Quá trình chiết nạp khí và vấn đề bảo vệ môi trường

Các phương tiện giao thông ra vào khu vực Dự án sẽ gây phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn. Đây là tác động không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tác động này được hạn chế đáng kể do lưu lượng xe ra vào Dự án không nhiều và đoạn đường vận chuyển vào xưởng không xa, không tập trung vào xưởng khoảng thời gian nhất định và chỉ hoạt động vào chủ yếu vào ban ngày.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4940 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình chiết nạp khí và vấn đề bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III. QUI MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1.Quy trình sản xuất Nguyên liệu lỏng nhập về Đưa vào bồn chứa Chuyển hóa từ lỏng sang khí ngay trong bồn chưa Khí được dẫn qua hệ thống dẫn khí đến khu chiết nạp Chiết xuất qua các bình nhỏ tại khu vực chiết nạp Hình 2. Quy trình vận chuyển và lưu xưởng của Dự án Quy trình chung: Dây chuyền hoạt động của dự án là dây chuyền hoàn toàn kín, từ khâu nạp liệu cho đến khi ra sản phẩm, cụ thể: Nguyên liệu dạng lỏng được nhập khẩu về sẽ được đưa vào bồn chứa. Bồn chứa này sẽ có nhiệm vụ chuyển nguyên liệu từ dạng lỏng đưa vào thành khí. Khí sau khi tạo thành sẽ được đưa qua các ống dẫn khí và đưa đến khu vực chiết nạp. Tại khu vực chiết nạp, khí sẽ được đưa qua các bình nhỏ và vận chuyển đến các nơi tiêu thụ. 3.2.Các mặt hàng lưu xưởng Danh sách các khí được chiết nạp như sau : TT Chủng hàng Nội dung 1 KHÍ OXY ĐÓNG CHAI CAO ÁP Oxy là nguyên tố hoá học phổ biến nhất trên hành tinh chiếm gần 50% về khối lượng của vỏ trái đất, nước và không khí. ở điều kiên thường (nhiệt độ phòng và áp suất không khí) oxy là chất không màu, không mùi và không vị. Chai Oxy cao áp loại 40 lít : cung cấp cho mọi loại đối tượng khách hàng, trừ ytế. Chai Oxy cao áp loại 10 lít (10MPa) : Cung cấp trong lĩnh vực Ytế, sức khỏe, hồi sức cấp cứu. 2 KHÍ CO2 VÀ ARGON ĐÓNG CHAI CAO ÁP Cacbonnic CO2 là một chất khí không bắt lửa, không màu, không mùi vị và có tinh chất của một axít nhẹ. Một thể tích khí cacbonic có thể hoà tan trong một thể tích nước ở áp suất không khí, nhiệt độ 150C. Chai chứa áp suất cao, chứa CO2 ở dạng lỏng với áp suất hơi xưởng khoảng 57bar tại nhiệt độ 210C. Argon là chất khí không màu , không mùi, không bắt lửa và thường được ứng dụng ở áp suất cao chứa trong bình thép ở áp suất 150bar đến 200bar. Argon là khí trơ về mặt hoá học. Chai Argon cao áp loại 40 lít loại 5.0: cung cấp cho mọi loại đối tượng khách hàng.Chai CO2 cao áp loại 40 lít : Cung cấp mọi đối tượng khách hàng. 3 KHÍ NITƠ ĐÓNG CHAI CAO ÁP Ở nhiệt độ thường, áp suất không khí Nitơ gần như trơ về mặt hoá học. Là khí không màu, không mùi, không độc hại và không bắt lửa. Trong không khí Nitơ chiếm xưởng khoảng 78% thể tích. Ứng dụng của Nitơ- Luyện kim: xử lý nhiệt, làm lạnh nhanh, làm sạch xỉ kim loại, sản xuất bột kim loại, cắt plasma, sản xuất kính nổi. Chai Nito cao áp loại 40 lít : Cung cấp mọi đối tượng khách hàng. Bảng 1. Danh sách mặt hàng thường xuyên lưu xưởng TT Tên mặt hàng Khối lượng trung bình /tháng 1 Khí Oxy đóng chai 600-700 chai/tháng 2 Khí Nitơ đóng chai 500 chai/tháng 3 Khí Argon đóng chai 500 chai /tháng 4 Khí CO2 và Argon đóng chai 500 chai /tháng Bảng 2. Danh sách nguyên liệu phục vụ sản xuất TT Tên mặt hàng Khối lượng trung bình /tháng 1 Khí Oxy hóa lỏng 120 - 100 m3/tháng 2 Khí Nitơ hóa lỏng 60-70 m3/tháng 3 Khí Argon hóa lỏng 60 m3/tháng 4 Khí CO2 hóa lỏng 60 m3/tháng 3.3.Thiết bị Bảng 3. Danh sách thiết bị phục vụ xưởng Toàn bộ hệ thống dây chuyền bao gồm bồn chứa và chuyển hóa, hệ thống ống dẫn và dây chuyền chiết nạp hiện đại được nhập từ Nhật, chạy bằng điện và mới 100% TT Tên mặt hàng Số lượng 1 Bồn chứa 4 cái (Dung tích 10m3-20m3) 2 Hệ thống ống dẫn 4 bộ 3 Hệ thống chiết nạp 4 bộ 4 Máy tính để bàn 1 cái 5 Máy hút bụi 2 cái VI. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN NƯỚC VÀ NHÂN LỰC CỦA DỰ ÁN 4.1. Nhu cầu sử dụng điện và nước 4.1.1. Nhu cầu điện của Dự án Nguồn điện chính cung cấp cho xưởng được lấy từ lưới điện chung của Cảng rau quả. Lượng điện tiêu thụ ước tính hàng tháng xưởng tiêu thụ khoảng 4000KW/ tháng. 4.1.2. Nhu cầu cấp nước và thoát nước của Dự án Đặc thù ngành nghề sản xuất của Dự án là không dùng nước sản xuất, nhu cầu sử dụng nước chủ yếu là nước sinh hoạt và sinh hoạt cá nhân.Trung bình tiêu thụ xưởng khoảng 30m3/tháng Dự án đặc thù kinh doanh nên Dự án không phát sinh nước thải sản xuất, chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt. Lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày xưởng khoảng 1 m3/ngày 4.2. Tổng số lao động Tổng số lượng nhân viên làm việc tại xưởng là 10 người ( bao gồm nhân viên khuân vác và quản lý xưởng), công ty không tổ chức nấu ăn và không làm việc buổi tối, có bảo vệ trực 24/24. V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 5.1. Các loại phát sinh chất thải 5.1.1. Bụi, khí thải và tiếng ồn từ hoạt động vận chuyển Bụi, khí thải và tiếng ồn từ hoạt động của các phương tiện giao thông Các phương tiện giao thông ra vào khu vực Dự án sẽ gây phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn. Đây là tác động không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tác động này được hạn chế đáng kể do lưu lượng xe ra vào Dự án không nhiều và đoạn đường vận chuyển vào xưởng không xa, không tập trung vào xưởng khoảng thời gian nhất định và chỉ hoạt động vào chủ yếu vào ban ngày. Bảng 3. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel Chất ô nhiễm Bụi SO2 NO2 CO VOC (g/xe.km) Chạy không tải 611x10-3 582x10-3 1620x10-3 913x10-3 511x10-3 Chạy có tải 1190x10-3 786x10-3 2960x10-3 1780x10-3 1270x10-3 Nguồn: GEMIS V.4.2 Tải lượng bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển phục vụ hàng tương ứng với quảng đường vận chuyển trung bình 5 m trong khu vực dự án và tần suất vận chuyển vào sân xưởng xưởng khoảng 15 - 20 lượt/ngày được xác định nhờ phương pháp đánh giá nhanh như trong Bảng 5. Bảng 4. Tải lượng bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển Chất ô nhiễm Bụi SO2 VOC Chạy không tải 0,0018¸0,0024 0,0017¸0,0023 0,0015¸0,0020 Chạy có tải 0,0036¸0,0048 0,0024¸0,0031 0,0038¸0,0051 Nguồn: CEECO, 2007 Nhận xét : Tải lượng bụi và các chất ô nhiễm không khí phát sinh do các phương tiện vận chuyển vào sân xưởng tương đối thấp so với QCVN 05:2009/BTNMT Bảng 3. Các tác động của các tác nhân ô nhiễm, nồng độ do các khí gây ra Thông số Tác động đến môi trường Bụi Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp. Các khí axit: SO2, NOx… Đối với sức khỏe: SO2, NOx là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axít. SO2, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp, hoặc hòa tan vào máu tuần hoàn. SO2, NOx kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axit lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 – 3(m sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. Đối với thực vật : Các khí SO2, NOx khi bị oxy hóa trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axít, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng, thậm