Sông An cựu là con sông đào dài nhất nhưng về bề ngang thì chỉ bằng 1/15 của sông Hương. Cửa sông bắt đầu từ bờ nam của sông Hương ngay điểm cuối cùng của mũi phía đông của Cồn Dã Viên ở tọa độ16`33’33.82” vĩ bắc. Khu vực ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ bao gồm chợ An Cựu và các hộ gia đình sống ven sông.
Trong thời gian gần đây, mỗi khi đi dọc hai bờ sông An Cựu, thành phố Huế, dễ dàng nhận ra một điều: dòng sông “nắng đục mưa trong” của xứ Huế nay đã và đang bị ô nhiễm nặng nề. Nước sông đen đặc, bốc mùi hôi thối, rác nổi lềnh bềnh cả một đoạn dài. Dòng sông đã mặc nhiên trở thành “cái túi” đựng nước thải và rác của rất nhiều hộ dân sinh sống tại đây. Người ta vô tư vứt rác xuống sông. Theo quan sát, tại đường Đặng Văn Ngữ, phường Vạn An, thành phố Huế, rất nhiều hộ dân có nhà làm sát mép sông hầu như
không có hố xí tự hoại và coi con sông như một nhà vệ sinh chung.
Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự tại chợ An Cựu. Là một trong những chợ đầu mối của thành phố nhưng ý thức bảo vệ môi trường của các tiểu thương rất kém. Nước thải từ những hàng thực phẩm cộng với một lượng lớn rác không tiêu hủy được như chai nhựa, nilon... tất cả đều theo một cống thoát nước đổ ra sông. Không chỉ có rác và nước thải, một lượng lớn cỏ dại và bèo cũng đang phát triển mạnh dọc các bờ kè. Do nước xuống thấp, dòng chảy bị thu hẹp, ở một
số nơi, lòng sông bị lộ thiên tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển.
Ngoài ra, một số người dân còn tận dụng mặt đất trên sông để trồng rau. Tình trạng này cũng đã “góp phần” làm cho sông An Cựu thêm phần ô nhiễm vì dòng chảy bị hạn chế, khả năng tự làm sạch cũng mất đi.Tình trạng người dân đổ rác bên vệ đường, tràn ngập cả xuống dòng sông đã làm cho dòng nước trở nên đen ngòm, bốc mùi hôi thối, rác rưởi lềnh bềnh cả đoạn sông dài.Hàng ngày, thuyền vớt rác của Công ty môi trường đô thị Huế vẫn cần mẫn làm việc. Nhưng, những cố gắng đó chẳng khác gì “bắt cóc bỏ đĩa” khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân không thay đổi. Ngoài ra nước sông còn có màu đen và mùi hôi, nhất là chung quanh khu vực chợ Bến Ngự, An Cựu và một đám bèo hoa dâu đang phát triển rất nhanh trước mặt cung An Định, mặt sông dày đặc rác và các chất thải thậm chí cả xác súc vật chết. Nước thải của những hộ dân sống quanh bờ sông và từ chợ An Cựu...đều được đổ xuống dòng sông này mà không qua xử lý. Bèo hoa dâu bám vào làm cản trở dòng chảy khiến cho việc lưu thông giảm đi rất nhiều hậu quả làm khả năng tự làm sạch cũng bị mất đi.
8 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3314 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý rác thải ven sông An Cựu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ XUẤT DỰ ÁN NGHIÊN CỨU
1. Tên dự án: Quản lý rác thải ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ
2. Họ và tên nhóm nghiên cứu
( Lê Thị Thanh Hà
( Nguyễn Thị Thắm
( Trần Thị Hồng Nhung
( Huỳnh Thị Phương Anh
( Nguyễn Thị Huyền
3. Tổng quan
Sông An cựu là con sông đào dài nhất nhưng về bề ngang thì chỉ bằng 1/15 của sông Hương. Cửa sông bắt đầu từ bờ nam của sông Hương ngay điểm cuối cùng của mũi phía đông của Cồn Dã Viên ở tọa độ16`33’33.82” vĩ bắc. Khu vực ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ bao gồm chợ An Cựu và các hộ gia đình sống ven sông.
