Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp thành phố cần thơ được thành lập nhằm đáp ứng tốt mọi nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường theo đùng nghành nghề kinh doanh. Với đội ngủ kỹ sư giàu kinh nghiệm, công ty đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất kỹ thuật, mỹ thuật của công trình theo yêu cầu của khách hàng.  Các nghành nghề kinh doanh:  XD công trình và thành phần bao che công trình công nghiệp nhóm B.  XD các công tình hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.  Sản xuất cấu kiện công trình.  San lắp mặt bằng.  Đào, nạo, vét kênh thủy lợi, hệ thống cống.  Kinh doanh vật liệu xây dựng.  Khai thác cát sông (theo quy định của UBNN thành phố).  Tư vấn dầu tư xây dựng các dự án. 2. Quy trình sản xuất kinh doanh.  Công ty sẽ đứng ra đấu thầu, sau khi trúng thầu công ty giao thầu lại cho các công trình thi công, các đội thi công với nguồn vốn ban đầu do công ty giao. Trong khi thi công, sau khi trích một tỷ lệ % nào đó cho công ty để công ty bù đắp các khoản chi phí đã đứng ra đấu thầu, phần còn lại các đội giữa lại.  Do tính chất loại khình coa thời giant hi công các công trình xây dựng rất dài nên thời gian thu hồi vốn chậm, mặt khác sau khi công trình đã hoàn thành thì công ty phải bảo hành công trình một năm và chủ đầu tư giữ lại 5% giá trị công trinmhf trong thời gian bảo hành.

doc50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp. I/ Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Thông tin chung về công ty. s Trụ sở chính đặt tại: Số 469A- Cách Mạng Tháng Tám – Phường An Thới - Quận Bình Thủy - TP.Cần Thơ. s Điện thoại : 071. 822210- 071. 820390 s Fax : ( 071) 822210 s Email : xaylapct@jicco.vn s Mã số thuế: 1800225692 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. v Giai đoạn trước khi cổ phần hóa ( Công Ty Xây Lắp Và Kinh Doanh Phát Triển Nhà Cần Thơ) ( trước năm 2006) Công Ty Xây Lắp Và Kinh Doanh Phát Triển Nhà Thành Phố Cần Thơ (Công Ty Xây Lắp Cần Thơ) được lập theo số 426/QĐ.UBT.76 ngày 01 tháng 10 năm 1976 của UBND tỉnh Hậu Giang trước đây ( nay là Thành Phố Cần Thơ ), là đơn vị đầu tiên của ngành xây dựng địa phương. Trong quá trình tồn tại từ khi mới thành lập năm 1976 đến năm 2005 công ty đã phát triển qua nhiều giai đoạn. Từ năm 1978 đến năm 1985 công ty có ba xí nghiệp hạch toán phụ thuộc. Từ năm 1986 công ty tách ra thành bốn đơn vị độc lập thuộc sở xây dựng Hậu Giang: + Công ty xây lắp I ( sau này là công ty xây lắp Sóc Trăng ). + Công ty xây lắp II ( sau này là công ty xây lắp Cần Thơ). + Công ty san nền. + Xí nghiệp bê tông đúc sẵn. Quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp theo nghị định 388/ HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng, công ty nhận quyết định chính thức là doanh nghiệp Nhà Nước theo quyết định số 24/QĐ/UBT – 91 ngày 20 tháng 12 năm 1991 của UBND tỉnh Hậu Giang. Năm 1992, tỉnh Hậu Giang được tách ra là hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Cùng với thời gian đó, công ty xây lắp II được đổi thành Công Ty Xây Lắp Cần Thơ, là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Xây Dựng Cần Thơ. Đến tháng 01 năm 2004, tỉnh Cần Thơ được tách ra thành tỉnh Hậu Giang và lập Thành Phố Cần Thơ trực thuộc trung ương. Đơn vị Công Ty Xây Lắp Cần Thơ được giao bổ sung: chức năng, nhiệm vụ và đơn vị được đổi tên thành Công Ty Xây Lắp Và Kinh Doanh Phát Triển Nhà Cần Thơ. Trong thời gian từ năm 1976 đến năm 1986, tất cả các công trình công nghiệp dân dụng của tỉnh Cần Thơ đều do công ty đảm nhiệm và lắp đặt thiết bị. v Giai đoạn sau khi cổ phần hóa ( Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Lắp Thành Phố Cần Thơ ): Năm 2004, tỉnh Cần Thơ được chia tách thành tỉnh Hậu Giang và tỉnh Cần Thơ. Hòa cùng xu thế của nền kinh tế thị trường, ngày 27/12/2005 UBND Thành Phố Cần Thơ đã duyệt phương án cổ phần hóa doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước và đổi tên Công Ty Xây Lắp Và Kinh Doanh Phát Triển Nhà Thành Phố Cần Thơ thành Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Lắp Thành Phố Cần Thơ và hoạt động từ 01/01/2006 đến nay. II/ Nhiệm vụ và quyền hạn của doanh nghiệp. Nhiệm vụ. v Quyền tự chủ quản lý sản xuất kinh doanh của công ty - Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn do các cổ đông đóng góp, đất đai và tài nguyên được giao sử dụng và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty. - Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty, phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc trong Công ty đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Kinh doanh những ngành nghề được nhà nước cho phép, kinh doanh những nghề khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bổ sung. - Quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước qui định giá. - Được quyền bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các sáng chế, giải pháp hữu ích nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa theo qui định của pháp luật Việt Nam.  - Đầu tư liên doanh, liên kết vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo qui định của pháp luật với mục đích phát triển sản xuất kinh doanh. - Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến và hiệu quả sản xuất kinh doanh và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo qui định của bộ Luật lao động và các qui định khác của pháp luật. v Quyền quản lý tài chính của Công ty  - Sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ các nhu cầu trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo tồn và sinh lãi. - Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết công suất. - Phát hành chuyển nhượng, bán các cổ phiếu, trái phiếu theo qui định của pháp luật, được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo qui định của nhà nước. - Quyết định sử dụng và phân phối lợi nhuận còn lại cho các cổ đông sau khi đã làm đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, lập và sử dụng các quĩ theo qui định của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội cổ đông. - Được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế khi chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần theo qui định của Nhà nước. Quyền hạn. v Nghĩa vụ quản lý họat động sản xuất kinh doanh của Công ty - Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả kinh doanh, trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm do Công ty sản xuất. - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Công ty và nhu cầu thị trường. - Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với đối tác. - Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của Bộ luật lao động, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý Công ty bằng thỏa ước lao động tập thể và các qui chế khác. - Thực hiện các qui định nhà nước về bảo vệ Tài nguyên, môi trường, an ninh quốc gia và công tác phòng chống cháy nổ. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê kế toán, báo cáo định kỳ theo qui định của nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của Đại hội cổ đông và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo. - Chịu sự kiểm tra của các quan quản lý Nhà nước theo qui định của pháp luật. Tuân thủ các qui định về thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. v Nghĩa vụ quản lý Tài chính của Công ty - Thực hiện đúng chế độ và các qui định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ hạch toán kế toán, thống kê, chế độ kiểm toán, và các chế độ khác do pháp luật qui định, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo Tài chính của Công ty. - Bảo toàn và phát triển vốn. - Thực hiện các khoản phải thu và các khoản phải trả ghi trong bảng cân đối kế toán của Công ty tại thời điểm thành lập. - Công bố công khai các thông tin và báo cáo Tài chính hằng năm, đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của Công ty. - Thực hiên các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo qui định của Pháp luật.  - Công ty chịu trách nhiệm vật chất đối với khách hàng trong phạm vi vốn điều lệ của Công ty. III/ Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngành nghề kinh doanh. Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp thành phố cần thơ được thành lập nhằm đáp ứng tốt mọi nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường theo đùng nghành nghề kinh doanh. Với đội ngủ kỹ sư giàu kinh nghiệm, công ty đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất kỹ thuật, mỹ thuật của công trình theo yêu cầu của khách hàng. v Các nghành nghề kinh doanh: s XD công trình và thành phần bao che công trình công nghiệp nhóm B. s XD các công tình hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. s Sản xuất cấu kiện công trình. s San lắp mặt bằng. s Đào, nạo, vét kênh thủy lợi, hệ thống cống. s Kinh doanh vật liệu xây dựng. s Khai thác cát sông (theo quy định của UBNN thành phố). s Tư vấn dầu tư xây dựng các dự án. 2. Quy trình sản xuất kinh doanh. v Công ty sẽ đứng ra đấu thầu, sau khi trúng thầu công ty giao thầu lại cho các công trình thi công, các đội thi công với nguồn vốn ban đầu do công ty giao. Trong khi thi công, sau khi trích một tỷ lệ % nào đó cho công ty để công ty bù đắp các khoản chi phí đã đứng ra đấu thầu, phần còn lại các đội giữa lại. v Do tính chất loại khình coa thời giant hi công các công trình xây dựng rất dài nên thời gian thu hồi vốn chậm, mặt khác sau khi công trình đã hoàn thành thì công ty phải bảo hành công trình một năm và chủ đầu tư giữ lại 5% giá trị công trinmhf trong thời gian bảo hành. IV/ Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. 1. Bộ máy quản lý. v Sơ đồ bộ máy tổ chức. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Đội công trình 13 Đội công trình … Đội công trình 7 Đội công trình 6 Đội công trình 5 Đội công trình 3 Đội công trình 4 Đội công trình 1 Đội công trình 2 BAN KIỂM SOÁT Phòng kỹ thuật Ban quản lý dự án HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch Ghi chú: : Quản lý, điều hành trực tiếp : Giám sát hoạt động Chức năng – nhiệm vụ từng bộ phận. v Ban lãnh đạo – Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. – Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty CP ĐTXL Cần Thơ là người tổ chức mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng, là người đại diện cho mọi quyền và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật, nhà nước và cấp trên về các mặt hoạt động. Chủ tịch do HĐQT công ty CP ĐTXL Cần Thơ bổ nhiệm, miễn nhiệm. – Giám đốc công ty CP ĐTXL Cần Thơ là người được HĐQT công ty phân công, là người đại diện cho quyền và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật, nhà nước và cấp trên về các mặt hoạt động. – Các phó giám đốc là người được giám đốc công ty CP ĐTXL Cần Thơ phân công và ủy quyền trực tiếp một số mặt công tác hoặc một số công việc cụ thể, đồng thời chịu trách nhiệm về phần được giao. v Phòng tổ chức hành chính: § Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là phóng có chức năng nghiệp vụ tham mưu giúp giám đốc công ty tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra giám sát các nhiệm vụ công tác thuộc lĩnh vực tổ chức sản xuất, lao động tiền lương, hành chính quản trị thể hiện trên các mặt công tác chủ yếu sau: Công tác tổ chức cán bộ, tổ chức tiền lương. Hành chính quản trị, thanh tra bảo vệ. An toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động. § Nhiệm vụ: Xây dựng và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy, nhân sự của toàn công ty, phù hợp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển đạt hiệu quả cao nhất trong từng giai đoạn phát triển Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý lao động, quản lý và quy hoạch cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn chức danh công việc cho tất cả các chức danh của công ty. Hàng năm xây dựng và bảo vệ với công ty kế hoạch lao động tiền lương phù hợp với kế hoạch sản xuất của công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đào tạo hàng năm, đào tạo nâng bậc, đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn về kinh doanh, kế toán, kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên. Hàng tháng, quý, năm thực hiện công tác báo cáo, thống kê, tổng hợp phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Có trách nhiệm tổ chức tốt các mối quan hệ với các cơ quan chức năng cấp trên và các cơ quan hữu quan, phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ khác và các đơn vị trực thuộc, để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của phòng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chung của toàn công ty. v Phòng Đầu tư và kinh doanh dự án: § Chức năng: Là phòng kế hoạch nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra gíam sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty đảm bảo hiệu quả và tuân thủ theo đúng quy định của công ty, pháp luật của nhà nước trên các lĩnh vực công tác chủ yếu sau: Xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh. Phát triển thị trường. Đảm bảo kế hoạch cung cấp vật tư trang thiết bị phục vụ sản xuất cho công trình đầy đủ các nguồn hàng, phục vụ thi công công trình. § Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty. Xây dựng, đề xuất kế hoạch doanh thu xây lắp và giá thành (phối hợp với phòng kế tóan tài chính) trong từng thời kỳ (tháng, quý) đảm bảo công tác kinh doanh đạt hiệu cao nhất. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hồ sơ có liên quan đến đấu thầu, đề xuất và lập dự án đầu tư để phát triển kinh doanh hiệu quả. Nghiên cứu tình hình thị trường. Thực hiện việc trích lập, theo dõi, đề xuất sử dụng các quỹ của công ty. Quan hệ với các cơ quan chức năng của nhà nước, cục thuế, kho bạc nhà nước, ngân hàng... để phục vụ các nghiệp vụ tài chính của công ty. Tổ chức, quản lý, sử dụng tiền vốn của đơn vị đạt hiệu quả cao nhất. Có trách nhiệm tổ chức tốt các mối quan hệ với các cơ quan chức năng cấp trên và các cơ quan hữu quan, phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ khác và các đơn vị trực thuộc, để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của phòng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chung của toàn công ty. v Phòng kỹ thuật: § Chức năng: Phòng quản lý kỹ thuật là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty tổ chức, quản lý, điều hành, kiể tra giám sát các nhiệm vụ công tác thuộc lĩnh vực lập hồ sơ đấu thầu hồ sơ kỹ thuật xây dựng cơ bản thể hiện các măt: Theo dõi quá trình thi công của từng đơn vị thi công bắt đầu từ khâu đấu thầu đến ký hợp đồng, trong suốt quá trình thi công, đến quyết toán về mặt tiếm độ các công trình, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, chất lượng công trình tham nưu cho giám đốc và bộ phận chức năng. Công tác kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường. § Nhiệm vụ: Lập kế hoạch công tác kiểm tra và thực hiện công tác hồ sơ đấu thầu, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật khi có tham gia thầu với đối tác trong toàn công ty. Tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm tra công tác kiểm định phòng LAS, các xe máy của công ty các thiết bị phục vụ cho thi công công trình, các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn khác. Xây dựng, trình ban hành và giám sát thuực hiện các định mức sử dụng nguyên nhiên vật liệ, định mức hao hụt vật tư chủ yếu phục vụ trong quá trình thi công của công ty. Quản lý theo dõi tài sản, tài liệu kỹ thuật, trình ra quyết định và phối hợp với phòng nghiệp vụ thực hiện quyết định về điều động tài sản, vật tư, thiết bị theo chương trình của công ty. Có trách nhiệm về tổ chức các mối quan hệ với các cơ quan chức năng cấp trên và các cơ quan hữu quan, để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của phòng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chung của toàn công ty. v Phòng kế toán tài chính: Giúp giám đốc quản lý vốn, tài sản, phân lập kế hoạch tài chính chi phí, tổ chức theo dõi tình hình thu chi của đơn vị để kịp thời thanh toán tiền hàng và báo cáo hàng tháng hàng quý. ü Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo trực tiếp phòng kế toán. Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình sản xuất, hoạt động kinh doanh, phân tích kết quả, tính toán và trích nộp đầy đủ khoản phải nộp ngân sách nhà nước, thanh toán và thu hồi cac khoản nợ phải thu, nợ phải trả... Kế toán trưởng có trách nhiệm phản ánh chính xác và kịp thời kết quả kiểm kê định kỳ, xử lý hao hụt, mất mát. Lập và gởi báo cáo tài chính về cấp trên, tổ chức phổ biến, thi hành kịp thời các chế độ thể lệ tài chính do nhà nước ban hành, bảo quản lưu trữ tài liệu kế tóan theo quy định của nhà nước, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên kế toán, cập nhật kiến thức quản lý tài chính thường xuyên cho cán bộ kế toán viên, kiểm tra việc chấp hành kế toán thống kê vật tư các công trình góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tình hình lao động. v Trực thuộc công ty có 13 đội thi công, chủ yếu ở tỉnh cần thơ và các tỉnh khác thuộc ĐBSCL. Tổng số lao động là 168 người, trong đó: s Kỹ sư xây dựng :10 người. s Kỹ sư kỹ thuật môi trường : 2 người. s Kỹ sư điện công nghiệp: 2 người. s Kiến trúc sư: 3 người. v Trình độ: s Trên đại học: 1 người (chiếm 0.59%). s Đại học: 22 người ( chiếm 13.09%). s Trung cấp: 15 người ( chiếm 9.92%). s Công nhân: 130 người (chiếm 77.38%). v Độ tuổi: s Cao nhất :52 tuổi. s Trung bình: 36 tuổi. s Thấp nhất: 20 tuổi. V/ Hình thức sở hữu vốn. 1.Vốn kinh doanh. s Công ty hoạt động với vốn điều lệ là 12.330.000.000 VNĐ s Trong đó: Vốn nhà nước: 5.118.000.000 Vốn cổ đông: 7.212.000.000 VI/ Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. 1.Công tác kế toán. Do công ty có địa bàn hoạt động rộng, nhằm đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán giúp công ty có thể kiểm tra chỉ đạo kịp thời, đồng thời giảm bộ máy biến chế gọn nhẹ nên công ty chọn hình thức tổ chức bộ báy kế toán tập trung. Ở các đội thi công, kế toán bố trí kế toán đội, thủ kho chuyên theo dõi tình hình xuất nhập vật tư. Sau đó tất cả các chứng từ được chuyển về phòng kế toán của công ty phân loại, kiểm tra, định khoản, ghi sổ chi tiết và tổng hợp. 2. Sơ đồ bộ máy kế toán. Kế toán trưởng P. Phòng Kế toán Kế toán vật tư Thủ quỹ Kế toán ngân hàng Kế toán công trình Kế toán tổng hợp Đội Sơ đồ: Cơ cấu phòng kế toán Chức năng và nhiệm vụ. s Kế toán trưởng: có trách nhiệm giúp đỡ giám đốc công ty thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều hành tổ chức kế toán nhà nước trong hoạt động kinh doanh của công ty. Có trách nhiệm kiểm soát và hướng dẫn tổ chức quản lý và kinh doanh của đơn vị cơ sở. Có nhiệm theo dõi và kiểm tra tất cả các công tác về hạch toán số liệu sổ sách phân tích và báo cáo kết quả hoạt động của công ty với giám đốc. đồng thời chịu tách nhiệm pháp lý ề toàn bộ tình hình kế toán tại công ty chuyển khoản qua ngân hàng. s Kế toán tổng hợp đội: là người giúp việc cho kế toán trưởng, cuối tháng cuối kỳ kế toán tổng hợp tất cả các báo cáo của đội và lên báo cáo phục vụ cho công tác quyết toán, quý, năm cho toàn công ty. s Kế toán công trình: quản lý hàng hóa, công cụ dụng cụ, theo dõi các khoản nợ của các đơn vị khách hàng, quản lý việc xuất nhập hàn tồn. hàng ngay vào các sổ chứng từ, theo dõi việc mua sắm trang thiết bị của công ty đồng thời quản lý quản lý thu chi bằng chuyển khoản qua ngân hàng. s Kế toán tiền mặt kế toán tiền ngân hàng: theo dõi các khoản thu chi tiền mặt tại đơn vị. s Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi tiền mặt tại công ty, báo cáo kịp thời tồn quỹ khi thủ tưởng yêu cầu. đồng thời vào sổ quỹ đối chiếu số liệu với kế toán và báo cáo tình hình thu, chi quỹ tiền mặt tiền gửi cho kế toán VII/ Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. 1.Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chừng từ. - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tài chính và lập báo cáo tài chính. 2.Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Bảng kê Tờ kê chi tiết và các sổ chi tiết khác Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính ¹Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu 3.Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chừng từ . s Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. s Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan. s Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ. s Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. s Đối
Luận văn liên quan