paypal, vì đến nay, payapl vẫn chưa cho phép tài khoản paypal người Việt đăng kí xác nhận tài khoản ngân hàng hoặc thẻ nước ngoài.
Chúng ta hoàn toàn không nhờ một dịch vụ tài chính ngân hàng hoặc cá nhân nào mở hộ một tài khoản thẻ ở nước ngoài với một ngân hàng nước ngoài mà yêu cầu chúng ta phải đích thân đến trụ sở ngân hàng để “đặt bút kí” chữ kí mẫu chứng minh sỡ hữu chủ tài khoản đó. Trong trường hợp ngân hàng cho phép mở tài khoản qua mạng, cũng phải cần thiết là chính bạn điền thông tin cá nhân, chứ không thể “xác ta mà hồn giao cho người” định đoạt.
Thay đổi mật khẩu định kỳ: chúng ta nên thường xuyên thay đổi mật khẩu cho tài khoản Paypal theo định kí mong muốn nhằm tránh để lộ do máy tính vô tình bị nhiễm virut,…
5. Nhận xét về sử dụng hình thức này:
Vì acc Paypal của chúng ta chủ yếu là US và Non US, riêng acc Paypal Việt Nam thì ít có người dùng vì Paypal VN chưa cho nhận tiền từ acc Paypal khác. Đó là một hạn chế lớn nhất trong thanh toán trực tuyến khi mà có rất nhiều người biết đến Paypal là một công cụ thanh toán trực tuyến lớn nhất thế giới. Vì vậy kinh nghiệm chủ yếu là nói về cách sử dụng paypal US và Non US hạn chế những rủi ro như Limit thậm chí lock acc.
Vì Paypal US hay acc non US fake IP nên việc sử dụng hơi phức tạp chút vì phải fake IP tránh limit acc. Chính vì vậy IP là nguyên nhân dẫn đến limit nhiều nhất. Vì vậy chúng ta làm cách nào khắc phục cách sử dụng Paypal limit bởi sock?
Thứ nhất là các bạn sử dụng Paypal US nên dùng 1 sock cố định như VPN hay SSH tránh thay đổi IP liên tục nhất là login 1 ngày nhiều IP. Điều đó làm Paypal nghi ngờ các hoạt động của acc Paypal bạn.
Thứ hai là nếu các bạn dùng sock5 daily thì nên hạn chế việc login nhiều lần 1 ngày và login nhiều lần là một nguyên nhân nữa làm Paypal nghi ngờ. Vì vậy cần hạn chế login càng ít càng tốt. Nếu không có việc gì quan trọng thì không cần thiết login làm gì. Nếu kiểm tra số tiền, mà người khác Paid cho bạn thì nên login mail kiểm tra là đủ. Vì mọi thông tin giao dịch sẽ có trong mail. Trừ khi bạn phải send tiền cho người khác hay rút tiền về bank thì nên login. Nhưng quan trọng là hạn chế login và sử dụng sock cố định.
Riêng acc Paypal China hay Thái Lan thì đa số các bạn login bằng IP VN, vì IP VN gần giống IP china hay Thái Lan nên cũng không có gì lo ngại. Nhưng bạn vẫn cẩn thận vì IP VN chủ yếu là IP động. Nên hạn chế login và sử dụng 1 IP. Không nên login IP US vì như thế làm cho Paypal nghi ngờ giao dịch của bạn.
Tiếp theo là vấn đề login nhiều acc Paypal 1 IP hay nhiều IP login 1 Paypal. Các bạn nên Paypal check rất kĩ vấn đề IP, vì vậy các bạn không nên login nhiều acc Paypal 1 IP vì rất dễ làm limit acc Paypal. Trừ khi acc Non US thì các bạn có thể login nhiều acc Paypal 1 máy tức 1 IP nhưng bạn phải reset tại model và xóa cookies đi để đảm bảo an toàn.
Nhưng nếu mỗi ngày login acc Paypal Non US 1 máy thì cũng ít có vấn đề gì xảy ra. Hạn chế login nhiều IP cho 1 acc Paypal vì rất dễ làm Paypal nghi ngờ và limit. Và phần quan trọng nữa là vấn đề Blacklist Paypal. Đây là vấn đề muôn thủa khó khăn. Nếu bạn login 1 acc Paypal bằng 1 IP Blacklist của Paypal thì acc paypal đó có nguy cơ limit rất cao.
Như đã nói trên nếu login acc paypal Non US thì reset lại Model và xóa cookies nhưng PP US thì chỉ cần thay IP và xóa Cookies là được.
Bên cạnh đó việc giao dịch cũng ảnh hưởng nhiều đến Paypal đặc biệt khi các giao dịch đen như rửa tiền, ăn cắp tiền.. Đừng hy vọng nhiều vào việc đó vì sẽ không lâu bền. Hạn chế việc nhận tiền từ các acc Paypal bẩn hack được vì sẽ bị chargeback hay refund lại tiền thậm chí limit hay lock acc. Vì vậy nên giữ các giao dịch được sạch nhằm đảm bảo an toàn. Nếu nhận tiền từ các acc khác thì nhận với số tiền ít, khoảng dưới 300$/1acc/ngày và 1k/1acc/1 ngày thì an toàn hơn. Không nên nhận nhiều tiền từ 1 acc trong một ngày nhiều lần làm paypal nghi ngờ và limit acc của bạn. Nhưng nên giao dịch ít một và đều đặn đừng đột ngột. Acc Paypal càng lâu thì càng uy tín và đặc biệt là có nhiều giao dịch. Nhưng không nhất thiết uy tín thì có thể nhận tiền bẩn đâu.
Ngược lại việc send tiền đi cũng phải hạn chế những giao dịch lớn và send nhiều lần vào 1 acc hay nhiều acc. Tốt nhất là có giao dịch thì an toàn. Không nên send tiền vào các acc đang bị hold hay limit vì dễ khiến cho Paypal nghi ngờ cả acc Paypal của bạn.
Vấn đề info và credit card cũng có thể làm Paypal limit. Nhất là các bạn dùng info US Reg Bank nên trung name và add và phone, Paypal sẽ nghi ngờ bạn và tất nhiên sẽ limit hay close 1 hay 2 acc Paypal đó, kể cả của bạn hay Paypal hợp pháp của người trùng tên và địa chỉ kia.
Bạn nên upload lên acc business sử dụng cho thoải mái nhưng nên verify trước rồi up lên như thế hay hơn là up rồi mới verify tránh cho bank không chấp nhận verify. Phạm vi của loại acc này cũng lớn. Nhưng được 1 acc xịn thì acc đó đã trải qua limit mà bạn đã gở limit thành công thì sử dụng dễ hơn. Bạn làm sao cho limit rồi gỡ và up lên business xài.
III. KẾT LUẬN:
Qua phân tích thì Paypal là một cổng thanh toán thanh toán trực tuyến có uy tín và độ bảo mật cũng như phổ biến cao nhất thế giới trong lĩnh vực mua bán trực tuyến. Cho phép tất cả mọi người trên toàn cầu có thể sử dụng dịch vụ cũng như cho phép người Việt Nam sử