Qua 3 phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản chứng minh quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Sau Đại hội toàn quốc lần thứ IX, tiếp tục thực hiện đường lối đề ra từ Đại hội VI của Đảng, bây giờ chúng ta bước vào thời kỳ phát triển mới – thời kỳ" đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước" định hướng phát triển nhằm mục tiêu "xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Không phải ngẫu nhiên, việc nghiên cứu quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới CNXH mà chúng ta đang tiến hành hôm nay. Việc thực hiện mô hình này trong thực tế không những là nội dung của công cuộc đổi mới, mà hơn thế nữa nó là công cụ, phương tiện để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng CNXH thắng lợi của CNXH ở nước ta một phần phụ thuộc vào việc vận dụng này tốt hay không. Vì thế mà em viết tiểu luận về vấn đề " Qua 3 phương thức sản xuất trước CNTB chứng minh quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ( liên hệ thực tế lịch sử ở Việt Nam)."

pdf14 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Qua 3 phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản chứng minh quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Qua 3 phương thức sản xuất trước CNTB chứng minh quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ( liên hệ thực tế lịch sử ở Việt Nam) Lời nói đầu Sau Đại hội toàn quốc lần thứ IX, tiếp tục thực hiện đường lối đề ra từ Đại hội VI của Đảng, bây giờ chúng ta bước vào thời kỳ phát triển mới – thời kỳ" đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước" định hướng phát triển nhằm mục tiêu "xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Không phải ngẫu nhiên, việc nghiên cứu quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới CNXH mà chúng ta đang tiến hành hôm nay. Việc thực hiện mô hình này trong thực tế không những là nội dung của công cuộc đổi mới, mà hơn thế nữa nó là công cụ, phương tiện để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng CNXH thắng lợi của CNXH ở nước ta một phần phụ thuộc vào việc vận dụng này tốt hay không. Vì thế mà em viết tiểu luận về vấn đề " Qua 3 phương thức sản xuất trước CNTB chứng minh quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ( liên hệ thực tế lịch sử ở Việt Nam)." I. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất : 1. Khái niệm về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Trong đời sống xã hội điều kiện sống của con người là sản xuất. Sản xuất chính là nền tảng của đời sống xã hội . Trong quá trình sản xuất, con người thường xuyên tác động vào tự nhiên, điều đó làm hình thành mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Mặt khác, giữa con người với nhau cũng có quan hệ. Mối quan hệ hai mặt đó biểu hiện thành hai mặt của nền sản xuất xã hội : lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất . - Lực lượng sản xuất: phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Nó biểu hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tạo ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm: những tư liệu sản xuất và người lao động với những kinh nghiệm sản xuất , kỹ năng, kỹ xảo và thói quen lao động của họ. Vì chỉ có kết hợp tư liệu sản xuất với lao động của con người thì mới có được quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nếu tư liệu sản xuất không kết hợp với lao động của con người thì chỉ là đống vật chất chết và ngược lại lao động của con người nếu không kết hợp với tư liệu sản xuất thì cũng không thể tạo ra bất cứ của cải vật chất nào cả. Cho nên, tư liệu sản xuất và con người lao động là những yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất . Các yếu tố này thường xuyên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội là do sự phát triển của các yếu tố này mà nên. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển thì con người với trình độ này càng có nhiều sức mạnh để chinh phục thiên nhiên. Để rồi từ thiên nhiên có thể tạo ra cho mình nhiều của cải vật chất để phục vụ cho đời sống xã hội . Với việc biết tạo ra hệ thống cộng cụ lao động và trình độ khoa học kỹ thuật, kỹ năng lao động của mình, con người đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất. Trong điều kiện ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ rất phát triển, vai trò của con người càng được nhấn mạnh. Con người giữ quyết định đối với sản xuất cho nên việc nâng cao trình độ, văn hoá, khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ dân trí dang trở thành nhu cầu bức bách, nó vừa là dòi hỏi của nền sản xuất xã hội vừa là điều kiện thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển nhanh hơn. - Quan hệ sản xuất: Trong khi sản xuất để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho mình. Cũng tức là trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, con người không bao giờ tiến hành đơn độc một mình. Họ đã biết kết hợp với nhau, trao đổi sự hoạt động cho nhau để sản xuất. Sở dĩ con người nguyên thuỷ có thể tồn tại được là vì họ đã biết sống thành từng bầy với nhau để chống lại hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên, của thú dữ. Hay xã hội phát triển được như ngày hôm nay là con người biết trao đổi với nhau nhưng kinh nghiệm sản xuất, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đó cùng nhah phát triển. Xã hội cùng phát triển thì con người trong quá trình sản xuất, càng gắn bó với nhau bằng nhiều mối liên hệ xã hội. Từ đó cho thấy rằng trong quá trình sản xuất, con người không những có quan hệ với thiên nhiên, mà còn có những quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất sẽ tạo thành quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm: - Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất - Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, địa vị của các nhóm người trong sản xuất. - Quan hệ phân phối sản phẩm. Trong đó hệ thống quan hệ sản xuất thì hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định. Tuỳ theo tư liệu sản xuất thuộc về nhóm người khác nhau sẽ có địa vị khác nhau trong sản xuất, và cách phân phối sản phẩm giữa họ cũng khác nhau. Như trong chế độ chiếm hữu nô lệ, tư liệu sản xuất rơi vào tay bọn chủ nô, cho nên người phải làm việc là nô lệ còn bọn chủ nô thì ăn chơi sức lao động của những người lao động đó. Hay như chính Việt Nam chúng ta thời phong kiến vì tư liệu sản xuất hầu hết do bọn giai cấp địa chủ chiếm giữ cho nên những người nông dân phải làm việc suốt cả ngày mà chẳng đủ ăn. Trong khi đó thì bọn địa chủ chỉ biết ăn chơi và tìm cách bóc lột những người nông dân. 2. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong khi lao động, con người không ngừng thu thêm được kinh nghiệm sản xuất và không ngừng cải tiến công cụ lao động. Vì vậy đưa sản xuất phát triển không ngừng. Lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nào đó thì vượt ra ngoài khuôn khổ của quan hệ sản xuất đương thời. Vì trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất lại tác động ngược lại lực lượng sản xuất: khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất thì nó giúp cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất thì nó biến thành trở ngại đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lúc ấy xảy ra xung đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã lỗi thời. Trong lịch sử phát triển kinh tế đã xảy ra biết bao cuộc cách mạng hay đấu tranh giữa các giai cấp, giữa công nhân và chủ Xí nghiệp chỉ vì không có sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Cách mạng xảy ra vì những người nông dân phải làm nhiều nhưng họ không được hưởng thành quả của họ làm ra. Vì đã bị giai cấp địa chủ bóc lột vơ vét. Cho nên họ phải đứng lên đòi quyền lợi cho mình, dành lại tư liệu sản xuất từ tay bọn địa chủ. Người nông dân sẽ không đấu tranh khi mà tư liệu sản xuất ruộng đất nắm trong tay họ, họ làm ra và được hưởng thành quả lao động của mình như vậy thì họ mới yên tâm vừa lao động sản xuất vừa tìm tòi sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất phục vụ tạo nhu cầu đời sống của mình. Vì thế, những quan hệ sản xuất lỗi thời phải được thay thế bằng những quan hệ sản xuất mới, thích hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cũng tức là thích hợp với tính chất mới của lực lượng sản xuất đây chính là một quy luật kinh tế cực kỳ quan trọng, quy luật quan hệ sản xuất nhất định phải phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất. II. Sự tồn tại của quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong 3 phương thức sản xuất trước CNTB. Trước CNTB lịch sử loài người đã trải qua 3 phương thức sản xuất: phương thức sản xuất công xã nguyên thuỷ, phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ và phương thức sản xuất phong kiến. Mỗi phương thức đó đều vận động trong sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trên con đường phát triển của lịch sử, không phải ngẫu nhiên mà phương thức sản xuất này thay đổi phương thức sản xuất kia. Điều đó xảy ra là do tác động của quy luật quan hệ sản xuất nhất định phải phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất. Quy luật này chi phối sự phát triển của xã hội loài người nó chính là quy luật kinh tế chung cho mỗi phương thức sản xuất. 1. Phương thức sản xuất công xã nguyên thuỷ Phương thức sản xuất công xã nguyên thuỷ là phương thức sản xuất đầu tiên và đã tồn tại lâu nhất trong lịch sử loài người trong xã hội nguyên thuỷ lực lượng sản xuất và năng suất lao động hết sức thấp kém. Trải qua quá trình lao động hàng vạn năm người nguyên thuỷ dần dần chuyên môn hoá các loại công cụ. Các công cụ mới lần lượt xuất hiện và ngày càng hoàn thiện. Người nguyên thuỷ lúc bấy giờ sống từng bầy. Đất đai, cây trái, súc vật, mỗi tư liệu sinh hoạt đều thuộc sở hữu chúng của công xã. Việc phân chia sản phẩm lao động như thức ăn đều được chia đều. Sau đó, lực lượng sản xuất phát triển các công cụ bằng đồng được làm ra, trồng trọt và chăn nuôi thay thế cho săn bắn và hái lượm. Vì thế năng suất lao động tăng lên điều này sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn với quan hệ sản xuất công xã nguyên thuỷ vì quan hệ sản xuất của công xã nguyên thuỷ của lực lượng sản xuất lúc bấy giờ. Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng lên, bắt đầu xuất hiện sản phẩm thặng dư và trao đổi xã hội phân chia thành giai cấp với các lợi ích kinh tế khác nhau. Vì thế chế độ công hữu tan rã và chế độ tư hữu xuất hiện. Lúc này phương thức sản xuất nguyên thuỷ không còn phù hợp nữa. Và phương thức chiếm hữu nô lệ xuất hiện. 2. Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ là phương thức sản xuất đầu tiên dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, lao động cưỡng bức, có sự đối kháng giai cấp giữa chủ nô và nô lệ. Nhưng cũng phải thừa nhận là trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ lực lượng sản xuất đã phát triển đáng kể, với sự xuất hiện của công cụ sắt sự phân công trong lao động trong nội bộ ngành xuất hiện xã hội có các ngành sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi và thủ công nghiệp. Trao đổi phát triển thương nhân tách khỏi sản xuất. Nhưng về quan hệ sản xuất thì tất cả tư liệu sản xuất lẫn người lao động đều thuộc sở hữu tư nhân. Nô lệ bị coi như "công cụ biết nói" họ chịu sự chi phối hoàn toàn của chủ nô (cả về thân thể). Chủ nô dùng mỗi thủ đoạn cực hình tàn như roi vọt, cùm xích, đóng dấu để bóc lột lao động. Chủ nô chiếm đoạt hầu hết sản phẩm của nô lệ, chỉ cấp cho họ chút ít tư liệu sinh hoạt để khỏi chết đói và có thể tiếp tục lao động. Đến nay dẫn đến sự mâu thuẫn sâu sắc giữa chủ nô và nô lệ và sự đấu tranh đã nổ ra tầng lớp nô lệ đã đứng lên đòi quyền lợi cho mình. Họ không còn lo lắng đến việc cải tiến hay là hoàn thiện công cụ nữa thay vào đó họ phá hoại công cụ lao động bỏ công việc đồn điền. Điều này đã làm cho kinh tế bị suy sụp nhanh chóng bắt buộc nhiều chủ nô phải giải phóng nô lệ, tiến hành chia ruộng đất. Như vậy chế độ chiếm hữu nô lệ không còn tồn tại được chỉ vì nó quan sản xuất phù hợp với sự phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, mà nó còn kìm hãm sự phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất vì thế nó cần một phương thức mới phù hợp với quy luật kinh tế: quan hệ sản xuất nhất định phải phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất. 3. Phương thức sản xuất phong kiến Trong chế độ phong kiến. Nông nghiệp và trên một mức độ nhất định, thủ công nghiệp phát triển thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và trao đổi tuy vậy, những biến đổi kỹ thuật dưới chế độ phong kiến diễn ra chậm chạp, sản xuất dựa chủ yếu vào