Tổng Công ty Máy và Phụ tùng - Machinoimport mười năm sau ngày được chính thức hợp nhất (năm 1992) từ 2 đơn vị tiền thân là Tổng Công ty xuất nhập khẩu Máy và Tổng Công ty thiết bị phụ tùng đã không ngừng cố gắng đầu tư nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty.
Với chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng là chủ yếu - những năm gần đây, trước những khó khăn chung của đất nước và khu vực, là những năm có rất nhiều thử thách cho hoạt động cuả Tổng Công ty - bằng mọi cố gắng, nỗ lực của toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Tổng Công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là hoạt động đầu tư nhằm tăng cường năng lực xuất khẩu và sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty ngày càng được chú ý.
Bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện đầu tư mở rộng, Tổng Công ty cũng rất mạnh dạn tham gia các hoạt động liên doanh, liên kết (kể cả đầu tư ra nước ngoài) nhằm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, tìm kiếm, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời công tác quản lý đầu tư, đấu thầu, kế hoạch hoá đầu tư cũng ngày càng được quan tâm thích đáng.
23 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình phát triển, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của tổng công ty máy và phụ tùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Tổng Công ty Máy và Phụ tùng - Machinoimport mười năm sau ngày được chính thức hợp nhất (năm 1992) từ 2 đơn vị tiền thân là Tổng Công ty xuất nhập khẩu Máy và Tổng Công ty thiết bị phụ tùng đã không ngừng cố gắng đầu tư nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty.
Với chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng là chủ yếu - những năm gần đây, trước những khó khăn chung của đất nước và khu vực, là những năm có rất nhiều thử thách cho hoạt động cuả Tổng Công ty - bằng mọi cố gắng, nỗ lực của toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Tổng Công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là hoạt động đầu tư nhằm tăng cường năng lực xuất khẩu và sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty ngày càng được chú ý.
Bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện đầu tư mở rộng, Tổng Công ty cũng rất mạnh dạn tham gia các hoạt động liên doanh, liên kết (kể cả đầu tư ra nước ngoài) nhằm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, tìm kiếm, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời công tác quản lý đầu tư, đấu thầu, kế hoạch hoá đầu tư cũng ngày càng được quan tâm thích đáng.
Chương I
Quá trình phát triển, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
của Tổng Công ty Máy và Phụ Tùng
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty
Tổng Công ty Máy và Phụ Tùng – Machinoimport (Vietnam National Machinery Import-Export Corporation) hiện nay có tiền thân là Tổng Công ty xuất nhập khẩu Máy ra đời ngày 03/3/1956 và Tổng Công ty Thiết bị phụ tùng ra đời ngày 03/3/1960. Hai Tổng Công ty được chính thức hợp thức hợp nhất vào năm 1992. Đến năm 1995, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 225/TTg thành lập lại là Tổng Công ty 90 của Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại.
Việc hợp nhất hai Tổng Công ty nhằm tăng cường tích tụ tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá, gắn kết có hiệu quả việc kinh doanh trong nước với kinh doanh đối ngoại ngành hàng máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên trong toàn Tổng Công ty.
Trước đây Tổng Công ty kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng như: phương tiện vậnt ải đường bộ, đường sắt, máy thi công xây dựng làm đường, thiết bị y tế, tin học, điện tử, săm lốp, vòng bi, ắc quy… cho toàn bộ nền kinh tế quốc doanh và cung ứng cho các ngành kinh tế trong nước, phục vụ yêu cầu chính trị của Đảng và Nhà nước.
Khi ra đời Tổng Công ty chỉ có 30 cán bộ chủ yếu là bộ đội chuỷen ngành biết tiếng Pháp và một số sinh viên nội thành học qua Đại học Nhân dân cùng hơn 100 cán bộ công nhân viên cung ứng thiết bị phụ tùng, đến này, Tổng Công ty Máy và Phụ tùng là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, trong đó có 11 đơn vị thành ivên hạch toán độc lập và 7 đơn vị hạch toán phụ thuộc có quan hệ mật thiéet về lợi ích kinh tế tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin đào tạo, nghiên cứu tiếp thị hoạt động trên phạm vi cả nước và quốc tế.
Từ kinh doanh tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, từ kinh doanh đơn thuần đến nay kinh doanh đa dạng và mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang các lĩnh vực khác: đầu tư liên doanh trong nước và liên doanh với nước ngoài trong đó đáng chú ý nhất là hàng xuất khẩu và phục vụ các chương trình lớn của Nhà nước.
Cùng với sự phát triển của Tổng Công ty, đội ngũ cán bộ công nhân viên là 1.668 người đã trưởng thành về mọi mặt: 7 người có trình độ trên Đại học, 595 người có trình độ Đại học, hàng chục người có 2- 3 bằng Đại học, trên 500 CBCNV có thời gian công tác tại Tổng Công ty từ 25 đến 35 năm.
Trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000, Tổng Công ty đã đạt doanh thu 5.200 tỷ đồng, xuất khẩu 17 triệu USD, nhập khẩu 328 triệu USD, nộp ngân sách 392 tỷ đồng.
Hiện nay, Tổng Công ty đã và đang tìm mọi biện pháp khắc phục mọi khó khăn, tồn tại trong thời gian qua, nhanh chóng đưa Tổng Công ty phát triển toàn diện; vừa mở rộng thị trường trong và ngoài nước, mở rộng kinh doanh đa dạng, đa ngành trên nền kinh doanh máy và phụ tùng, gắn liền kinh doanh với sản xuất, mở rộng hợp tác đầu tư liên doanh liên kết.
2. Chức năng nhiệm vụ kinh doanh chính của Tổng Công ty Máy và Phụ tùng hiện nay là: “kinh doanh xuất nhập khẩu; đại lý và tổ chức sản xuất gia công lắp ráp, bảo dưỡng sửa chữa đóng mới các loại xây dựng, các dây chuyền thiết bị toàn bộ, các thiết bị toàn bộ các tư liệu sản xuất (bao gồm thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất), vật liệu xây dựng, hàng công nghiệp tiêu dùng; Thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ thương mại và các dịch vụ khác nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường tích tụ phát triển Tổng Công ty lớn mạnh” / Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty/.
3. Tổ chức bộ máy của Tổng Công ty Máy và Phụ tùng
(Xem bảng mô hình tổ chức, trang sau)
Tổng Công ty Máy và Phụ tùng được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập lại ngày 17/4/1995, quyết định số 225 TTg, theo mô hình Tổng Công ty 90 của Nhà nước và là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn nhất của Bộ Thương mại.
Lãnh đạo Tổng Công ty là Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, Hội đồng quản trị Tổng Công ty hoạt động theo điều lệ của Tổng Công ty: làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ tối thiểu mỗi quý một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình, khi cần thiết Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Tổng Công ty.
Giúp việc Hội đồng quản trị có Ban kiểm soát có 5 thành viên, trong đó có 1 thành viên là uỷ viên Hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Ban kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các doanh nghiệp thành viên Tổng Công ty trong hoạt động
Mô hình tổ chức quản lý Tổng Công ty Máy và Phụ tùng
Phòng
Tổ Chức – Cán bộ
Board of Management
Tổng Giám Đốc
Các Giám đốc đại diện
Hội Đồng Quản Trị
Văn phòng
Phòng
Tài Chính – Kế toán
Machinoimport. No1
Công ty Thiết bị
Công ty Thiết bị phụ tùng Hà Nội
M
Machinoimport. No1
Công ty Phụ tùng
M
Machinoimport. No1
Công ty Vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà Nội
M
Machinoimport. No1
Công ty Thiết bị phụ tùng Hải Phòng
M
Machinoimport. No1
Công ty Thiết bị phụ tùng Đà Nẵng
M
Machinoimport. No1
Phòng
Kế hoạch - Đầu tư
Department of Finance and Accounting
Department of Finance and Accounting
Department of
Import-Export
Công ty Thiết bị phụ tùng TPHCM
M
Machinoimport. No1
Công ty Vật tư và dịch vụ kỹ thuật TPHCM
M
Machinoimport. No1
Công ty xuất nhập khẩu Máy TPHCM
M
Machinoimport. No1
Công ty xuất nhập khẩu Máy Hà Nội
M
Machinoimport. No1
Xí nghiệp In
Machinco
M
Machinoimport. No1
Phòng
Xuất – Nhập khẩu
Chi nhánh TP.HCM
Machinoimport
Mong Cai Branch
Trung tâm Thương mại Hồ Gươm
Công ty xăng dầu
Machino
Liên doanh sản xuất phụ tùng xe máy ôtô MAP
Chi nhánh Móng Cái
Trung tâm Hợp tác
lao động Quốc tế
tài chính, chấp hành pháp luật, Điều lệ Tổng Công ty, các Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị.
Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty là ban Tổng Giám đốc mà đứng đầu là Tổng Giám đốc với nhiệm vụ:
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm, chương trình hoạt động của Tổng Công ty, dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài…, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ trong Tổng Công ty, các biện pháp thực hiện những hợp đồng kinh tế có giá trị lớn để trình Hội đồng quản trị xem xét, quyết định hoặc trình tiếp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Tổ chức thực hiện chiến lược và các kế hoạch, phương án, dự án, biện pháp đã được phê duyệt.
- Điều hành các hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Tổng Công ty; thực hiện các nhiệm vụ và cân đối lớn do Nhà nước giao cho Tổng Công ty; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Bộ trưởng Bộ Thương mại, trước pháp luật về việc thực hiện bình ổn giá cả những hàng hoá dịch vụ thiết yếu theo quy định của Nhà nước mà Tổng Công ty đang kinh doanh.
Bộ máy giúp việc: Bao gồm các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lý điều hành công việc.
Các đơn vị sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty gồm: 1 phòng, 5 đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty, 1 Công ty liên doanh, 10 Công ty kinh doanh hạch toán độc lập, 1 xí nghiệp in hạch toán kinh tế độc lập. Các đơn vị thành viên của Tổng Công ty hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị do Tổng Công ty phê duyệt.
Trực thuộc các đơn vị thành viên có Xí nghiệp, Trung tâm Thương mại, cửa hàng, kho, xưởng sản xuất, trạm bảo hành và dịch vụ kỹ thuật… Các đơn vị này hoạt động theo điều lệ hoặc quy chế quản lý do Giám đốc đơn vị phê duyệt theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc.
* Hết Chương I *
Chương II
Tình hình hoạt động đầu tư
của Tổng Công ty máy và Phụ tùng
I. Tình hình thực hiện đầu tư của Tổng Công ty Máy và Phụ tùng
Trong quá trình hình thành và phát triển, Tổng Công ty luôn luôn cố gắng trong việc huy động vốn và tiến hành đầu tư để mở rộng quy mô Tổng Công ty và nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt, trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư để nâng cao năng lực xuất nhập khẩu của Tổng Công ty ngày càng được chú ý.
Biểu 1: Tăng giảm vốn đầu tư năm 2000
Đơn vị: 1000VNĐ.
Chỉ tiêu
Đầu kỳ
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Cuối kỳ
I. Đầu tư ngắn hạn
II. Đầu tư dài hạn
1. Đầu tư vào liên doanh
2. Đầu tư vào chứng khoán
3. Đầu tư khác
Tổng
0
12.240.356
26.000
0
12.166.356
0
15.754.138 (*)
0
0
15.754.183
0
0
0
0
0
0
27.994.539
26.000
0
28.020.539
(*) Lợi nhuận tái đầu tư theo hợp đồng liên doanh
Năm 1999 : 7.121.144.938 VND, Năm 2000: 8.633.038.000 VND
Trong năm 2001, mặc dù đây là một năm có nhiều biến động tren thị trường trong nước và thế giới, việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư nói chung và đặc biệt là đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, thực hiện chủ trương khuyến khích đầu tư của Nhà nước, Tổng Công ty đã chủ động, tích cực tìm hiểu về các cơ hội, đầu tư và quyết tâm triển khai đối với những phương án khả thi và kết quả là đã đưa một số dự án vào hoạt động, một số khác đang tiếp tục triển khai thực hiện.
Biểu 2: Những dự án đã triển khai xong
và đi vào hoạt động năm 2001
Dự án
Vốn đầu tư
(tỉ đồng)
Thời điểm đi vào hoạt động
1. Xí nghiệp May xuất khẩu của Công ty phụ tùng
2. Xưởng chế biến lạc nhân xuất khẩu của Công ty
thiết bị phụ tùng TP.HCM.
3. Đầu tư bổ sung 10 phòng khách sạn DAESCO
Tổng
3,5
3
7,98
14,48
18/5/2001
31/5/2001 Tháng 7/2001
Biểu 3: Các dự án đã được phê duyệt năm 2001
và đang triển khai thực hiện
Đơn vị: tỷ đồng
Dự án
Tổng VĐT
Dự kiến đưa vào hoạt động
Tổng số: 8 dự án
1. Dự án cải tạo khu nhà 1,3,5,7 Đinh Tiên Hoàng của cơ quan Văn phòng Tổng Công ty
2. Dự án xí nghiệp May xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Máy Hà Nội.
3. Dự án Trung tâm thương mại A2 Ngọc Khánh của Công ty Vận tải và DVKT Hà Nội.
4. Dự án nâng cao năng lực in của xí nghiệp In TP. HCM.
5. Tổng Công ty góp vốn hợp tác sản xuất Mỳ ăn liền tại Bulgari.
6. Tổng Công ty góp vốn cổ phần dự án Nhà máy nước dừa ở Nghệ An.
7. Dự án đầu tư bổ xung xí nghiệp giày Phú Hà của Công ty thiết bị.
8. Dự án đầu tư dây chuyền mạ kẽm ống thép nhúng nóng của Tổng Công ty.
9. Các dự án đầu tư có mức vốn nhỏ cuả các đơn vị thành viên căn cứ quy chế quản lý tài sản cố định và đầu tư xây dựng của Tổng Công ty để quyết định đầu tư.
177,8
12,3
49,2
4,5
2,3
(20% TVĐT)
14,66
(20% TVĐT)
2,24
32,5
Đang quyết toàn giai đoạn I, tiếp tục thực hiện giai đoạn II.
Quý I năm 2002 đang đấu thầu chọn tư vấn lập ……. TDT và hoàn thiện thủ tục để triển khai xây dựng.
Đã được Bộ Kế hoạch đầu tư cơ quan cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài dự kiến đi vào sản xuất tháng 1/2002.
Đang khẩn trương triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động trong quý I/2002.
Đang hoàn thiện phần thiết kế – đầu tư bổ sung để thực hiện và quý I/2002 sẽ tiến hành sản xuất thử.
Có thể nói, năm 2001 là một năm có nhiều tiến bộ và đột biến trong hoạt động đầu tư cuả Tổng Công ty. Hoạt động đầu tư của Tổng Công ty đã có bước phát triển đáng kể cả về số lượng dự án và tổng vốn đầu tư thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và về quản lý và sử dụng vốn đầu tư, mạnh dạn thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Công tác thẩm định dự án phê duyệt TKKT – TDT, tổ chức đấu thầu đều thực hiện đúng các quy định hiện hành.
Số lượng dự án đi vào hoạt động, chưa nhiều nhưng bước đầu đã phát huy hiệu quả (dự án xưởng chế biến lạc nhân xuất khẩu của Công ty thiết bị phụ tùng TP.HCM và dự án đầu tư bổ ung 10 phòng khách sạn DAESCO). Điều này cũng phản ánh hiệu quả của công tác quản lý hoạt động đầu tư nói riêng và chất lượng đẩy mạnh đầu tư của Tổng Công ty nói chung.
II. Dự kiến triển vọng đầu tư trong những năm tới
Dựa trên những kết quả đạt được về đầu tư và thực hiện đầu tư năm 2001 đồng thời xuất phát từ những thuận lợi lớn như:
- Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết, Trung Quốc đã gia nhập WTO mở ra một thị trường rất lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và Tổng Công ty Máy và Phụ tùng nói riêng.
