Trong hơn một thế kỷ qua, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đang có sự
gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển khoa học công nghệ, quan hệ
giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc và phát triển hơn ở nhiều lĩnh vực.
Hoạt động đầu tư quốc tế đã trở nên phổ biến trên phạm vi toàn thế giới với
mức độ ngày càng gay gắt, quyết liệt.
Trước tình hình đó, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, Việt Nam cần phải có một lượng
vốn đầu tư vượt ra ngoài khả năng tự cung cấp. Trong khi các nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức và tài trợ của các tổ chức quốc tế đều có hạn thì hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là rất cần thiết.
Trong đó, giải pháp chủ yếu để thực hiện CNH, HĐH là phát triển các
ngành có hàm lượng khoa học, công nghệ cao (CNC), trong đó Khu công
nghệ cao (KCNC) đóng vai trò quan trọng tập trung thu hút FDI.
Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng
trong việc tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI trong lĩnh vực CNC, đặc
biệt là thu hút các tập đoàn đa quốc gia. KCNC còn là nơi thu hút, tập hợp
lực lượng trí thức khoa học và công nghệ trong cả nước, trí thức Việt kiều
và các nhà khoa học và công nghệ nước ngoài trong nghiên cứu, sáng tạo và
chuyển giao công nghệ trực tiếp cho sản xuất và ươm tạo doanh nghiệp
(DN) CNC. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động FDI vào các KCNC cần được ưu tiên hàng đầu.
Trong thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nước đối với FDI vào
KCNC Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu đáng kể,
cải thiện được môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý thuận
lợi, tạo sân chơi bình đẳng thu hút ngày càng nhiều đối tác đầu tư nước
ngoài. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, công tác quản lý nhà
nước còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập và cần có những giải
pháp để khắc phục, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thời giới.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ OANH
QU¶N Lý NHµ níc ®èi víi ho¹t ®éng
§ÇU T¦ TRùC TIÕP níc ngoµi ë khu c«ng nghÖ cao
ThµNH phè hå chÝ minh
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10
HÀ NỘI - 2019
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Nguyễn Tấn Vinh
2. TS Ngô Hoài Anh
Phản biện 1:.........................................................
.........................................................
Phản biện 2:.........................................................
.........................................................
Phản biện 3:.........................................................
.........................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20......
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong hơn một thế kỷ qua, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đang có sự
gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển khoa học công nghệ, quan hệ
giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc và phát triển hơn ở nhiều lĩnh vực.
Hoạt động đầu tư quốc tế đã trở nên phổ biến trên phạm vi toàn thế giới với
mức độ ngày càng gay gắt, quyết liệt.
Trước tình hình đó, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, Việt Nam cần phải có một lượng
vốn đầu tư vượt ra ngoài khả năng tự cung cấp. Trong khi các nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức và tài trợ của các tổ chức quốc tế đều có hạn thì hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là rất cần thiết.
Trong đó, giải pháp chủ yếu để thực hiện CNH, HĐH là phát triển các
ngành có hàm lượng khoa học, công nghệ cao (CNC), trong đó Khu công
nghệ cao (KCNC) đóng vai trò quan trọng tập trung thu hút FDI.
Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng
trong việc tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI trong lĩnh vực CNC, đặc
biệt là thu hút các tập đoàn đa quốc gia. KCNC còn là nơi thu hút, tập hợp
lực lượng trí thức khoa học và công nghệ trong cả nước, trí thức Việt kiều
và các nhà khoa học và công nghệ nước ngoài trong nghiên cứu, sáng tạo và
chuyển giao công nghệ trực tiếp cho sản xuất và ươm tạo doanh nghiệp
(DN) CNC. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động FDI vào các KCNC cần được ưu tiên hàng đầu.
Trong thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nước đối với FDI vào
KCNC Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu đáng kể,
cải thiện được môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý thuận
lợi, tạo sân chơi bình đẳng thu hút ngày càng nhiều đối tác đầu tư nước
ngoài. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, công tác quản lý nhà
nước còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập và cần có những giải
pháp để khắc phục, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thời giới.
2
Với những hiểu biết nhất định về FDI, tình hình phát triển KCNC
Thành phố Hồ Chí Minh và mong muốn nghiên cứu vị trí, vai trò và tìm ra
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở
KCNC Thành phố Hồ Chí Minh nên học viên lựa chọn chủ đề: “Quản lý
nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu công
nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở các KCNC; phân tích,
đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC
Thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện
quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh
trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để hoàn thành mục đích trên, quá trình nghiên cứu của luận án phải
hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, tổng quan gọn, rõ, phân tích tình hình nghiên cứu về FDI và
quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC ở Việt Nam và quốc tế,
chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và xác định những vấn đề mới cần làm rõ.
Thứ hai, nghiên cứu hệ thống hóa, kế thừa có chọn lọc, bổ sung, phát
triển nhũng vấn đề lý luận về cơ sở pháp lý, mục tiêu, yêu cầu, điều kiện
quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào các KCNC.
Thứ ba, phân tích và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà
nước của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong cả nước, từ
đó rút ra những bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động quản lý
nhà nước đối với FDI trong KCNC.
Thứ tư, nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước
đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
2002 - 2017; chỉ ra nguyên nhân, hạn chế, vấn đề đặt ra đối với việc quản lý
nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh.
3
Thứ năm, xác định và luận chứng các quan điểm, mục tiêu và đề xuất
các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những nội dung cấu thành về quản
lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung:
- Về chủ thể quản lý: Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở
KCNC Thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp, phân công rõ ràng giữa các
cấp Trung ương và cấp địa phương. Trong khuôn khổ phạm vi của luận án,
tác giả tập trung phân tích, đánh giá vai trò của chính quyền địa phương, cụ
thể ở đây là Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong việc quản lý
hoạt động FDI ở KCNC.
- Về nội dung quản lý: Luận án tập trung phân tích các nội dung: Xây
dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư vào Khu công nghệ cao; Hoàn thiện
và tổ chức thực hiện quy hoạch, danh mục thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Khu công nghệ cao; Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào
các Khu công nghệ cao; Thẩm định, cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư;
Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các DN có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong Khu công nghệ cao.
Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi 15 năm (2002 -
2017) kể từ khi KCNC Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập đến năm 2017.
Phạm vi về không gian: KCNC Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, các luận điểm, giả thiết và luận giải phân tích
trong luận án được trình bày trên cơ sở luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin và quan
điểm của Đảng và chính sách của nhà nước về quản lý nhà nước đối với
hoạt động FDI ở Khu Công nghệ cao.
4
Về phương pháp cụ thể: Luận án sử dụng phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thu thập, phân tích số liệu
thống kê, phương pháp điều tra xã hội học... để thực hiện mục đích, nhiệm
vụ nghiên cứu.
5. Những đóng góp của luận án
- Qua tổng quan các kết quả nghiên cứu đã đạt được về quản lý nhà
nước đối với hoạt động FDI vào các KCNC, tác giả chỉ ra những khoảng
trống về mặt lý thuyết, những vấn đề con chưa được đồng thuận cần đi sâu
nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI
vào các KCNC.
- Trên cơ sở hệ thống hóa các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên
cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào các KCNC, tác giả đưa
ra khái niệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào KCNC.
- Làm rõ cơ sở lý luận, xây dựng khung phân tích về quản lý nhà nước
đối với hoạt động FDI vào các KCNC; khái quát, đúc rút kinh nghiệm thực
tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào các KCNC có giá trị
tham khảo đối với KCNC Thành phố Hồ Chí Minh.
- Luận án xác định nội dung của quản lý nhà nước đối với hoạt động
FDI vào KCNC và các nhân tố ảnh hưởng, bao gồm nhân tố bên trong và
nhân tố bên ngoài.
- Đánh giá đầy đủ, khách quan thực trạng, chỉ ra những hạn chế và
nguyên nhân của quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2017.
- Dự báo xu hướng vận động của dòng vốn FDI vào KCNC Thành phố
Hồ Chí Minh và đề xuất định hướng, hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận án có kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHỆ CAO
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHỆ CAO
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan của học giả nước ngoài
Ở nhóm này, luận án giới thiệu, phân tích những vấn đề được đề cập
giải quyết trong các công trình nghiên cứu về FDI nói chung và quản lý nhà
nước đối với FDI vào KCNC nói riêng của một số học giả trên thế giới như
Đức, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước về đầu tư trực tiếp
nước ngoài nói chung
Luận án tổng quan những công trình liên quan đến khái niệm, đặc điểm
FDI, nguồn gốc, bản chất của FDI và các công trình nghiên cứu vai trò, tác
động của FDI đến sự phát triển KT - XH của các quốc gia.
Trong đó phải kể đến các công trình: "How Does Foreign Direct
Investment Affect Economic Growth?" của Borensztein et al (1995 - 1998);
“Does Foreign Direct Investment Accelerate Economic Growth? in Does
Foreign Direct Investment Promote Development?” của Carkovic và
Levine; luận án tiến sĩ của Faramarz AKARAM, Foreign Direct Investment
in Developing Countries: Impact on Distribution and Employment (Đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển: Tác động vào phân phối
và việc làm.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước về quản lý nhà nước
đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các công trình trong nhóm này đề cập đến hoạt động quản lý nhà nước
đối với FDI thông qua việc phân tích chính sách, bộ máy... quản lý của nhà
nước đối với FDI. Tiêu biểu có các nghiên cứu: Công trình nghiên cứu
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài và công nghiệp hóa ở Malaixia, Xingapo, Đài
Loan và Thái Lan" của OECD, các tác giả Linda Y. C. Lim và Pang E.
Fong (1991) đã đề cập một số chính sách thu hút FDI của Malaixia,
Xingapo, Đài Loan và Thái Lan; bài phân tích của Institute of International
economics “FDI in Developing Countries and Economies in Transition:
6
Opportunities, Dangers, and New Changes”, (Đầu tư nước ngoài tại các
quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi: Cơ hội, thách
thức và những đổi mới); Báo cáo “Vietnam Economic report on
Industrilization and Industry Policy” vào tháng 10 năm 2005 do Ngân hàng
Thế giới (World Bank); tác giả Khalid Sekkat và MarieAngeVeganzones-
Varoudakis (2007) trong nghiên cứu “Openness, Investment Climate, and
FDI in Developing Countries”...
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan của học giả trong nước
Có rất ít công trình nghiên cứu trong nước về quản lý nhà nước đến
hoạt động FDI vào các KCNC ở Việt Nam được công bố. Trên cơ sở tổng
hợp các nghiên cứu liên quan được công bố dưới nhiều hình thức khác
nhau, chứa đựng nội dung đa dạng, phong phú về quản lý nhà nước đối với
hoạt động FDI ở Việt Nam nói chung, tác giả sẽ đưa ra cách nhìn toàn diện,
cụ thể đối với vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở các KCNC.
1.1.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam nói chung và Khu công nghệ cao nói riêng
Trong luận án, để làm rõ hơn nội dung này, tác giả tổng quan các
nghiên cứu sau:
Sách chuyên khảo“Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút FDI ở Việt
Nam” do Mai Ngọc Cường chủ biên.
Đề tài cấp nhà nước mã số KX.01.03/11-15: “Nghiên cứu điều chỉnh
chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam đến năm 2020”
thuộc Chương trình KX01/11-15: “Nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế
và quản lý kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020” do Nguyễn Thị Tuệ Anh làm
chủ nhiệm.
Nghiên cứu“Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam” được thực hiện trong
khuôn khổ dự án Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự thế kỷ
21 của Việt Nam VIE/01/021 do UNDP tài trợ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư
và Vụ Khoa học Giáo dục Tài nguyên Môi trường điều hành.
1.1.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam nói chung và các Khu công
nghệ cao tại Việt Nam
Về các giải pháp, kinh nghiệm và các cơ chế chính sách để tăng cường
quản lý FDI vào Việt Nam, có thể thấy nổi lên là các nghiên cứu của Nguyễn
7
Thị Kim Nhã, Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Anh Phương, Vương Đức Tuấn....
Các nghiên cứu đã có những đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
thu hút FDI, từ đó đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp cho nền kinh tế
của Việt Nam; Trần Quang Nam trong “Cơ sở khoa học hoàn thiện chính
sách Nhà nước đối với FIE ở Việt Nam”; Nguyễn Tấn Vinh và cộng sự với
đề tài “Giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh” đã tập trung nghiên cứu vai trò của FDI
trong lĩnh vực công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh....
1.2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CỦA CÔNG TRÌNH ĐÃ
CÔNG BỐ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
TRONG LUẬN ÁN
1.2.1. Đánh giá khái quát các công trình mà tác giả đã đề cập
Từ những nghiên cứu tổng quan về FDI, về quản lý nhà nước đối với
hoạt động FDI nói chung và ở KCNC nói riêng của các tác giả trong nước
và nước ngoài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
Thứ nhất, các nghiên cứu đều đề cập đến vai trò của FDI đối với quá
trình phát triển KT-XH ở nước nhận đầu tư, đặc biệt là tác động tích cực
đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ, mở
rộng thị trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...
Thứ hai, các công trình đều khẳng định quản lý nhà nước có vai trò
quan trọng đối với hoạt động FDI.
Thứ ba, hầu hết các công trình và tài liệu liên quan đều hướng tới giải
quyết câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối
với hoạt động FDI trong bối cảnh hiện nay?”. Để giải các bài toán đó, các
tác giả thường dựa trên các lý thuyết như: lý luận cổ điển về mối quan hệ
giữa nhà nước và thị trường, một số lý thuyết kinh tế học hiện đại về cung -
cầu vốn quốc tế (Mô hình của Harrod-Domar; các mô hình quản trị hiện
đại... Tuy nhiên, việc vận dụng từng mô hình vào từng quốc gia, từng địa
phương, từng đặc khu kinh tế cụ thể là khác nhau do đặc điểm kinh tế, xã
hội quy định.
Thứ tư, “khoảng trống” nghiên cứu của các công trình trên là:
- Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động FDI trong bối cảnh mới có
nhiều biến đổi. Toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế thế giới, cách mạng công
8
nghiệp 4.0... tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện vai trò hỗ trợ của Nhà nước
đối với các hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động của FDI ở các KCNC.
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào các vùng đặc thù phù
hợp với nhiệm vụ phát triển KT - XH của mỗi vùng, nhất là những vùng
được coi là “động lực tăng trưởng” như Thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến
nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo, đầy đủ về quản
lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu
không nghiên cứu hệ thống về vấn đề này để có giải pháp phù hợp thì mục
tiêu thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực FDI ở KCNC nhằm kích
thích sự tăng trưởng của Thành phố trong thời gian tới sẽ không đạt được
như kỳ vọng.
1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC là vấn đề phức tạp
luôn cần được nghiên cứu, hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn, riêng đối
với đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh” được xác định tập trung nghiên cứu một
số vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ đặc tính của KCNC đối với hoạt động FDI, trong đó
chú trọng vấn đề tính đặc thù của KCNC so với các địa điểm khác. Những
vấn đề liên quan đến vai trò, nội dung, yêu cầu, nhân tố ảnh hưởng đến quản
lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC cần được quan tâm làm rõ.
Thứ hai, tổng hợp kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động
FDI vào các KCNC ở một số địa phương trong nước và một số quốc gia
trên thế giới; từ đó rút ra các bài học có thể áp dụng vào KCNC Thành phố
Hồ Chí Minh.
Thứ ba, mặc dù đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về quản
lý nhà nước đối với hoạt động FDI với nhiều nội dung và các cấp độ khác
nhau. Nhưng ít thấy công trình nghiên cứu vấn đề “Quản lý nhà nước đối
với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh”. Theo hướng đó luận
án sẽ làm rõ: 1) Tình hình hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí
Minh; 2) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở
KCNC Thành phố Hồ Chí Minh; 3) Đề xuất phương hướng và giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở
KCNC Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
9
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Ở KHU CÔNG NGHỆ CAO
2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀ KHU CÔNG NGHỆ CAO
2.1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1.1. Khái niệm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trên cơ sở phân tích những quan điểm, khái niệm khác nhau, tác giả
luận án thống nhất tiếp cận khái niệm về FDI trong luận án như sau: Hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn
bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào nước tiếp nhận đầu tư để có được
quyền sở hữu và quản lý một thực thể kinh tế hoạt động lâu dài ở nước đó
với mục tiêu lợi nhuận.
2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một dự án mang tính lâu dài, không dễ
rút đi trong một thời gian ngắn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức kéo dài chu kỳ tuổi thọ sản
xuất và chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính
sách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư.
2.1.1.3. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
* Căn cứ vào mục đích đầu tư: FDI tìm kiếm nguồn tài nguyên; FDI tìm
kiếm thị trường; FDI tìm kiếm hiệu quả; FDI tìm kiếm tài sản chiến lược.
* Căn cứ theo hình thức đầu tư: Hình thức doanh nghiệp liên doanh;
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; Hình thức hợp đồng
hợp tác kinh doanh.
2.1.2. Tổng quan về Khu công nghệ cao
2.1.2.1. Khái niệm
* Khái niệm về Khu công nghệ cao
Khoản 22 Điều 3 Luật đầu tư 2005 có quy định: “Khu công nghệ
cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm
10
tạo doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công
nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của
Chính phủ”.
2.1.2.2. Vai trò của Khu công nghệ cao
Một là, KCNC là địa điểm quan trọng để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là
đầu tư nước ngoài, tập trung các DN công nghiệp vào một khu vực địa lý.
Hai là, KCNC là nơi thu hút khoa học - công nghệ trong và ngoài nước
Ba là, KCNC góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại, hợp lý và hiệu quả
Bốn là, sự phát triển các KCNC đã đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa; góp
phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP