I - MỞ ĐẦU
Thỏa ước lao động tập thể trong những năm qua đã góp phần không nhỏ trong việc điều hòa, đảm bảo sự ổn định của quan hệ lao động. Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn biến động vì vậy những vấn đề về thời hạn và sửa đổi bổ sung thỏa ước cho phù hợp là một yêu cầu đặc biệt cần đáng quan tâm. Chính vì tính cấp thiết và quyền lợi của các bên, bài viết của em sẽ đi tìm hiểu vấn đề này.
II - NỘI DUNG
1. Thỏa ước lao động tập thể
Theo Điều 44 Bộ Luật Lao động: “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động”.
2. Thời hạn của thỏa ước lao động tập thể
Ở nước ta, thỏa ước lao động tập thể được ký kết với thời hạn từ 1 đến 3 năm.
Đối với doanh nghiệp lần đầu ký kết thoả ước tập thể thì có thể ký kết với thời hạn dưới 1 năm. (Điều 50 của Bộ Luật lao động).
Trước khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn, bên người sử dụng lao động và bên tập thể lao động có thể thương lượng để kéo dài thời hạn thỏa ước hoặc ký kết thỏa ước mới. Trong trường hợp thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà hai bên vẫn đang thương lượng để kéo dài thêm thời hạn của thỏa ước hoặc để ký kết một thỏa ước mới thì thỏa ước lao động tập thể mà hai bên đang thi hành dù hết hạn, vẫn còn hiệu lực. Nếu quá thời hạn 3 tháng tính từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà việc thương lượng của hai bên không có kết quả thì thỏa ước lao động tập thể đương nhiên hết hiệu lực.
5 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ lao động - Thời hạn và sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
---------------------
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: QUAN HỆ LAO ĐỘNG
Đề tài:
THỜI HẠN VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
I - MỞ ĐẦU
Thỏa ước lao động tập thể trong những năm qua đã góp phần không nhỏ trong việc điều hòa, đảm bảo sự ổn định của quan hệ lao động. Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn biến động vì vậy những vấn đề về thời hạn và sửa đổi bổ sung thỏa ước cho phù hợp là một yêu cầu đặc biệt cần đáng quan tâm. Chính vì tính cấp thiết và quyền lợi của các bên, bài viết của em sẽ đi tìm hiểu vấn đề này.
II - NỘI DUNG
1. Thỏa ước lao động tập thể
Theo Điều 44 Bộ Luật Lao động: “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động”.
2. Thời hạn của thỏa ước lao động tập thể
Ở nước ta, thỏa ước lao động tập thể được ký kết với thời hạn từ 1 đến 3 năm.
Đối với doanh nghiệp lần đầu ký kết thoả ước tập thể thì có thể ký kết với thời hạn dưới 1 năm. (Điều 50 của Bộ Luật lao động).
Trước khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn, bên người sử dụng lao động và bên tập thể lao động có thể thương lượng để kéo dài thời hạn thỏa ước hoặc ký kết thỏa ước mới. Trong trường hợp thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà hai bên vẫn đang thương lượng để kéo dài thêm thời hạn của thỏa ước hoặc để ký kết một thỏa ước mới thì thỏa ước lao động tập thể mà hai bên đang thi hành dù hết hạn, vẫn còn hiệu lực. Nếu quá thời hạn 3 tháng tính từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà việc thương lượng của hai bên không có kết quả thì thỏa ước lao động tập thể đương nhiên hết hiệu lực.
Thời hạn của thoả ước lao động tập thể nếu được quy định hợp lý sẽ góp phần giải quyết thoả đáng lợi ích của các bên, giúp khắc phục phần nào sự không hoàn hảo của thị trường lao động, thúc đẩy các bên sử dụng thoả ước tập thể một cách kinh tế và giúp ổn định quan hệ lao động. Vì vậy cần hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về thời hạn của thoả ước tập thể.
Hiện tại Bộ luật lao động xác định thoả ước tập thể là có thời hạn và thời hạn đó không quá 3 năm. Nói chung trong bối cảnh của Việt Nam khi thoả ước tập thể chủ yếu chỉ được ký kết ở cấp doanh nghiệp, được sử dụng để giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong quá trình sử dụng lao động ở đơn vị cơ sở thì quy định này về cơ bản là phù hợp và có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa tình trạng “lười” ký lại thoả ước tập thể ở nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có một vấn đề cần tính đến đó là các nội dung của quan hệ lao động rất rộng. Những nội dung đó khác nhau về bản chất cũng như mức độ ổn định. Thêm vào đó, hiện nay ý tưởng về ký kết thoả ước tập thể cấp ngành theo đó có thể có những thoả ước mang tính chất khung, bền vững... đã được hình thành. Do đó, để làm đồng bộ các quy định của pháp luật lao động và khuyến khích các bên quan hệ lao động sử dụng thoả ước tập thể một cách thường xuyên, linh hoạt và hữu hiệu, Nhà nước nên cho phép các bên ký kết thoả ước tập thể với cả hình thức không xác định thời hạn, tuỳ thuộc vào nội dung được xử lý trong thoả ước tập thể. Nếu thấy cần thiết, Nhà nước có thể giới hạn những vấn đề được ký kết dưới hình thức không xác định thời hạn. Ví dụ, với những nguyên tắc cơ bản của quan hệ lao động, quyền, nghĩa vụ của các bên, cơ chế ký kết, sửa đổi bổ sung và thực hiện thoả ước tập thể, cách thức xử lý xung đột... các bên có thể lựa chọn thoả ước không xác định thời hạn. Điều này cũng có nghĩa, các bên có thể ký kết hai hay nhiều thoả ước tập thể và áp dụng đồng thời. Mỗi thoả ước tập thể chuyên sâu về một (hoặc vài) nội dung, với thời hạn khác nhau.
3. Sửa đổi, bổ sung thoả ước tập thể
Pháp luật lao động nước ta quy định chỉ sau 3 tháng thực hiện đối với thỏa ước lao động tập thể có thời hạn dưới một năm và sau 6 tháng thực hiện tính từ ngày có hiệu lực đối với thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ một năm đến ba năm các bên ký kết mới có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thỏa ước - (Điều 50 Bộ luật Lao động). Trình tự việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cũng phải được tiến hành theo đúng trình tự như ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Lưu ý: Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động mới và Ban chấp hành công đoàn cơ sở căn cứ vào phương án sử dụng lao động đề xem xét việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung hoặc ký thỏa ước lao động tập thể mới.
Theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật Lao động thì trong quá trình thực hiện thoả ước cả hai bên trong quan hệ lao động đều được quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước. Quy định này dễ tạo nên sự tuỳ tiện, làm ảnh hưởng sự bình ổn của thoả ước, dẫn đến mất ổn định trong sản xuất kinh doanh, tạo ra sự xáo trộn trong quá trình thực hiện thoả ước. Nhiều khi, do việc sửa đổi bổ sung thoả ước quá dễ dàng nên đã làm cho các bên không chuẩn bị kỹ càng, coi nhẹ quá trình soạn thảo, thương lượng để ký kết một thoả ước. Họ cho rằng, khi cần, trong quá trình thực hiện thoả ước thì sẽ sửa đổi bổ sung sau. Vì vậy đã có rất nhiều thoả ước có nội dung sơ sài, làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, khi một trong các bên yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước đã ký kết mà bên kia không đồng ý hoặc trong quá trình thương lượng không mang lại kết quả thì tranh chấp về thoả ước lao động tập thể tất yếu sẽ xảy ra và thậm chí dẫn đến đình công.
Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể cần được quy định một cách chặt chẽ hơn. Hiện nay, vấn đề này có hai hướng hoàn thiện:
Thứ nhất, cho phép các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung thoả ước nhưng phải kèm theo các điều kiện chặt chẽ như có sự xác nhận của cơ quan lao động có thẩm quyền.
Thứ hai, không cho các bên tiến hành sửa đổi thoả ước. Khi các bên đã ký kết thoả ước lao động tập thể thì bắt buộc phải thực hiện. Còn nếu trong trường hợp có những yêu cầu mới thì các bên lập thành bản cam kết khác. Bản cam kết này được thực hiện song song với bản cam thoả ước đã ký kết, có như vậy mới bảo đảm được ý nghĩa của thoả ước, đồng thời bảo đảm được sự ổn định của quan hệ lao động trong thời gian có hiệu lực của thoả ước.
III - KẾT LUẬN
Nhà nước cố gắng đảm bảo lợi ích chung thông qua những can thiệp nhất định vào hoạt động thương lượng nhưng mặt khác cũng dành sự tự chủ nhất định cho các bên. Điều này một mặt cho phép các bên của quan hệ lao động kịp thời điều chỉnh và cân đối lại lợi ích giữa họ sau một thời gian thực hiện thoả ước tập thể, mặt khác cũng đảm bảo tính ổn định cần thiết của quan hệ lao động.