Vào cuối thế kỷ XX, bản đồ địa - chính trị thế giới đã thay đổi về căn bản với sự thăng trầm của nhiều cường quốc. Sau khi Liên Xô tan rã (25/12/1991), mặc dù Liên bang Nga được kế thừa 70% tiềm lực kinh tế, quân sự, vị trí trong các tổ chức quốc tế của Liên Xô, nhưng cùng với những khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi ở thập niên 90, tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội đã kéo nước Nga tụt hậu xuống so với Liên Xô trước đây cũng như những nước TBCN mới phát triển.
Bước sang thế kỷ XXI, trong quan hệ quốc tế xu thế chủ đạo là quá trình toàn cầu hoá, xu thế tăng cường sự liên kết và canh tranh về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự và khoa học công nghệ giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới. Việc khôi phục lại vị trí của nước Nga trên trường quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ riêng với Liên bang Nga mà cả cục diện thế giới.
132 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4626 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình phát triển kinh tế - Xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống VPutin (2000 - 2008), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vào cuối thế kỷ XX, bản đồ địa - chính trị thế giới đã thay đổi về căn bản với sự thăng trầm của nhiều cường quốc. Sau khi Liên Xô tan rã (25/12/1991), mặc dù Liên bang Nga được kế thừa 70% tiềm lực kinh tế, quân sự, vị trí trong các tổ chức quốc tế của Liên Xô, nhưng cùng với những khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi ở thập niên 90, tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội đã kéo nước Nga tụt hậu xuống so với Liên Xô trước đây cũng như những nước TBCN mới phát triển.
Bước sang thế kỷ XXI, trong quan hệ quốc tế xu thế chủ đạo là quá trình toàn cầu hoá, xu thế tăng cường sự liên kết và canh tranh về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự và khoa học công nghệ giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới. Việc khôi phục lại vị trí của nước Nga trên trường quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ riêng với Liên bang Nga mà cả cục diện thế giới.
1.2. Liên bang Nga bước vào ngưỡng cửa thế kỷ mới với những khó khăn chồng chất, tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội sau gần một thập kỷ thử nghiệm và tiến hành đường lối cải cách thị trường dưới sự cầm quyền của Tổng thống Boris Yeltsin (1992 - 1999). Nước Nga đang đứng bên bờ vực thẳm.
Trong thời điểm lịch sử vô cùng quan trọng đó, xuất hiện một con người mà hầu như không được thế giới biết đến trước khi nắm quyền Tổng thống nước Nga đã không những làm thay đổi hoàn toàn hình ảnh nước Nga mà bằng sự thông minh, khôn khéo, quyết đoán và bản lĩnh hiếm có đã tạo ra sự cân bằng tưởng như không tìm lại được trên chính trường quốc tế. Đó chính là V.Putin.
Cuộc chuyển giao quyền lực giữa Boris Yeltsin và Vladimir Putin ngày 31/12/1999 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử nước Nga - thời kỳ hồi sinh và trỗi dậy. Trong hai nhiệm kỳ của minh, V.Putin đã thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội đạt được sự chuyển biến to lớn về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự và văn hoá xã hội, đưa vị trí của Liên bang Nga lên tầm thế là một cường quốc TBCN trong thế kỷ XXI.
1.3. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tổng thống V.Putin và những kết quả của nó đã làm cho LB Nga chuyển biến mạnh mẽ, đã chấm dứt sự hoài nghi về một nước Nga mới có thể giành lại vị thế cường quốc thế giới như Liên bang Xô Viết trước kia hay không. Và chính nó đã có những tác động to lớn đến tình hình nước Nga hiện nay và góp phần làm thay đổi nhiều mối quan hệ quốc tế đương đại, trong đó có quan hệ Nga - Việt.
