Quá trình hoạt động của công ty TNHH đá An Hưng

Phương châm hoạt động của Công Ty TNHH Đá AN HƯNG là:  Quan tâm đến chất lượng, dành được lòng tin, sự hài lòng của khách hàng.  Chế tạo ra những thiết bị hàng dầu phục vụ cho sự thịnh vượng của xã hội và con người, hài hòa với thiên nhiên.  Chú trọng đến môi trường làm việc khỏe mạnh, an toàn trong mọi hoạt động của công ty.

docx32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hoạt động của công ty TNHH đá An Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A GIỚI THIỆU GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐÁ AN HƯNG\ Mã số thuế : 0305283264 Tên viết tắt : An Hung Stone JSC Tên đối ngoại : An Hung Stone Joint Stock Company Loại hình DN : Công ty cổ phần Địa chỉ : 313/8-Tô Ngọc Vân-Phường Thạnh Xuân-Quận 12 Fax : 84-61-3891973 Tel : 84-61-3981791 Tình trạng hiện tại : Doanh nghiệp đang hoạt động Mã số doanh nghiệp: 0305283264 Ngày cấp GPKD : 30/10/2007 Người đại diện PL : Lê Lâm Dũng Nơi thường trú : Thôn Nguyễn Xá, xã Phương Tú, Huyện ứng Hòa, Tỉnh Hà Tây Ngành nghề KD : Mua bán đá thiên nhiên, vật liệu xây dựng, xe cơ giới, xe công cụ và phụ tùng. Trang trí nội ngoại - thất. Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy. Kinh doanh bất động sản. Ðại lý mua bán, ký gởi hàng hóa./. Bổ sung: Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá (không hoạt động tại trụ sở). Khai thác đá (không hoạt động tại trụ sở). Bổ sung: Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại: Chế biến, gia công, cưa xẻ đá tư nhiên các loại (không hoạt động tại trụ sở). Vốn kinh doanh : 5,000,000,000 Đồng Phương châm hoạt động của Công Ty TNHH Đá AN HƯNG là: Quan tâm đến chất lượng, dành được lòng tin, sự hài lòng của khách hàng. Chế tạo ra những thiết bị hàng dầu phục vụ cho sự thịnh vượng của xã hội và con người, hài hòa với thiên nhiên. Chú trọng đến môi trường làm việc khỏe mạnh, an toàn trong mọi hoạt động của công ty. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: 02/2000 : Thành lập công ty. (giấy phép cấp ngày 25/02/2000, No: 1956/GP), vốn đầu tư ban đầu: 1 tỷ VNĐ. 05/2000: Đi vào hoạt động, sản xuất. ( Số lao động =15 lao động; 25 nhân viên) Các sản phẩm của công ty hiện nay gồm có: Đá nguyên liệu qua công đoạn nghiền sàng để sản xuất sản phẩm đá dăm các loại. Các sản phẩm đá dăm của Công ty bao gồm: đá 1x2, đá 2x4, đá 4x6, đá cấp phối và sản phẩm bột đá. Hình 3: Một số sản phẩm của công ty CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY: Sơ đồ tổ chức của công ty - Giám đốc:Là người đại diện cho Công ty và cán bộ,công nhân viên,có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty.Đồng thời,Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà Nước và tập thể cán bộ,công nhân viên kết quả hoạt động sản xuất,kinh doanh của Nhà máy. - Phó Giám đốc: Là người trợ giúp cho Giám đốc trong lĩnh vực sản xuất của Công ty.Thường xuyên theo dõi tiến độ sản xuất của các phân xưởng và những công tác khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng Kế hoạch-Kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư,theo dõi quá trình nhập,xuất vật tư sản phẩm,theo dõi tình hình tiêu thụ,cung cấp vật tư phục vụ sản xuất. - Phòng Kế toán-Thống kê: Cung cấp,phản ánh đầy đủ các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh cho Giám đốc và cấp trên như quyết toán tài chính,vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh,phân tích các hoạt động kế toán tài chính. - Phòng Kỹ thuật-KCS: Có nhiệm vụ nghiên cứu mẫu mã,thiết kế mặt hàng,đảm bảo những điều kiện kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất,trùng tu và đại tu các thiết bị máy móc,xác định mức kỹ thuật về nguyên liệu phục vụ sản xuất.Theo dõi diễn biến chất lượng sản xuất theo đúng yêu cầu kỹ thuật đã quy định từng giai đoạn công nghệ sản xuất để có biện pháp thích hợp. - Phòng Tổ chức-Bảo vệ: Giúp Giám đốc cũng như các phòng ban những vấn đề lao động tiền lương,đào tạo công nhân bảo vệ Công ty. - Ngành Cơ-Điện: Gồm 2 bộ phận,bộ phận quản lý và bộ phận phục vụ + Bộ phận quản lý: Làm nhiệm vụ quản lý hồ sơ kỹ thuật theo chuyên môn,quản lý kỹ thuật theo chuyên môn,làm công tác đào tạo như công nhân của Công ty kết hợp với các cơ quan đào tạo khác ( như trường Đại học kỹ thuật,trường Cao đẳng kỹ thuật,trường Trung học dạy nghề...),làm công tác đào tạo những người có chuyên môn về kỹ thuật. + Bộ phận phục vụ: Trực tiếp xử lý các sự cố của các phân xưởng. - Các phân xưởng sản xuất:Đảm bảo thực hiện các quá trình sản xuất từ giai đoạn nguyên liệu sợi cho đến khi thành phẩ Theo phân công của công ty, chúng em được thực tập tại bộ phận ngành cơ điện. PHẦN B NỘI DUNG I.TÌM HIỂU CHUNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM : TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY Nguồn điện cung cấp cho Công ty được lấy từ lưới điện quốc gia. Toàn Công ty có bốn trạm biến áp,mỗi trạm có một trạm biến áp công suất 600 KVA,320 KVA,và hai trạm 400 KVA cấp điện áp 6/22/0,4 KV và một trạm bù gồm 3 tụ bù,mỗi tụ có công suất 100KVA. Trạm BA1: Cung cấp cho xưởng máy cắt đá Trạm BA2: Cung cấp cho phân xưởng dánh bóng đá. Trạm BA3: Cung cấp cho phân xưởng kiếm tra và văn phòng. Trạm BA4: Cung cấp cho phân xưởng hoàn tất. SƠ ĐỒ CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY: 600KVA Xưởng cắt đá 400KVA Xưởng đánh bóng đá 320KVA Xưởng kiếm tra và văn phòng 400KVA Xưởng hoàn tất Tìm hiểu sản phẩm của công ty Đá xây dựng Đá nguyên liệu qua công đoạn nghiền sàng để sản xuất sản phẩm đá dăm các loại. Các sản phẩm đá dăm của Công ty bao gồm: đá 1x2, đá 2x4, đá 4x6, đá cấp phối và sản phẩm bột đá: Các loại sản xuất đá Đá trang trí Granite ra đời cùng với sự hình thành của trái đất, là một dạng của Macma lỏng phun trào ra khỏi lòng đất, khi nguội trở thành một chất có độ bền và cứng như kim cương. Granite là một loại đá lửa, tên của loại đá này đã nói lên được nguồn gốc của nó. Cấu