Cải cách hành chính là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Nó được xem như là một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, phát huy dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội.Việt Nam đã xác định 4 nội dung cơ bản của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 , đó là : cải cách thể chế hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới ,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công. Trong đó, cải cách tài chính công không chỉ mang lại lợi ích cho nhà nước, cho các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trực tiếp sử dụng các nguồn lực tài chính công mà còn mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp nhân dân, những người có quyền giám sát việc sử dụng các nguồn lực tài chính công, đồng thời là người thụ hưởng dịch vụ công được cung cấp bởi những nguồn lực tài chính công. Nhận thức rõ điều này, Chính phủ đã quy định một cách cụ thể, chi tiết và rõ ràng cơ chế tài chính áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tại các Nghị định :
- Nghị định của Chính phủ số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước .
- Nghị định của Chính phủ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 12092 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý tài chính trong các tổ chức công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
BÀI TẬP MÔN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TỔ CHỨC CÔNG
Giảng viên : Ths. Lê Toàn Thắng.
Nhóm sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Hoàng Yến
Nguyễn Thị Thúy
Trần Thị Ánh Nguyệt
Nguyễn Thị Thủy
Nguyễn Thị Phượng.
Lớp KH9-QLC1.
HÀ NỘI 04/2010
MỤC LỤC
Lời nói đầu
I.Khái quát
1. Bối cảnh
2. Mục tiêu chung ban hành Nghị định 130/2005/ NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP
II. Nội dung của Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP
Nghị định 130/2005/NĐ-CP
Nghị định 43/2006/NĐ-CP
III. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP
Tình hình thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP
Những mặt tích cực
Những hạn chế còn tồn tại
Tình hình thực hiện cơ chế tài chính về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP
Những mặt tích cực
Những hạn chế còn tồn tại.
III. Một số đề xuất kiến nghị
Tài liệu tham khảo.
LỜI NÓI ĐẦU
Cải cách hành chính là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Nó được xem như là một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, phát huy dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội.Việt Nam đã xác định 4 nội dung cơ bản của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 , đó là : cải cách thể chế hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới ,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công. Trong đó, cải cách tài chính công không chỉ mang lại lợi ích cho nhà nước, cho các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trực tiếp sử dụng các nguồn lực tài chính công mà còn mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp nhân dân, những người có quyền giám sát việc sử dụng các nguồn lực tài chính công, đồng thời là người thụ hưởng dịch vụ công được cung cấp bởi những nguồn lực tài chính công. Nhận thức rõ điều này, Chính phủ đã quy định một cách cụ thể, chi tiết và rõ ràng cơ chế tài chính áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tại các Nghị định :
- Nghị định của Chính phủ số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước .
- Nghị định của Chính phủ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Sau đây nhóm chúng em xin trình bày một số vấn đề liên quan tới 2 Nghị định trên.
Khái quát
1. Bối cảnh
Cải cách tài chính công là một nội dung quan trọng trong chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 136/2001/QĐ –Ttg ngày 17/09/2001. Theo đó trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công, thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ Ngân sách cho cơ quan hành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, tăng quyền chủ động cho cơ quan sử dụng Ngân sách.
Xuất phát từ nội dung, mục tiêu của công tác cải cách tài chính công, Chính phủ đã ban hành cơ chế tài chính áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tại các Nghị định :
- Nghị định của Chính phủ số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước ( gọi tắt là Nghị định 130 )
- Nghị định của Chính phủ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ( gọi tắt là Nghị định 43 )
- Nghị định số 115/2005 /NĐ-CP ngày 05/09/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
2. Mục tiêu chung ban hành Nghị định 130 và Nghị định 43
- Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước
- Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động và nguồn lực tài chính được giao để hoàn thành nhiệm vụ
- Tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị chủ động trong sử dụng biên chế và nguồn tài chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao
- Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng nguồn tài chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.
II. Nội dung của Nghị định 130 và Nghị định 43
Nghị định của Chính phủ số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10
năm 2005
- Cơ quan ban hành : Chính phủ
- Nội dung: Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
Nghị Định 130/2005/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước gồm 4 chương, 15 điều và tập trung vào các vấn đề sau:
( Những quy định chung:
Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Nghị Định là các cơ quan Nhà nước có tài khoản và con dấu riêng ( cơ quan thực hiện chế độ tự chủ). Riêng đối với UBND cấp xã, phường, cơ quan thuộc ĐCSVN, các tổ chức chính trị - xã hội tùy điều kiện quyết định việc áp dụng Nghị định. Các cơ quan thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí quản lý hành chính không thuộc đối tượng thực hiện Nghị định này.
Nghị định được ban hành nhằm thực hiện các mục tiêu về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
Nghị định qui định 3 nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính là đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao và thực hiện công khai, dân chủ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức.
( Nội dung chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính:
- Chế độ tự chủ , tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế:
Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ động trong việc quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí công việc; điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan; hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật và phạm vi nguồn kinh phí được giao. Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ quan vẫn được đảm bảo kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao.Khi có điều chỉnh biên chế,mức kinh phí được giao sẽ được điều chỉnh để thực hiện chế độ tự chủ.
- Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính:
Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được xác định vào giao hàng năm trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao, kể cả biên chế dự bị ( nếu có ) và định mức phân bổ ngân sách nhà nước tính trên biên chế; các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy định. Nội dung chi của kinh phí giao gồm : các khoản chi thanh toán cho cá nhân; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; các khoản chi có tính chất thường xuyên ngoài một số nhiệm vụ được giao kinh phí nhưng không thực hiện chế độ tự chủ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao.
Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi cho phù hợp; được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết. Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được vận dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để thực hiện, nhưng không được vượt qua mức chi tối đa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được:
Phạm vi sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được gồm : Bổ sung thu nhập cho cán bộ công chức; chi khen thưởng và phúc lợi; trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức. Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
( Khi có phát sinh các yếu tố làm thay đổi mức kinh phí đã giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có văn bản đề nghị bổ sung, điều chỉnh dự toán kinh phí, giải trình chi tiết các yếu tố làm tăng, giảm dự toán kinh phí gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
( Trách nhiệm của các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Nghị định gửi Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ phối hợp chỉ đạo, kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện, giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng kinh phí, biên chế của cơ quan Nhà nước.
Nghị định 43
- Cơ quan ban hành : Chính phủ.
- Nội dung : Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định gồm 5 chương 35 điều, tập trung vào các vấn đề sau :
( Những quy định chung :
- Về phạm vi và đối tượng điều chỉnh:
Nghị định này quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài c hính với các đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập
- Nghị định được ban hành nhằm các mục tiêu về việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- Các nguyên tắc để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là : hoàn thành nhiệm vụ được giao; công khai, dân chủ, đúng pháp luật; quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm; đảm bảo lợi ích nhà nước, tổ chức cá nhân.
( Nghị định này quy định đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng nhiệm vụ,xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động:
Các đơn vị sự nghiệp được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thành lập mới, sáp nhập, giải thể; chức năng, nhiệm vụ cụ thể và quy chế hoạt động của các tổ chức trực thuộc.
( Ngoài ra các đơn vị sự nghiệp công lập còn được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức.
( Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính :
Nghị định này quy định chi tiết về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động; đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
Cụ thể được thể hiện như sau:
Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động.
Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.
Nguồn tài chính
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp.
- Nguồn viện trợ, tài trợ,quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.
- Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp.
- Nguồn viện trợ, tài trợ,quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.
- Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung chi
- Chi thường xuyên và chi không thường xuyên.
- Chi thường xuyên và chi không thường xuyên
Tự chủ về các khoản thu, mức thu.
- Thu phí và lệ phí phải thu đúng và thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
- Đối với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy.
- Thu phí và lệ phí phải thu đúng và thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy.
Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính.
- Căn cứ vài nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên thì thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy đinh.
- Căn cứ vào tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của nghị định này và của pháp luật.
- Căn cứ vài nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên thì thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, nhưng tối đa không được vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Căn cứ vào tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của nghị định này và của pháp luật.
Tiền lương, tiền công, thu nhập.
- Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động đơn vị tính theo lương, cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
- Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tính theo đơn giá tiền lương theo quy định.
- Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch toán có chi phí riêng, thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước.
- Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế , tăng thu nhập cho người lao động.
- khi nhà nước có sự điều chỉnh các quy định về tiền lương thì các đơn vị này phải theo chế độ của nhà nước quy định.
- Đơn vị phải trả tiền lương cho người lao động theo cấp bậc và chức vụ do nhà nước quy định.
- Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế , tăng thu nhập cho người lao động.
- khi nhà nước có sự điều chỉnh các quy định về tiền lương thì các đơn vị này phải theo chế độ của nhà nước quy định.
Sử dụng phần chênh lệch giữa thu và chi. Thu > chi.
- Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
- Tăng thu nhập cho người lao động.
- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
- Tăng thu nhập cho người lao động.
- Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị.
- Chi cho phúc lợi trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động.
- Chi tăng cường cơ sở vật chất.
Sử dụng các quỹ
Quỹ được chia thành các loại và sử dụng theo quy định.
( Nghị định còn quy định cụ thể và chi tiết trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, bộ trưởng các Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tóm lại :
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ chế quản lý tài chính mới theo Nghị định 130, bước đầu đã khuyến khích và tạo động lực cho đội ngũ cán bộ công chức nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Quy trình xử lý công việc của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đang được sửa đổi hợp lý khoa học hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Việc chi tiêu của các đơn vị được thực hiện công khai, dân chủ, tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn lực từ ngân sách nhà nước.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tiếp tục kế thừa và phát huy kết quả Nghị định 10, Nghị định 43 đã tạo điều kiện cho các đơn vị trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính, đặc biệt là quyền được liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật; quyền được vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp. Tổ chức hoạt động dịch vụ đã tạo điều kiện cho các đơn vị tăng nguồn lực tài chính, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, thu nhập đầu người tăng thêm đáng kể đã tạo ra động lực phấn đấu làm việc, yên tâm công tác cho đội ngũ cán bộ công chức và người lao động.
III. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 130 và Nghị định 43
Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách tài chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP
Những mặt tích cực
Thứ nhất, tăng cường quyền tự chủ và tính chủ động của thủ trưởng đơn vị trong công tác quản lý nhân sự và quản lý tài chính. Sự chuyển biến lớn trong cách nghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị (cũng là người chủ tài khoản của đơn vị) là tính linh hoạt, mạnh dạn quyết định những công việc có lợi theo thứ tự ưu tiên cho đơn vị trong khuôn khổ thẩm quyền và nguồn kinh phí được cấp. Hơn thế, các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ không nhất thiết phải đợi xin phép cơ quan cấp trên và theo đó, cơ quan cấp trên không phải “can thiệp” quá sâu vào công việc của cơ quan cấp dưới.
Thứ hai, tạo ra sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức đối với công việc và ngân sách được giao. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của tất cả các công chức trong đơn vị. Tất cả các khoản thu và nội dung chi được công khai chi tiết, đã góp phần kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý và thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, tài sản công.
Thứ ba, hoạt động của các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ được nâng lên một bước về chất lượng; quy trình xử lý công việc được xây dựng mới, hợp lý và khoa học; nội dung, tiêu chuẩn thủ tục theo yêu cầu quản lý hành chính hiện đại từng bước được áp dụng.
Thứ tư, công tác tổ chức lao động khoa học, trên cơ sở đó tiết kiệm được kinh phí, tăng thu nhập cho người lao động.
VD: ở Bình Thuận, tính riêng trong năm 2008, ở cấp tỉnh có 15/33 đơn vị tiết kiệm được 1.643 triệu đồng (trong đó, kinh phí tiết kiệm về sử dụng biên chế là 375 triệu đồng và kinh phí tiết kiệm từ quản lý hành chính là 1.268 triệu đồng); ở cấp huyện, 4 đơn vị thuộc thành phố Phan Thiết tiết kiệm được 105 triệu đồng từ kinh phí quản lý hành chính, 1 đơn vị thuộc thị xã La Gi tiết kiệm được 11 triệu đồng từ kinh phí quản lý hành chính.
Những hạn chế còn tồn tại
Thứ nhất, trong thời gian đầu, việc xác định biên chế, xác định định mức kinh phí giao khoán và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là hết sức quan trọng. Trên thực tế, việc hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về quá trình chuẩn bị này chưa thật nhất quán, đầy đủ và cụ thể. Vì thế, nhiều đơn vị còn lúng túng trong giai đoạn chuẩn bị triển khai cơ chế mới. Khá nhiều đơn vị mô phỏng dựa theo quy chế chi tiêu nội bộ (đã có) của các đơn vị khác mà không dựa trên các căn cứ khoa học và điều kiện thực tế của mình. Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít thủ trưởng đơn vị thiếu kỹ năng quản lý tài chính, chưa nắm rõ mục tiêu và yêu cầu của chế độ tự chủ nên chưa mạnh dạn triển khai.
Thứ hai, việc xác định và giao biên chế cho các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ ở các cơ quan, đơn vị chưa dựa trên những căn cứ khoa học. Vì thế, số lượng biên chế được giao của phần lớn các đơn vị chưa tương xứ