1.4. Quan hệ hợp tác Nga - Việt, sau một thời gian ngưng trễ đã dần được khôi phục và củng cố sau các cuộc viếng thăm, trao đổi và ký kết các hiệp ước hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai bên mà điển hình là chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống V.Putin (2001) và chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (2002). Cả hai nước Việt Nam và LB Nga đều xem là đối tác chiến lược truyền thống và đáng tin cậy của nhau. Vì thế hiểu sâu sắc tình hình kinh tế - xã hội Liên bang Nga còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình tăng cường giao lưu, hợp tác.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn, tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề “Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008)” làm đề tài luận văn của mình, với hy vọng được góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thế giới hiện đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mặc dù vị thế LB Nga có giảm sút trên bàn cờ địa - chính trị thế giới sau nhiều thập kỷ suy thoái, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn dưới sự cầm quyền của Tổng thống V.Putin, nước Nga đã được phục hưng trở lại với hình ảnh một nước Nga mới. Điều này đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước với những quan điểm, đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Lý Cảnh Long (2001), “Putin từ trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga”, Nxb Lao động, Hà Nội, là cuốn sách do Nxb Đương đại (Trung Quốc) ấn hành và đã được Nxb Lao động dịch sang tiếng Việt. Như tên gọi của cuốn sách, tác giả tập trung trình bày quá trình hoạt động của V.Putin từ khi còn làm việc cho KGB (1975) cho đến khi trở thành Tổng thống thứ hai của nước Nga (2000). Qua đó những sự kiện, những vấn đề nổi cộm của nền kinh tế, chính trị - xã hội Nga giai đoạn 1991 - 2000 được tái hiện. Đồng thời tác giả cũng đã có những đánh giá về cá nhân con người và khả năng lãnh đạo đất nước của hai vị Tổng thống đầu tiên của nứơc Nga: Boris Yeltsin và Vladimir Putin.
Phùng Thuấn Hoa (2004), “Căn bệnh của nền kinh tế Nga hiện nay là gì ”, đăng trên Tạp chí Quản lý số 3 của Trung Quốc đã được Thông tấn xã Việt Nam dịch sang tiếng Việt. Bằng những số liệu kinh tế cụ thể, tác giả đã khẳng định những thành công to lớn trong việc khôi phục kinh tế Nga trong nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng thống V.Putin, đồng thời tác giả cũng nêu lên những hạn chế lớn nhất của nền kinh tế Nga như khả năng thu hút đầu tư, kỹ thuật lạc hậu.
Nguyễn Đình Hương chủ biên (2005), “Chuyển đổi kinh tế Liên bang Nga lý luận, thực tiễn và bài học kinh nghiệm”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của các tác giả trình bày quy luật, các giai đoạn của nền kinh tế chuyển đổi ở Liên bang Nga như tư nhân hoá, thị trường và việc giải quyết các vấn đề xã hội… Ngoài ra cuốn sách cũng phân tích triển vọng của nền kinh tế Liên bang Nga và rút ra những bài học kinh nghiệm cho các nền kinh tế chuyển đổi.
Nguyễn An Hà chủ biên (2008), “Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong cuốn sách này, các tác giả tập trung phác hoạ diện mạo phát triển của LB Nga trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Trên cơ sở phân tích bối cảnh mới cả quốc tế, khu vực và trong nước, những nhân tố tác động đến quá trình phát triển của nước Nga những năm đầu thế kỷ XXI; những vấn đề cơ bản trong đường lối đối nội cũng như đối ngoại của Nga được chọn lọc phân tích, đánh giá.
Hà Mỹ Hương (2006), “Nước Nga trên trường quốc tế: Hôm qua, hôm nay và ngày mai”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã khái quát những chặng đường phát triển của LB Nga trên trường quốc tế. Qua đó những nhận định đánh giá về triển vọng phát triển của LB Nga được tác giả đề cập đến.
Hồng Thanh Quang (2001), “V.Putin sự lựa chọn của nước Nga”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Trên cơ sở tập hợp tư liệu báo chí Nga, tác giả đã trình bày những diễn biến chính trên chính trường Nga dưới thời Tổng thống B.Yeltsin, làm bối cảnh cho sự xuất hiện của V.Putin với cương vị là Thủ tướng Nga rồi nắm quyền Tổng thống vào năm 2000. Từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá về vai trò của V.Putin trong việc thực hiện đường lối phục hồi nước Nga.
Dương Minh Hào, Triệu Anh Ba (2008), “Bản lĩnh Putin”, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Cuốn sách đã phân tích, đánh giá những chính sách mạnh dạn, táo bạo của V.Putin trong việc phát triển nước Nga sau khi tái đắc cử Tổng thống LB Nga. Các tác giả đã khẳng định bản lĩnh của vị Tổng thống thứ hai LB Nga trong việc đưa nước Nga trở lại vị trí cường quốc thế giới.
Ngô Sinh (2008), “Nước Nga thời Putin”, Nxb Văn hoá thông tin. Cuốn sách là kết quả của sự tổng hợp, đánh giá về bức tranh toàn cảnh tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của LB Nga dưới sự cầm quyền của Tổng thống V.Putin từng bước hồi phục lại vị thế cường quốc thế giới.
Nguyễn Quang Thuấn (1996), “Kinh tế Liên bang Nga trong những năm cải cách thị trường hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 2; Nguyễn Quang Thuấn (2002), “Vài nét về chiến lược phát triển kinh tế ở Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2010”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 5; Nguyễn Quang Thuấn (2004), “Nhìn lại kết quả cải cách trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Putin”, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 5… Tác giả là chuyên gia nghiên cứu về LB Nga và các nước Đông Âu. Trong những công trình trên tác giả nghiên cứu đường lối cải cách kinh tế, quá trình thực hiện và kết quả đạt được ở từng giai đoạn cụ thể của LB Nga.
Nguyễn Thanh Huyền (2007), Sự vươn lên của nước Nga thời Tổng thống Putin, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 11. Trong bài viết này tác giả đánh giá khái quát sự trỗi dậy của nước Nga. Đó là sự vươn lên về kinh tế, quân sự và sự củng cố về chính trị và đối ngoại.
Ngoài ra, trong quá trình khảo sát chúng tôi đã tiếp cận được một số luận văn thạc sĩ viết về LB Nga như: Trịnh Thị Thắm (2008) “Sự phục hưng của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin và ảnh hưởng của nó đến quan hệ Nga - Trung”… Các kênh thông tin Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu quốc tế, Thời báo kinh tế, Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới... đã có nhiều bài viết của các học giả trong và ngoài nước đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội của LB Nga trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã phán ánh khá đa dạng tình hình LB Nga dưới các góc độ đơn lẻ khác nhau như về từng lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại… trong những khoảng thời gian hạn chế như ở thập niên 90 của thế kỷ XX hay những năm đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, chưa có công trình nào trình bày cụ thể, hệ thống, đánh giá được đường lối phát triển kinh tế - xã hội của LB Nga cũng như những thành tựu của nó dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin trong suốt hai nhiệm kỳ cầm quyền (2000 - 2008) trong sự đối sánh với thời kỳ khủng hoảng dưới thời Tổng thống B.Yeltsin (1992 - 1999). Thế nhưng, những công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên là nguồn tài liệu quý giá cho chúng tôi tham khảo để hoàn thành đề tài luận văn của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã hội của LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga thông qua việc nghiên cứu mục tiêu, đường lối, biện pháp, quá trình thực hiện và những kết quả đạt được dưới thời Tổng thống V.Putin, cũng như lý giải những nguyên nhân của sự phát triển đó.
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ sử học, không đi sâu vào những khái niệm kinh tế học, xã hội học cũng như các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao của LB Nga.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội LB Nga giai đoạn 2000 - 2008, tức là thời kỳ cầm quyền của Tổng thống V.Putin với những cải cách quan trọng nhằm đưa nước Nga khẳng định vị trí siêu cường của mình trong thế giới TBCN.
Ngoài giới hạn về nội dung và thời gian nêu trên, các vấn đề khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả phản ánh trung thực sự chuyển biến kinh tế, xã hội LB Nga, đánh giá các vấn đề đặt trong mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng với nhau. Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra luận văn cũng được thực hiện trên cơ sở phương pháp nghiên cứu khác: Sưu tầm, chọn lọc, xử lý các nguồn tài liệu để nêu bật được chính sách, thành tựu kinh tế - xã hội của LB Nga giai đoạn 2000 - 2008, kết hợp với phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê, phân tích nhằm tìm ra nguyên nhân phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội LB Nga, để từ đó rút ra một số kinh nghiệm.
5. Nguồn tài liệu
Tài liệu gốc: Bao gồm các văn bản về chính sách, kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của chính quyền LB Nga được dịch sang tiếng Việt hoặc được trình bày công khai trên các báo, tạp chí của LB Nga, các số liệu thống kê về chỉ số phát triển kinh tế, xã hội của LB Nga do Chính phủ Nga công bố và Ngân hàng thế giới thống kê; các Thông điệp liên bang, sắc lệnh của Tổng thống hàng năm…
Tài liệu tham khảo khác: Bao gồm các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đã được xuất bản thành sách. Các Tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu Quốc tế, Nghiên cứu Lịch sử, Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới…
Các bài viết được đăng tải trên các báo Nhân dân, Thời báo kinh tế, báo Quốc tế... Các kênh thông tin tham khảo hàng ngày, Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam; Học viện Quan hệ quốc tế, Viện Nghiên cứu châu Âu; Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam và một số trang Website: http// www. Kremlin.ru, www.Vnanet.vn (www.Vnageci.vn), www.mid.ru và một số Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ có liên quan…
6. Đóng góp của luận văn
Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, với trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, đề tài xác định một số đóng góp sau:
Qua luận văn cung cấp cho chúng ta hiểu rõ về đường lối, biện pháp của quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó. Để từ đó có cái nhìn toàn diện, khách quan, đánh giá chính xác về thực trạng, vai trò, vị trí của nước Nga mới trên trường quốc tế cũng như trách nhiệm, vai trò của Tổng thống với tư cách là người đứng đầu nhà nước đối với sự phát triển của đất nước.
Nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội LB Nga sẽ giúp cho mối quan hệ Nga - Việt ngày càng được củng cố, phát triển, có thể vận dụng được những kinh nghiệm trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đề tài là sự bổ sung thêm cho nguồn tư liệu nghiên cứu, giảng dạy về LB Nga thời kỳ hậu Xô viết.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đâu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Ch¬ng 1. Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI
Ch¬ng 2. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga giai đoạn (2000 - 2008)
Chương 3. Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga. Triển vọng, thách thức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN BANG NGA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội LB Nga những năm đầu thế kỷ XXI
1.1.1. Xu thế toàn cầu hóa trong quan hệ quốc tế
Trong suốt thế kỷ XX, xu thế quốc tế hoá trên quy mô khu vực và toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự hoà nhập của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với cuộc cách mạng thông tin tiên tiến đã làm cho lực lượng sản xuất mà trong đó khoa học và công nghệ lên một bước phát triển mới về chất, thúc đẩy nền sản xuất phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, vượt ra khỏi ranh giới địa - chính trị chật hẹp truyền thống, góp phần gia tăng quy mô và tốc độ trên nền sản xuất xã hội của các quốc gia và khu vực. Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, quá trình quốc tế hoá đã đạt đến một quy mô mới, to lớn hơn và ở một trình độ cao hơn đó chính là toàn cầu hoá. Nói cách khác, toàn cầu hoá trở thành một sự thực cơ bản nhất trong đời sống của thời đại ngày nay và nó có tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá,… của xã hội đặc biệt là vào những năm bản lề của thời kỳ chuyển giao thế kỷ.
Bước vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhân loại thực sự bước vào một giai đoạn mới về chất của quá trình toàn cầu hoá. Hoạt động giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng, xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên mạnh mẽ, đặc điểm là sự hình thành, tồn tại và phát triển các liên kết kinh tế - thương mại, tiểu khu vực và của các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỷ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế.
Toàn cầu hóa như là xu thế khách quan không thể cưỡng lại được của thời đại do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế và thị trường thế giới được xúc tiến bởi những bước tiến như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Hiện nay, nó đã và đang tác động mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và ảnh hưởng to lớn đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống nhân loại.
Trong thời đại ngày nay không một quốc gia, một dân tộc nào có thể phát triển nếu không hội nhập kinh tế quốc tế và đứng ngoài quá trình toàn cầu hoá. Đường lối phát triển của một quốc gia trong giai đoạn hiện nay phụ thuộc không chỉ vào tiềm lực, vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước mà còn chịu sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực. LB Nga luôn khẳng định rằng những thành tựu mà Nga đạt được phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bên ngoài. LB Nga quan niệm rằng “Nga chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong biên giới hiện nay của mình như một cường quốc năng động, luôn thực thi các chính sách đối vói mọi vấn đề đang hiện diện của thế giới trên cơ sở tính toán thực tế của mình” [6, 13]. Như vậy, tham gia toàn cầu hoá là một đòi hỏi khách quan, vừa là nhu cầu nội tại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Toàn cầu hoá là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, diễn ra ở nhiều cấp độ, quy mô với nhiều phương thức khác nhau.
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với quá trình toàn cầu hóa, sự vận động và phát triển của thế giới còn chịu tác động mạnh mẽ của nhiều nhân tố khác như: sự phát triển nhanh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới đã đưa nền kinh tế thế giới chuyển dần sang nền kinh tế tri thức; xu thế hòa bình hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh kết thúc. Sự thay đổi đó của tình hình quốc tế có tác động to lớn đến con đường phát triển các nước trên thế giới, trong đó có LB Nga. LB Nga cho rằng “cần tạo ra những điều kiện bên ngoài thuận lợi cho công cuộc cải tổ bên trong và đồng thời việc tác động tích cực tới sự phát triển của thế giới trước hết vì chính lợi ích của nước Nga” [6, 13].
Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá đã dẫn đến sự hình thành các liên kết quốc tế, khu vực trên thế giới mà WTO là một sân chơi kinh tế toàn cầu mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nhiều quốc gia trên trên thế giới. Trên thế giới đã và đang hình thành nhiều trung tâm kinh tế cạnh tranh nhau ngày càng khốc liệt như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ... và cả LB Nga. Hơn thế nữa, các đối tác kinh tế của LB Nga từ truyền thống đến hiện tại như SNG, EU, ASEAN, APEC, ASEM... ngày càng có những điều chỉnh lớn trong quan hệ kinh tế đối ngoại của mình trước những tác động của xu thế toàn cầu hoá. Bởi vậy, điều đó đặt ra những yêu cầu to lớn cho LB Nga trong việc điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình nhằm tìm kiếm lại vị thế cường quốc trên trường quốc tế sau gần một thập kỷ bị lãng quên.
1.1.2. Sự thay đổi của bàn cờ địa - chính trị, địa - kinh tế những năm đầu thế kỷ XXI
Trong bài phát biểu tại Hội thảo kỷ niệm 200 năm ngày thành lập Bộ Ngoại giao Nga được tổ chức tại Học viện Quan hệ quốc tế ngày 17/9/2002, Anđrây Tatarinôp - Đại sứ đặc mệnh Toàn quyền LB Nga tại Việt Nam cho rằng “Chính vị trí địa - chính trị có một không hai của đất nước chúng tôi đã định ra một bình diện vô cùng rộng lớn đối với các quyền lợi đối ngoại của nó. Điều này có nghĩa là dù bất kỳ trong hoàn cảnh nào Nga cũng không thể cho phép mình tiến hành một chính sách đối ngoại thụ động hoặc biệt lập. Ngược lại những lợi ích quốc gia luôn buộc nước Nga phải luôn đóng một vai trò tích cực nhất trong các công việc quốc tế” [7].
Trước những thay đổi lớn của tình hình thế giới, LB Nga và các nước lớn đều có sự điều chỉnh chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội và đến lượt nó tác động trở lại đối với sự phát triển của thế giới nói chung và của các khu vực, các nước trên thế giới. Bởi thế “cấu trúc chiến lược quốc tế đã phát triển từ nhất siêu đa cường sang đa cực hóa vừa có nhân tố trỗi dậy của EU, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, vừa có sự gia tăng của chủ nghĩa đơn cực và bá quyền của Mỹ” [6,14]. Theo đó, Mỹ vẫn là một quốc gia nắm giữ vai trò điều khiển “cuộc chơi” toàn cầu, tiếp tục gia tăng chủ nghĩa đơn phương, lấn át vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như chống chủ nghĩa khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân… Lo sợ sự lớn mạnh của Nga, Mỹ tăng cường kiềm chế Nga về mọi mặt kinh tế, chính trị và quân sự, dẫn tới nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang