Quản lý hệ thống cây xăng ứng dụng công nghệ GIS

Trong những thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng và có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực khoa học và xã hội. Với ngành địa lý, thuật ngữ GIS hay hệ thống thông tin địa lý đã trở nên quen thuộc. Phân tích dữ liệu bản đồ bao gồm quá trình thu thập, lưu trữ, phân tích và kết xuất dữ liệu. Quá trình này trước đây thường được làm bằng tay, trên dữ liệu tương tự và sản phẩm tạo ra là bản đồ giấy. Tuy nhiên, vấn đề là dữ liệu được lấy từ rất nhiều nguồn khác nhau, tại các vị trí khác nhau do đó mà chúng thường có tỷ lệ và phép chiếu khác nhau. Để tổng hợp được nguồn dữ liệu này ta cần phải quy đổi chúng về cùng một tỷ lệ và phép chiếu. Công việc này tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc mà độ chính xác lại không cao. Sự ra đời của GIS đã cho ta một cái nhìn khác về phân tích dữ liệu bản đồ. Các bản đồ giờ đây được số hoá và đặt trong một hệ toạ độ tiêu chuẩn, việc tổng hợp và quy đổi dữ liệu được thực hiện dễ dàng bằng các phần mềm chuyên dụng. Cùng với tập các tiến trình xử lý dữ liệu thô để sản sinh ra các thông tin có ích cho công tác lập quyết định, hệ thống thông tin địa lý đã được thiết kế để làm việc với dữ liệu quy chiếu hay toạ độ địa lý. Nhờ vào khả năng sử dụng dữ liệu không gian và phi không gian từ các nguồn khác nhau nên công nghệ GIS được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như quản lý hệ thống đường phố, quản lý giám sát tài nguyên, thiên nhiên môi trường, quản lý quy hoạch, quản lý thiết bị, phân tích tổng điều tra dân số, lập bản đồ các dịch vụ y tế, bưu điện Đồng thời GIS cũng là sự hội tụ của các lĩnh vực công nghệ và các ngành truyền thống: địa lý, bản đồ, khoa học viễn thám, thống kê, khoa học máy tính, toán học Nó hợp nhất các số liệu mang tính liên ngành bằng tổng hợp, mô hình hoá và phân tích. Vì vậy có thể nói, GIS được xây dựng trên các tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau để tạo ra ngành khoa học mới.

doc122 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý hệ thống cây xăng ứng dụng công nghệ GIS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Ñ&Ð Trong những thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng và có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực khoa học và xã hội. Với ngành địa lý, thuật ngữ GIS hay hệ thống thông tin địa lý đã trở nên quen thuộc. Phân tích dữ liệu bản đồ bao gồm quá trình thu thập, lưu trữ, phân tích và kết xuất dữ liệu. Quá trình này trước đây thường được làm bằng tay, trên dữ liệu tương tự và sản phẩm tạo ra là bản đồ giấy. Tuy nhiên, vấn đề là dữ liệu được lấy từ rất nhiều nguồn khác nhau, tại các vị trí khác nhau do đó mà chúng thường có tỷ lệ và phép chiếu khác nhau. Để tổng hợp được nguồn dữ liệu này ta cần phải quy đổi chúng về cùng một tỷ lệ và phép chiếu. Công việc này tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc mà độ chính xác lại không cao. Sự ra đời của GIS đã cho ta một cái nhìn khác về phân tích dữ liệu bản đồ. Các bản đồ giờ đây được số hoá và đặt trong một hệ toạ độ tiêu chuẩn, việc tổng hợp và quy đổi dữ liệu được thực hiện dễ dàng bằng các phần mềm chuyên dụng. Cùng với tập các tiến trình xử lý dữ liệu thô để sản sinh ra các thông tin có ích cho công tác lập quyết định, hệ thống thông tin địa lý đã được thiết kế để làm việc với dữ liệu quy chiếu hay toạ độ địa lý. Nhờ vào khả năng sử dụng dữ liệu không gian và phi không gian từ các nguồn khác nhau nên công nghệ GIS được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như quản lý hệ thống đường phố, quản lý giám sát tài nguyên, thiên nhiên môi trường, quản lý quy hoạch, quản lý thiết bị, phân tích tổng điều tra dân số, lập bản đồ các dịch vụ y tế, bưu điện… Đồng thời GIS cũng là sự hội tụ của các lĩnh vực công nghệ và các ngành truyền thống: địa lý, bản đồ, khoa học viễn thám, thống kê, khoa học máy tính, toán học… Nó hợp nhất các số liệu mang tính liên ngành bằng tổng hợp, mô hình hoá và phân tích. Vì vậy có thể nói, GIS được xây dựng trên các tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau để tạo ra ngành khoa học mới. Một điểm mạnh của GIS so với các công nghệ trước đây là khả năng tích hợp dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính (phi không gian) bên trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Điều này giúp cho việc biểu diễn thông tin bản đồ linh động và trực quan hơn. Đặc biệt là khi những thông tin này được đưa lên mạng Internet. Hiện nay, vấn đề giao thông luôn là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia khiến cho thông tin về nó ngày càng quan trọng, đặc biệt là khi nước ta đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tốt nhằm phục vụ cho việc đi lại trong các thành phố và các địa điểm lân cận thêm thuận tiện. Do đó rất cần thiết phải có một hệ thống cung cấp thông tin về giao thông đến tất cả mọi người dân. ArcGIS là một công cụ mạnh mẽ, cho phép ta kết xuất dữ liệu bản đồ dưới dạng ảnh phục vụ cho việc truyền qua mạng, thực hiện các phép toán phân tích không gian cơ bản để từ đó xây dựng nên các chức năng tra cứu bản đồ có kết hợp yếu tố không gian và thuộc tính, điều mà các công nghệ khác không làm được. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, em muốn áp dụng những kiến thức được học trên ghế nhà trường vào công việc cụ thể. Được sự hướng dẫn của thầy PGS.TS. Nguyễn Cảnh Lương, em đã quyết định chọn cho mình một đề tài nhỏ nhưng rất thực tế về vấn đề quản lý giao thông, đó là: “Quản lý hệ thống cây xăng ứng dụng công nghệ GIS”. Đề tài được xây dựng với mục đích đưa ra thông tin chính xác về vị trí các cây xăng thuộc địa bàn Hà Nội giúp cho người điều khiển phương tiện giao thông có thể xác định chính xác được phương hướng đến các trạm xăng một cách gần nhất và nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và công sức cho người tham gia giao thông. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng đây chưa phải thưc sự là một web site hoàn thiện để đưa vào sử dụng vì web site chưa sử lý được nhiều chi tiết phức tạp. Vì đây là lần đầu tiên là em làm quen với công nghệ GIS, một công nghệ còn rất mới ở nước ta, khả năng bản thân còn hạn chế và thời lượng thực hiện có hạn, do vậy em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy cô cùng các bạn để web site ngày càng hoàn thiện và có thể áp dụng trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Nguyễn Cảnh Lương và các thầy cô giáo trong khoa Toán - Tin Ứng Dụng đã tạo điều kiện cho em hoàn tất đề tài nghiên cứu này. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ GIS I. KHÁI NIỆM GIS GIS - Geographic Information System hay hệ thống thông tin địa lý được hình thành từ ba khái niệm địa lý, thông tin và hệ thống. Khái niệm “địa lý” liên quan đến các đặc trưng về không gian, vị trí. Các đặc trưng này ánh xạ trực tiếp đến các đối tượng trong không gian. Chúng có thể là vật lý, văn hoá, kinh tế, tự nhiên... Khái niệm “thông tin” đề cập đến phần dữ liệu được quản lý bởi GIS. Đó là các dữ liệu về thuộc tính và không gian của đối tượng. GIS có tính “hệ thống” tức là hệ thống GIS được xây dựng từ các module. Việc tạo module giúp thuận lợi trong việc quản lý và hợp nhất. GIS là một hệ thống có ứng dụng rất lớn. Từ năm 1980 đến nay đã có rất nhiều các định nghĩa được đưa ra, tuy nhiên không có định nghĩa nào khái quát đầy đủ về GIS vì phần lớn chúng đều được xây dựng trên khía cạnh ứng dụng cụ thể trong từng lĩnh vực. Có ba định nghĩa được dùng nhiều nhất: + GIS là một hệ thống thông tin được thiết kế để làm việc với các dữ liệu trong một hệ toạ độ quy chiếu. GIS bao gồm một hệ cơ sở dữ liệu và các phương thức để thao tác với dữ liệu đó. + GIS là một hệ thống nhằm thu thập, lưu trữ, kiểm tra, tích hợp, thao tác, phân tích và hiển thị dữ liệu được quy chiếu cụ thể vào trái đất. + GIS là một chương trình máy tính hỗ trợ việc thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu bản đồ. 1. Mô hình công nghệ Một cách khái quát, có thể hiểu một hệ GIS như là một quá trình sau: Dữ liệu vào Quản lý dữ liệu Xử lý dữ liệu Phân tích và mô hình Dữ liệu ra Hình 1.1 Mô hình công nghệ GIS + Dữ liệu vào: dữ liệu được nhập từ các nguồn khác nhau như chuyển đổi giữa các cách biểu diễn dữ liệu, máy quét, hình ảnh từ vệ tinh, ảnh chụp… + Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liệu được thu thập và tổng hợp, GIS cần cung cấp các thiết bị có thể lưu và bảo trì dữ liệu nhằm đảm bảo về bảo mật số liệu, tích hợp số liệu, lọc và đánh giá số liệu, khả năng duy trì. GIS lưu thông tin thế giới thực thành các tầng dữ liệu riêng biệt, các tầng này đặt trong cùng một hệ trục toạ độ và chúng có khả năng liên kết với nhau. + Xử lý dữ liệu: các thao tác xử lý dữ liệu được thực hiện để tạo ra thông tin. Nó giúp cho người sử dụng quyết định cần làm tiếp công việc gì. Kết quả của xử lý dữ liệu là tạo ra các ảnh, báo cáo và bản đồ. + Phân tích và mô hình: số liệu tổng hợp và chuyển đổi chỉ là một phần của GIS. Những yêu cầu tiếp theo là khả năng giải mã và phân tích về mặt định tính và định lượng thông tin đã thu thập. + Dữ liệu ra: một trong các phương diện công nghệ GIS là sự thay đổi của các phương pháp khác nhau trong đó thông tin có thể hiển thị khi nó được xử lý bằng GIS. Các phương pháp truyền thống là bảng và đồ thị có thể cung cấp bằng các bản đồ và ảnh 3 chiều. 2. Các lĩnh vực khoa học liên quan đến GIS GIS là sự hội tụ các lĩnh vực công nghệ và các ngành truyền thống, nó hợp nhất các số liệu mang tính liên ngành bằng tổng hợp, mô hình hoá và phân tích. Vì vậy có thể nói GIS được xây dựng trên các tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau để tạo ra các hệ thống phục vụ mục đích cụ thể. Các ngành này bao gồm: + Ngành địa lý: là ngành liên quan mật thiết đến việc biểu diễn thế giới và vị trí của đối tượng trong thế giới. Nó có truyền thống lâu đời về phân tích không gian và nó cung cấp các kỹ thuật phân tích không gian khi nghiên cứu. + Ngành bản đồ: nguồn dữ liệu đầu vào chính của GIS là các bản đồ. Ngành bản đồ có truyền thống lâu đời trong việc thiết kế bản đồ, do vậy nó cũng là khuân mẫu quan trọng nhất của đầu ra GIS. + Công nghệ viễn thám: các ảnh vệ tinh và ảnh máy bay là nguồn dữ liệu địa lý quan trọng cho hệ GIS. Viễn thám bao gồm cả kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu ở mọi vị trí trên quả địa cầu. Các dữ liệu đầu ra của hệ thống ảnh vệ tinh có thể được trộn với các lớp dữ liệu của GIS. + Ảnh máy bay: khi ta xây dựng bản đồ có tỷ lệ cao thì ảnh chụp từ máy bay là nguồn dữ liệu chính về bền mặt trái đất được sử dụng làm đầu vào. + Bản đồ địa hình: cung cấp dữ liệu có chất lượng cao về vị trí của ranh giới đất đai, nhà cửa… + Ngành thống kê: các kỹ thuật thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu GIS. Nó là đặc biệt quan trọng trong việc xác định sự phát sinh các lỗi hoặc tính không chắc chắn trong số liệu của GIS. + Khoa học tính toán: tự động thiết kế máy tính cung cấp kỹ thuật nhập, hiển thị biểu diễn dữ liệu. Đồ hoạ máy tính cung cấp công cụ để thể hiện, quản lý các đối tượng đồ hoạ. Quản trị cơ sở dữ liệu cho phép biểu diễn dữ liệu dưới dạng số, các thủ tục để thiết kế hệ thống, lưu trữ, xâm nhập, cập nhật. + Toán học: các ngành hình học, lý thuyết đồ thị được sử dụng trong thiết kế hệ GIS và phân tích dữ liệu không gian. 3. Một số ứng dụng Công nghệ GIS ngày càng được sử dụng rộng rãi. GIS có khả năng sử dụng dữ liệu không gian và thuộc tính (phi không gian) từ các nguồn khác nhau khi thực hiện phân tích không gian để trả lời các câu hỏi của người sử dụng. Một số ứng dụng cụ thể của GIS thường thấy trong thực tế là: + Quản lý hệ thống đường phố bao gồm các chức năng: tìm kiếm toạ độ khi xác định được vị trí đường phố hoặc tìm vị trí khi biết trước toạ độ đường phố. Đường giao thông và sơ đồ; điều khiển đường đi, lập kế hoạch lưu thông xe cộ. Phân tích vị trí, chọn khu vực xây dựng các tiện ích như bãi đỗ xe, ga tàu xe… Lập kế hoạch phát triển giao thông. + Quản lý giám sát tài nguyên, thiên nhiên, môi trường bao gồm các chức năng: quản lý gió và sông ngòi, các nguồn nhân tạo, bình đồ lũ, vùng ngập úng, đất nông nghiệp, tầng ngập nước, rừng, vùng tự nhiên, phân tích tác động môi trường… Xác định ví trí chất thải độc hại. Mô hình hoá nước ngầm và đường ô nhiễm. Phân tích phân bố dân cư, quy hoạch tuyến tính. + Quản lý quy hoạch bao gồm các chức năng: phân vùng quy hoạch sử dụng đất. Các hiện trạng xu thế môi trường. Quản lý chất lượng nước. + Quản lý các thiết bị bao gồm các chức năng: xác định đường ống ngầm, cáp ngầm. Xác định tải trọng của lưới điện. Duy trì quy hoạch các thiết bị, sử dụng đường điện. + Phân tích tổng điều tra dân số, lập bản đồ các dịch vụ y tế, bưu điện và nhiều ứng dụng khác. 4. Các hệ thống tương tác Các hệ thống xử lý số liệu: số liệu vào từ các bản đồ, ảnh hoặc đo đạc hiện trường cần được xử lý để đưa vào