chí hủy diệt hệ sinh thái và thảm thực vật. Khi nồng độ SO2 trong không khí xưởng khoảng 1 – 2 ppm có thể gây chấn thương đối với lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Các thực vật nhạy cảm, đặc biệt là thực vật bậc thấp có thể bị gây độc ở nồng độ 0,15 – 0,30 ppm. Đối với vật liệu: Sự có mặt của SO2, NOx trong không khí nóng ẩm làm tăng quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu, các công trình ... CO CO liên kết với hemoglobin tạo thành cacboxy-hemoglobin rất bền vững, dẫn đến sự giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, các tế bào. Khi ngộ độc CO sẽ xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, ù tai, và khi ngộ độc nặng máu đỏ thắm, phù phổi. CO2 Bình thường CO2 trong không khí sạch chiếm tỉ lệ thích hợp là 0,003 – 0,006% có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp làm thúc đẩy quá trình hô hấp của sinh vật. Tuy vậy, nếu nồng độ CO2 trong không khí lên tới 50 – 110 mg/l thì sẽ làm ngừng hô hấp sau 30 phút – 1 giờ. Nồng độ tối đa cho phép của CO2 là 0,1%. Tiếng ồn và độ rung Tiếng ồn và độ rung thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thính giác của con người, làm giảm thính lực của người lao động, hiệu suất lao động và phản xạ của công nhân cũng như tạo ra các vết chai và nứt nẻ trên da. Tác động của tiếng ồn có thể biểu diễn qua phản xạ của hệ thần kinh hoặc gây trở ngại đến hoạt động của hệ thần kinh thực vật, khả năng định hướng, giữ thăng bằng và qua đó ảnh hưởng đến năng suất lao động. Nếu tiếng ồn có cường độ quá lớn có thể gây thương tích. Những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn cho thấy 87% mất ngủ, 35% suy nhược, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, buồn nôn, lo lắng, thay đổi cảm giác màu sắc … 5.2.2. Tác động do nước thải sinh hoạt Hoạt động của Dự án không phát sinh nước thải sản xuất. 5.1.1. Nước thải sinh hoạt Lượng nước thải sẽ được tính toán dựa trên số lượng nhân viên ước tính như sau: Tổng số lượng nhân viên cùng lúc cao nhất ước tính xưởng khoảng 10 người. Tổng lượng nước thải của xưởng lớn nhất: 10 người * 100lít/người = 1 m3 Tính chất nước thải sinh hoạt theo các tài liệu tham khảo như sau : Bảng 6. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ Nhẹ Trung bình Nặng 1. Chất rắn tổng cộng mg/l 350 720 1200 - Hoà tan mg/l 250 500 850 - Lơ lửng mg/l 100 220 350 - Chất rắn lắng được mg/l 5 10 20 2. BOD5 mg/l 110 220 400 3. COD mg/l 250 350 500 4. Tổng lượng Cacbon hữu cơ mg/l 80 160 290 5. Tổng Nitơ (tính theo N) mg/l 20 40 85 - Hữu cơ mg/l 8 15 35 - Amoni tự do mg/l 12 25 50 - Nitrit mg/l 0 0 0 - Nitrat mg/l 0 0 0 6. Tổng Phốt pho (tính theo P) mg/l 4 8 15 - Hữu cơ mg/l 1 3 5 - Vô cơ mg/l 3 5 10 7. Tổng Coliform MPN/ 100ml 106 – 107 107 – 108 108 - 109 8. Cacbon hữu cơ bay hơi mg/l <100 100 - 400 <400 Nguồn: Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, 2004 Đặc trưng của loại nước thải này là có nhiều chất lơ lửng, nồng độ chất hữu cơ cao (từ nhà vệ sinh), nếu không được tập trung và xử lý thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước bề mặt. Ngoài ra, khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ này sẽ bị phân hủy gây ra mùi hôi thối. Do đó, Chủ đầu tư dự án sẽ có các biện pháp tích cực để khống chế nguồn ô nhiễm này. 5.1.2. Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn qua sân, có thể cuốn theo đất cát, rác sinh hoạt, do đó, cần có biện pháp quản lý nước mưa chảy tràn. Nước mưa được quy ước là sạch nếu không mang theo các chất ô nhiễm, chỉ khi đó mới được thải trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước mưa của khu vực dân cư xung quanh. 5.1.3. Tác động do chất thải rắn Chất thải sinh hoạt Lượng chất thải rắn sinh hoạt của dự án được dự tính trên số lượng lao động làm việc vào năm hoạt động ổn định với mức thải trung bình 0,5 kg/người/ngày x 10 người = 5 kg/ngày. Các thành phần chủ yếu là vỏ hộp, bao bì đựng thức ăn… Lúc đó, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt có thể được ước tính khoảng 5 kg/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy. Tuy nhiên, nếu lượng chất thải này không được quản lý tốt cũng sẽ gây những ảnh hưởng nhất định đến môi trường. Chất thải sản xuất Lượng chất thải rắn của xưởng thải ra rất ít chủ yếu là chai nạp không đủ tiêu chuẩn an toàn, ước tính số lượng chai bị thải bỏ xưởng khoảng ( 5-10 chai/tháng). Số chai này sẽ được trả lại cho các đơn vị cung cấp chai cho Công ty . Chất thải nguy hại Các loại chất thải nguy hại của Dự án có tên trong danh mục kèm theo của Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 có thành phần như sau: Bóng đèn huỳnh quang hư ( Mã 200121) ước tính xưởng khoảng 10 cái/năm. 5.2. Các loại không phát sinh chất thải 5.2.1. Tai nạn lao động Tai nạn lao động có thể xảy ra tại xưởng do sự bất cẩn về điện hay do sự không tuân thủ nghiêm ngặt những quy định khi chiết nạp hoặc vận chuyển bình chứa . Xác suất xảy ra các sự cố này tùy thuộc vào việc chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao động của công nhân viên. Mức độ tác động có thể gây ra thương tật hay thiệt hại tính mạng người lao động. 5.2.3. Sự cố rò rỉ, cháy nổ Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ có thể do: Vận chuyển nguyên vật liệu và các chất dễ cháy như xăng, dầu, cồn, eter qua những nơi có nguồn phát sinh nhiệt hay qua gần những tia bắt lửa. Tàng trữ các loại dung môi, nhiên liệu và bình chứa khí không đúng quy định. Vứt bừa bãi tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực chứa bình khí, Tồn trữ các loại rác, bao bì, nilon trong khu vực có lửa hay nhiệt độ cao. Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt,...bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy, hoặc do chập mạch khi gặp mưa dông to. Sự cố sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ. Thông thường sự cố cháy nổ xảy ra có thể dẫn tới thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và làm ô nhiễm 3 hệ thống sinh thái nước, đất, không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa, còn ảnh hưởng đến tính mạng con người và tài sản của trong khu vực lân cận. Do vậy dự án sẽ đặc biệt chú ý đến công tác phòng cháy chữa cháy tốt để đảm bảo an toàn cho con người và hạn chế những tổn thất, mất mát có thể xảy ra. VI. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM 6.1. Xử lý chất thải a) Xử lý khí thải Giảm thiểu tác động của khí giao thông Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào sân đỗ... sẽ phát sinh nhiều loại khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí và có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Do đó, Chủ dự án đã có những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường không khí khu vực xung quanh, thấp hơn QCVN 05:2009/ BTNMT Khu vực sân đỗ xe được thiết kế thông thoáng Xây dựng nội quy bãi đỗ, quản lý chặt các phương tiện giao thông ra vào bãi đỗ để giảm thiểu thời gian nổ máy xe trong sân đỗ. Giảm thiểu tác động của bụi trong quá trình vận chuyển hàng ra vào xưởng Thường xuyên vệ sinh xưởng bằng