Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên ở ĐHQG Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

Giáo dục văn hoá học đường (VHHĐ) cho sinh viên, là bộ phận quan trọng của giáo dục đào tạo bậc đại học, là yêu cầu khách quan để phát triển và hoàn thiện nhân cách sinh viên; bởi vậy nó luôn được trường đại học, các cơ quan giáo dục của Đảng, Nhà nước và xã hội hết sức quan tâm, để sau tốt nghiệp đại học sinh viên có đủ tri thức, năng lực, giá trị văn hóa truyền thống và những phẩm chất tốt đẹp của con người mới trong xã hội hiện đại, đáp ứng yêu cầu cao của sự nghiệp đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, môi trường hội nhập và giao lưu quốc tế phát triển mạnh mẽ, sinh viên có điều kiện thuận lợi để tiếp thu nền văn minh nhân loại, học tập và ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới, họ trở nên tự tin, tham gia ngày càng nhiều vào sự nghiệp phát triển đất nước. Điều đó làm cho vấn đề giáo dục VHHĐ cho sinh viên đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học; Tuy nhiên trước tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của mạng xã hội, điện thoại di động, Internet đã ảnh hưởng không nhỏ tới sinh viên. Một bộ phận sinh viên vi phạm VHHĐ, có hành vi tiêu cực, chưa đẹp, thậm chí là lệch chuẩn, chạy theo lối sống thực dụng, vô kỷ luật, thiếu ý chí vươn lên, sa vào tệ nạn xã hội, ứng xử thiếu văn hóa Những biểu hiện vi phạm VHHĐ của sinh viên do nhiều nguyên nhân, trong đó các hoạt động giáo dục VHHĐ thường đạt hiệu quả thấp, và chủ yếu từ khâu quản lý hoạt động này chưa được các chủ thể quản lý quan tâm đúng mức. Quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở trường đại học, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng đào tạo của nhà trường; tuy nhiên nhìn nhận khách quan cho thấy: việc quản lý hoạt động giáo dục này ở các trường đại học nói chung, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) nói riêng còn không ít hạn chế, bất cập, chậm đổi mới, chú trọng nhiều về hình thức dẫn đến hiệu quả quản lý còn thấp, chưa đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam hiện nay. Để khắc phục hạn chế đó, nhiều năm qua hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN, cũng như công tác quản lý hoạt động này được các nhà khoa học, chuyên gia quan tâm nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học, đưa ra các giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục VHHĐ cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu, đã tạo cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu sau kế thừa và phát triển, góp phần hoàn thiện lý luận quản lý giáo dục VHHĐ cho sinh viên đại học trong bối cảnh mới. Những năm qua, các Trường đại học thuộc ĐHQGHN, đã quan tâm đến quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên, kết quả đạt được trên lĩnh vực này góp phần nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên của chủ thể các cấp ở ĐHQGHN hầu như còn theo kinh nghiệm, còn bộc lộ không ít hạn chế. Nhất là trong bối cảnh mới như: nhận thức và trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên.chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu của xã hội. Các thiết chế quy định quản lý ít được bổ sung, hoàn thiện để này càng cụ thể, chặt chẽ hơn; năng lực của chủ thể quản lý các cấp còn hạn chế; sự phân cấp và phối hợp lực lượng trong hoạt động giáo dục VHHĐ và quản lý hoạt động này chưa nhịp nhàng; công tác kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm chưa thường xuyên.Nguyên nhân của hạn chế trên có nhiều, song chủ yếu là còn thiếu những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học chuyên sâu về quản lý giáo dục.

doc232 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên ở ĐHQG Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Vũ Văn Hải DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Ban Giám đốc BGĐ Ban Giám hiệu BGH Cán bộ quản lý CBQL Câu lạc bộ CLB Chính trị Quốc gia CTQG Đại học Sư phạm ĐHSP Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHQGHN Điểm trung bình ĐTB Giáo dục văn hóa học đường GDVHHĐ Giáo dục và đào tạo GD&ĐT Quản lý sinh viên QLSV Văn hóa học đường VHHĐ MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 13 1.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học đường 13 1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường 22 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 34 2.1. Hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 34 2.2. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 53 2.3. Đại học Quốc gia Hà Nội và yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay 68 Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 77 3.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 77 3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 79 3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 92 3.4. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN hiện nay 104 3.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay 106 Chương 4: BIỆN PHÁP VÀ KIỂM CHỨNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 113 4.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 113 4.2. Hệ thống biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 115 4.3. Kiểm chứng các biện pháp đề xuất 143 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 159 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163 PHỤ LỤC 174 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Tên bảng Nội dung Trang Bảng 3.1. Đối tượng và số lượng khảo sát 77 Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của CB, giảng viên và sinh viên về giáo dục VHHĐ cho sinh viên. 79 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của chủ thể quản lý về sự cần thiết của quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên (n=120) 80 Bảng 3.4 Tổng hợp số liệu khảo sát kết quả sử dụng các hình thức giáo dục VHHĐ và tham gia phong trào VHHĐ của SV 82 Bảng 3.5. Tổng hợp số liệu khảo sát về công tác quản lý lập kế hoạch hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN 85 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá chung về các nội dung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN hiện nay (từ bảng: 3.8. đến 3.15.). 87 Bảng 3.7. Tổng hợp số liệu khảo sát về kết quả giáo dục VHHĐ cho sinh viên 88 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của chủ thể quản lý về sự cần thiết của quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên (n=120) 92 Bảng 3.9a. Tổng hợp số liệu khảo sát thực trạng các thiết chế, quy định trong quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên (n=120) 93 Bảng 3.9b. Tổng hợp số liệu khảo sát thực trạng phân cấp quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên (n=120) 94 Bảng 10. Tổng hợp số liệu khảo sát về tổ chức thực hiện lập kế hoạch hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN 95 Bảng 3.11 Tổng hợp số liệu khảo sát về thực trạng tổ chức thực hiện chương trình, nội dung giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên (n=120) 96 Bảng 3.12 Tổng hợp số liệu khảo sát về thực trạng chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên (n=120) 99 Bảng 3.13 Tổng hợp số liệu khảo sát về thực trạng tổ chức phối hợp lực lượng giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên (n=120) 100 Bảng 3.14 Tổng hợp số liệu khảo sát về thực trạng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài chính phục vụ giáo dục VHHĐ cho sinh viên (n=120) 102 Bảng 3.15 Tổng hợp số liệu khảo sát về thực trạng đánh giá kết quả quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên (n=120) 103 Bảng 3.16 Tổng hợp số liệu khảo sát về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên (n=120) 104 Bảng 3.17 Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá chung về thực trạng các nội dung quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN hiện nay 106 Bảng 4.1. Kết quả kiểm chứng mức độ cấp thiết của biện pháp 144 Bảng 4.2. Kết quả kiểm chứng mức độ khả thi của biện pháp 145 Bảng 4.3. So sánh tương quan giữa mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp 147 Bảng 4.4. Đặc điểm đối tượng tham gia thử nghiệm 150 Biểu đồ 4.1: So sánh tương quan giữa mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp 148 Biểu đồ 4.2. Kết quả kiểm tra nhận thức của sinh viên Trước thử nghiệm về các nội dung VHHĐ của nhà trường 153 Biểu đồ 4.3. Kết quả kiểm tra nhận thức của sinh viên Sau thử nghiệm về các nội dung VHHĐ của nhà trường. 