Công nghiệp hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn nói riêng là một quá trình tất yếu để chuyển một nền nông
nghiệp lạc hậu thành một nền công nghiệp hiện đại. Ở nhiều quốc gia trên thế
giới quá trình này diễn ra và một số nước thành công. Mấy thập kỷ gần đây,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở những nước công
nghiệp mới (NICs) đã tiến hành cũng được luận bàn, khái quát thành kinh
nghiệm và mô hình công nghiệp hoá khác nhau.
Ở Việt Nam, vấn đề công nghiệp hoá, trong đó có việc đưa nông
nghiệp lên sản xuất lớn đã được Đảng và Nhà nước tađề ra từ những năm 60
của thế kỷ trước, tuy đã đạt một số thành tựu đáng kể nhất là những năm đổi
mới vừa qua, nhưng đến nay nông nghiệp, nông thôn vẫn là khu vực còn
nhiều khó khăn, trở ngại.
Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, giữvị trí quan trọng trong
toàn bộ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đạt mục
tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần phải phân tích sâu sắc thực trạng kinh
tế nông nghiệp, nông thôn và từ đó đề ra các giải pháp để đẩy nhanh quá trình
này trong giai đoạn tới.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà
Nội, là một trong tám tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Những
năm đổi mới vừa qua, cùng với những chính sách của Đảng và Nhà nước về
nông nghiệp và nông thôn, tỉnh Bắc Ninh đã có nhữngchủ trương, chính sách
và biện pháp tác động thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn và mang lại những thành tựu quan trọng vềkinh tế, chính trị, xã hội.
Tuy nhiên, xét động thái công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn tỉnh Bắc Ninh vẫn bộc lộ không ít những hạn chế và bất cập về cơ chế
chính sách và những giải pháp hữu hiệu cần phải được quan tâm giải quyết.
194 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5966 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ 1986 đến nay – Thực trạng, kinh nghiệm, giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tiến sỹ kinh tế
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ
1986 đến nay – Thực trạng, kinh nghiệm,
giải pháp
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, MÔ HÌNH
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN VÀ KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ……………..
6
1.1. Một số vấn đề lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn …… 6
1.2. Mô hình và bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước…………………. 45
Chương 2: THỰC TRẠNG CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH
BẮC NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY …………………………………..
66
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh tác động đến
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ……………………
66
2.2. Chủ trương chính sách của trung ương và của tỉnh Bắc Ninh về CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn ……………………………………………
70
2.3. Kết quả thực hiện chủ trương chính sách về CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở tỉnh Bắc Ninh ……………………………………………..
77
2.4. Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn tỉnh Bắc Ninh ……………………………………………………..
126
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CNH, HĐH NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2015 ………….
132
3.1 Những thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh ……………………
132
3.2. Những quan điểm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới …………………………………
136
3.3. Phương hướng đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh đến
năm 2015 ……………………………………………………..
139
3.4. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 .....................................
148
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 184
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ . ................. 186
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO ................................................................. 187
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn nói riêng là một quá trình tất yếu để chuyển một nền nông
nghiệp lạc hậu thành một nền công nghiệp hiện đại. Ở nhiều quốc gia trên thế
giới quá trình này diễn ra và một số nước thành công. Mấy thập kỷ gần đây,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở những nước công
nghiệp mới (NICs) đã tiến hành cũng được luận bàn, khái quát thành kinh
nghiệm và mô hình công nghiệp hoá khác nhau.
Ở Việt Nam, vấn đề công nghiệp hoá, trong đó có việc đưa nông
nghiệp lên sản xuất lớn đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra từ những năm 60
của thế kỷ trước, tuy đã đạt một số thành tựu đáng kể nhất là những năm đổi
mới vừa qua, nhưng đến nay nông nghiệp, nông thôn vẫn là khu vực còn
nhiều khó khăn, trở ngại.
Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, giữ vị trí quan trọng trong
toàn bộ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đạt mục
tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần phải phân tích sâu sắc thực trạng kinh
tế nông nghiệp, nông thôn và từ đó đề ra các giải pháp để đẩy nhanh quá trình
này trong giai đoạn tới.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà
Nội, là một trong tám tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Những
năm đổi mới vừa qua, cùng với những chính sách của Đảng và Nhà nước về
nông nghiệp và nông thôn, tỉnh Bắc Ninh đã có những chủ trương, chính sách
và biện pháp tác động thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn và mang lại những thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
Tuy nhiên, xét động thái công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn tỉnh Bắc Ninh vẫn bộc lộ không ít những hạn chế và bất cập về cơ chế
chính sách và những giải pháp hữu hiệu cần phải được quan tâm giải quyết.
2
Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra chủ
trương, chính sách và những giải pháp cho quá trình đẩy nhanh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nghiên cứu sinh chọn đề tài luận án
tiến sĩ: “Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay: thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”
làm nội dung nghiên cứu của luận án.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những năm qua vấn đề nông nghiệp, nông thôn đã được nhiều nhà
khoa học, tập thể quan tâm nghiên cứu. Đã có khá nhiều công trình thuộc
nhiều chuyên ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau đề xuất phương hướng và đưa
ra những giải pháp tích cực nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn như:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX
tháng 3 năm 2002 về: “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn, thời kỳ 2001 - 2010”.
- Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: “Một số vấn đề về
công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
thời kỳ 2001 – 2020”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 2001.
- GS.TS Đỗ Hoài Nam: “Một số vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2004.
- GS.TS Nguyễn Kế Tuấn: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi”. Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội năm 2006.
- TS Mai Thị Thanh Xuân: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn ở Bắc Trung Bộ”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Hội năm 2004.
- GS.TS Nguyễn Đình Phan: “Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002
3
- TS Đặng Kim Sơn: “Công nghiệp hoá từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và
triển vọng áp dụng ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 2001.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều tập trung vào phân tích
các khía cạnh từ những vấn đề về lý luận cơ bản, vai trò, yếu tố tác động,
sự cần thiết và nội dung của công nghiệp hoá nói chung và công nghiệp
hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Một số công trình đề cập định
hướng chiến lược phát triển công nghiệp nông thôn; có công trình khoa
học đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí bước đi, cơ
chế chính sách của công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Có công
trình nghiêu cứu và đặt vấn đề khá cụ thể về phương hướng, nội dung và
giải pháp thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn
hoặc vấn đề phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Các
công trình đã nghiên cứu và được công bố chủ yếu là phân tích, đánh giá
tình hình hiện nay trên phạm vi cả nước hoặc một vùng kinh tế của đất
nước và đề xuất các giải pháp cho những năm tới. Song có lẽ cho tới nay
chưa có một luận án, công trình nào nghiên cứu, đánh giá về công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh theo một quá
trình lịch sử từ năm 1986 đến nay một cách tương đối đầy đủ và có hệ
thống. Trong quá trình nghiên cứu và qua thực tiễn công tác của mình, tác
giả luận án mong muốn được góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý
luận, đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp để thúc đẩy
nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở hệ thống hoá và làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Luận án phân tích thực trạng và đề ra phương hướng, mục tiêu và những giải pháp
chủ yếu để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn Bắc Ninh trong giai đoạn tới: Phấn đấu đến năm 2010 Bắc Ninh là một tỉnh
phát triển khá trong cả nước, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp
theo hướng hiện đại.
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận án lấy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Bắc Ninh làm đối tượng nghiên cứu.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là vấn đề rất
rộng lớn và phức tạp, phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào những
nội dung cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn;
phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, phát triển các khu, cụm
công nghiệp làng nghề; xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn;
phát triển nguồn nhân lực…thời gian từ năm 1986, mà chủ yếu từ năm 1997
đến nay (sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử; phương pháp lịch sử và lôgíc; phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp thống kê, mô hình hoá và tiếp cận hệ thống; phương pháp khảo
sát, điều tra thực tế.
6. Những đóng góp khoa học của luận án
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn và kinh nghiệm một số nước, một số tỉnh .
- Phân tích, đánh giá thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn và tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội
ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986, mà chủ yếu từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay,
trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn địa phương.
- Xây dựng được quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc
Ninh, đồng thời đưa ra phương hướng, mục tiêu, đề xuất các giải pháp mang
tính khoa học phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và sự phát triển
chung của cả nước nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đến năm 2015.
- Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh
5
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn và kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Chương 2: Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy nhanh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015.
6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN VÀ KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.1.1. Thực chất và sự cần thiết công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn
1.1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá
- Các quan niệm về công nghiệp hoá
Mỗi phương thức sản xuất đều có cơ sở vật chất - kỹ thuật thích ứng
với nó. Cơ sở vật chất kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực
lượng sản xuất để sản xuất ra của vật chất, nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày
càng đa dạng của xã hội.
Sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của tiến bộ
khoa học - kỹ thuật, năng lực và quy mô tích luỹ, sự tác động của quy luật
nhân khẩu, quan hệ kinh tế đối ngoại... là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất
lớn đến trình độ của cơ sở vật chất - kỹ thuật. Ngoài ra, tính chất và trình độ
của các quan hệ sản xuất, có ảnh hưởng không nhỏ và có mối quan hệ hữu cơ
đối với cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Nói đến cơ sở vật chất - kỹ thuật của một phương thức sản xuất nào đó
là nói đến trình độ, sự vận động và biến đổi của nó theo xu hướng nào.
Đặc trưng của cơ sở vật chất - kỹ thuật của phương thức sản xuất trước
chủ nghĩa tư bản là kỹ thuật thủ công, lạc hậu.
Chủ nghĩa tư bản xuất hiện, với những bước chuyển biến có tính quy
luật của nó, tất yếu đưa sản xuất dựa trên kỹ thuật thủ công lên hiện đại, công
nghiệp đại cơ khí. Vì vậy, đặc trưng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư
bản là nền đại công nghiệp cơ khí hoá với trình độ khoa học - kỹ thuật cao.
Đối với những nước xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một trong những nhiệm vụ kinh tế to
7
lớn và là một yêu cầu khách quan. Bởi vì, cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền
sản xuất lớn hiện đại đòi hỏi phải dựa trên trình độ kỹ thuật, công nghệ ngày
càng cao hơn, hiện đại hơn. Điều đó không chỉ dừng lại ở chỗ, những yếu tố
của tư liệu sản xuất được cơ khí hoá và ngày càng hiện đại hoá, mà còn ở
trình độ công nghệ tiên tiến và thường xuyên đổi mới.
Vậy có thể khái quát: “Cơ sở vật chất của nền sản xuất hiện đại, chỉ có
thể là nền đại công nghiệp cơ khí hoá cân đối và hiện đại dựa trên trình độ
khoa học – công nghệ ngày càng phát triển cao...”[20]. Để có được cốt vật
chất kỹ thuật như vậy, tất cả các nước phải tiến hành xây dựng nó. Nói cách
khác, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đại là quy
luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước trong quá trình phát triển. Công
nghiệp hoá chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại.
Trong lịch sử, nhiều nước đã tiến hành công nghiệp hoá, ở mỗi nước,
quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra khác nhau về bước đi, tốc độ và nội
dung cụ thể. Nước Anh đã tiến hành công nghiệp hoá trong những điều kiện
hoàn toàn khác với hiện nay. Đó là nước tiến hành công nghiệp hoá đầu tiên.
Nước Anh chỉ có thể bắt đầu công nghiệp hoá từ nông nghiệp, tích luỹ vốn,
mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn lao động... và phải bằng những biện pháp
cưỡng chế tàn bạo.
Trong bộ Tư bản, C.Mác có đề cập “...những người nông dân bị tước
đoạt bằng vũ lực, bị xua đuổi và bị biến thành những kẻ lang thang lại bị
người ta dùng những đạo luật kỳ quái đánh đập, đóng dấu bằng sắt nung đỏ,
tra tấn để ghép vào một kỷ luật cần thiết cho chế độ làm thuê...”[12]
Hơn nữa, nước Anh vì là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hoá, nên
phải bắt đầu tự nghiên cứu, tự sáng tạo, tự áp dụng vào sản xuất và công nghiệp
hoá là một con đường vừa dài, vừa gian nan. Nước Anh đã mất khoảng 100
năm với sự bóc lột, tước đoạt tàn bạo hàng triệu người lao động mới đạt được
nền công nghiệp dẫn đầu thế giới vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
Nước Mỹ đi sau đã học tập kinh nghiệm công nghiệp hoá của nước
Anh, đã nhập khẩu được kỹ thuật, đã thu hút được vốn, lao động, kỹ thuật
8
công nghệ từ Châu Âu chuyển sang và có thị trường Châu Âu, Châu Á, Châu
Mỹ. Đó là những lý do chính làm rút ngắn thời gian công nghiệp hoá ở Mỹ
xuống còn khoảng 80 năm.
Nước Nhật tiến hành công nghiệp hoá khoảng 60 năm với những đặc
điểm nổi bật là: Nhật đã kế thừa kỹ thuật, công nghệ và vốn thị trường của
Châu Âu và Châu Mỹ. Đồng thời, người Nhật đã sử dụng những ưu thế vốn
có của nền văn hoá và xã hội Nhật vào quá trình công nghiệp hoá.
Ở Liên Xô (cũ), quan niệm cho rằng: công nghiệp hoá là quá trình xây
dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp. Đó là
phát triển các ngành công nghiệp nặng mà cốt lõi là ngành cơ khí, do đó tỷ
trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội ngày càng lớn.