máy hút bụi. Bố trí các quạt để thông thoáng nhà xưởng Kiểm soát ô nhiễm ồn và rung Hạn chế lượng xe ra vào trong ngày. Các xe ra vào lưu nhập xưởng theo đúng thời điểm, không hoạt động vào ban đêm, đảm bảo độ ồn đạt TCVN 5949-1998 (Âm học – Tiếng ồn khu công cộng và dân cư) b) Kiểm soát ô nhiễm nước Kiểm soát ô nhiễm nước thải sinh hoạt Nguyên tắc kiểm soát nước thải sinh hoạt Vấn đề kiểm soát ô nhiễm nước thải bao gồm việc kiểm soát và xử lý nước thải sinh họat. Chủ đầu tư áp dụng các biện pháp khống chế chủ yếu như sau: Mạng lưới thoát nước mưa được thiết kế với các hố ga nhằm loại bỏ các cặn bẩn trước khi dẫn vào hệ thống thoát nước mưa của khu vực. Nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ được dẫn ra hệ thống thoát nước thải của khu vực Tất cả nước thải sinh hoạt phát sinh đều được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008 (loại B) trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Vị trí lắp đặt lắp đặt thuận tiện nhất, tránh gây mất vẻ mỹ quan đô thị Vị trí cửa xả nước thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố được đặt ở vị trí thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát theo Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2005. Tiết kiệm tối đa diện tích và chi phí xây dựng cũng như chi phí vận hành. Hệ thống xử lý nước thải Đối với nước thải sinh hoạt, quá trình xử lý thường chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: làm sạch cơ học, loại bỏ cặn lắng làm trong nước thải. Giai đoạn thứ hai: loại bỏ các vi sinh gây bệnh. Giai đoạn thứ ba: loại bỏ các chất dinh dưỡng gồm nitơ và phốt pho. Thực tế xử lý cho thấy, đối với các công trình làm sạch nước thải quy mô nhỏ giai đoạn thứ hai thường kết hợp chung với giai đoạn thứ nhất. Để làm sạch nước thải sinh hoạt có thể dùng bể tự hoại hoặc bể phân hủy 3 ngăn với tác dụng lắng, phân hủy và lên men cặn lắng, loại bỏ các vi sinh gây bệnh. Ưu điểm chủ yếu của bể tự hoại hoặc bể phân hủy 3 ngăn là cấu tạo khá đơn giản, quản lý dễ dàng thuận tiện và hiệu suất lắng tương đối cao. Bể tự hoại Nguyên lý: Bể tự hoại 3 ngăn sẽ thực hiện đồng thời 2 chức năng: Lắng cặn và xử lý sinh học chất hữu cơ. Trong khoảng thời gian chứa từ 4 – 6 tháng, cặn tươi sẽ bị phân hủy sinh học trong điều kiện kỵ khí sinh gas và các chất vô cơ hòa tan. Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại: Không được thấm vào đất và nước ngầm Thể tích hợp lý Xây dựng bằng bêtông Tính toán sơ bộ bể tự hoại: Tính toán bể tự hoại ba ngăn Thể tích phần lắng Wi= (a x N x T)/1000 = (100 x 10 x 1)/1000 = 1(m3) Thể tích phần chứa bùn Wb= (b x N x T)/1000 = (0,08*10*365)/1000 = 0,292 (m3)(lấy =0,3 m3) Thể tích tổng cộng của bể tự hoại W = Wl + Wb = 1 + 0,3 = 1,3 (m3) Ghi chú : Trong các công thức trên: a: Tiêu chuẩn thải nước (100 l/người.ngày.đêm); b: Tiêu chuẩn cặn lắng lại trong bể tự hoại của một người trong một ngày đêm; giá trị của b phụ thuộc vào chu kỳ hút cặn khỏi bể; nếu thời gian giữa hai lần hút cặn dưới một năm thì b lấy bằng 0,1 l/ng.ngày.đêm, nếu trên 1 năm thì lấy b bằng 0,08 l/ng.ngày.