Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước tại hồ Thác Bà, Tỉnh Yên Bái

Việt Nam là quốc gia có tài nguyên nước tương đối phong phú.Tính về nước mặt, chúng ta có 108 lưu vực sông phân bố trên cả nước với 3.450 sông suối có chiều dài trên 10km. Tổng lượng dòng chảy là khoảng 830 đến 840 tỷ m3 một năm, trong đó có 310-315 tỷ m3 được sinh ra trong lãnh thổ, chủ yếu thuộc lưu vực các sông Hồng – Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cả, sông Ba, sông Vu Gia – Thu Bồn (Cục Quản lý Tài nguyên nước, 2015b). Hệ thống hồ chứa nước cũng được xây dựng với mục đích trữ nước, điều tiết dòng chảy, phòng chống và giảm lũ. Theo Cục Quản lý Tài nguyên nước (2015b), Việt Nam có trên 2.100 hồ thủy điện, thủy lợi đang hoạt động, trong đó có 800 hồ thủy điện với 59 hồ đang hoạt động, 231 hồ đang trong quá trình xây dựng, còn lại đang trong quy hoạch. Tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của Việt Nam.Nước có vai trò chủ đạo trong sản xuất lúa gạo, giúp Việt Nam bảo đảm được an ninh lương thực và trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nước cũng là đầu vào quan trọng giúp ngành thủy sản tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Với tiềm năng thủy điện phong phú, nước góp phần bảo đảm an ninh năng lượng khi thủy điện chiếm 40% tổng sản lượng điện cả nước. Nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh của người dân hàng ngày. Tuy nhiên, tài nguyên nước ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều sức ép. Nước càng trở nên khan hiếm trong bối cảnh nhu cầu của con người tăng cao cũng như biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt. Tăng trưởng kinh tế dẫn đến nhu cầu về nước của các ngành sản xuất tăng. Dân số tăng cùng với mong muốn có chất lượng cuộc sống tốt hơn đòi hỏi nước phải gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, ở Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, một nguồn nước như hồ chứa nước, con sông phải chia cho nhiều người cùng sử dụng cho các mục đích khác nhau. Do đó mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng nước đang ngày càng phổ biển

pdf95 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước tại hồ Thác Bà, Tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGUYỄN DIỆU HẰNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG: NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI HỒ THÁC BÀ, TỈNH YÊN BÁI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ (Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế) MÃ SỐ: 62340410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Hà Thanh 2. PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Xác nhận của người hướng dẫn 1 PGS. TS. Lê Hà Thanh Nghiên cứu sinh Nguyễn Diệu Hằng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 7 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 8 4. Những đóng góp mới của luận án ................................................................... 8 5. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 11 1.1. Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ............................................... 11 1.1.1. Tổng quan về các cách tiếp cận quản lý tài nguyên .................................... 11 1.1.2. Tổng quan về quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng ................................ 12 1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu quốc tế và trong nước về quản lý tài nguyên nước có sự tham gia của cộng đồng .................................................................... 16 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tham gia quản lý tài nguyên nước ... 24 1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu hành vi .............................................................. 24 1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tham gia quản lý tài nguyên nước ...................................................................................... 27 1.3. Khái quát những vấn đề chưa được nghiên cứu ....................................... 29 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................... 31 2.1.Lý thuyết quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ................................ 31 2.2. Lý thuyết hành vi dự kiến ............................................................................. 34 2.3. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 41 3.1. Khung nghiên cứu ......................................................................................... 41 3.2. Mô hình và các biến nghiên cứu ................................................................... 42 3.3. Thu thập số liệu ............................................................................................. 45 3.3.1. Dữ liệu thứ cấp ......................................................................................... 45 3.3.2. Dữ liệu sơ cấp ........................................................................................... 45 3.4. Phân tích số liệu ............................................................................................. 48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 50 4.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 50 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái 50 4.1.2. Vai trò của tài nguyên nước hồ Thác Bà ................................................... 