MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU1
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 2
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xây dựng lắp đặt2
2. Tác dụng của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt3
3. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt4
3.1 Trên thế giới4
3.2. Ở Việt Nam5
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM7
1. Người được bảo hiểm7
1.1 Trong bảo hiểm xây dựng7
1.2. Trong bảo hiểm lắp đặt8
2. Đối tượng bảo hiểm9
2.1. Trong bảo hiểm xây dựng9
2.2. Trong bảo hiểm lắp đặt9
3. Rủi ro được bảo hiểm10
3.1. Trong bảo hiểm xây dựng10
3.1.1. Rủi ro được bảo hiểm10
3.1.2. Rủi ro loại trừ10
3.2. Trong bảo hiểm lắp đặt11
3.2.1.Rủi ro được bảo hiểm.11
3.2.2. Rủi ro loại trừ12
4. Thời hạn bảo hiểm 13
4.1. Trong bảo hiểm xây dựng13
4.2. Trong bảo hiểm lắp đặt13
5. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm trong14
5.1. Giá trị bảo hiểm14
5.1.1. Trong bảo hiểm xây dựng 14
5.1.2. Trong bảo hiểm lắp đặt15
6. Hợp đồng bảo hiểm xây dựng – lắp đặt15
7. Phí và cách tính phí trong bảo hiểm xây dựng – lắp đặt20
7.1. Đánh giá các yếu tố rủi ro20
7.1.1. Các yếu tố khách quan21
7.1.2. Các yếu chủ quan21
7.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm21
7.3. Phương pháp tính phí trong bảo hiểm 23
7.3.1 Trong bảo hiểm xây dựng23
7.3.2. Trong bảo hiểm lắp đặt26
8. Mức khấu trừ trong bảo hiểm xây dựng & lắp đặt26
8.1. Trong bảo hiểm xây dựng26
8.2 Trong bảo hiểm lắp đặt27
9. Giám định tổn thất và bồi thường trong bảo hiểm28
9.1. Cơ sở giải quyết bồi thường28
9.2. Nguyên tắc chung trong giám định bồi thường28
9.3. Các bước thực hiện giám định và bồi thường29
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ31
I. Một số nét về công ty bảo Minh Hà Nội31
1. Sự ra đời và phát triển31
2. Cơ cấu tổ chức của Bảo Minh Hà Nội33
3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty bảo minh Hà Nội.33
4. Kết quả kinh doanh trong một số năm vừa34
4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 200634
4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 200737
II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm39
1. Những thuận lợi và khó khăn đối với thị trường39
1.1.Những thuận lợi39
1.2. Những khó khăn40
2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm41
3. Tình hình kiểm soát tổn thất46
4. Tình hình giám định bồi thường47
5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ49
5.1 Kết quả kinh doanh49
5.2 Hiệu quả kinh doanh51
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ53
1. Tình hình xây dựng & lắp đặt ở Hà Nội trong tương lai53
2. Khả năng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm54
3. Cơ hội và thách thức Công ty Bảo Minh Hà Nội 55
3.1 Cơ hội55
3.2 Thách thức56
II. GIẢI PHÁP57
1. Đổi mới và hoàn thiện khâu khai thác57
2. Nâng cao hiệu quả trong việc đề 58
3. Tổ chức làm tốt khâu giám định bồi thường58
4. Làm tốt công tác dịch vụ khách hàng59
5. Làm tốt công tác chống gian lận và trục lợi bảo hiểm59
6. Nâng cao hiệu quả của công tác tái bảo hiểm60
7. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc60
KẾT LUẬN61
65 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng- Lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến nhanh, ổn định. Để thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa và sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Đi đôi với quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu về xây dựng-lắp đặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất lớn và cần thiết. Bên cạnh đó thì những nguy cơ về rủi ro gây tổn thất cho các công trình là rất lớn và không lường trước được. Một khi rủi ro xảy ra gây tổn thất cho các công trình sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thời gian thi công và gây khó khăn về tài chính cho các chủ đầu tư. Để khắc phục những thiệt hại này thì một trong những biện pháp đó là tham gia bảo hiểm cho các công trình trong qúa trình xây lắp.
Nhận thấy xu hướng phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật nói chung và bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng trong những năm qua Bảo Minh Hà Nội đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý triển khai khá hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng-lắp đặt mang lại doanh thu cao cho công ty.
Để đánh giá quá trình triển khai nghệp vụ bảo hiểm xây dưng-lắp đặt trong thời gian qua cũng như đưa ra những kiến nghị chủ quan về việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này ở Bảo Minh Hà Nội Em chọn đề tài “Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng- lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua”. Làm đề tài nghiên cứu trong quá trình thực tập tại công ty Bảo Minh Hà Nội.
Để hoàn thành bài viết này Em đã có sự hướng dẫn hết sức nhiệt tình của TS. Phạm Thị Định cùng các Anh, Chị phòng tài sản & kỹ thuật Công ty Bảo Minh Hà Nội.
Do thời gian có hạn cũng như kiến thức, tài liệu còn hạn chế vì vậy bài viết của Em chắc chắn không tránh được những thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của các Thầy, Cô cùng toàn thể các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÂY DỰNG – LẮP ĐẶT
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xây dựng lắp đặt
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỷ thuật trong thế kỷ XX và thế kỷ XXI đã đánh dấu một bước phát triển mới của thế giới. Khoa học công nghệ phát triển rất nhanh kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác, trong lĩnh vực xây dựng lắp đặt do yêu cấu kỹ thuật ngày càng cao và giá trị công trình ngày càng lớn, bên cạnh đó là sự gia tăng của nhiều rủi ro kỹ thuật trong quá trình xây dựng – lắp đặt. Các công trình, dự án đều cần có sự đảm bảo về mặt tài chính nhằm đáp ứng được yêu cầu tiến độ liên tục nhanh và đạt được hiệu quả. Ngày nay trong tất cả các lĩnh vực đều thấy rõ vai trò của bảo hiểm kỹ thuật nói chung và bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng từ các trình có giá trị lớn: như các tòa nhà cao tầng, lắp đặt các giàn khoan dầu lớn, các công trình thủy điện…đến các công trình có giá trị vừa và nhỏ đều có nhu cầu bảo hiểm.
Các rủi ro trong bảo hiểm xây dựng rất đa dạng, từ cá rủi ro thiên tai như: mua, gió, bảo, lũ lụt, động đất. núi lửa…đến cá rủi ro do con người gây ra như sai lầm trong thiết kế của cá kỹ sư, sai lầm của những công nhân trong vận hành máy, hành động phá hoại…chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả rất lớn không thể lường trước được. Nó gây ra thiệt hại không chỉ cho một công trình, một ngành kinh tế mà còn cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như gây ta thiệt hại cho nền kinh tế, cho xã hội.
Cũng giống như các loại hình bảo hiểm khác bảo hiểm xây dựng – lắp đặt mục đích nhằm ổn định hoạt động của các tổ chức kinh tế cũng như đời sống của nhân dân trong trường hợp không may gặp phải rủi ro gây tổn thất. Trước nhu cầu bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân thì các công ty bảo hiểm đã đứng ra triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này do đó các công ty bảo hiểm sẽ thu phí của các tổ chức, các nhân tham gia bảo hiểm đễ lập thành quỹ và các quan hệ tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm giữa các công ty bảo hiểm trong nước và trên toàn thế giới. Công ty bảo hiểm có đủ khả năng bồi thường những tổn thất mà các tổ chức, cá nhân gặp phải cho dù tổn thất có lớn đến mức nào đi chăng nữa, giúp cho họ nhanh chóng khắc phục những hậu quả đó nhằm đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, mỗi đơn vị, doanh nghiệp đều phải tự chủ về mặt tài chính và chủ động trong kinh doanh và những rủi ra xảy ra đối với họ là rất lớn. Họ phải tính toán sao cho sản xuất kinh doanh được ổn định và đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất, do đó một trong những phương án mà họ tính đến đó là tham gia bảo hiểm cho những công trình, tài sản của mình. Nếu tham gia bảo hiểm trong trường hợp gặp phải rủi ro gây ra tổn thất thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra bồi thường, chi trả để họ đảm bảo quá trình kinh doanh của mình
Khi triển khai bảo hiểm xây dựng – lắp đặt, người được bảo hiểm cùng với các ban ngành, cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp tiến hành công tác đề phòng hạn chế tổn thất nhằm ngăn chặn những hậu quả mà các rủi ro có thể gây ra thiệt hại đối với tài sản, con người. Do đó khi tiến hành bảo hiểm nhà bảo hiểm phải thực hiện công tác đánh giá rủi ro cũng như các phương án đề phòng hạn chế tổn thất của đối tượng bảo hiểm, trên cơ sở đó nhà bảo hiểm sẽ đưa ra các biện pháp cần thiết phối hợp với các bên liên quan nhằm đề phòng và hạn chế nhưng rủi ro gây tổn thất cho công trình, tài sản được bảo hiểm.