đêm; N: Số người sử dụng; T: Thời gian lưu nước, (chọn T là 1 ngày). t: Thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại. (chọn t =365 ngày) Kết quả khảo sát tại một số nơi cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm sau bể tự hoại/bể phân hủy 3 ngăn đều đạt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể: Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) pH 6,5 - 8,5 BOD 18 – 20 COD 40 – 45 N-NH4 0,05 - 0,1 Với tính chất nước thải sau khi xử lý qua bể tự hoại như đã nêu trên, nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008 (loại B) trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Cấu tạo của bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc được trình bày trong hình Mặt cắt đứng Mặt cắt ngang Hình 3. Bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc c) Kiểm soát ô nhiễm do chất thải Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn từ việc sản xuất Rác thải sinh hoạt nhà xưởng sẽ được thu gom và tập kết về đúng nơi quy định. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và vận chuyển theo lịch trình 01 lần/ngày, tránh tình trạng gây ứ đọng làm thoát mùi hôi gây ô nhiễm môi trường ở khu vực tập kết. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn từ việc sản xuất Chất thải rắn của Dự án chủ yếu là các bình lưu b thải bỏ do không đạt kĩ thuật an toàn sau một thời gian sử dụng. Tổng số lượng bình này ước tính khoảng 5-10 chai/tháng và được bán cho các vựa thu mua sắt thép. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn nguy hại Chất thải nguy hại phát sinh của Dự án sẽ được lưu trữ vào khu vực riêng biệt và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển đi. 6.2. Giảm thiểu các tác động khác An toàn lao động Để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn lao động cho nhân viên làm việc tại xưởng, Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu sau: Trang bị đồ bảo hộ lao động đầy đủ khi cần thiết theo đúng quy định của Bộ Lao động và Xã hội. Xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó khi có tai nạn xảy ra. Xây dựng và áp dụng nghiêm ngặt chương trình bảo hộ lao động, đồng thời, huấn luyện và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của công nhân viên Trang bị đầy đủ các trang phục cần thiết về an toàn lao động và hạn chế những tác hại cho nhân viên. Giáo dục ý thức nghề nghiệp, an toàn lao động cho các nhân viên. Các khu vực chiết nạp, đặt bồn phải thông thoáng; Hệ thống chiếu sáng phải hoạt động tốt để đạt được các qui định về chiếu sáng cho nhân viên làm việc, tránh được các vấn đề sơ suất đáng tiếc trong khi làm việc. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ 03 tháng/lần cho nhân viên ; Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần được chỉ thị rõ ràng; Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: cứu hỏa... Phòng chống rò rỉ, cháy nổ Sự cố quan trọng nhất đối toàn khu là sự cố rò rỉ, cháy nổ. Để hạn chế và phòng chống các sự cố này, chủ đầu tư sẽ thực hiện một số biện pháp sau: Khi ngửi thấy mùi khí trong khu vực chiết nạp, tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắt đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động. - Lập tức khóa van bồn và hệ thống nạp - Sử dụng các phương tiện thông gió thủ công, ví dụ quạt nan hoặc mảnh bìa cactong để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên. Khi đang thay bình chiết nạp, tuyệt đối không được sử dụng hoặc vận hành các thiết bị có thể phát sinh tia lửa điện gần đó như nổ xe máy, đánh bật lửa. Hạn chế để lọt khí xuống đường ống hoặc các ống cống liên thông với bên ngoài. Thường xuyên kiểm tra, dkiểm định hệ thống.Thay thế ngay những bộ phận không đảm bảo an toàn. Tuân thủ nghiêm ngặt Luật PCCC và các qui định của TP.HCM về công tác PCCC Lắp đặt các biển báo thích hợp tại những nơi cần thiết Lắp đặt hệ thống chiếu sáng thích hợp Bố trí hệ thống thiết bị cứu chữa cháy, nổ Tăng cường kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ một cách thường x
Luận văn liên quan