- Thị trường thế giới có nhiều biến động, các nhà đầu tư đang kiếm tìm những cơ hội đầu tư ít rủi ro nhất. Việt Nam được đánh giá là quốc gia an toàn nhất khu vực Châu á Thái Bình Dương, đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam và cho Tổng Công ty tìm kiếm các nguồn đầu tư nước ngoài.
- Những năm gần đây, nước ta luôn đạt mức tăng trưởng cao (cao nhất khu vực Đông Nam á) do đó nhu cầu về đầu tư có xu hướng phát triển mạnh, vì vậy, nhu cầu về máy móc, thiết bị (mặt hàng truyền thống của Tổng Công ty) sẽ tăng cao, giúp cho Tổng Công ty có thể từng bước giành lại vị thế của mình trên thị trường.
Tổng Công ty đã đặt quyết tâm chú trọng hơn nữa tới hoạt động đầu tư đặc biệt là đầu tư phục vụ hoạt động xuất khẩu. Tổng Công ty đã có kế hoạch bên cạnh việc hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án đầu tư chưa triển khai xong trong năm 2001 là thực hiện huy động vốn và hoàn thành các thủ tục pháp lý để triển khai thực hiện một số dự án mới trong năm 2002.
Biểu 4: Những dự án định triển khai trong năm 2002
Đơn vị: tỷ đồng
Dự án
Tổng VĐT
Ghi chú
Tổng số: 9 dự án.
1. Dự án lắp ráp xe tại nhẹ Trung Quốc.
2. Dự án lắp ráp xe MAZ
3. Dự án Nhà máy Cao su Bình Phước.
4. Dự án Trung tâm thương mại Móng Cái.
5. Dự án xây dựng nhà làm việc 5 tầng của Công ty Phụ tùng.
6. Dự án liên doanh sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Công ty TBPT Đà Nẵng
7. Dự án mở rộng xí nghiệp chế biến lạc nhân xuất khẩu của Công ty TBPT TP. HCM
8. Dự án sản xuất bao PP
9. Dự án thương mại điện tử và phần mềm kế toán.
220,84
6 triệu USD (*)
5 triệu USD
(Tổng Công ty góp 50% Tổng VĐT)
18
(Tổng công ty góp 50% Tổng VĐT)
11,34
(dự kiến) 5
5,5
(Công ty góp 70%)
3,5
12
0,5
Vốn đầu tư của Tổng Công ty là 172,69
Đang xin phê duyệt.
Đang lập dự án, dư định trình duyệt năm 2002.
Đang hoàn thiện dự án trình Hội đồng quản trị phê duyệt.
Đang chỉnh sửa báo cáo nghiên cứu khả thi.
Đã có chủ trương, đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi.
Đã được phê duyệt để thực hiện.
Đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
(*)1USD = 15.000 VND
Để hoàn thành tốt những mục tiêu 2002 của hoạt động đầu tư, Tổng Công ty cần phải khắc phục những nhược điểm sau:
- Tiến độ thực hiện một số dự án còn chậm nên không tận dụng được thời cơ kinh doanh (do nhiều nguyên nhân khác nhau)
- Một số dự án khi lập TKKT – TDT thiếu sự khảo sát kỹ thực trạng nên phát sinh nhiều sự việc ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện.
- Công tác kiểm tra thực hiện các dự án chưa được thực hiện.
Công tác quyết toán vốn đầu tư còn chậm, chưa đúng tiến độ quy định.
III. Vốn và nguồn vốn đầu tư
Vốn đầu tư và xây dựng của Tổng Công ty được hình thành từ các nguồn: Vốn Nhà nước giao (Ngân sách cấp), Vốn đầu tư bổ xung (từ nguồn khấu hao tài sản cố định để lại là chủ yếu, ngoài ra là từ trích lợi nhuận để lại…), vốn vay, vốn tự huy động từ nguồn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty.
Trong quá trình sử dụng vốn, Tổng Công ty đã phát huy tốt vai trò của các nguồn vốn, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao.
Tại thời điểm thành lập lại Tổng Công ty Máy và Phụ tùng (năm 1995), Vốn ngân sách cấp và tự bổ xung (ghi trong đơn xin thành lập lại) là 137.129 triệu đồng; đến hết năm 2000, Tổng nguồn vốn của Tổng Công ty trong bảng cân đối tài sản là 142.766,66 triệu đồng, tăng thêm 5.537,66 triệu đồng, trung bình tăng hơn 1 tỷ đồng/ năm.
Theo quy định của Tổng Công ty về quản lý tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản; việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư của Tổng Công ty phải đảm bảo đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho Tổng Công ty, tránh lãng phí và phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước (Nghị định 52/CP).
IV. Tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư
Theo quy chế quản lý tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng Công ty Máy và Phụ tùng hàng năm, các doanh nghiệp thành viên phải lập kế hoạch đầu tư trong đó xác định hình thức, quy mô, nguồn vốn đầu tư v.v… và gửi báo cáo về Tổng Công ty trước ngày 1 tháng 12 trước năm kế hoạch.
Trên cơ sở các báo cáo này, Tổng Công ty (mà quản lý trực tiếp là Phòng Kế hoạch và Đầu tư) lập kế hoạch chung cho toàn Tổng Công ty trình Hội đồng Quản trị thông qua và tiến hành thực hiện hoặc giao cho các doanh nghiệp thành viên thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, các đơn vị thực hiện có trách nhiệm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch cho Tổng Công ty (Phòng Kế hoạch Đầu tư), Tổng Công ty có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện; sáu tháng một lần, Phòng Kế hoạch Đầu tư phải gửi báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc.
Hạn chế lớn nhất của phương pháp này là nó đòi hỏi chi phí về thời gian và nhân lực lớn cho hoạt động giám sát, kiểm tra; tuy nhiên, gánh nặng này chủ yếu lại đặt vào Phòng Kế hoạch Đầu tư (nhân lực: 9 người), do đó kết quả giám sát, đánh giá rất yếu và nếu có cũng không thể phản ánh chính xác kết quả đầu tư. Thực tế là kết quả thu được chủ yếu dựa trên báo cáo của các đơn vị (doanh nghiệp thành viên) trực tiếp quản lý.
V. Công tác thẩm định dự án tại Tổng Công ty Máy- Phụ tùng
1. Nội dung và phương pháp thẩm định.
1.1. Nội dung:
Dựa trên các số liệu về tình hình tài chính của đơn vị (Tổng Công ty và doanh nghiệp thành viên), các thông tin về giá cả thị trường để phân tích hoạt động chung của đơn vị (Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành viên) đặc biệt là đơn vị làm chủ quản lý dự án, từ đó các phòng ban chức năng có thêm căn cứ để ra quyết định đầu tư.
Nhằm đảm bảo tính hiệu quả (kinh tế) của dự án, đáp ứng mục tiêu quan trọng hàng đầu của Tổng Công ty là gia tăng lợi nhuận, nội dung thẩm định của Tổng Công ty thường tập trung vào phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính nhằm đánh giá khả năng thu hồi vốn, trả nợ và lãi ròng. Đồng thời cũng nghiên cứu về phương án xây dựng, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, tổng vốn đầu tư và nguồn vốn sử dụng số lao động có việc làm, lương,… để đảm bảo tính khả thi của dự án.
1.2. Phương pháp thẩm định
Xuất phát từ nội dung thẩm định ở trê, phương pháp thẩm định chủ yếu được sử dụng ở Tổng Công ty Máy và Phụ tùng là phương pháp trình tự, gồm các bước: thẩm định tổng quát và thẩm định chi tiết.
a. Thẩm định tổng quát
Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính pháp lý, tính phù hợp, tính hợp lý của một dự án đầu tư.
Hiện tại, vấn đề được Tổng Công ty xem xét và đánh giá trước hết đólà sự phù hợp với kế hoạch phát triển của Tổng Công ty, phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Đồng thời, Tổng Công ty cũng rất chú ý tới những điều kiện bảo đảm tính pháp lý, sự phù hợp của quy mô dự án