154 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Giáo dục văn hoá học đường (VHHĐ) cho sinh viên, là bộ phận quan trọng của giáo dục đào tạo bậc đại học, là yêu cầu khách quan để phát triển và hoàn thiện nhân cách sinh viên; bởi vậy nó luôn được trường đại học, các cơ quan giáo dục của Đảng, Nhà nước và xã hội hết sức quan tâm, để sau tốt nghiệp đại học sinh viên có đủ tri thức, năng lực, giá trị văn hóa truyền thống và những phẩm chất tốt đẹp của con người mới trong xã hội hiện đại, đáp ứng yêu cầu cao của sự nghiệp đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế.  Trong bối cảnh hiện nay, môi trường hội nhập và giao lưu quốc tế phát triển mạnh mẽ, sinh viên có điều kiện thuận lợi để tiếp thu nền văn minh nhân loại, học tập và ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới, họ trở nên tự tin, tham gia ngày càng nhiều vào sự nghiệp phát triển đất nước. Điều đó làm cho vấn đề giáo dục VHHĐ cho sinh viên đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học; Tuy nhiên trước tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của mạng xã hội, điện thoại di động, Internetđã ảnh hưởng không nhỏ tới sinh viên. Một bộ phận sinh viên vi phạm VHHĐ, có hành vi tiêu cực, chưa đẹp, thậm chí là lệch chuẩn, chạy theo lối sống thực dụng, vô kỷ luật, thiếu ý chí vươn lên, sa vào tệ nạn xã hội, ứng xử thiếu văn hóaNhững biểu hiện vi phạm VHHĐ của sinh viên do nhiều nguyên nhân, trong đó các hoạt động giáo dục VHHĐ thường đạt hiệu quả thấp, và chủ yếu từ khâu quản lý hoạt động này chưa được các chủ thể quản lý quan tâm đúng mức. Quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở trường đại học, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng đào tạo của nhà trường; tuy nhiên nhìn nhận khách quan cho thấy: việc quản lý hoạt động giáo dục này ở các trường đại học nói chung, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) nói riêng còn không ít hạn chế, bất cập, chậm đổi mới, chú trọng nhiều về hình thứcdẫn đến hiệu quả quản lý còn thấp, chưa đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam hiện nay. Để khắc phục hạn chế đó, nhiều năm qua hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN, cũng như công tác quản lý hoạt động này được các nhà khoa học, chuyên gia quan tâm nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học, đưa ra các giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục VHHĐ cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu, đã tạo cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu sau kế thừa và phát triển, góp phần hoàn thiện lý luận quản lý giáo dục VHHĐ cho sinh viên đại học trong bối cảnh mới. Những năm qua, các Trường đại học thuộc ĐHQGHN, đã quan tâm đến quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên, kết quả đạt được trên lĩnh vực này góp phần nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên của chủ thể các cấp ở ĐHQGHN hầu như còn theo kinh nghiệm, còn bộc lộ không ít hạn chế. Nhất là trong bối cảnh mới như: nhận thức và trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên...chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu của xã hội. Các thiết chế quy định quản lý ít được bổ sung, hoàn thiện để này càng cụ thể, chặt chẽ hơn; năng lực của chủ thể quản lý các cấp còn hạn chế; sự phân cấp và phối hợp lực lượng trong hoạt động giáo dục VHHĐ và quản lý hoạt động này chưa nhịp nhàng; công tác kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm chưa thường xuyên...Nguyên nhân của hạn chế trên có nhiều, song chủ yếu là còn thiếu những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học chuyên sâu về quản lý giáo dục. Xuất phát từ các lý do trên, cùng với kinh nghiệm công tác quản lý sinh viên, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ với mong muốn: góp phần gia tăng hiệu quả quản lý, thúc đẩy chất lượng các hoạt động giáo dục để tạo ra sự tiến bộ về VHHĐ của sinh viên ở ĐHQGHN, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao ở các Trường thuộc ĐHQGHN trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam hiện nay và tương lai. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN, tạo điểm tựa khoa học để đề xuất hệ thống biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN, góp phần làm phong phú thêm các biện pháp quản lý, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay. Khảo sát và phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng hoạt động giáo dục VHHĐ và quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay. Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị nhân cách cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Có nhiều con đường, cách thức để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên. Trong phạm vi đề tài luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay. - Về đối tượng khảo sát: Mỗi trường Đại học thuộc ĐHQGHN có đặc thù riêng về VHHĐ, do vậy tác giả luận án lựa chọn 05 trường Đại học thuộc ĐHQGHN như: Đại học Ngoại ngữ, Đại học Luật, Đại học Kinh tế, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn để thực hiện khảo sát các đại diện: cán bộ quản lý, giảng viên, Phòng Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Phòng Công tác sinh viên), Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên một số cơ sở thực hành, thực tập và sinh viên hệ chính quy. - Về thời gian: Các số liệu sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp trong 04 năm, từ năm 2018 đến năm 2022. 4. Giả thuyết khoa học ĐHQGHN luôn quan tâm đến quản lý giáo dục VHHĐ cho sinh viên với công cụ, phân cấp khá cụ thể; tuy nhiên do yếu tố khách quan và chủ quan nên kết quả quản lý đem lại chưa cao, sinh viên vi phạm VHHĐ vẫn thường xảy ra. Vì vậy, nếu chủ thể các cấp ở ĐHQGHN tập trung quản lý theo hướng hoàn thiện công cụ và phân cấp quản lý cụ thể; tích hợp nội dung giáo dục VHHĐ trong dạy học; đa dạng hóa hình thức, phương pháp giáo dục; phối hợp lực lượng và nêu gương của nhà giáo dục, cùng phát huy vai trò tự giáo dục và quản lý của sinh viên; đảm bảo nguồn lực và quản lý đánh giá kết quả theo tiêu chíthì sẽ góp phần quản lý hiệu quả hơn hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục; cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; văn kiện, nghị quyết, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD&ĐT và quản lý giáo dục, trực tiếp là các tư tưởng, quan điểm về giáo dục VHHĐ và quản lý giáo dục VHHĐ cho sinh viên để xây dựng các luận cứ khoa học của luận án. 5.2. Cơ sở thực tiễn Đề tài nghiên cứu các văn bản, báo cáo sơ kết, tổng kết; khảo sát thực trạng về hoạt động giáo dục VHHĐ và quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu thực tiễn của một số công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án để luận giải, luận chứng cơ sở thực tiễn. 5.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu *Phương pháp luận: Luận án được nghiên cứu trên cơ sở quán triệt phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục và quản lý giáo dục; trực tiếp là tư tưởng, quan điểm về giáo dục VHHĐ để xây dựng các luận cứ khoa học của luận án. Đồng thời, vận dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgic, tiếp cận chức năng, tiếp cận phức hợp và tiếp cận thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án xác định; cụ thể như: - Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Quản lý giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên nói riêng là quản lý, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát hệ thống hoạt động từ xác lập mục tiêu, thực nhiện chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, đến kết quả tự giáo dục giáo dục Do vậy, vận dụng tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay, cần quản lý toàn diện hoạt động và quá trình giáo dục VHHĐ. Và từ nghiên cứu lý luận, thực tiễn, đề xuất biện pháp và luận giải trong luận án cũng phải quán triệt, vận dụng tiếp cận hệ thống nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm nghiên cứu. - Tiếp cận lịch sử - logic: Trong nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay, từ khái quát lý luận, thực tiễn và biện pháp phải phù hợp với thực tiễn các Trường thuộc ĐHQGHN hiện nay; đồng thời kế thừa tri thức, kinh nghiệm giá trị tốt đẹp trong lịch sử và phát triển thành tựu trong quá khứ; tổng quan nghiên cứu vấn đề theo trật tự logic, cấu trúc các nội dung của luận án chặt chẽ, logic. - Tiếp cận thực tiễn: Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên tiếp cận thực tiễn của lý luận quản lý giáo dục, đào tạo và thực trạng vấn đề nghiên cứu, nhằm tăng độ tin cậy của các quan điểm, nhận định, đánh giá và đề xuất biện pháp trong luận án có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay. - Tiếp cận chức năng: Theo tiếp cận này, nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay, cần nhìn tổng thể các bộ phận cấu thành và liên hệ chặt chẽ, với những chức năng được xác định hợp thành chỉnh thể trong quản lý, từ xác lập kế hoạch, đến tổ chức bộ máy, hoạt động, chỉ đạo triển khai và kiểm soát thực hiệnKhi các bộ phận làm đúng chức năng quản lý sẽ tạo nên sự thống nhất và ổn định; tuy nhiên quản lý theo chức năng cũng dễ dẫn đến xu hướng bảo thủ, không có sự đột biến để tạo bước nhảy vọt phát triển về kết quả quản lý. - Tiếp cận phức hợp: Tiếp cận phức hợp là hệ thống phương pháp áp dụng để nghiên cứu một đối tượng khi dựa trên nhiều lý thuyết khác nhau. Vì vậy, để nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay, luận án dựa vào nhiều lý thuyết khác nhau như: khoa học quản lý giáo dục, tâm lý học hoạt động, giáo dục học, văn hóa học, điều khiển học, toán họclàm cơ sở để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay. *Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục như: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Các phương pháp được sử dụng như: Phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa tài liệu như: tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản của Nhà nước có liên quan đến quản lý giáo dục và đào tạo; các đề tài khoa học, luận án, bài báo khoa họcliên quan đến hoạt động giáo dục VHHĐ và quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên, để xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát: Quan sát các hành động của chủ thể quản lý VHHĐ, một số giờ giáo dục VHHĐ, quan sát biểu hiện thái độ và hành động VHHĐ của sinh viên ở một số Trường thuộc ĐHQGHN, từ đó có thêm thông tin đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục VHHĐ và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thiết kế phiếu và tổ chức điều tra xã hội học để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục VHHĐ và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ ở một số Trường thuộc ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở để đề xuất các biện pháp. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận án tiến hành trao đổi với một số CBQL, giảng viên, cán bộ Đoàn, cán bộ Phòng Chính trị và công tác học sinh, sinh viên...ở một số Trường thuộc ĐHQGHN về tổ chức hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm như: các văn bản, minh chứng của giảng viên, cán bộ Phòng Công tác sinh viên, cán bộ Đoàn ở một số Trường thuộc ĐHQGHN, qua đó có thêm thông tin để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm học, văn bản lưu giữ kết quả quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên một số Trường thuộc ĐHQGHN. Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của biện pháp đề xuất và thử nghiệm kiểm chứng tính hiệu quả của một biện pháp đề xuất tại một số Trường thuộc ĐHQGHN. - Nhóm phương pháp hỗ trợ: Phương pháp chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến các chuyên gia là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học và CBQL có kinh nghiệm...về các nội dung liên quan đến đề tài luận án, từ đó hoàn thiện nội dung nghiên cứu. Phương pháp toán học: sử dụng toán thống kê, công thức toán học và một số phần mềm tin học để xử lý, biểu đạt các số liệu đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác như: điều tra, khảo nghiệm, thử nghiệm 6. Những đóng góp mới của luận án Kế thừa kết quả nghiên cứu trước, luận án góp phần làm phong phú và sâu sắc hơn lý luận về quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay như: các khái niệm, nội dung, nguyên tắc và điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên; bối cảnh hiện nay và yêu cầu đặt ra; công cụ, phân cấp, đặc điểm, nội dung quản lý và các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN. Làm rõ thực trạng hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ ở một số trường Đại học thuộc ĐHQGHN, cung cấp minh chứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquan_ly_hoat_dong_giao_duc_van_hoa_hoc_duong_cho_sinh_vien_o.doc
  • doc1 BIA LUAN AN - Vu Van Hai.doc
  • doc2 BIA TT TIENG VIET - Vu Van Hai.doc
  • doc2 TT TIENG VIET - Vu Van Hai.doc
  • doc3 BIA TT TIENG ANH - Vu Van Hai.doc
  • doc3 TT TIENG ANH - Vu Van Hai.doc
  • docx4 TTM TIENG ANH - Vu Van Hai.docx
  • docx4 TTM TIENG VIET - Vu Van Hai.docx
Luận văn liên quan