52 4.1.3. Các quy định về sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên nước . 55 4.2. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ............................................ 63 4.3. Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên nước tại hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái .......................................................................................................... 65 4.3.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước hồ Thác Bà ........................................ 65 4.3.2. Nhận thức của cộng đồng về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước ....................................................................................................... 70 4.3.3. Hành vi tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên nước hồ Thác Bà 72 4.3.4. Thuận lợi và khó khăn của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên nước hồ Thác Bà ......................................................................................................... 79 4.4. Các nhân tố tác động đến hành vi tham gia quản lý tài nguyên nước của cộng đồng vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái .......................................................... 81 4.4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................... 81 4.4.2. Phân tích nhân tố ...................................................................................... 86 4.4.3. Kết quả hồi quy ......................................................................................... 87 4.4.4. Thảo luận kết quả ...................................................................................... 96 4.5. Đánh giá chung về sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên nước tại vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái..................................................................... 101 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................... 104 5.1. Quan điểm về tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước ....................................................................................................... 104 5.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên nước vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái .............................................. 105 5.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý về sự tham gia của cộng đồng ........................ 105 5.2.2. Tăng cường tiếp cận thông tin cho cộng đồng ......................................... 107 5.2.3. Đẩy mạnh các hoạt động gắn kết xã hội .................................................. 109 5.2.4. Nâng cao năng lực cán bộ địa phương ..................................................... 111 5.2.5. Tổ chức, thành lập các hiệp hội ngành nghề ............................................ 112 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 117 PHỤ LỤC 1: CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU ............................................................. 124 PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI ...................................................................................... 128 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG ............................................................. 136 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBM Quản lý dựa vào cộng đồng IWRM Quản lý tổng hợp tài nguyên nước GWP Mạng lưới Công tác vì nước Toàn cầu NGO Tổ chức phi chính phủ SOC Mô hình các giai đoạn thay đổi (Stages of Change) TBP Lý thuyết hành vi dự kiến TRA Lý thuyết hành vi hợp lý TTM Mô hình các giai đoạn thay đổi (Transtheoretical Model) UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc WWAP Chương trình Đánh giá nước Thế giới của Liên Hợp Quốc DANH MỤC HÌNH Hình 1: Tổng giá trị kinh tế của nước ........................................................................... 2 Hình 1.1: Thang đo 8 cấp độ tham gia của cộng đồng ................................................ 15 Hình 2.1: Thang đo 5 cấp độ tham gia của cộng đồng ................................................ 33 Hình 2.2: Lý thuyết hành vi dự kiến ........................................................................... 35 Hình 3.1: Khung nghiên cứu ...................................................................................... 42 Hình 4.1: Số hộ gia đình được điều tra phân chia theo mục đích sử dụng nước .......... 63 Hình 4.2: Tỷ lệ người trả lời phân theo dân tộc .......................................................... 64 Hình 4.3: Số người trả lời phân theo trình độ học vấn ................................................ 65 Hình 4.4: Mức độ và hành vi tham gia quản lý tài nguyên nước của cộng đồng vùng hồ Thác Bà ..................................................................................................................... 70 Hình 4.5: Đánh giá của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên nước hồ Thác Bà ................................................................................................................ 71 Hình 4.6: Tỷ lệ % các hộ tuân thủ chính sách về tài nguyên nước tại hồ Thác Bà ...... 73 Hình 4.7: Hành vi giữ gìn, bảo vệ nguồn nước của cộng đồng vùng hồ Thác Bà ........ 74 Hình 4.8: Tỷ lệ các hộ gia đình ngăn chặn hành vi gây hậu quả xấu lên vùng hồ Thác Bà .............................................................................................................................. 75 Hình 4.9: Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước dưới hình thức phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ........................................................................... 76 Hình 4.10: Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước dưới hình thức chủ động đề xuất ý kiến với cơ quan quản lý ............................................................. 76 Hình 4.11: Mức độ hài lòng về sự tham gia quản lý tài nguyên nước hồ Thác Bà ...... 78 Hình 4.12: Thống kê mô tả các biến nhận thức về giá trị ............................................ 82 Hình 4.13: Thống kê mô tả biến chuẩn mực chủ quan ................................................ 84 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Giả thuyết về hành vi và cấp độ tham gia quản lý tài nguyên nước của cộng đồng .... 38 Bảng 2.2: Giả thuyết về các nhân tố tác động vào dự kiến hành vi tham gia .............. 40 Bảng 3.1: Mẫu điều tra phân theo địa bàn và mục đích sử dụng nước chính ............... 47 Bảng 4.1: Diễn biến lượng mưa trong năm một số trạm trên lưu vực sông Chảy ........ 51 Bảng 4.2: Sản lượng khai thác thủy sản của Yên Bình và Lục Yên 2010-2015 .......... 53 Bảng 4.3: Số người trả lời phân theo nhóm tuổi ......................................................... 64 Bảng 4.4: Đánh giá của cộng đồng về hiện trạng quản lý tài nguyên nước ................. 71 Bảng 4.5: Số hộ và tỷ lệ % tham gia hình thức đóng phí sử dụng nước hồ Thác Bà ... 73 Bảng 4.6: Hành vi tiết kiệm nước của cộng đồng vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái ...... 73 Bảng 4.7: Số hộ và tỷ lệ % đã từng tham gia đóng góp nguồn lực bảo vệ tài nguyên nước hồ Thác Bà ........................................................................................................ 77 Bảng 4.8: Thống kê mô tả biến hành vi dự kiến ......................................................... 81 Bảng 4.9: Thống kê mô tả biến thái độ ....................................................................... 83 Bảng 4.10: Thống kê mô tả biến nhận thức kiểm soát hành vi .................................... 85 Bảng 4.11: Ma trận xoay nhân tố với các phát biểu về giá trị ..................................... 87 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là dự kiến hành vi tuân thủ quy định, chính sách của nhà nước............................................................................. 88 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là dự kiến hành vi phát biểu ý kiến trong các cuộc họp dân ....................................................................................... 90 Bảng4.14: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là dự kiến hành vi chủ động đề xuất ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước .................................................................. 92 Bảng 4.15: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là dự kiến hành vi đóng góp nguồn lực để bảo vệ tài nguyên nước ......................................................................... 93 Bảng 4.16: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là dự kiến hành vi cử người đại diện cùng tham gia quản lý với chính quyền địa phương ...................................... 95 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Lý do lựa chọn đề tài Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau (Nature Research, 2017). Tài nguyên nước đóng vai trò cốt lõi trong sự sống. Mọi hoạt động kinh tế của con người – sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, giải trí, môi trường – đều liên quan đến sử dụng tài nguyên nước. Người sử dụng nước có nhiều nhu cầu khác nhau đối với tài nguyên nước, và các nhu cầu ấy tạo ra các giá trị cho tài nguyên nước. Nước cũng như các yếu tố môi trường khác, có giá trị kinh tế được tạo nên bởi hai nhóm giá trị chính: giá trị sử dụng (use value) và giá trị phi sử dụng (non-use value). Giá trị sử dụng là những hàng hóa, dịch vụ sinh thái mà yếu tố môi trường cung cấp cho con người. Giá trị này được chia thành ba nhóm: giá trị sử dụng trực tiếp (direct use value), giá trị sử dụng gián tiếp (indirect use value) và giá trị tùy chọn (option value). Giá trị sử dụng trực tiếp bao gồm những hàng hóa, dịch vụ do môi trường cung cấp và con người có thể tiêu dùng một cách trực tiếp. Giá trị sử dụng gián tiếp là những giá trị, lợi ích từ các dịch vụ sinh thái, chức năng sinh thái. Giá trị tùy chọn là những giá trị sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp chưa được sử dụng ở hiện tại mà được con người quyết định để lại tiêu dùng trong tương lai. Giá trị phi sử dụng là những giá trị bản chất, nội tại của yếu tố môi trường, bao gồm giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lưu truyền (bequest value). Giá trị tồn tại là sự hài lòng, thỏa mãn của cá nhân khi biết rằng các thuộc tính của yếu tố môi trường đang tồn tại ở đâu đó.Giá trị lưu truyền là sự thỏa mãn của cá nhân khi biết rằng yếu tố môi trường được lưu truyền cho các thế hệ sau hưởng thụ (Đinh Đức