tạo của đá Granite giống như cấu tạo của nham thạch, tuy nhiên độ cứng và tỷ trọng của Granite có được là do sức nén mạnh với áp suất cao trong lòng đất. Trải qua hàng triệu năm, các tác động của địa chất đã làm thay đổi bề mặt trái đất và đẩy các vỉa Granite lên trên bề mặt. Quá trình tan dần của các sông băng đã kéo trôi đi lớp đất đá trên bề mặt và làm lộ các tầng đá Granite. Với đặc thù của đá Granite là lớp ngoài lộ trên mặt đất, nên chúng được tìm thấy trên tất cả các Châu lục trên trái đất. ::..  Thành phần Granite được hình thành từ các tập tinh thể được gắn kết với nhau mà không có khe rỗng giữa chúng. Sự liên kết chặt chẽ của các tinh thể đã tạo nên đặc tính riêng biệt của granite nên người ta có thể dễ nhận ra granite trong số nhiều loại đá. Thành phần chính của đá granite bao gồm:      + Feldspar (50% hoặc lớn hơn)      + Quartz (25-40%)      + Mica (3-10%) Các tỷ lệ khác nhau của các chất này tạo cho mỗi loại granite màu sắc, kết cấu và đặc tính riêng. Thêm vào đó, các khoáng chất ‘hornblende, magnetite, hematite, pyrite, zircon, garnet, corundum và các chất khác với tỷ lệ thấp hơn’ tạo nên kết cấu và màu sắc riêng biệt cho mỗi loại granite. Tìm hiểu về các thiết bị cơ khí, điện – điện tử trong nhà máy: Tìm hiểu cụ thể quy trình ra sản phẩm đá: Các công việc trong quy trình : Cắt khối đá Đưa vào khâu mài đá Đánh bóng mặt đá Cắt theo khuôn mẫu kích cỡ đặt hàng Tùy theo ứng dụng mà có nhiều loại sản phẩm khác nhau. Dùng bàn cắt để cắt chân sản phẩm cho phù hợp với kích thước Cần cố định trên bàn cắt. Đảm bảo thời gian để kiểm tra tất cả các lỗi. Công nhân làm công đoạn này phải được xác nhận kỹ năng đặc biệt. Ráp đế ( vách ngăn) Ráp thêm đế hay vách ngăn của các miếng đá Công nhân phải chú ý chiều ráp. Nhỏ keo Có nhiều loại keo, nhưng cần phân biệt một dạng keo sấy để làm cứng mặt nứt do sản xuất Chú ý không được để keo dính lên chân sản phẩm. Phải nhỏ đủ keo, đúng vị trí, đủ lượng keo. Công nhân làm xong công đoạn này phải được xác nhận kỹ năng đặc biệt. Các lỗi thường gặp: mặt đá không phẳng. Cắt hoàn tất Phải kiểm soát mặt bàn và dụng cụ cắt. Các lỗi thường gặp:bị lệch kích thước. Các lỗi: làm trầy chân sản phẩm. Kiểm ngoại quan lần cuối Kiểm lại tất cả các lỗi về ngoại quan lần cuối bao gồm: mặt đá, kích thước Kiểm tra, đưa vào kho. kiểm tra lại 100% hoặc kiểm tra xác suất trước khi đưa vào kho. II. THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MACH CHỐNG TRỘM BẰNG TIA LASER PHẦN I: GIỚI THIỆU 1/ Giới thiệu tổng quát: Trong xã hội ngày nay, cùng với sự tiến bộ của KH-KT, cuộc sống con người trở nên đầy đủ và tiện nghi hơn, lượng của cải vật chất cũng được tạo ra nhiều hơn. Do đó, việc bảo vệ và giữ gìn tài sản được đặt ra rất cấp thiết. Để giải quyết vấn đề đó, con người đã thiết kế ra các hệ thống phát hiện, cảnh báo và chống lại sự xâm nhập của các thành phần xấu, giữ gìn tài sản được an toàn. Với vốn kiến thức còn hạn chế của mình, người viết sẽ giới