Trong thời gian gần đây, mỗi khi đi dọc hai bờ sông An Cựu, thành phố Huế, dễ dàng nhận ra một điều: dòng sông “nắng đục mưa trong” của xứ Huế nay đã và đang bị ô nhiễm nặng nề. Nước sông đen đặc, bốc mùi hôi thối, rác nổi lềnh bềnh cả một đoạn dài. Dòng sông đã mặc nhiên trở thành “cái túi” đựng nước thải và rác của rất nhiều hộ dân sinh sống tại đây. Người ta vô tư vứt rác xuống sông. Theo quan sát, tại đường Đặng Văn Ngữ, phường Vạn An, thành phố Huế, rất nhiều hộ dân có nhà làm sát mép sông hầu như
không có hố xí tự hoại và coi con sông như một nhà vệ sinh chung.
Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự tại chợ An Cựu. Là một trong những chợ đầu mối của thành phố nhưng ý thức bảo vệ môi trường của các tiểu thương rất kém. Nước thải từ những hàng thực phẩm cộng với một lượng lớn rác không tiêu hủy được như chai nhựa, nilon... tất cả đều theo một cống thoát nước đổ ra sông. Không chỉ có rác và nước thải, một lượng lớn cỏ dại và bèo cũng đang phát triển mạnh dọc các bờ kè. Do nước xuống thấp, dòng chảy bị thu hẹp, ở một
số nơi, lòng sông bị lộ thiên tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển.
Ngoài ra, một số người dân còn tận dụng mặt đất trên sông để trồng rau. Tình trạng này cũng đã “góp phần” làm cho sông An Cựu thêm phần ô nhiễm vì dòng chảy bị hạn chế, khả năng tự làm sạch cũng mất đi.Tình trạng người dân đổ rác bên vệ đường, tràn ngập cả xuống dòng sông đã làm cho dòng nước trở nên đen ngòm, bốc mùi hôi thối, rác rưởi lềnh bềnh cả đoạn sông dài.Hàng ngày, thuyền vớt rác của Công ty môi trường đô thị Huế vẫn cần mẫn làm việc. Nhưng, những cố gắng đó chẳng khác gì “bắt cóc bỏ đĩa” khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân không thay đổi. Ngoài ra nước sông còn có màu đen và mùi hôi, nhất là chung quanh khu vực chợ Bến Ngự, An Cựu và một đám bèo hoa dâu đang phát triển rất nhanh trước mặt cung An Định, mặt sông dày đặc rác và các chất thải thậm chí cả xác súc vật chết. Nước thải của những hộ dân sống quanh bờ sông và từ chợ An Cựu...đều được đổ xuống dòng sông này mà không qua xử lý. Bèo hoa dâu bám vào làm cản trở dòng chảy khiến cho việc lưu thông giảm đi rất nhiều hậu quả làm khả năng tự làm sạch cũng bị mất đi.
4. Lý do chọn đề tài:
Với công cuộc đổi mới của đất nước, nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu cuộc sống của con người cũng ngày càng nâng cao hơn. Tiêu biểu như phải có thức ăn ngon, chất lượng môi trường sinh hoạt phải thỏa mái,trong sạch. Tuy nhiên, trên thực tế thì hiện nay môi trường sống của con người đang bị đe dọa bởi nhiều thảm họa như : môi trường không khí ô nhiễm , môi trường sống của con người ngày càng kém chất lượng .Trong đó rác thải trong thời đại phát triển vẫn là vấn đề nan giải, càng phát triển rác càng thêm đa dạng về chủng loại, thành phần, số lượng. Hòa mình chung trong hoàn cảnh môi trường của đất nước, Thừa Thiên Huế nói chung ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ nói riêng cũng đang đau đầu về vấn đề rác thải. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, hệ thống thu gom rác chưa đồng bộ, đặc biệt là một số xã ven sông chưa có hệ thống thu gom dẫn đến tình trạng rác tràn ngập sông và dâng đầy các con kênh rạc. Hoặc có hệ thống thu gom nhưng phương tiện vẫn còn quá thô sơ, dẫn đến công tác thu gom không đạt hiệu quả.
Thừa Thiên Huế nói chung và cùng ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ nói riêng đang hoà mình sôi nổi trong không khí công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước nhà, tại trung tâm huyện đang từng bước đổi mới và xây dựng nhiều công trình đô thị khang trang, như vậy cũng là một phần của huyện thì không có lí do gì vùng ven sông của huyện lại là một nơi ô nhiễm với rác chất đầy đường, mĩ quan đô thị đang dần hoàn thiện không chỉ một vùng nào cả, mà phải là toàn huyện. Một mặt, tình hình rác thải ven sông làm ảnh hưởng nặng đến nguồn nước cho trồng trọt và chăn nuôi của vùng ven sông An Cựu, vì vậy, cần phát triển toàn diện cả công nghiệp và nông nghiệp của huyện, thì điều kiện cần và đủ là đảm bảo vùng ven sông An Cựu không còn bị ô nhiễm nguồn nước do ảnh hưởng của rác thải.
Mặt khác, ngành dịch vụ và du lịch đóng vai trò không nhỏ trong sự hiện đại hoá của đất nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Không phải đến bây giờ Thừa Thiên Huế nói chung và vùng ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ nói riêng mới quan tâm đến công tác quản lí chất thải rắn, tuy nhiên, các biện pháp thu gom đã có từ trước đến bây giờ một mặt vẫn chưa được cải tiến để hoàn thiện, mặt khác đã không còn có khả năng tồn tại lâu hơn nữa. Giải pháp dùng khu đất trống làm nơi thải bỏ rác thải, hoặc vứt rác xuống sông để lấp đầy sông làm đất xây dựng bây giờ không còn đất để làm điều đó nữa. Dân càng ngày càng trở nên đông đúc, sông rạch ngày càng bị thu hẹp dần, nghĩa là sẽ không còn nơi để thực hiện giải pháp ban đầu nữa và cần phải tìm ra giải pháp mới .
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người càng nâng cao thì đòi hỏi cái gì cũng phải cải tiến, giải pháp mới cho việc quản lí rác thải vùng ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ ra đời cũng là một tất yếu, cần thiết để thay thế cho phương thức quản lí cũ đã không còn hợp lí nữa. Biện pháp quản lí ra đời sau này sẽ dựa trên nền tảng của phương pháp quản lí cũ, xem xét tình hình thực tế hiện nay và tiềm năng phát triển trong tương lai của vùng ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ
Như vậy, nhằm tạo ra một cảnh quan tươi đẹp, một môi trường trong sạch và bảo vệ sức khỏe cho mọi người, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “ Đề xuất giải pháp quản lí rác các xã ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ” để làm dự án nghiên cứu.
5. Mục tiêu chung của dự án:
Trước sức ép ngày càng gia tăng về khối lượng rác thải vùng ven sông, làm ô nhiễm vùng nước trong các kênh rạch ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân. Công tác thu gom chỉ rải rác và không đồng bộ. Vì vậy , đề tài này được thực hiện với mục đích:
Xem xét tình hình thu gom rác thải ở các xã vùng ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ. Từ đó đề xuất hướng quản lí rác, để giảm tải phần nào lượng rác ở các con kênh rạch và cải tiến hơn trong công tác thu gom rác của huyện.
6. Mục tiêu cụ thể của dự án:
1. Cần thành lập các đội quản lý môi trường để kiểm tra thu gom rác thải của các hộ dân sống quanh khu vực ven sông.2. Đưa ra những quy định xử phạt cho từng hành vi cụ thể, tránh việc làm mang tính hình thức thiếu chiều sâu.3. Thành lập các câu lạc bộ vừa tuyên truyền của về việc cho cộng đồng và tham gia việc thu gom rác thải ven sông vào các dịp cuối tuần.4. Cần thành lập các đội quản lý môi trường để kiểm tra thu gom rác thải của các hộ dân sống quanh khu vực ven sông.5. Cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để người dân cùng tham gia vào việc thu gom rác thải và không xả rác xuống sông.Ví dụ như, chúng ta có thể đưa ra hình thức, mỗi người nếu thu được 10 kg rác thải sẽ được 1 kg gạo.6. Chính quyền địa phương cần có những hỗ trợ về mặt cơ sở hạ tầng cho những hộ gia đình khó khăn ở ven sông, đặc biệt là trong vấn đề xây dựng nhà vệ sinh.nhằm hạn chế sự ô nhiễm của dòng sông.
7. Kết quả dự kiến:
Những việc làm thiết thực trên không những tạo môi trường trong sạch cho khu vực ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ, địa bàn các khu dân cư thực hiện mô hình mà các tuyến đường trên địa bàn toàn trên khu vực cũng trở nên sạch đẹp hơn.
Việc lập ra mô hình sông tự quản cũng sẽ vận động khoảng trên 90% những người tiểu thương khu vực ven chợ An Cựu và các hộ gia đình đường Đặng Văn Ngữ ven sông An Cựu không vứt rác xuống sông An Cựu, nâng cao được nhận thức của người dân.
Dự án này nếu thành công có thể sẽ được nhân rộng trên phạm vi lớn hơn, ở các phường, xã và các khu vực khác để ngày càng xây dựng một thành phố Huế xanh – sạch – đẹp.
8. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp luận :
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng thu gom vận chuyển và xử lý rác các xã ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ, nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp tích cực hơn góp phần thúc đẩy xã hội hóa, công nghiệp hóa nước nhà nói chung và trong toàn huyện nói riêng. Trong công tác này, mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp đều góp một tay bảo vệ môi trường giúp huyện nhà phát triển một cách bền vững. Song song với việc áp dụng các giải pháp kĩ thuật thì vấn đề nhận thức cộng đồng là yếu tố quyết định thắng lợi.
Để đảm bảo tính khả thi các giải pháp đề xuất được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tổng hợp, phân tích và đánh giá các hiện trạng vệ sinh môi trường của huyện, dự báo các dự án đầu tư sắp tới trong tương lai gần. Cùng với việc nghiên cứu áp dụng các quy định, tiêu chuẩn hiện hành và phân tích có chọn lọc các phương pháp thực hiện của các nước trên thế giới có điều kiện địa lý, xã hội tương đồng với Việt Nam, từ đó rút ra bài học ứng dụng cụ thể trong điều kiện của huyện về vấn đề phấn loại, thu gom, vận chuyển, và xử lý sơ bộ rác ven sông của huyện
b. Phương pháp cụ thể :
Trong khuôn khổ điều kiện và thời gian cho phép tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu thích hợp với các nguồn lực hỗ trợ sau:
- Thu thập và chọn lọc các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các xã vùng ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ.
- Thu thập số liệu về hiện trạng vệ sinh môi trường, các định hướng pháp triển của ngành vệ sinh.
- Kế thừa các số liệu thông tin, bài học, kinh nghiệm từ các dự án vận động của người dân thu gom.
- Thăm dò, phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các cán bộ đầu ngành, những người làm công việc trực tiếp trong các công tác vệ sinh môi trường, cùng với các cơ quan liên quan, đặc biệt là tham khảo y kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chất thải rắn .
9. Các hoạt động nghiên cứu:
Xem xét diện tích và số hộ dân cư trên địa bàn nghiên cứu.
9.1 Thực hiện mô hình "Đoạn sông tự quản", thành lập các tổ tự quản bảo vệ môi trường khu ven bờ sông, tổ thu gom rác tình nguyện.
9.2 Các cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền về tài nguyên nước đến các khu dân cư; vận động các tổ dân phố, khu dân cư, các nhà tiểu thương trong phạm vi triển khai mô hình cam kết bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh khu vực sinh sống, làm việc, ven bờ sông.
- Khu vực dự kiến sẽ thành lập 4 tổ tự quản, làm nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện những khu vực đang bị ô nhiễm, thực hiện các biện pháp xử lý nhằm kiểm soát, hạn chế sự gia tăng ô nhiễm nguồn nước sông. Hai tổ thu gom rác thải trang bị đầy đủ phương tiện tuyên truyền cũng được thành lập, làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, tiến hành thu gom và tập kết rác đúng nơi quy định.
- Thứ 7 hàng tuần các tổ tự quản phối hợp với công ty xử lý rác đóng trên địa bàn tiến hành dọn vệ sinh tại các khu dân cư, khuôn viên khu chợ, ven bờ sông thuộc đoạn sông tự quản; vận động 100% hộ dân trong khu vực cam kết không vứt rác xuống sông, bảo vệ môi trường xung quanh nơi sinh sống...Mặt khác, cũng khuyến khích người dân tham gia, chúng ta có thể đưa ra hình thức, mỗi người nếu thu được 10 kg rác thải sẽ được
1 kg gạo.