cơ sở dữ liệu số. Sau đó là quá trình lưu trữ số liệu, cách sử dụng, cập nhật… Hệ phân tích dữ liệu: rút ra và phân tích, có thể đơn giản để đáp ứng yêu cầu hoặc các phân tích thống kê tổng hợp dữ liệu. Thông tin ra hay cách hiển thị kết quả có thể là bản đồ, bảng biểu và cũng có thể dùng để đưa vào một hệ dữ liệu số khác. Hệ sử dụng thông tin: người dùng có thể là các nhà điều tra, quy hoạch, quản lý. Sự tương tác cần thiết giữa các nhóm GIS và người sử dụng để lập kế hoạch cho các thủ tục phân tích và hệ thống quản lý cấu trúc dữ liệu. II. CÁC THÀNH PHẦN GIS GIS bao gồm 5 thành phần: - Con người - Dữ liệu - Phương pháp phân tích - Phần cứng - Phần mềm Các thành phần này kết hợp với nhau nhằm tự động quản lý và phân phối Hình 1.2 Các thành phần của GIS thông tin thông qua biểu diễn địa lý. 1. Con người Con người là thành phần quan trọng nhất, là nhân tố thực hiện các thao tác điều hành sự hoạt động của hệ thống GIS. + Người dùng GIS: là những người sử dụng các phần mềm GIS để giải quyết các bài toán không gian theo mục đích của họ. Họ thường là những người được đào tạo tốt về lĩnh vực GIS hoặc là các chuyên gia. + Người xây dựng bản đồ: sử dụng các lớp bản đồ được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, chỉnh sửa dữ liệu để tạo ra các bản đồ theo yêu cầu. + Người xuất bản: sử dụng phần mềm GIS để kết xuất ra bản đồ dưới nhiều định dạng xuất khác nhau. + Người phân tích: giải quyết các vấn đề như tìm kiếm, xác định vị trí… + Người xây dựng dữ liệu: là những người chuyên nhập dữ liệu bản đồ bằng các cách khác nhau như vẽ, chuyển đổi từ định dạng khác, truy nhập cơ sở dữ liệu… + Người quản trị cơ sở dữ liệu: quản lý cơ sở dữ liệu GIS và đảm bảo hệ thống vận hành tốt. + Người thiết kế cơ sở dữ liệu: xây dựng các mô hình dữ liệu vật lý và lôgic. + Người phát triển: xây dựng hoặc cải tạo các phần mềm GIS để đáp ứng các nhu cầu cụ thể. 2. Dữ liệu Một cách tổng quát, người ta chia dữ liệu trong GIS thành 2 loại: + Dữ liệu không gian (spatial): cho ta biết kích thước vật lý và vị trí địa lý của các đối tượng trên bề mặt trái đất. + Dữ liệu thuộc tính (non-spatial): là các dữ liệu ở dạng văn bản cho ta biết thêm thông tin thuộc tính của đối tượng. 3. Phần cứng Là các máy tính điện tử: PC, Mini Computer, MainFrame… là các thiết bị mạng cần thiết khi triển khai GIS trên môi trường mạng. GIS cũng đòi hỏi các thiết bị ngoại vi đặc biệt cho việc nhập và xuất dữ liệu như máy số hoá (digitizer), máy vẽ (plotter), máy quét (scanner)… 4. Phần mềm Hệ thống phần mềm GIS rất đa dạng. Mỗi công ty xây dựng GIS đều có hệ phần mềm riêng của mình. Tuy nhiên, có một dạng phần mềm mà các công ty phải xây dựng là hệ quản trị cơ sở dữ liệu địa lý. Dạng phần mềm này nhằm mục đích nâng cao khả năng cho các phần mềm cơ sở dữ liệu thương mại trong việc sao lưu dữ liệu, định nghĩa bảng, quản lý các giao dịch do đó ta có thể lưu các dữ liệu đồ địa lý dưới dạng các đối tượng hình học trực tiếp trong các cột của bảng quan hệ và nhiều công việc khác. III. CHỨC NĂNG GIS Một hệ GIS phải đảm bảo được 6 chức năng cơ bản sau: + Capture: thu thập dữ liệu. Dữ liệu có thể lấy từ rất nhiều nguồn, có thể là bản đồ giấy, ảnh chụp, bản đồ số… + Store: lưu trữ. Dữ liệu có thể được lưu dưới dạng vector hay raster. + Query: truy vấn (tìm kiếm). Người dùng có thể truy vấn thông tin đồ hoạ hiển thị trên bản đồ. + Analyze: phân tích. Đây là chức năng hộ trợ việc ra quyết định của người dùng. Xác định những tình huống có thể xảy ra khi bản đồ có sự thay đổi. + Display: hiển thị. Hiển thị bản đồ. + Output: xuất dữ liệu. Hỗ trợ việc kết xuất dữ liệu bản đồ dưới nhiều định dạng: giấy in, Web, ảnh, file… Xuất dữ liệu Quan sát thực địa Tài liệu, bản đồ giấy Thu nhập dữ liệu Dữ liệu thô Lưu trữ Phân tích Truy vấn Hiển thị Dữ liệu có cấu trúc VDU Thiết bị ra Cơ sở dữ liệu Hình 1.3 Quan hệ giữa các nhóm chức năng của GIS 1. Thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu là quá trình thu nhận dữ liệu theo khuân mẫu được áp dụng cho GIS. Mức độ đơn giản nhất của thu thập dữ liệu là chuyển đổi khuân dạng mẫu có sẵn từ bên ngoài. Trong trường hợp này, GIS phải có các tiện ích để hiểu được các khuân dạng mẫu dữ liệu chuẩn khác nhau để trao đổi. GIS còn phải có khả năng nhập các ảnh bản đồ. Trong thực tế, nhiều kỹ thuật trắc địa được áp dụng để thu thập dữ liệu thô, bao gồm thu thập dữ liệu về bề mặt trái đất như địa hình, địa chất học và thảm thực vật nhờ trắc địa đo đặc hay ảnh chụp từ vệ tinh, máy bay. Các dữ liệu như kinh tế - xã hội thu thập từ điều tra phỏng vấn hay chuyển đổi từ các bài tư liệu viết. Bản đồ vẽ bằng tay trên giấy phải được số hoá sang dạng raster. Việc sử dụng ảnh vệ tinh hay ảnh chụp từ máy bay được xem là nguồn dữ liệu quan trọng khi nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và đo vẽ bản đồ địa hình. Đa số nguồn gốc thông tin không gian là các bản đồ in hay bản đồ dưới khuôn mẫu tương tự. Để các dữ liệu này được sử dụng trong GIS thì chúng cần được số hoá. Ở mức thủ công thì chỉ có thể số hoá các đặc trưng bản đồ và nhập thuộc tính mô tả các đặc trưng đó. Còn ở mức tự động hoá cao hơn là số hoá bản đồ bằng máy quét ảnh để phát sinh ảnh số bản đồ đầy đủ. Đầu ra của máy quét là ma trận của các giá trị điểm ảnh 2D, có thể được sử dụng cho công việc vector hoá để tạo ra bản đồ mã hoá dữ liệu, kiểm chứng và sửa lỗi để có được dữ liệu phù hợp. Nói chung, công việc thu thập dữ liệu hay “làm dữ liệu bản đồ” là nhiệm vụ khó khăn và là quan trọng nhất khi xây dựng các ứng dụng GIS. Quá trình thu thập dữ liệu luôn gắn liền với quá trình xử lý dữ liệu. Chúng ta có ba mô hình quan niệm của thông tin không gian là mô hình hướng đối tượng, mạng và bề mặt. Quá trình phân tích trên cơ sở các cách nhìn khác nhau đòi hỏi dữ liệu phải được biểu diễn và tổ chức cho phù hợp. Vì vậy cần cung cấp phương tiện cho người sử dụng GIS thay đổi cấu trúc dữ liệu để thích nghi với các yêu cầu khác nhau. Điều này đòi hỏi cần phải có các chức năng thay đổi cách biểu diễn, thay đổi phân lớp, làm đơn giản hoá hay tổng quát hoá dữ liệu, biến đổi giữa hệ thống trục toạ độ khác nhau và biến đổi các phép chiếu bản đồ. Các thao tác này được xem là tiền phân tích không gian. Mức độ xử lý dữ liệu thô khác nhau phụ thuộc vào mục đích của ứng dụng GIS. Một số công cụ phân tích của GIS phụ thuộc chặt chẽ vào các mô hình dữ liệu raster, do đó nó đòi hỏi quá trình biến đổi mô hình dữ liệu vector sang dữ liệu raster, quá trình này được gọi là raster hoá. Một số công cụ phân tích khác lại làm việc chủ yếu với mô hình vector, nên đòi hỏi quá trình biến đổi ngược từ raster sang vector, hay còn gọi là vector hoá. Raster hoá là quá trình phân tích đường (line) hay miền (polygon) thành các điểm ảnh (pixel). Ngược lại, vector hoá là quá trình tập hợp các điểm ảnh để tạo thành đường hay miền. Dữ liệu ban đầu của ta thông thường là dưới dạng raster nên nếu dữ liệu không có cấu trúc tốt thì việc nhận dạng mẫu sẽ rất phức tạp. Khi so sánh dữ liệu từ các nguồn khác nhau, vấn đề thường nảy sinh là sử dụng hai hay nhiều phân lớp để mã hoá cho cùng hiện tượng. Để nhận ra các khía cạnh khác nhau của hiện tượng với mức độ chi tiết khác nhau, cần phải có tiến trình xấp xỉ hoá để biển đổi về cùng một phân lớp. Trong việc tích hợp dữ liệu bản đồ, vấn đề nảy sinh là hệ thống toạ độ của chúng được đo, vẽ trên cơ sở nhiều phép chiếu bản đồ khác nhau. Các dữ liệu này không thể tích hợp trên cùng bản đồ nếu không biển đổi chúng về cùng một hệ trục toạ độ. 2. Lưu trữ và truy cập dữ liệu Lưu trữ dữ liệu liên quan đến tạo lập cơ sở dữ liệu không gian (đồ hoạ, bản đồ). Nội dung của cơ sở dữ liệu này có thể bao gồm tổ hợp dữ liệu vector hoặc dữ liệu raster hoặc cả hai, dữ liệu thuộc tính để nhận diện hiện tượng tham chiếu không gian. Thông thường dữ liệu thuộc tính của GIS trên cơ sở đối tượng được lưu trong bảng, chúng chứa khoá chính là một chỉ danh duy nhất tương ứng với đối tượng không gian, kèm theo nhiều mục dữ liệu thuộc tính khác. Chỉ danh đối tượng không gian duy nhất được dùng để liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian tương ứng. Trong bảng thuộc tính cũng có thể bao gồm cả giá trị không gian như độ dài đường, diện tích vùng mà chúng đã được dẫn xuất từ biểu diễn dữ liệu hình học. Với dữ liệu raster thì các tệp thuộc tính thông thường chứa dữ liệu liên quan đến lớp hiện tượng tự nhiên thay cho các đối tượng rời rạc. Việc lựa chọn mô hình raster hay mô hình vector để tổ chức dữ liệu không gian được thực hiện khi thu thập dữ liệu vì mỗi mô hình tương ứng với các tiếp cận khác nhau. Thông thường cơ sở dữ liệu GIS cho khả năng quản trị cả hai mô hình không gian nói trên, khi xây dựng cơ sở dữ liệu không gian thì nhất thiết phải liên kết bảng dữ liệu liên quan đến hiện tượng tương ứng. Theo thuật ngữ của hệ quản trị cơ sở dữ liệu thì các mô hình vector và raster được xem như những thí dụ của mô hình quan niệm. Chúng mô tả các quan niệm liên quan đến ứng dụng thế giới thực được biểu diễn trong cơ sở dữ liệu. Các mô hình quan niệm được mô tả theo nhiều cấp bậc trừu tượng, trong đó các mô hình vector và raster là ở mức trừu tượng thấp nhất. Chúng gần với biểu diễn dữ liệu máy tính hơn các mô hình trên cơ sở dữ liệu đối tượng, mạng và bề mặt. Khái niệm mô hình dữ liệu lôgic được sử dụng để đề cập đến cách mà hệ quản trị cơ sở dữ liệu tổ chức mô hình quan niệm thành tệp, bản ghi, chỉ số. Ngày nay, công nghệ cơ sở dữ liệu truyền thống không còn thích hợp với việc quản lý dữ liệu địa lý. Một số hệ GIS được sử dụng rộng rãi đã xây dựng cơ sở dữ liệu trên cơ sở tổ hợp mô hình quan hệ quản lý thuộc tính phi hình học và lựợc đồ chuyên dụng, phi quan hệ để lưu trữ, xử lý d