Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần than Bình Minh

Ngành khai thác khoáng sản là một ngành công nghiệp nặng, cần nhiều sức lao động của con người, mức độ rủi ra rất cao. Mặt khác, đây lại là một ngành rất quan trọng đối với các ngành khác như ngành điện, nước, xây dựng.đông thời tạo công ăn việc làm cho khối lượng lớn lao động. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh, phát triển bền vững thì, các Công ty phải chú trọng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mình. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là nghiên cứu một cách toàn diện và có căn cứ khoa học tình hình hoạt động sản xuât kinh doanh của Công ty đó, trên cơ sở những tài liệu thống kê, hạch toán và tìm hiểu các điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đánh giá thực trạng quá trình sản xuất kinh doanh, rút ra những ưu khuyết điểm, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh.

doc94 trang | Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần than Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngành khai thác khoáng sản là một ngành công nghiệp nặng, cần nhiều sức lao động của con người, mức độ rủi ra rất cao. Mặt khác, đây lại là một ngành rất quan trọng đối với các ngành khác như ngành điện, nước, xây dựng...đông thời tạo công ăn việc làm cho khối lượng lớn lao động. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh, phát triển bền vững thì, các Công ty phải chú trọng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mình. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là nghiên cứu một cách toàn diện và có căn cứ khoa học tình hình hoạt động sản xuât kinh doanh của Công ty đó, trên cơ sở những tài liệu thống kê, hạch toán và tìm hiểu các điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đánh giá thực trạng quá trình sản xuất kinh doanh, rút ra những ưu khuyết điểm, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh. Công ty cổ phần than Bình Minh luôn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ than, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, thực hiện kinh doanh có lãi. Để làm rõ tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động sản xuât kinh doanh của Công ty công nghiệp mỏ, em đi sâu nghiên cứu “quá trình hoạt động sản xuât kinh doanh của Công ty cổ phần than Bình Minh” nhằm tìm ra ưu, nhược điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó đề ra phương hướng khắc phục. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa KT-QTKD, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Bưởi, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án môn học “Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh”. Để hiểu rõ hơn về Công ty than Bình Minh, em xin trình bày nội dung phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do còn hạn chế về thời gian và kiến thức nên em không thể tránh khỏi những sai sót, vì thế em rất mong được sự đánh giá, góp ý của các thầy cô để đồ án được hoàn thiện hơn. Nội dung đồ án gồm : Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của Công ty cổ phần than Bình Minh. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Phân tích tình hình lợi nhuận Phân tích tình hình sử dụng tài chính. Hà Nội, tháng 26 năm 2012 Sinh viên thực hiện Lê Thị Linh Quỳnh PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP MỎ Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu từ việc đánh giá chung tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu, từ đó rút ra những kết luận sơ bộ, sau đó từng mặt hoạt động sản xuất kinh doanh để đi đến kết luận chính xác và sát với thực tế về những điều kiện khó khăn, thuận lợi hay điểm mạnh, điểm yếu để đề ra biện pháp khắc phục. 1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của Công ty than Bình Minh. 1.1. Một số vấn đề về phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp bằng các phương pháp khoa học nhằm đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và các tiềm năng, trên cơ sở đó đề ra các phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. 1.1.2. Ý nghĩa Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những công cụ quản lý của các nhà kinh tế để đánh giá đúng thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, mặt khác việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh còn có thể giúp ta so sánh, liên hệ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giữa đơn vị này với đơn vị khác nhằm thúc đẩy cạnh tranh mạnh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Mặt khác,qua phân tích kinh tế giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp tìm ra các biện pháp xác thực để tăng cường hoạt động kinh tế và quản lý nhằm huy động mọi khả năng tiềm tang về vốn, lao động, đất đai,…vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tài liệu của phân tích kinh tế còn là những căn cứ quan trọng, là cơ sở cho công tác lập kế hoạch tổ chức sản xuất… và phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3. Đối tượng phân tích Các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đều quản lý theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Một trong những yêu cầu cơ bản của hạch toán kinh doanh là quá trình sản xuất kinh doanh bỏ ra với chi phí thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Chính điều này đã quy định đối tượng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, đó chính là diễn biến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp và tác động của nhân tố ảnh hưởng đến diễn biến và kết quả của quá trình đó. Đối tượng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng các chỉ tiêu: - Chỉ tiêu số lượng và chất lượng - Chỉ tiêu tổng hợp và cục bộ - Chỉ tiêu hiện vật và giá trị - Chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối - Chỉ tiêu theo các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh - Chỉ tiêu kế hoạch và thống kê. 1.1.4 Nhiệm vụ phân tích - Nghiên cứu một cách toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo các điều kiện của sản xuất, tổng hợp lại để đánh giá biểu diễn và kết quả của sản xuất kinh doanh nhằm phát huy kịp thời, khắc phục những tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu đề ra trong các kết hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. - Đánh giá đúng mức độ tận dụng các nguồn tiềm năng của sản xuất kinh doanh như vốn, tài sản cố định, lao động, vật tư, tài nguyên, năng lực sản xuất… phát hiện ra và đề ra các biện pháp khai thác các tiềm năng còn chưa được phát huy và khả năng tận dụng chúng thông qua các biện pháp tổ chức kỹ thuật. - Giúp các nhà quản lý xác định đúng đắn phương hướng, chiến lược kinh doanh đúng đắn. - Nêu những kết luận kịp thời làm cơ sở cho việc điều chỉnh quá trình SXKD theo hướng tốt nhất. - Tích lũy các tài liệu và kinh nghiệm phục vụ cho công tác kế hoạch hóa và nghiên cứu kinh tế ở doanh nghiệp. 1.1.5 Các phương pháp phân tích Mỗi một khoa học ra đời đều có đối tượng nghiên cứu, phải có hệ thống phương pháp nghiên cứu thích ứng với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Trong chương 2, em sử dụng các phương pháp phân tích như: - Phương pháp so sánh - Phương pháp chỉ số - Phương pháp số bình quân - Ngoài ra còn một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích kinh tề - kỹ thuật, phương pháp thay thế liên hoàn và số chênh lệch. a. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh để xem xét, đánh giá rút ra kết luận về hiện tượng quá trình kinh tế. Tùy theo mục đích yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các loại phương pháp thích hợp. Các loại phương pháp so sánh bao gồm: So sánh tuyệt đối, so sánh tương đối, so sánh số bình quân. Tùy thuộc vào từng thông số so sánh mà ý nghĩa của việc so sánh là khác nhau chẳng hạn: - Nếu so sánh thực tế với kế hoạch: giúp ta hiểu biết về trình độ hoàn thành kế hoạch (theo kế hoạch). - Nếu so sánh thực tế với định mức: giúp ta phát hiện ra các tiềm năng chưa sử dụng hết hay các dự trữ bên trong của sản xuất (theo định mức). - Nếu so sánh thực tế với các chỉ tiêu của thời kỳ trước giúp ta tìm được nguyên nhân của sự biến đổi xác định được quy luật phát triển của hiện tượng kinh tế theo thời gian. - Nếu so sánh các chỉ tiêu thực tế của công ty này với công ty khác với các chỉ tiêu cùng loại sẽ thấy được ưu nhược điểm của công ty mình (theo không gian). b. Phương pháp chỉ số Xuất phát của phương pháp này là tổng thể hiện tượng kinh tế bị biến đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để khảo sát sự biến động của tổng thể kinh tế, ta khảo sát riêng từng nhân tố ảnh hưởng đến tổng thể kinh tế bằng cách khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố nào đó ta cố định các nhân tố còn lại. Phương trình kinh tế: Q = a.b.c.d.e.f… Trong đó: - Q: Tổng thể nền kinh tế - a, b, c, d, e, f… là các nhân tố ảnh hưởng, trình tự sắp xếp các nhân tố tùy thuộc vào yếu tố chất lượng giảm dần hay tăng dần. Nguyên tắc cố định: Những nhân tố có chất lượng cao hơn được cố định ở kỳ gốc, còn các nhân tố có chất lượng thấp hơn được cố định ở kỳ nghiên cứu hoặc ngược lại. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d, e, f…, phương trình kinh tế biểu hiện ở: - Số tương đối: Trong đó: Q1, a1, b1, c1,… các nhân tố ảnh hưởng ở kỳ nghiên cứu. Q0, a0, b0, c0,… các nhân tố ảnh hưởng ở kỳ gốc. - Số tuyệt đối: Q1 – Q0 = (a1-a0)b1.c1 + a0.(b1-b0).c1 + a0.b0.(c1-c0) + … c. Phương pháp số bình quân Số bình quân là con số biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của hiện tượng kinh tế bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Khi phân tích một hiện tượng kinh tế, số bình quân được sử dụng rộng rãi để đo lường các chỉ tiêu như: năng suất lao động, tiền lương, số CBCNV… Nhờ việc tính số bình quân mà ta có thể khái quát được đặc điểm của tổng thể, gạt bỏ ảnh hưởng của những nhân tố ngẫu nhiên, cá biệt. 1.1.6 Căn cứ để lựa chọn đề tài Sự cần thiết lựa chọn đề tài: Trong những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Theo đà tăng phát triển đó ngành than cũng có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Có nhiều máy móc, thiết bị dây chuyền, công nghệ hiện đại được đưa vào quá trình sản xuất để tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, với trình độ quản lý yếu kém, nhiều bất cập nên gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khai thác than nói riêng là phải nâng cao hiệu quả quản lý,sử dụng tốt các nguồn lực. Để hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn nhằm đáp ứng đúng, kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả cao nhất. Muốn vậy các doanh nghiệp phải nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này chỉ được thực hiện trên cơ sở phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thường xuyên phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp mình từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án phù hợp cho tương lai đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. 1.1.7 Vị trí và tài liệu phân tích a. Vị trí: Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, người ta sử dụng phân tích để nhận thức được các hiện tượng và kết quả kinh tế, để xác định quan hệ cấu thành, quan hệ nhân quả cũng như phát hiện nguồn gốc hình thành và tính quy luật phát triển của chúng trên cơ sở đó mà cung cấp những căn cứ khoa học cho các quyết định đúng đắn cho tương lai. Nằm trong hệ thống các môn khoa học quản lý kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh thực hiện một chức năng cơ bản đó là dự toán và điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Bởi vì trước hết các doanh nghiệp được quan niệm như một hệ thống và hệ thống này là đối tượng của quản lý. Hệ thống này bao gồm nhiều bộ phấn cấu thành (phòng, ban, phân xưởng, tổ đội,…) và mỗi một bộ phận này cấu thành có chức năng, nhiệm vụ riêng để đảm bảo cho hệ thống hoạt động bình thường trên con đường đã đặt ra thì đòi hỏi từng bộ phận cấu thành, dù là nhỏ nhất trong hệ thống phải hoạt động bình thường theo đúng chức năng, nhiệm vụ của chúng. Như vậy chỉ cần ở một bộ phận nào đó của hệ thống hoạt động không bình thường sẽ làm cho hoạt động của cả hệ thống không bình thường. Trong trường hợp này, đòi hỏi người quản lý trên cơ sở phát hiện được tình hình cần phải đề ra các biện pháp loại trừ “điểm nóng” đó, điều chỉnh và khôi phục lại hoạt động của bộ phận đó, đảm bảo cho cả hệ thống trở lại hoạt động một cách bình thường. b. Các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu thường dùng cho phân tích kinh doanh: Có nhiều loại chỉ tiêu kinh doanh khác nhau, tuỳ theo mục đích và nội dung phân tích cụ thể để có sự lựa chọn những chỉ tiêu phân tích thích hợp. Theo tính chất của chỉ tiêu có: + Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh như: doanh thu bán hàng, lượng vốn. + Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh hay hiệu suất sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh như: giá thành đơn vị sản phẩm, mức doanh lợi, hiệu suất sử dụng vốn. Theo phương pháp tính toán có: + Chỉ tiêu tuyệt đối: Thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời điểm cụ thể như: doanh số bán hàng, giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất. + Chỉ tiêu tương đối: Thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế. + Chỉ tiêu bình quân: Là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt đối nhằm phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu như: giá trị sản lượng bình quân một lao động, thu nhập bình quân một lao động. Như vậy để phân tích kết quả kinh doanh cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tương đối hoàn chỉnh với những phân hệ chỉ tiêu khác nhau, nhằm biểu hiện được tính đa dạng và phức tạp của nội dung phân tích. 1.2. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của Công ty than Bình Minh. Để đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Bình Minh năm 2012 ,qua bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu bảng 1: CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY THAN BÌNH MINH NĂM 2012 bảng 1 TT TÊN CHỈ TIÊU ĐVT TH 2011 Năm 2012 So sánh với 2011 So sánh TH 2012 với KH KH TH (+,-) (%) (+,-) (%) 1 Than nguyên khai SX Tấn 1,779,214 1,700,000 1,864,425 85,211 4.79 164,425 9.67 - Hầm lò " 1,250,873 1,400,000 1,520,941 270,068 21.59 120,941 8.64 - Than lộ vỉa + tận thu " 528,341 300,000 343,484 (184,857) -34.99 43,484 14.49 2 Than sạch sản xuất " 1,596,786 1,445,000 1,524,502 (72,284) -4.53 79,502 5.50 3 Sản lượng than tiêu thụ Tấn 1,547,981 1,440,000 1,728,141 180,160 11.64 288,141 20.01 - Than cục xô " 38,422 40,800 21,818 (16,604) -43.21 (18,982) -46.52 - Than nguyên khai + than cám " 1,509,559 1,399,200 1,706,323 196,764 13.03 307,123 21.95 4 Mét lò mới Mét 16,687 19,174 18,860 2,173 13.02 -314 -1.64 - XDCB " 1,302 1,534 1,370 68 5.22 -164 -10.69 - CBSX " 15,385 17,640 17,490 2,105 13.68 -150 -0.85 5 Tổng doanh thu Tr.đ 593,899 599,176 701,836 107,937 18.17 102,660 17.13 Trong đó:DT than " 559,267 548,288 658,023 98,756 17.66 109,735 20.01 6 Doanh thu thuần Tr.đ 593,899 599,176 701,836 107,937 18.17 102,660 17.13 7 Giá trị gia tăng Tr.đ 251,540 308,539 323,940 72,400 28.78 15,401 4.99 8 Tổng vốn kinh doanh Tr.đ 457,179 457,179 438,267 (18,912) -4.14 (18,912) -4.14 Trong đó: a Tài sản dài hạn " b Tài sản ngắn hạn " 9 Tổng số CNV bq Người 5,809 5,158 5,160 (649) -11.17 2 0.04 Trong đó: CNVSXCN bq (than) " 5,486 4,966 4,968 (518) -9.44 2 0.04 10 Hao phí vật tư chủ yếu - Gỗ chống lò cho 1000 T than M3/ 1000 T 24.87 24.30 17.28 (7.59) -30.52 (7.02) -28.89 - Thuốc nổ HL cho 1000 T than Kg/ 1000 T 195.00 223.00 177.37 (17.63) -9.04 (45.63) -20.46 11 NSLĐ b/q a Bằng chỉ tiêu hiện vật T/ng-th - Tính cho 1 CNV toàn DN " 25.52 27.47 30.11 4.59 17.99 2.64 9.61 - Tính cho 1 CNVSXCN " 27.03 28.53 31.27 4.24 15.69 2.74 9.60 b Bằng chỉ tiêu giá trị Đ/ng-th 0 - Tính cho 1 CNV toàn DN " 8,519,811 9,680,367 11,334,572 2,814,761 33.04 1,654,205 17.09 - Tính cho 1 CNVSXCN " 8,495,374 9,200,698 11,772,623 3,277,249 38.58 2,571,925 27.95 12 Giá thành đơn vị Đ/Tấn 316,715 334,002 298,343 (18,372) -5.80 (35,659) -10.68 13 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 802.31 14,241.00 64,998 64,196 8,001.41 50,757 356.42 T.đó: - Từ HĐSXKD " (7,303.99) 14,241.00 66,343 73,647 -1,008.31 52,102 365.86 - Lợi nhuận khác " 8,106.30 (1,344.80) (9,451) -116.59 (1,345) 14 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 601.73 14,241.00 48,748.80 48,147 8,001.44 34,508 242.31 15 Nộp ngân sách nhà nước Tr.đ 28,411.10 22,794.00 26,981.80 (1,429) -5.03 4,188 18.37 Qua số liệu bảng 1 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu quan trọng của Công ty đều đạt và vượt so với thực hiện năm 2011 như than nguyên khai sản xuất, tổng doanh thu, lợi nhuận…..Còn so với năm kế hoạch 2012 đề ra thì khi thực hiện các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra điều đó cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang diễn ra theo chiều hướng tốt cụ thể là: Đối với than nguyên khai sản xuất năm 2012, Công ty đã vượt 85.211 tấn (4,79%) so với năm 2011 và vượt 164.425 tấn (9,67%) so với kế hoạch đề ra. Xét chỉ tiêu tổng doanh thu năm 2012 là 701.836 triệu đồng tăng 107.937 triệu đồng (18,17%) so với năm 2011 và vượt mức kế hoạch là 102.660 triệu đồng (17,13%). Mức tăng tổng doanh thu chủ yếu tăng do than tiêu thụ. Doanh thu tiêu thụ tăng cao do sản lượng tiêu thụ tăng 11,64% so với năm 2011 và tăng 20,01% so với kế hoạch đề ra song giá thành đơn vị năm 2012 giảm 18.372 đồng/tấn ( 5,8%) so với năm 2011 và giảm 35.659 đồng/tấn (10,68%) so với kế hoạch đề ra. Tổng số lao động bình quân có giảm 649 người (11,17%) và tăng 2 người (0,04%) so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân do Công ty có sự đầu tư về máy móc và công nghệ sản xuất. Chỉ tiêu năng suất lao động có chiều hướng tăng so với năm 2011 và kế hoạch đề ra. - Năng suất lao động tính theo giá trị: Tính cho một công nhân toàn Công ty tăng 33,04% (2.814.761 đ/ng-thg), tính cho một công nhân trực tiếp sản xuất tăng 33,58% ( 3.277.249 đ/ng-thg) so với năm 2011. So với năm kế hoạch 2012, năng suất lao động tính cho một công nhân toàn Công ty tăng 17,09% ( 1.654.205 đ/ng-thg), trong khi đó tính cho một công nhân trực tiếp sản xuất tăng 27,95% (2.571.925đ/ng-thg). Nguyên nhân là do tốc độ tăng lao động nhỏ hơn tốc độ tăng sản lượng. - Năng suất lao động tính theo hiện vật: Tính cho một công nhân toàn Công ty tăng 17,99% (4,59 Tấn/ng-thg), tính cho một công nhân trực tiếp sản xuất tăng 15,69% (4,24 Tấn/ng-thg) so với năm 2011. So với kế hoạch 2012, năng suất lao động tính cho một công nhân toàn Công ty tăng 9,61% (2,64 Tấn/ng-thg), trong đó tính cho một công nhân trực tiếp sản xuất tăng 9,6% (2,74 Tấn/ng-thg). Nguyên nhân là tổ chức lao động hợp lý cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 là 66.343 triệu đồng tăng 73.647 triệu đồng (1.008,31%) so với năm 2011 và tăng 52.102 triệu đồng (365,86%) so với kế hoạch đề ra. Lợi nhuận tăng là do sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng. * Tóm lại: Qua phân tích các chỉ tiêu chủ yếu trong Công ty than Bình Minh cho thấy tình hình khai thác sản xuất kinh doanh than nhìn chung là có chiều hướng tốt. Hầu hết các chỉ tiêu thực hiện được trong năm đều đạt và vượt so với năm 2011 và kế hoạch đề ra. Quy mô sản xuất và khối lượng sản xuất của Công ty vẫn được mở rộng và phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như nước ngoài. * Tóm lại: Qua phân tích các chỉ tiêu chủ yếu trong Công ty than Bình Minh cho thấy tình hình khai thác sản xuất kinh doanh than nhìn chung là có chiều hướng tốt. Hầu hết các chỉ tiêu thực hiện được trong năm đều đạt và vượt so với năm 2011 và kế hoạch đề ra. Quy mô sản xuất và khối lượng sản xuất của Công ty vẫn được mở rộng và phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như nước ngoài. 2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 2.1 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là hai vấn đề quyết định đến sự tồn tại của Công ty. Việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho phép đánh giá một cách toàn diện các mặt hoạt động của sản xuất trong
Luận văn liên quan