9.3 Phát huy những bước đầu kết quả, theo dự án, cần đầy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền về bảo vệ môi trường nước, môi trường sống và xây dựng văn minh đô thị. Thành phố cũng lấy việc bảo vệ môi trường, quản lý tốt các đoạn sông chảy qua địa bàn làm tiêu chí để bình xét thi đua; vận động toàn dân tham gia bảo vệ các dòng sông, giữ gìn môi trường, xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường, nhân rộng mô hình "đoạn sông tự quản" ra tất cả các xã, phường khác.
10. Đối tượng sử dụng sản phẩm nghiên cứu:
Những người tiểu thương buôn bán ở chợ An Cựu và khu dân cư sống quanh ven sông đường Đặng Văn Ngữ.
11. Tác động mong muốn của dự án:
Quản lý một cách triệt để nhằm nâng ý thức của người dân về môi trường, để mọi người đều hiểu sự quan trọng của việc xả rác làm ô nhiễm sông như thế nào. Ý thức không thể xây dựng được trong ngày một, ngày hai mà cần có sự quan tâm của các chính quyền địa phương, pháp luật tham gia điều hành kiểm soát tình trạng rác thải của khu vực ven sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và đường Đặng Văn Ngữ.
12. Kế hoạch trình bày kết quả:
- Tổ chức các buổi họp tổ, khu dân phố để báo cáo kết quả đạt được sau khi thực hiện một đợt thu gom rác và xử lý rác, đồng thời đưa ra những khó khăn, hạn chế và giải pháp khắc phục những nhược điểm đó nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động bảo vệ môi trường nước.
- Dựng phim tuyên truyền, quay cảnh hoạt động thu gom và xử lý rác của dân cư và các cán bộ tự quản ở khu vực. Sử dụng các công cụ: Tờ rơi, Áp phích, Băng rôn, Panô. Các phương tiện truyền thông: tờ rơi, báo Thanh Niên, Báo Thừa Thiên Huế, đài để báo cáo những kết quả dự kiến đạt được.
- Vận động sự tham gia của các nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí cho việc đạt được kết quả như số gạo để vận động người dân thu gom rác thải, số tiền phải trả cho kinh phí quản lí…
13. Thời gian thực hiện dự án: 4-6 tháng
14. Kinh phí: Kế hoạch tài chính dự kiến của dự án:
STT
CÁC HOẠT ĐỘNG
TIỀN PHẢI CHI
1
- Thu thập và chọn lọc các số liệu về điều kiện Từ chính
tự nhiên, kinh tế xã hội của các xã vùng ven quyền địa
sông An Cựu thuộc Phường Phú Hội và phương và
đường Đặng Văn Ngữ. người dân:
- Thu thập số liệu về hiện trạng vệ sinh môi - Tiền phô tô
trường, các định hướng pháp triển của
ngành vệ sinh. - Quà lưu niệm
- Các số liệu thông tin, bài học, kinh nghiệm
từ các dự án vận động của người dân thu gom. - Họp tổ
- Thăm dò, phỏng vấn, tham khảo ý kiến của - Tiền xăng,xe
các cán bộ đầu ngành, những người làm công cho việc điều
việc trực tiếp trong các công tác vệ sinh điều tra thu
môi trường thập số liệu.
500 nghìn
2
Thành lập các tổ tự quản bảo vệ môi trường khu ven bờ sông, tổ thu gom rác tình nguyện (địa điểm, dụng cụ thu gom, dụng cụ quản lý, kinh phí thu gom và quản lý cho cán bộ…)
4tổ(10người/tổ) 1 người/25 nghìn/ngày)= 5triệu+1triệu500
3
- Tổ chức các buổi họp tổ, khu dân phố để báo cáo kết quả đạt được. (địa điểm, nước giải khát, loa…)
- Phần thưởng cho các cá nhân đạt được kết quả tốt trong việc thu gom và quản lý rác thải.
1 triệu 500 nghìn đồng
4
- Dựng phim tuyên truyền, quay cảnh hoạt động thu gom và xử lý rác của dân cư và các cán bộ tự quản ở khu vực. Sử dụng các công cụ: Tờ rơi, Áp phích, Băng rôn, Panô. Các phương tiện truyền thông: tờ rơi, báo Thanh Niên, Báo Thừa Thiên Huế, đài để báo cáo những kết quả dự kiến đạt được.
500 nghìn đồng
5
Các chi phí phát sinh
1 triệu đồng
6
Tổng kinh phí
10 triệu đồng