thiệu và trình bày một hệ thống cảnh báo người khác xâm nhập một cách đơn giản nhất. Đây có thể chưa phải là một hệ thống hoàn chỉnh và hiện đại nhưng nó thể hiện những nguyên lý cơ bản nhất của một hệ thống chống trộm, từ đó mở ra khả năng phát triển những hệ thống tốt, hoàn thiện hơn cũng như ứng dụng vào các mục đích khác nhau trong cuộc sống. 2/ Các sản phẩm đã có: a/ Mạch chống trộm dùng hồng ngoại: ► Ưu điểm: Khá hiệu quả Chi phí thấp Thiết kế và thi công đơn giản, sử dụng các linh kiện quen thuộc. ► Khuyết điểm: Dễ bị nhiễu Độ ổn định không cao Tín hiệu điều khiển yếu trong môi trường xuất hiện nhiều sóng gần với hồng ngoại. ► Phân tích hoạt động: Mạch phát là mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 555, hoạt động với chu kỳ T=ln2.(1+2.20).(10^3).0.001.(10^-6)=2.84.10^-5 (s) Khi có xung ra ở chân 3 thì led phát hồng ngoại sẽ sáng. Mạch thu gồm 1 mắt thu hồng ngoại, khi có ánh sáng hồng ngoại chiếu vào thì sẽ tạo tín hiệu ra chân 3, tín hiệu qua transistor T1 khuếch đại, đảo đưa vào chân 2 (Trigger) của IC 555. IC 555 được mắc theo kiểu phát hiện không có xung, nghĩa là nếu chân 2 không có tín hiệu ( khi tia hồng ngoại bị người đi qua chặn lại không đến được mắt thu) sau 1 khoảng thời gian thì chân 3 (output) sẽ lên mức cao, tạo tín hiệu đưa vào IC UM66 (đây là IC nhạc có 3 chân), sau đó tín hiệu từ IC ra đưa vào transistor T2 khuếch đại rồi đưa ra loa. b/ Mạch chống trộm dùng Laser: ► Ưu điểm: Tín hiệu mạnh Độ chính xác cao Ít bị nhiễu ► Khuyết điểm: Chi phí cao Có thể bị phát hiện trong môi trường quá tối ► Phân tích hoạt động: Led2 ở đây là module phát laser. LDR là quang trở. Bình thường, tia laser từ module laser được chiếu thẳng qua quang trở làm trị số điện trở của quang trở nhỏ, không đủ phân cực cho transistor Q2 dẫn, Q2 tắt làm cho transistor Q3 dẫn, tín hiệu từ cực C của transistor Q3 được đưa đến chân 2 (Trigger) của IC 555. Vì Q3 dẫn nên cực C của Q3 sẽ ở mức thấp, chân 2 của IC 555 không có tín hiệu nên chân 3 (output) của IC cũng không có tín hiệu ra. Khi có người đi qua chắn ngang đường đi của tia laser, quang trở không có ánh sáng chiếu vào nên trị số lớn, phân cực cho Q2 dẫn làm Q3 tắt, cực C của Q3 lên mức cao, đưa tín hiệu đến chân 2 của IC 555, IC 555 trong trường hợp này là một mạch dao động tạo xung vuông (có biến trở để chỉnh chu kỳ xung vuông tạo ra) nên khi có tín hiệu vào chân 2 thì sẽ tạo ra xung vuông ở ngõ ra chân 3. Tín hiệu được đưa đến IC HT2860 ( là loại IC có các ngõ vào cài đặt để lựa chọn các loại âm thanh nạp sẵn trong IC) sau đó tín hiệu được đưa qua Transistor Q4 khuếch đại rồi phát ra loa. c/ Mạch chống trộm dùng PIR: PIR ( Passive Infra-Red) là loại cảm biến dùng để phát hiện sự chuyển động của người (hay động vật) trong khu vực quét của cảm biến. ► Ưu điểm: Đơn giản, dễ lắp đặt Độ nhạy cao Phạm vi tác dụng rộng ► Khuyến điểm: Chi phí cao Quá nhạy 3/ Các phương án thực hiện: Có nhiều phương án thực hiện như dùng hồng ngoại, dùng laser hay đơn giản là sử dụng mạch cảm biến PIR để phát hiện người hay vật chuyển động trong phạm vi nhất định. 4/ Lựa chọn phương án: Sử dụng laser làm nguồn phát và mạch điều khiển dùng quang trở để phát hiện sự xuất hiện của đối tượng khi đối tượng chắn ngang đường truyền của laser. PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: Các vấn đề liên quan Mạch nguồn 5V: Nguồn AC 220 V được đưa qua biến áp lấy 9.5 Vac,sau đó đưa vào Domino qua cầu Diode được lọc phẳng bởi tụ C22 và C11, tiếp tục được đưa qua IC ổn áp 7805 để tạo ra áp 5V đưa qua tụ C3 lọc, ta được điện áp 5Vdc. D111 là led báo nguồn, khi có nguồn 5V ra led sẽ sáng. Sơ đồ 7805: Bảng đặc tính của IC 7805: II/ Laser Diode: Laser diode thực chất là một con diode nhưng phát ra tia laser, laser diode thường được dùng trong các lĩnh vực như đo đạc, truyền dẫn dữ liệu, trong các đầu đọc CD, DVD và các thiết bị y tế,… Có nhiều loại Laser Diode trên thị trường, với các bước sóng khác nhau. Bước sóng phát của Laser Diode phụ thuộc vào nhiệt độ III. IC 555: Cấu tạo của NE555 gồm OP-amp so sánh điện áp, mạch lật và transistor để xả điện. Cấu tạo của IC đơn giản nhưng hoạt động tốt. Bên trong gồm 3 điện trở mắc nối tiếp chia điện áp VCC thành 3 phần. Cấu tạo này tạo nên điện áp chuẩn. Điện áp 1/3 VCC nối vào chân dương của Op-amp 1 và điện áp 2/3 VCC nối vào chân âm của Op-amp 2. Khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn 1/3 VCC, chân S = [1] và FF được kích. Khi điện áp ở chân 6 lớn hơn 2/3 VCC, chân R của FF = [1] và FF được reset. Giải thích sự dao động: Ký hiệu 0 là mức thấp bằng 0V, 1 là mức cao gần bằng VCC. Mạch FF là loại RS Flip-flop, Khi S = [1] thì Q = [1] và = [ 0]. Sau đó, khi S = [0] thì Q = [1] và = [0]. Khi R = [1] thì = [1] và Q = [0]. Tóm lại, khi S = [1] thì Q = [1] và khi R = [1] thì Q = [0] bởi vì = [1], transisitor mở dẫn, cực C nối đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ C, điện áp ở chân 6 không vượt quá V2. Do lối ra của Op-amp 2 ở mức 0, FF không reset. Giai đoạn ngõ ra ở mức 1: Khi bấm công tắc khởi động, chân 2 ở mức 0. Vì điện áp ở chân 2 (V-) nhỏ hơn V1(V+), ngõ ra của Op-amp 1 ở mức 1 nên S = [1], Q = [1] và = [0]. Ngõ ra của IC ở mức 1. Khi = [0], transistor tắt, tụ C tiếp tục nạp qua R, điện áp trên tụ tăng. Khi nhấn công tắc lần nữa Op-amp 1 có V- = [1] lớn hơn V+ nên ngõ ra của Op-amp 1 ở mức 0, S = [0], Q và vẫn không đổi. Trong khi điện áp tụ C nhỏ hơn V2, FF vẫn giữ nguyên trạng thái đó. Giai đoạn ngõ ra ở mức 0: Khi tụ C nạp tiếp, Op-amp 2 có V+ lớn hơn V- = 2/3 VCC, R = [1] nên Q = [0] và = [1]. Ngõ ra của IC ở mức 0. Vì = [1], transistor mở dẫn, Op-amp2 có V+ = [0] bé hơn V-, ngõ ra của Op-amp 2 ở mức 0. Vì vậy Q và không đổi giá trị, tụ C xả điện thông qua transistor. Kết quả cuối cùng: Ngõ ra OUT có tín hiệu dao động dạng sóng vuông, có chu kỳ ổn định Thiết kế mạch dao động = IC Nội dung : IC tạo dao động họ XX555, Thiết kế mạch dao động tạo ra xung vuông có tần số và độ rộng bất kỳ. IC tạo dao động XX555 ; XX có thể là TA hoặc LA v v ... Mạch dao động tạo xung bằng IC 555 Vcc cung cấp cho IC có thể sử dụng từ 4,5V đến 15V , đường mạch mầu đỏ là dương nguồn, mạch mầu đen dưới cùng là âm nguồn. Tụ 103 (10nF) từ chân 5 xuống mass là cố định và bạn có thể bỏ qua ( không lắp cũng được ) Khi thay đổi các điện trở R1, R2 và giá trị tụ C1 bạn sẽ thu được dao động có tần số và độ rộng xung theo ý muốn theo công thức. T = 0.7 × (R1 + 2R2) × C1 và f = 1.4 / ( (R1 + 2R2) × C1 ) T = Thời gian của một chu kỳ toàn phần tính bằng (s) f = Tần số dao động tính bằng (Hz) R1 = Điện trở tính bằng ohm (W ) R2 = Điện trở tính bằng ohm ( W ) C1 = Tụ điện tính bằng Fara ( W ) T = Tm + Ts T : chu kỳ toàn phần Tm = 0,7 x ( R1 + R2 ) x C1 Tm : thời gian điện mức cao Ts = 0,7 x R2 x C1 Ts : thời gian điện mức thấp Chu kỳ toàn phần T bao gồm thời gian có điện mức cao Tm và thời gian có điện mức thấp Ts Từ các công thức trên ta có thể tạo ra một dao động xung vuông có độ rộng Tm và Ts bất kỳ. Sau khi đã tạo ra xung có Tm và Ts ta có T = Tm + Ts và f = 1/ T IV. Quang trở: Model Vmax Pmax Nhiệt độ môi trường (°C) Đỉnh quang phổ (nm) Điện trở khi có ánh sáng (kΩ) Điện trở khi không có ánh sáng (MΩ) γ min Thời gian đáp ứng (ms) Mức cao Mức thấp PGM5506 100 90 -30 ~ +70 540 2 ~ 6 0.15 0.6 30 40 PGM5516 100 90 -30 ~ +70 540 5 ~ 10 0.2 0.6 30 40 PGM5526 150 100 -30 ~ +70 540 8 ~ 20 1.0 0.6 20 30 Quang trở là linh kiện điện tử dùng để nhận biết sự xuất hiện của ánh sáng, cũng như đo lường tương đối cường độ ánh sáng chiếu tới. Quang trở trong mạch thường có ký hiệu là LDR (Light Dependent Resistor) tức là điện trở phụ thuộc ánh sáng. Bình thường, khi không có ánh sáng chiếu tới bề mặt hoạt động của quang trở thì quang trở có trị số rất lớn (vài MΩ) nhưng khi có ánh sáng chiếu vào thì trị số điện trở lại giảm xuống. Tùy vào cường độ ánh sáng mà trị số này giảm nhiều hay ít. Qaung trở thường được sử dụng trong các ứng dụng như các mạch điện phát hiện ánh sáng, các mạch điện đóng ngắt đèn đường,v.v…… V. LM358: Lm358 là IC khuếch đại thuật toán kép, gồm 2 bộ khuếch đại thuật toán bên trong. Mỗi op-amp có 3 chân, ngõ vào đảo(- input), ngõ vào không đảo (+ input), và ngõ ra, hoạt động với 1 nguồn cung cấp, ngưỡng điện áp vào thay đổi trong phạm vi rộng. Các thông số cơ bản: Độ lợi điện áp dc lớn : 100dB Băng thông rộng : 1 Mhz (có bù nhiệt) Dải điện áp cung cấp rộng (3V tới 32V đối với nguồn đơn, ±1.5V tới ±16V đối với nguồn đôi) Điện áp offset ngõ vào thấp : 2 mV Điện áp ngõ vào vi sai tương đương với điện áp nguồn cung cấp. Điện áp ngõ vào: - 0.3V đến 32V Dòng ngõ vào (Vin < -0.3V): 50mA Dải nhiệt độ hoạt động: 0 tới +70°C Nhiệt độ chì hàn: 260°C Chương 2: Tính toán, thiết kế và thi công mạch chống trộm dùng laser 1/ Mạch phát Laser: Domino2 ở đây được dùng để cấp nguồn 5v (lấy từ mạch nguồn ) cho mạch phát. Diode zener có giá trị 3.3V để ổn áp, điện trở R1 phân cực cho Transistor C1815 dẫn có giá trị 10k. Công tắc SW1 để đóng hay ngắt mạch phát laser. Mắt phát Laser chính là Diode Laser, được đặt trong ống nhỏ để không bị nhiễu từ các nguồn sáng bên ngoài, được đặt cố định sao cho tia lser chiếu thẳng qua bên quang trở ở mạch thu. 2/ Mạch thu Laser: Quang trở là loại 5mm, được đặt sao cho tia laser từ bên phát được chiếu thẳng vào bề mặt quang trở. Biến trở VR2 có giá trị 100k dùng để điều chỉnh điện áp chuẩn trong mạch so sánh dùng Op-Amp. Tụ C15 có trị số 1nF để lọc tín hiệu tử ngõ ra Op-Amp. Điện trở R70 10k dùng để phân cực cho transistor. Transistor C1815 hoạt động ở chế độ dẫn bão hòa. IC 555 tạo thành mạch dao động tạo xung vuông với chu kỳ lớn nhất được tính như sau: T = ln(2) x (R1 + 2R2 ) x C1 = ln(2) x 100 000 x 0.0000022 = 0.15 (s) Transistor C1815 Q5 được dùng để khuếch đại tín hiệu trước khi đưa ra loa. Loa trong trường hợp đề tài này được sử dụng là loại loa nhỏ, chủ yếu để phát ra âm thanh báo hiệu. Chương 3: Nguyên lý hoạt động của mạch chống trộm dùng tia laser Tín hiệu từ bên phát được đưa đến quang trở. Ở điều kiện làm việc bình thường, khi quang trở được chiếu sáng bởi tia laser, giá trị điện trở của quang trở giảm chỉ còn vài kΩ nên áp rơi trên quang trở nhỏ. Áp này được đưa đến ngõ vào đảo của Op-Amp (IC LM358). Ngõ vào không đảo của Op-Amp được nối với một biến trở để lấy điện áp chuẩn so sánh. Biến trở này có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh độ nhạy của mạch. Vì điện áp ở ngõ vào đảo ( lấy từ quang trở) nhỏ hơn điện áp chuẩn nên ngõ ra của Op-Amp có giá trị là 5V, do đó, transistor Q25 được phân cực dẫn ở chế độ dẫn bão hòa nên ngõ ra C của transistor không có tín hiệu. IC555 không có xung kích vô chân số 2 (Trigger) nên không có xung ở ngõ ra, transistor Q5 tắt và loa không kêu. Trong trường hợp có người đi qua, chắn ngang đường đi của tia lser từ mạch phát đến quang trở. Quang trở không nhận được tia laser nên có trị số lớn (vài MΩ), áp rơi trên quang trở lớn, được đưa đến ngõ vào đảo của Op-Amp. Vì ngõ vào đảo có giá trị điện áp lớn hơn ngõ vào không đảo nên ngõ ra của Op-Amp có giá trị là 0, làm cho transistor Q25 tắt, có tín hiệu ra ở cực C của Transistor. Tín hiệu này được đưa đến chân số 2 (Trigger) của IC 555 làm IC 555 hoạt động tạo ra xung vuông ở chân 3 (output). Xung vuông này có chu kỳ lớn nhất là 0.15s (có thể thay đổi chu kỳ xung nhờ biến trở RV1 100k). Tín hiệu xung vuông được đưa đến Transistor Q5 khuếch đại, đưa đến loa, trong trường hợp này thì loa sẽ kêu lên báo hiệu có người đi ngang qua. Diode D5 dùng để bảo vệ loa chống sức điện động ngược sinh ra trên cuộn dây trong loa khi Transistor ngưng dẫn. Chức năng của IC 555 trong trường hợp này dùng để điều chỉnh thời gian âm thanh phát ra loa. Khi có người đi chắn ngang đường truyền của tia laser đến quang trở rồi sau đó người đi khỏi, tia laser lại chiếu trực tiếp lên bề mặt quang trở, nếu không