lao động thủ công của nông dân và thợ thủ công. Công cụ chủ yếu dùng bằng sắt, phân bón được sử dụng rộng rãi. ở thời kỳ đầu, tất cả ruộng đất thuộc địa chủ phong kiến được chia làm hai phần một phần do địa chủ trực tiếp quản lý, phần còn lại được chia cho nông nô. Nông nô có quyền canh tác trên phần đất của mình để sinh sống, đồng thời phải thực hiện canh tác trên phần đất của địa chủ dưới hình thức địa tô lao dịch. Sản phẩm làm ra trên phần đất thuộc về địa chủ. ở thời kỳ sau, hầu như toàn bộ ruộng đất đều được giao cho nông dân tá điền sử dụng, những nông dân này phải nộp địa tô hiện vật và sau này là địa tô tiền cho địa chủ. Như vậy trong quan hệ sản xuất phong kiến nông dân đã được tự do hơn và có phần hứng thú lao động hơn trên phần đất của mình. Vì người nông dân có nền kinh tế riêng, có thời gian riêng để lao động tạo ra của cải cho mình. Điều này nó thúc đẩy đến sự phát triển của lực lượng sản xuất không ít. Như cày sắt phát triển rộng rãi, kỹ thuật canh tác được cải tiến hơn, nhân công trong nông nghiệp được mở rộng. Mặc dù vậy, nhưng đối với sự phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất, đặc biệt khi diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp, thì quan hệ sản xuất phong kiến không còn thích ứng và trở thành lực cản. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất phong kiến ngày càng trở nên sâu sắc, đó là nguyên nhân làm cho nền kinh tế phong kiến bị đình đốn, khủng hoảng lực lượng sản xuất càng phát triển cang flàm cho xã hội phong kiến thêm bất ổn định. Do đó, quan hệ sản xuất phải nhường chỗ cho quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. III. Nền kinh tế Việt Nam 1. Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam Nước Việt Nam chúng ta đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đây là biểu hiện của sự "rút ngắn" giai đoạn. Nhằm thực hiện con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư sản. Vì thế nền kinh tế quốc dân mang đậm định hướng xã hội chủ nghĩa. - Mỗi bước phát triển kinh tế phải gắn chặt với những tiến bộ về công bằng xã hội, mỗi bước phát triển kinh tế phải là mỗi bước con người được giải phóng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. - Nền kinh tế phát triển trên cơ sở sản xuất hiện đại năng suất lao động ngày càng cao, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều. - Thành phần kinh tế tư bản tư nhân được phát triển dưới sự kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược - kinh tế - xã hội. - Không ngừng thu hẹp chênh lệch, đổi mới và hoàn thiện quan hệ giữa thành thị và nông thôn nhằm phát huy sức mạnh tổng thể. - Mở rộng quan hệ quốc tế theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi. - Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đây là những đặc điểm kinh tế mà Đảng và nhân dân ta đã và đang thực hiện nhằm đưa đất nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. 2. Tình hình quy luật QHSX và LLSX ở Việt Nam Nước ta quá độ lên xã hội chủ nghĩa từ một xã hội là thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Với nền kinh tế lạc hậu, điểm xuất phát thấp, lại càng không thể xây dựng nhanh chế độ công hữu mà phải trải qua thời kỳ lịch sử lâu dài, qua nhiều trung gian, quá độ. Vì thế chúng ta đã không nhận thức rõ mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là: quan hệ sản xuất nhất định phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất. Cho nên chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc thiết lập chế độ công hữu. Điều đó đã làm tổn hại đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế đó là thời kỳ bao cấp thời kỳ mà người dân sống với chế độ tem phiếu và sản xuất hợp tác xã. Điều này đã không làm phát huy được tính sáng tạo trong lao động của con người mà còn tạo cho họ sự ỷ lại vào người khác dẫn đến sự đình trệ sản xuất và kinh tế không phát triển. Nhưng nước ta đã kịp sửa đổi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng các sai sót đã kịp thời sửa chữa. Nước ta đã mở cửa thị trường kinh tế tiếp thu những thành quả phát triển khoa học - kỹ thuật của các nước. Biết áp dụng đúng đắn máy móc thiết bị kỹ thuật vào sản xuất vì thế năng suất sản xuất không ngừng tăng lên. Nước ta là nước mạnh về nông nghiệp với 80% dân số là người sản xuất thì với việc Nhà nước chia ruộng đất cho nông dân nông dân làm ăn theo sản phẩm đã kích thích sự sáng tạo và sự cần cù của người dân. Vì thế Việt Nam từ một nước đói lương thực đã trở thành một nước mạnh về gạo với lượng xuất khẩu vào hàng đầu thế giới. Với nhịp độ tăng trưởng cao về nông nghiệp từ năm 1991 - 1995 là 4,5% và 1996 - 2000 là 5,7%. Có thể nói đất nước đi lên được như ngày nay là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình và đúng đắn của Đảng với việc áp dụng tốt quy luật kinh tế quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất. 3. Một số giải pháp phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam Theo em nước ta một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH trong điều kiện tiền vốn ít, khả năng khoa học còn hạn chế và còn nhiều yếu tố khác quy định thì chưa thể dổi mới ngay lực lượng sản xuất cũ bằng một lực lượng sản xuất tiên tiến. Do đó những yếu tố lực lượng sản xuất truyền thống vẫn phải được duy trì và khai thác. Trong hoàn cảnh hiện nay lực lượng sản xuất bổ sung quan trọng là lực lượng sản xuất chuyển tiếp, cần phải sàng lọc trong lực lượng sản xuất truyền thống những yếu tố nào có giá trị để bổ sung cho việc xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại cần phải kết hợp các yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, đảm bảo tính phủ định có kế thừa, tiếp thu có chọn lọc cho phép tạo nên sự phát triển ổn định, bình thường của lực lượng sản xuất, tránh sự "gãy gục" trong tiến trình phát triển đó. Những tiến bộ to lớn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay cho phép nước ta có thể tranh thủ vận dụng tiếp những thành tựu Khoa học - kỹ thuật, nhập khẩu tư liệu sản xuất hiện đại, chuyển giao công nghệ qua liên kết kinh tế và hợp tác kinh tế với nước ngoài. Từ đó chúng ta có thể tạo nên sự kết hợp những tiến bộ về lực lượng tiến bộ về lực lượng sản xuất do đó tiếp thu có chọn lọc từ bên ngoài với những cơ sở vật chất và lực lượng sản xuất vốn có trong nước, để đẩy nhanh và rút ngắn thời hạn phát triển lịch sử tự nhiên của lực lượng sản xuất, vươn lên trình độ của thế giới. Con người tham gia vào quá trình sản xuất vừa với tư cách là sức lao động, vừa với tư cách là con người có ý thức chủ thể của những quan hệ kinh tế. Trình độ văn hoá, trình độ kỹ thuật chuyên môn, ý thức và thái độ của người lao động đối với sản xuất và sản phẩm là những yếu tố quan trọng để sử dụng và khai thác kỹ thuật và tư liệu sản xuất vốn có, để sáng tạo trong quá trình sản xuất. Ăngghen đã nhấn mạnh "muốn nâng cao sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đến mức độ cao, mà chỉ có phương tiện cơ giới và hoá học phù hợp thì vẫn chưa đủ. Còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người, sử dụng những phương tiện đó nữa" nghĩa là phải có sự phối hợp phát triển hài hoà các nhân tố khách quan của lực lượng sản xuất hiện đại. Kết luận Quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật phổ biến của mọi hình thái kinh tế xã hội, vạch ra tính chất phụ thuộc khách quan của Quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đến lượt mình Quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất. Xu hướng cua sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi, phát triển sự biến đổi phát triển đó bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi phát triển của lực lượng sản xuất. Trước hết là công cụ lao động, công cụ lao động phát triển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với Quan hệ sản xuất hiện có, đòi hỏi khách quan phải xoá bỏ Quan hệ sản xuất cũ thay bằng Quan hệ sản xuất mới. Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử thay đổi các phương thức sản xuất, sự thay đổi đó bắt đầu từ sự thay đổi của lực lượng sản xuất. Xã hội loài người trải qua 5 phương thức sản xuất (Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Xã hội phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Xã hội chủ nghĩa). Lực lượng sản xuất là nội dung, là quá trình sản xuất; Quan hệ sản xuất là hình thức của quá trình sản xuất, hình thức bao giờ cũng ổn định hơn. Song sự ổn định đó cũng chỉ là tạm thời và sớm
Luận văn liên quan