Trường và Lê Hà Thanh, 2013). Với tài nguyên nước, giá trị sử dụng trực tiếp là những lợi ích phát sinh khi người sử dụng trực tiếp sử dụng nước.Ví dụ, người tiêu dùng sử dụng nước trong sinh hoạt, nông dân sử dụng nước để tưới tiêu nông nghiệp. Khi không trực tiếp tiếp xúc với nước, cộng đồng vẫn được hưởng lợi ích gián tiếp từ tài nguyên nước và lợi ích này là giá trị sử dụng gián tiếp. Giá trị tùy chọn là mức độ hài lòng của người sử dụng nước khi biết rằng có tài nguyên nước để sử dụng trong tương lai. Giá trị phi sử dụng của tài nguyên nước phát sinh khi con người biết rằng tài nguyên nước đang tồn tại và có thể được thế hệ sau sử dụng. Trong giá trị phi sử dụng, giá trị tồn tại là mức độ hài lòng của người sử dụng nước khi biết có sự tồn tại của tài nguyên nước; giá trị lưu 2 truyền là mức độ hài lòng của người sử dụng khi biết có sẵn tài nguyên nước cho thế hệ tương lai (Rolfe, 2008). Hình 1: Tổng giá trị kinh tế của nước Nguồn: dựa vào Rolfe (2008) Một nguồn nước có thểđược chia sẻ cho cộng đồng với các mục đích sử dụng khác nhau.Các mục đích sử dụng này có thể mâu thuẫn với nhau, gây ra tranh chấp giữa những người sử dụng nước. Theo Hardin (1968), xét từ góc độ kinh tế, tài nguyên nước là một trong số các “tài sản chung”, thường gặp phải “bi kịch tài sản chung” (tragedy of the commons) khi các cá nhân hành động với động cơ tối đa hóa lợi ích bản thân, dẫn tới khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên chung. Như vậy, hành vi vì lợi ích bản thân của các thành viên trong cộng đồng sử dụng nước khiến cho tài nguyên nước bị khai thác, sử dụng không hiệu quả. Quản lý tài nguyên nước đứng trước thách thức phải giải quyết được tình trạng này. Xét từ góc độ quản lý, vì nước có thể di chuyển theo cả không gian và thời gian theo chu trình thủy văn nên “quản lý tài nguyên nước” là một khái niệm bao hàm rất nhiều hoạt động thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Theo Chương trình đánh giá nước thế giới (WWAP) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), xét trên nghĩa rộng, quản lý tài nguyên nước có thể chia thành ba Tổng giá trị kinh tế Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng trực tiếp: - Sản xuất nông nghiệp - Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản - Sản xuất công nghiệp - Sản xuất lâm nghiệp - Năng lượng - Du lịch ... Giá trị sử dụng gián tiếp: - Điều tiết lũ - Lưu giữ nước - Cảnh quan, thẩm mỹ ... Giá trị tùy chọn Giá trị phi sử dụng Giá trị tồn tại Giá trị lưu truyền 3 nhóm chính: (i) quản lý nguồn nước, (ii) quản lý dịch vụ cấp nước và (iii) quản lý sự đánh đổi cần thiết để cân đối giữa cung và cầu về nước. Mỗi nhóm có những hoạt động, yêu cầu riêng, kết hợp với nhau tạo thành quản lý tài nguyên nước. Quản lý tài nguyên nước đòi hỏi phải áp dụng tổng hợp nhiều công cụ khác nhau như công cụ pháp lý, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật (WWAP, 2012). Mạng lưới Công tác vì nước Toàn cầu (GWP) cho rằng quản lý tài nguyên nước là một nhiệm vụ phức tạp, liên quan đến nhiều hoạt động của nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Theo đó, quản lý tài nguyên nước gồm các thành tố sau: - Phân bổ nước: là nhiệm vụ phân bổ nước cho các nhóm người sử dụng nước và mục đích sử dụng nước khác nhau nhằm duy trì mức tối thiểu phục vụ các mục tiêu xã hội, môi trường, đồng thời đảm bảo tính công bằng và nhu cầu phát triển của xã hội - Quy hoạch lưu vực sông: Xây dựng và thường xuyên cập nhật Quy hoạch lưu vực sông, trong đó phải thể hiện được quan điểm của các nhóm liên quan khác nhau về ưu tiên phát triển và quản lý lưu vực. - Sự tham gia của các nhóm có liên quan: Sự tham gia của các nhóm liên quan vào quá trình quản lý là cơ sở để ra quyết định sao cho lợi ích của toàn xã hội và vấn đề môi trường được đưa vào cân nhắc trong quá trình sử dụng nguồn nước. - Kiểm soát ô nhiễm: Áp dụng nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền và các công cụ kinh tế phù hợp để hạn chế ô nhiễm và giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực về mặt môi trường và xã hội. - Giám sát: Xây dựng hệ thống giám sát hoạt động có hiệu quả sẽ giúp cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ quản lý, đồng thời xác định và giải quyết được những sự vụ vi phạm quy định pháp luật. - Quản lý dưới góc độ kinh tế và tài chính: Áp dụng các công cụ kinh tế và tài chính để khuyến khích đầu tư, thu hồi chi phí và thay đổi hành vi nhằm phục vụ mục tiêu công bằng và lợi ích bền vững cho toàn xã hội khi sử dụng tài nguyên nước. - Quản lý thông tin: Cung cấp dữ liệu cơ bản, cần thiết để quá trình ra quyết định quản lý tài nguyên nước được đầy đủ thông tin và minh bạch (GWP, 2010). Hội nghị quốc tế về Nước và Môi trường tại Dublin năm 1992 đã tuyên bố 4 nguyên tắc quan trọng áp dụng cho những người quản lý và sử dụng nguồn nước trên thế giới, trong đó nhấn mạnh vấn đề phát triển và quản lý nước phải dựa trên cơ sở tiếp cận với sự tham gia của các bên có liên quan. 4 nguyên tắc đó là: 4 - Nước ngọt là một nguồn tài nguyên có hạn, dễ bị tổn thương. Nó rất cần thiết cho sự sống, phát triển và môi trường. - Phát triển cũng như quản lý tài nguyên nước phải dựa trên cơ sở sự tham gia của các bên có liên quan, gồm người sử dụng, người lập kế hoạch, người ra quyết định chính sách ở mọi c
Luận văn liên quan