STa-Lin viết: “Quan trọng hơn, vì nếu không phát triển công nghiệp
nặng, thì chúng ta không thể xây dựng được ngành công nghiệp nào cả, chúng
ta không thể thực hiện được một công cuộc công nghiệp hoá nào cả”.[41]
Theo V.I.Lê Nin: “Chỉ có đại công nghiệp cơ khí mới có thể làm cho
công nghiệp và nông nghiệp hoàn toàn tách rời nhau... chính nền sản xuất
bằng máy móc, đã cắt đứt hẳn mối quan hệ giữa công nhân với ruộng đất”
[54]. Như vậy, công nghiệp hoá ở Liên Xô (cũ) trong giai đoạn đó là phù hợp
với bối cảnh lịch sử của thế giới và tình hình trong nước. Mô hình công
nghiệp hoá này đã đem lại những kết quả đáng kể, song bên cạnh đó cũng còn
nhiều hạn chế mà đến thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX đã có sự điều chỉnh cho
hợp lý.
Các nước và lãnh thổ (NICs) Đông Á đi sau, rút ngắn quá trình công
nghiệp hoá hơn nữa, chỉ còn khoảng 40 năm. Do họ đã tiếp thu được kinh
nghiệm của cả Châu Âu, Châu Mỹ và Nhật Bản. Ngày nay, một số nước
ASEAN còn có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá này xuống còn khoảng
30 năm, trong đó Đài Loan là vùng lãnh thổ tiến hành công nghiệp hoá thành
công.
Từ thực tiễn về công nghiệp hoá của đất nước, có thể khái quát một số
quan niệm về công nghiệp hoá:
+ Quan niệm đơn giản nhất cho rằng: công nghiệp hoá là đưa tính đặc
9
thù công nghiệp cho một hoạt động (của một vùng, một nước) với các nhà
máy, các loại hình công nghiệp. Theo quan điểm này, có những điểm chưa
hợp lý, vì thứ nhất là nội dung quan niệm này gần như đồng nhất quá trình
công nghiệp hoá với quá trình phát triển công nghiệp. Thứ hai là không thể
hiện được tính lịch sử của qúa trình công nghiệp hoá. Thứ ba là không thể
hiện được mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá. Quan niệm về công nghiệp
hoá nêu trên được hình thành trên cơ sở khái quát quá trình lịch sử công
nghiệp hoá của các nước Tây Âu và Bắc Mỹ và do có những điểm chưa hợp
lý, nên quan niệm này ít được vận dụng trong thực tiễn.
+ Quan niệm Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thì
khi tiến hành công nghiệp hoá nhấn mạnh là phát triển công nghiệp nặng. Cho
rằng: công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả
năng cải tạo cả nông nghiệp. Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với trung
tâm là chế tạo máy. Với đường lối công nghiệp hoá như vậy, công nghiệp nặng
có vai trò đặc biệt quan trọng và trong một chừng mực nhất định nó phù hợp
với hoàn cảnh Liên Xô khi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá: chủ nghĩa đế
quốc bao vây, chống đối, không có sự trợ giúp từ bên ngoài, trong khi yêu cầu
phải xây dựng một nền sản xuất lớn, hiện đại và bảo vệ chủ nghĩa xã hội.
Liên Xô cần thực hiện công nghiệp hoá với tốc độ nhanh, phải tập trung
vào phát triển công nghiệp nặng, nhằm đảm bảo các nhu cầu trong nước. Do vậy,
chủ trương về công nghiệp hoá này chỉ đúng với giai đoạn lịch sử Liên Xô lúc đó.
Sẽ sai lầm nếu hiểu công nghiệp hoá như vậy trong mọi hoàn cảnh, mọi phương
diện. Bởi vì, công nghiệp hoá không chỉ đơn thuần là phát triển đại công nghiệp.
+ Quan niệm mới về công nghiệp hoá: năm 1963, tổ chức phát triển
công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra quan niệm:
Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế. Trong quá trình này, một
bộ phận nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế
nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế
này, có một bộ phận công nghiệp chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư
liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển
với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về kinh tế -xã hội [23].
10
Do đó, công nghiệp hoá không chỉ hiểu là quá trình phát triển nền
kinh tế dựa trên trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại mà còn là quá trình
phát triển, đảm bảo tạo ra cơ cấu sản phẩm vật chất, bao gồm các điều
kiện sản xuất và điều kiện sinh hoạt, đảm bảo các mục tiêu phát triển
kinh tế và sự tiến bộ xã hội.
- Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Kinh nghiệm về công nghiệp hoá của các nước đi trước và qua thực tế
kiểm nghiệm, kết hợp với sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ và
quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng, quan niệm về công nghiệp
hoá, hiện đại hoá được hiểu như sau: Công nghiệp hoá chính là một cuộc
cách mạng về lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ
sản xuất, t