Ngày nay các dự án, công trình xây dựng – lắp đặt thường được đầu tư với một số tiền lớn của chủ đần tư và các nhà hổ trợ tài chính. Khi đầu tư vào những công trình với số vốn lớn thì các nhà đầu tư phải xem xét đánh giá đến năng lực của chủ đầu tư, các bươc thực hiện dự án, các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất… để đảm bảo cho số vốn mà họ đã đầu tư để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Tham gia bảo hiểm cho các dự án, công trình là một trong những biện pháp bảo đảm cho qua trình thực hiện công trình, dự án làm cho các chủ đầu tư yên tâm về nguồn vốn mà mình đã đầu tư.
2. Tác dụng của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt
Bảo hiểm xây dưng-lắp đặt có những tác dụng chủ yếu sau:
B- Việc tham gia bảo hiểm xây dựng, lắp đặt sẽ giúp cho các chủ đầu tư nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về mặt tài chính cho các tổ chức, cá nhân không may gặp phải những rủi ro gây tổn thất, giúp cho họ khôi phục sản xuất, kinh doanh đảm bảo cho các công trình, dự án hoàn thành tốt tiến độ thi công.
- Giúp các chủ đầu tư tự chủ về mặt tài chính có chiến lược kinh doanh hợp lý trên cơ sở hoạch toán đầy đủ giá thành (trong đó có tính tới phí bảo hiểm). Do đó việc lựa chọn tham gia loại hình bảo hiểm nào để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất đồng thời luôn đảm bảo được quá trình kinh doanh của mình.
- Góp phần tăng cường công tác đề phòng hạn chế tổn thất cho các công trình, dự án từ đó góp phần đảm bảo an toàn của nề kinh tế trách được những biến động ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ.
- Triển khai bảo hiểm xây dựng, lắp đặt giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm đa dạng sản phẩm bảo hiểm từ đó mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bảo hiểm đồng thời giúp cho ngành bảo hiểm phát triển hơn.
3. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt
3.1 Trên thế giới
Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt là một bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm kỹ thuật luôn gắn liền với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Trong các loại hình bảo hiểm thì bảo hiểm kỹ thuật ra đời sau nhưng từ khi ra đời đến nay loại hình bảo hiểm này đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên xuất hiện trên thế giới vào năm 1859 tại nước Anh đó là đơn bảo hiểm máy móc, muộn hơn so với bảo hiểm hàng hải xuất hiện vào năm 1547, bảo hiểm hỏa hoạn xuất hiện vào năm 1667…kể từ khi ra đời bảo hiểm kỹ thuật đã được hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai. Đặc biệt là trong thế kỹ XX bảo hiểm kỹ thuật đã có những bước tiến dài quan trọng đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội. Ngày nay bảo hiểm kỹ thuật đã phát triển và xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, khoa học trên toàn thế giới.
Trên thế giới Munichre, một công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến, giới thiệu và phát triển loại hình loại hình bảo hiểm xây dựng, lắp đặt trên thế giới. Hầu hết các công ty bảo hiểm trên thế giới đều áp dụng quy tắc bảo hiểm xây dựng lắp đặt do Munichre đưa ra.
Đơn bảo hiểm xây dựng đầu tiên trên thế giới được cấp vào năm 1929 cho công trình xây dựng cầu LABERTH bắc qua sông THAMES ở luân đôn. Sau đó đến năm 1934 đơn bảo hiểm rủi ro lắp đặt được cấp ở Đức. Kể từ sau chiến tranh thế giới thư 2 đến nay việc tái thiết đất nước của các nước tham chiến được triển khai mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của các nước trên thế giới diễn ra nhanh chóng. Do đó nhu cầu bảo hiểm của các công trình, nhà máy, xí nghiệp… ngày càng tăng .
3.2. Ở Việt Nam
Trước khi đất nước thống nhất (năm1975) thì ngành bảo hiểm thương mại nhìn chung chưa phát triển. Kể từ sau khi thống nhất đặc biệt là sau đại hội VI của Đảng đã đánh dấu một cuộc cải cách, đổi mới toàn diện của nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước ban hành “luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” (tháng 12/1987). Kể từ đây đã có nhiều dự án công trình xây dựng lớn được thi công và nhu cầu bảo hiểm của các chủ đầu tư về việc tham gia bảo hiểm xây dựng, lắp đặt để đảm bảo cho quá trình thi công của công trình. Đứng trước sức ép đó thì vào ngày 7/8/1991 Bộ tài chính đã ban hành quyết định số 253/TCQD, cho phép Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam gọi tắt là “Bảo Việt” được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ở Việt Nam. Thời gian đầu triển khai Bộ tài chính đã cho phép Bảo Việt sử dụng đơn bảo hiểm, các điều khoản, biểu phí của Munichre. Đơn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt được cấp đầu tiên ở Việt Nam là đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt (EAR) cho trạm thu phát vệ tinh mặt đất Láng Trung, đây là công trình liên doanh giữa Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam và hãng Teltra – Úc. Kể từ đó đến nay bảo hiểm xây dựng lắp đặt ngày càng phát triển và là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm mang lại doanh thu cao cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước.
Cùng với sự phát triển của bảo hiểm nói chung, nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng thì Bộ tài chính đã có những thông tư, nghị định ban hành dần dần hoàn thiện hành lang pháp lý giúp cho nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt phát triển hơn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tronmg từng thời kỳ nhất định. Như thông tư số 105 – TC/ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ tài chính hướng dẫn bảo hiểm các công trình xây dựng, Quyết định số 663TC/QĐ – TCNH ngày 24/6/1995 về việc ban hành quy tắc, biểu phí, phụ phí cũng như mức khấu trừ của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12 tháng 04 năm 2004 của Bộ trường Bộ Tài Chính về việc quy định quy tắc bảo hiểm xây dựng – lắp đặt.
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM XÂY DỰNG & LẮP ĐẶT
1. Người được bảo hiểm
1.1 Trong bảo hiểm xây dựng
Việc xác định người được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng là rất quan trọng, cần thiết nó giúp cho các nhà bảo hiểm thấy được nhiệm vụ, trách nhiệm của mình. Do đó người được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng được xác định là:
Tất cả các bên liên quan tới công việc xây dựng và có quyền lợi trong công trình xây dựng và được nêu tên hay chỉ định trong bản phụ lục bảo hiểm bao gồm:
- Chủ đầu tư hoặc chủ công trình (bên A trong hợp đồng xây dựng)
- Nhà đầu tư chính (bên B trong hợp đồng xây dựng). Người ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.
- Các nhà thầu phụ
- Các kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn, cố vấn chuyên môn. Tuy nhiên hợp đồng bảo hiểm xây dựng không bảo hiểm cho trách nhiệm nghề nghiệp của các kiến trúc sư, cố vấn chuyên môn, các kỹ sư tư vấn mặc dù họ liên quan đến công trình xây dựng
Trong trường hợp có nhiều bên được bảo hiểm thì việc ghi tên ai hay ai sẽ là người ghi tên đầu tiên là do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Thông thường người đứng ra ký kết hợp đồng bảo hiểm và đóng phí sẽ là người đại diện cho các bên trong hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy trên hợp đồng sẽ ghi tên người đứng ra đại diện kèm theo danh sách những người có quyền lợi liên quan đến công trình.
Các bên liên quan trong thi công công trình xây lắp được thể hiện theo sơ đồ sau:
Nhà tài trợ
Chủ đầu tư Tư vấn
Chủ thầu A Chủ thầu B
Các chủ thầu phụ Các chủ thầu phụ
1.2. Trong bảo hiểm lắp đặt
Đơn bảo hiểm lắp đặt cung cấp sự bảo vệ về mặt tài chính cho các chủ thầu và những người được bảo hiểm khác trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cũng giống như trong bảo hiểm xây dựng thì:
Người được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt là tất cả các bên liên quan có quyền lợi trong công trình lắp đặt và được nêu tên hay được chỉ định trong bản phụ lục bảo hiểm như:
- Nhà thầu chính
- Nhà thầu phụ
- Nhà thầu phụ (nếu có liên quan đến lắp đặt)
- Các kiến trúc sư, nhà thiết kế hoạt động liên quan đến công trường
- Các kỹ sư tư vấn hoạt động liên quan đến công trường
Ngoài ra còn có các tổ chức cho vay (như các ngân hàng, tổ chức tín dụng…) cũng là những người được bảo vệ một cách gián tiếp bởi hợp đồng này.
2. Đối tượng bảo hiểm
2.1. Trong bảo hiểm xây dựng
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp…với điều kiện là những đối tượng bảo hiểm đó được ghi trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
- Các công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
- Trang thiết bị xây dựng phục vụ quá trình xây dựng.
- Máy móc xây dựng phục vụ quá trình xây dựng.
- Phần công việc lắp đặt phục vụ và/hoặc cấu thành một bộ phận của quá trình xây dựng.
- Tài sản sẳn có trên và trong phạm vi công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm.
- Trách nhiệm đối với người thứ ba.
2.2. Trong bảo hiểm lắp đặt
Dối tượng bảo hiểm lắp đặt được hiểu là các máy móc lắp đặt, trang thiết bị phục vụ cho công tác lắp đặt và một số công việc, hạng mục liên quan tới công việc lắp đặt bao gồm:
- Các máy móc, cá dây chuyền đồng bộ trong xí nghiệp hay trong khi tiến hành lắp đặt các thiết bị, các máy móc đó.
- Các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác lắp đặt
- Các phần việc xây dựng phục vụ cho công tác lắp đặt
- Chi phí dọn dẹp vệ sinh
- Tránh nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
3. Rủi ro được bảo hiểm
3.1. Trong bảo hiểm xây dựng
3.1.1. Rủi ro được bảo hiểm
Các đơn bảo hiểm xây dựng do công y bảo hiểm cung cấp thường là đơn bảo hiểm mọi rủi ro nên phạm vi được bảo hiểm thường rất rộng, chỉ trừ các rủi ro loại trừ được nêu rõ trong đơn (theo thông lệ quốc tế) còn hầu hết các rủi ro bất ngờ không lường trước được đều được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm xây dựng.
Những rỏi ro được bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm thường phải chịu trách nhiệm là:
- Cháy, sét đánh, nước chữa cháy hay phương tiện chữa cháy.
- Lũ lụt, bảo, tuyết rơi, tuyết lỡ, sóng thần.
- Động đất, sụt lỡ đất đá
- Trộm cắp;
- Thiếu kinh nghiệm, bất cần, hành động ác ý hay lỗi của con người.
Ngoài ra tùy từng công trình và khả năng của công ty bảo hiểm mà hai bên có những điều khoản bổ sung cần thiết.
3.1.2. Rủi ro loại trừ
* Những rủi ro loại trừ chung cho cả phần bảo hiểm vật chất và trách nhiệm bao gồm:
- Chiến tranh hay những hoạt động tương tự, đình công, nổi loạn, ngừng trên công việc, yêu cầu của bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào.
- Hành động cố ý hay là sự cẩu thả cố ý của người được bảo hiểm hoặc đại diện của họ.
- Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hay ô nhiễm phóng xạ.
* Cá rủi ro loại trừ áp dụng đối với phần bảo hiểm thiệt hại vật chất bao gồm:
- Bất kỳ loại tổn thất nào có tính chất hậu quả:
- Hỏng hóc cơ khí/điện hay sự trục trặc của máy móc, trang thiết bị xây dựng:
- lỗi thiết kế.
- Chi phí thay thế, sữa chữa hay khắc phục các khuyết tật của nguyên vật liệu và/hoặc do tay nghề (các tổn thất hư hại do hậu quả thì được bảo hiểm).
* Các rủi ro loại trừ đối với phần bảo hiểm trách nhiệm.
- Khiếu nại tổn thất liên quan đến tai nạn được bảo hiểm hay có thể được bảo hiểm hay có thể được bảo hiểm trong phạm vi của phần bảo hiểm vật chất của đơn bảo hiểm xây dựng.
- Khiếu nại phát sinh do dịch chuyển, rung động hay suy yếu của cột chống.
3.2. Trong bảo hiểm lắp đặt
3.2.1.Rủi ro được bảo hiểm.
Những rủi ro chính được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm lắp đặt thường bao gồm ba loại chính:
- Các rủi ro do thiên tai gây ra như: Động đất, sóng thần, gió bảo, mưa lớn, lũ lụt, ngập nước, đóng băng, sét đánh, cháy do sét đánh, hay hoạt động của núi lửa, sụt lỡ đất đá…
- Các rủi ro do hoạt động của con người trên công trường gây ra như: Thiếu kinh nghiệm hay kỹ năng, lỗi của con người, bất cần, trộm cắp, hành động các ý, phá hoại, vận chuyển, khuân vác nguyên vật liệu, lỗi thiết kế, tập trung cao độ do thời gian xây dựng lắp đặt quá ngắn, phối hợp công việc thiếu hợp lý, trông nom, bảo vệ công trường không tốt, thiếu những biện pháp ngăn ngừa tổn thất, lỗi vận hành, lỗi do người vận hành máy…
- Các rỏi ro do kỹ thuật, vận hành như: áp suất ép quá lớn (nổ vật lý), chân không (nổ bên trong), nhiệt độ quá lớn (đoản mạch), lực li tâm, lỗi nguyên vật liệu, mất kiểm soát cảu phản ứng hóa học (nổ hóa học), lỗi của hệ thống hay thiết bị điều hành hay điều khiển.
3.2.2. Rủi ro loại trừ
Trong đơn bảo hiểm lắp đặt các rủi ro được loại trừ được chia thành ba loại chính:
* Loại trừ chung như: Áp dụng cho cả phần bảo hiểm thiệt hại vất chất và phần bảo hiểm trách nhiệm bao gồm:
- Chiến tranh
- Những rủi ro hạt nhân
- Các hành vi có tính vi phạm của người được bảo hiểm
- Gián đoạn công việc.
* Các loại trừ đặc biệt áp dụng cho thiệt hại vật chất bao gồm:
- Các khoản miễn thường
- Mọi tổn thất hậu quả
- Lỗi thiết kế, khuyết tật thiết bị, nguyên vật liệu.
- Hao mòn và xé rách…
- Các tổn thất về hồ sơ, bản vẽ, tài liệu…
- Các tổn thất phát hiện vào thời điểm kiểm kê
* Các loại trừ áp dụng với phần thiệt hại về trách nhiệm như:
- Các khoản miễn thường
- Những chi tiêu hay chi phí sửa chữa có liên quan đến sửa chữa những thiệt hại được bảo hiểm trong phần bảo hiểm vật chất:
- Trách nhiệm đối với thương tật của con người/công nhân tham gia vào quá trình thi công công việc:
- Tổn thất và thiệt hại đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hay chăm sóc, quản lý của bất cứ người được bảo hiểm nào:
- Tổn thất gây ra bởi xe cơ giới, tàu (biển, sông), máy bay
- Bất cứ khoản bồi thường nào vượt quá phạm vi bảo vệ qui định trong hợp đồng bảo hiểm.
4. Thời hạn bảo hiểm
4.1. Trong bảo hiểm xây dựng
Trong bảo hiểm xây dựng thời hạn bảo hiểm được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm thường được tính kể từ khi bắt đầu khởi công công trình đến khi hoàn thiện hay chuyển giao đưa vào hoạt động tuy nhiên trên thực tế thời hạn bảo hiểm không nhất thiết phải trùng với thời gain thi công công trình. Nếu công trình hoàn thành trước thời hạn thì hiệu lực của hợp đồng cũng chấm dứt ngay sau khi công trình được bàn giao đưa và sử dụng còn nếu trong trường hợp thời gian thi công công trình vượt quá thời hạn bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải có giấy yêu cầu gia hạn hợp đồng và phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ phí phát sinh cho bên bảo hiểm
Thông thường thời hạn bảo hiểm bao gồm thời gian:
- Lưu kho (vật liệu) trước khi xây dựng (tối đa là 3 tháng).
- Giai đoạn xây dựng
- Kiểm nghiệm, chạy thử (nếu có máy móc):
- Bảo hành
4.2. Trong bảo hiểm lắp đặt
Cũng giống như trong bảo hiểm xây dựng thì thời hạn bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt là do thỏa thuận giửa các bên và đựoc ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm có thể bao gồm một phần hoặc toàn bộ thời gian:
- Lưu kho trước khi lắp đặt
- Giai đoạn lắp đặt
- Chạy thử (không tải và có tải)
- Giai đoạn bảo hành.
5. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng & lắp đặt