Quản lý tài nguyên và môi trường

Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, vì vậy nếu không có cách khai thác và sử dụng hợp lí (kể cả tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo) thì một ngày nào đó nó cũng sẽ cạn kiệt. Vậy, muốn sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên thì cần phải: 1) Giữ mức khai thác trong phạm vi có thể tái sinh, tái tạo được đối với các nguồn tài nguyên phục hồi. Xác định rõ mức khai thác sản lượng bền vững (mức khai thác vừa đủ để các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh được) và không được phép khai thác quá sản lượng bền vững này. 2) Quản lí tốt các nguồn tài nguyên không phục hồi, sử dụng những kĩ thuật tiên tiến để giảm hao phí tài nguyên, chống nạn phế thải bừa bãi, thay đổi cách hoạt động và tiêu dùng của con người để giảm bớt sự tiêu dùng các nguồn tài nguyên này, có phương pháp tái sinh thích hợp để quay vòng sử dụng các nguồn tài nguyên không phục hồi một cách hiệu quả nhất. 3) Tôn trọng khả năng chịu tải của hệ sinh thái: sự tác động của con người đối với Trái Đất tuỳ thuộc vào số lượng người, mức độ sử dụng và lãng phí các nguồn tài nguyên và năng lượng. Giới hạn chịu đựng của Trái Đất hay của một hệ sinh thái gọi là mức chịu đựng tối đa. Mọi hoạt động của con người phải tôn trọng giới hạn đó. Thông thường, giới hạn cuối cùng mà chúng ta cho rằng môi trường có thể chịu đựng được thường không thể xác định một cách chính xác. Vì vậy, chúng ta nên trừ ra một khoảng cách an toàn giữa toàn bộ tác động của chúng ta với ranh giới mà ta ước lượng là môi trường chịu được

doc37 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3383 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý tài nguyên và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM …..(((….. TIỂU LUẬN “QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG” ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN” GVHD: HV: PGS.TS NGUYỄN KHOA LÂN VÕ VĂN THIỆP LỚP: ĐVH – K18 Huế, tháng 5 năm 2010 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 3 NỘI DUNG 4 I. Tài nguyên 4 1.1. Khái niệm tài nguyên 4 1.2. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên 4 1.3. Phân loại tài nguyên 4 II. Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 6 2.1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất 6 2.1.1. Phân bố trên lục địa 6 2.1.2.Hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam 6 2.1.3. Hiện trạng sử dụng trên thế giới. 10 2.1.4. Các biện pháp bảo vệ đất 11 2.2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng 12 2.2.1. Tài nguyên rừng ở Việt Nam 13 2.2.2. Tài nguyên rừng trên Thế Giới. 18 2.2.3. Bảo vệ tài nguyên rừng 19 2.3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước 20 2.3.1. Tài nguyên nước của Việt Nam 21 2.3.2. Tài nguyên nước trên Thế Giới 22 2.4.3. Bảo vệ tài nguyên nước 23 2.4. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học 26 2.4.1. Tài nguyên sinh học ở Việt Nam 26 2.4.2. Tài nguyên sinh học trên thế giới 27 2.4.3. Bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học 28 2.5. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản 28 2.5.1. Khái niệm về khoáng sản và phân loại 28 2.5.2. Các loại khoáng sản chính ở Việt Nam 29 2.5.3. Khoáng sản trên Thế Giới 31 2.5.4. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản 32 2.6. Khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng 33 2.6.1. Năng lượng gió 33 2.6.2. Năng lượng mặt trời 34 KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, vì vậy nếu không có cách khai thác và sử dụng hợp lí (kể cả tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo) thì một ngày nào đó nó cũng sẽ cạn kiệt. Vậy, muốn sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên thì cần phải: 1) Giữ mức khai thác trong phạm vi có thể tái sinh, tái tạo được đối với các nguồn tài nguyên phục hồi. Xác định rõ mức  khai thác sản lượng bền vững (mức khai thác vừa đủ để các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh được) và không được phép khai thác quá sản lượng bền vững này. 2) Quản lí tốt các nguồn tài nguyên không phục hồi, sử dụng những kĩ thuật tiên tiến để giảm hao phí tài nguyên, chống nạn phế thải bừa bãi, thay đổi cách hoạt động và tiêu dùng của con người để giảm bớt sự tiêu dùng các nguồn tài nguyên này, có phương pháp tái sinh thích hợp để quay vòng sử dụng các nguồn tài nguyên không phục hồi một cách hiệu quả nhất. 3) Tôn trọng khả năng chịu tải của hệ sinh thái: sự tác động của con người đối với Trái Đất tuỳ thuộc vào số lượng người, mức độ sử dụng và lãng phí các nguồn tài nguyên và năng lượng. Giới hạn chịu đựng của Trái Đất hay của một hệ sinh thái gọi là mức chịu đựng tối đa. Mọi hoạt động của con người phải tôn trọng giới hạn đó. Thông thường, giới hạn cuối cùng mà chúng ta cho rằng môi trường có thể chịu đựng được thường không thể xác định một cách chính xác. Vì vậy, chúng ta nên trừ ra một khoảng cách an toàn giữa toàn bộ tác động của chúng ta với ranh giới mà ta ước lượng là môi trường  chịu được. Hiện nay nước ta và các nước khác trên thế giới đã và đang sử dụng nhũng tài nguyên đó như thế nào, và có những biện pháp gì để khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên đó. Để hiểu rõ hơn vấn đề này tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” làm đề tài tiểu luận của mình. NỘI DUNG I. Tài nguyên (resources) 1.1. Khái niệm tài nguyên Tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên-nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục phụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của con người [1], [3] 1.2. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên [1], [2] TNTN là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống . Mỗi loại tài nguyên có đặc điểm riêng, nhưng có hai thuộc tính chung: - TNTN phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái Đất và trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên với từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia. - Đại bộ phận các nguồn TNTN có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử. 1.3. Phân loại tài nguyên [1], [2] Hiện nay có nhiều phương pháp phân loại TNTN khác nhau theo trữ lượng, chất lượng, công dụng, khả năng tái tạo…Trong từng trường hợp cụ thể, người ta có thể sử dụng một hoặc tổ hợp nhiều phương pháp phân loại TNTN. Sự phân loại chỉ có tình chất tương đối vì tính đa dạng, đa dụng của tài nguyên và tuỳ theo mục tiêu sử dụng khác nhau. Chúng ta có thể tham khảo theo hai cách phân loại TNTN như sau: * Theo Lê Văn Thăng thì TNTN được phân loại như sau: Theo nguồn gốc: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo Theo khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo. Theo môi trường thành phần: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin. Theo sự tồn tại: Tài nguyên hữu hình và tài nguyên vô hình. * Theo Lê Văn Khoa thì TNTN được phân loại như sau: Theo thành phần hó học: TNTN có thành phần là các chất vô cơ (quặng kim loại), TNTN có thành phần là các chất hữu cơ (Than đá, dầu mỏ…) Theo trạng thái phân bố: TNTN ngoài mặt, TNTN trên mặt, TNTN trong lòng đất. Hình 1.Hệ thống phân tán TNTN trong lòng đất (Nguồn: Hình 2.1, trang 52, Môi trường và phát triển bền vững, Lê Văn Khoa) Theo tính chất, trữ lượng và mụch đích sử dụng: TNTN vô hạn, TNTN hữu hạn. Hình 2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên (Nguồn: Hình 2.2, trang 52, Môi trường và phát triển bền vững, Lê Văn Khoa) II. Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Như phần trên, tuỳ vào mục đích hay trữ lượng…mà có nhiều cách để phân loại tài nguyên, để phần nào rõ hơn tình hình sử dụng và biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong và ngoài nước bản thân tôi đi sâu vào một số tài nguyên quan trọng sau đây: 2.1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất [1], [2], [3], [4] 2.1.1. Phân bố trên lục địa Đất là một tài nguyên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người để sinh tồn. Trên quan điểm sinh thái và môi trường, đất được xem là một vật thể sống, một “vật mang” của các hệ sinh thái tồn tại trên Trái Đất. Do đó, con người tác động và đất cũng chính là tác động vào tất cả HST mà đất “mang” trên mình nó. Đất là tư liệu sản xuất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được – đó là độ phì nhiêu. Chính nhờ tính chất độc đáo này mà các HST đã và đang tồn tại, phát triển, và xét cho cùng, cuộc sống của loài người cũng phụ thuộc vào tính chất “độc đáo” này của đất. Đất cùng với con người đã đồmh hành qua các nền văn minh nông nghiệp khác nhau, từ nền nông nghiệp thô sơ vào buổi bình minh của loài người đến nền nông nghiệp đầy ắp các tiến bộ khoa học và công nghệ ngày nay, đất vẫn còn giữ nguyên giá trị. Đất là vốn quý của xã hội và luôn là vấn đề nóng bỏng ở mỗi quốc gia. Trên Trái Đất, đất là tấm gương phản chiếu điều kiện khí hậu, thảm thực vật và phân bố theo các dãy tương thích với các khu sinh học. Từ Bắc bán cầu tới xích đạo gồm caá dãy đất chính sau: đất đài nguyên, đất podzôn, đất xám rừng, đất đen, đất xám khô hạn, đất hạt đẻ, đất đỏ và đất vàng vùng nhiệt đới. 2.1.2.Hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 32.931.456 triệu ha, trong đó ¾ thuộc về đồi núi và trung du, diện tích sông suối và núi đá là 1.337.275 ha (chiếm 4,05% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền là 31.2 triệu ha (chiếm 94,5% diện tích đất tự nhiên), xếp thứ 58 trong tổng số 200 nước trên Thế Giới, nhưng vì dân số đông nên diện tích bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159 và bằng 1/6 bình quân của Thế Giới. Riêng khu vực miền núi chiếm gần 25 triệu ha (76% diện tích đất tự nhiên), bao gồm 6 nhóm, 13 loại đất chính phân bố trên 4 vành đai cao: - Từ 25 – 50m đến 900 – 1000m: 16.0 triệu ha, chiếm 51.14%; - Từ 900 – 1000m đến 1800 – 2000m: chiếm 3.7 triệu ha, chiếm 11.8%; - Từ 1800 – 2000m đến 2800m: 0.16 triệu ha, chiếm 0.47%; - Từ 2800 – 3143m: 1200 ha, chiếm 0.02%; Quỹ đất của Việt Nam có nhiều hạn chế cho sản xuât nông – lâm nghiệp, trong đó có hơn 12.5 triệu ha đất xấu và trên 50% diện tích đất đồng bằng là “đất có vấn đề”. Cụ thể: 0.82 triệu ha đất phèn, 0.54 triệu ha đất cát, , 2.06 triệu ha đất xám bạc màu, 0.5 triệu ha đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, 0.24 triệu ha đất ngập mặn, 0.47 ha đất lầy úng, 8.5 triệu ha đất có tầng mặt mỏng ở vùng đồi núi. Hiện trạng sử dụng đất tính đến năm 2007, 2008 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất (Tại thời điểm 01/01/2007) Đơn vị: Nghìn ha ĐẤT  Tổng diện tích  Trong đó: Đất đã giao và cho thuê   CẢ NƯỚC  33121.2  23763.8   Đất nông nghiệp  24696  21262.7   Đất sản xuất nông nghiệp  9436.2  9319.4       Đất trồng cây hàng năm  6348.2  6254.2           Đất trồng lúa  4130.9  4107.4           Đất cỏ dùng vào chăn nuôi  53.4  27.2           Đất trồng cây hàng năm khác  2163.8  2119.6       Đất trồng cây lâu năm  3088  3065.1   Đất lâm nghiệp  14514.2  11210       Rừng sản xuất  5672.5  4735.9       Rừng phòng hộ  6766.3  4648.8       Rừng đặc dụng  2075.5  1825.4   Đất nuôi trồng thuỷ sản  715.1  704.3   Đất làm muối  14.1  13.2   Đất nông nghiệp khác  16.5  15.8   Đất phi nông nghiệp  3309.1  1390.5   Đất ở  611.9  606       Đất ở đô thị  108.5  105.3       Đất ở nông thôn  503.4  500.7   Đất chuyên dùng  1433.5  509.4       Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp  23.8  23       Đất quốc phòng, an ninh  286.1  198.3       Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp  170.3  155.1       Đất có mục đích công cộng  953.3  133.1   Đất tôn giáo, tín ngưỡng  12.9  12.7   Đất nghĩa trang, nghĩa địa  97.2  81.8   Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng  1150.3  177.9   Đất phi nông nghiệp khác  3.4  2.8   Đất chưa sử dụng  5116  1110.5   Đất bằng chưa sử dụng  340.3  24.9   Đất đồi núi chưa sử dụng  4396  1068.8   Núi đá không có rừng cây  379.7  16.8   (Nguồn: Niên giám thống kê 2007) Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất ( Tại thời điểm 01/01/2008) Đơn vị: Nghìn ha ĐẤT  Tổng diện tích  Trong đó: Đất đã giao và cho thuê   CẢ NƯỚC  33115.0  23977.4   Đất nông nghiệp  24997.2  21545.9   Đất sản xuất nông nghiệp  9420.3  9303.1       Đất trồng cây hàng năm  6309.6  6215.8           Đất trồng lúa  4105.8  4081.7           Đất cỏ dùng vào chăn nuôi  56.1  31.5           Đất trồng cây hàng năm khác  2147.7  2102.5       Đất trồng cây lâu năm  3110.7  3087.4   Đất lâm nghiệp  14816.6  11497.0       Rừng sản xuất  6259.6  5092.0       Rừng phòng hộ  6565.3  4624.4       Rừng đặc dụng  1991.7  1780.7   Đất nuôi trồng thuỷ sản  728.6  715.8   Đất làm muối  13.7  12.7   Đất nông nghiệp khác  18.0  17.3   Đất phi nông nghiệp  3385.8  1555.3   Đất ở  620.4  614.2       Đất ở đô thị  112.5  109.5       Đất ở nông thôn  507.9  504.7   Đất chuyên dùng  1553.7  721.2       Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp  23.1  22.3       Đất quốc phòng, an ninh  34.3  208.6       Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp  195.8  180.2       Đất có mục đích công cộng  1037.8  275.8   Đất tôn giáo, tín ngưỡng  13.1  12.9   Đất nghĩa trang, nghĩa địa  97.6  84.2   Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng  1097.4  119.9   Đất phi nông nghiệp khác  3.7  2.8   Đất chưa sử dụng  4732.1  876.2   Đất bằng chưa sử dụng  321.5  10.9   Đất đồi núi chưa sử dụng  4041.8  850.9   Núi đá không có rừng cây  368.8  14.4   (Nguồn: Niên giám thống kê 2008) Như vậy, vào năm 2008 quỹ đất đã được sử dụng là 23,10 triệu ha, chiếm 96,35% diện tích tự nhiên cả nước, tăng hơn so với năm 2007 (22,65 triệu ha, chiếm 95% diện tích tự nhiên cả nước). Trong đó, 21,55% sử dụng cho nông – lâm nghiệp, chiếm 89,88%, tăng hơn so với năm 2007 (21,26 triệu ha, chiếm 89,46%). Trong diện tích đất chưa sử dụng 0,88 triệu ha thì có tới 0,85 triệu ha là đất trống, đồi trọc ở miền núi và trung du (2008). So với hiện trạng sử dụng đất năm 2006, quỹ đất đã được mở rộng thêm 0,45 triệu ha. Diện tích đồi núi chưa sử dụng giảm đáng kể (diện tích đồi núi chưa sử dụng năm 2006 là 4,54 triệu ha) . 2.1.3. Hiện trạng sử dụng trên thế giới. Trong một nghiên cứu gần đây của FAO (Alexandratos, 1995; trong FAO, 1993) ước lượng khoảng 92% của 1800 triệu ha đất đai của các quốc gia đang phát triển bao gồm luôn cả Trung Quốc thì có tiềm năng cho cây trồng sử dụng nước trời, nhưng hiện nay vẫn chưa sử dụng hết và đúng mục đích, trong đó vùng bán sa mạc Sahara ở Châu phi 44%; Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê 48%. Hai phần ba của 1800 triệu ha này tập trung chủ yếu một số nhỏ quốc gia như: 27% Brasil, 9% ở Zaire, và 30% ở 12 nước khác. Một phần của đất tốt này vẫn còn để dành cho rừng hay vùng bảo vệ khoảng 45%, và do đó trong các vùng này không thật sự được sử dụng cho nông nghiệp. Một phần khác thì lại gặp khó khăn về mặt đất và dạng bậc thềm như khoảng 72% vùng Châu Phi bán sa mạc và vùng Châu Mỹ La Tinh. Trên 50% của 1800 triệu ha của đất để dành được phân loại ở cấp loại "ẩm", thí dụ như quá ẩm cho hầu hết các loại cây trồng và không thích hợp lắm cho sự định cư của con người, hay còn gọi là "vùng thích nghi kém cho cây trồng". Do đó, khả năng để mỡ rộng diện tích đất đai cho canh tác cây trồng thường bị giới hạn. FAO ước lượng rằng (Yudelman, 1994; trong FAO, 1993), đất nông nghiệp có thể mỡ rộng được khoảng 90 triệu ha vào năm 2010, diện tích thu hoạch có tăng lên đến 124 triệu ha do việc thâm canh tăng vụ cây trồng. Các vùng đất có khả năng tưới trong các quốc gia đang phát triển đang được mỡ rộng tăng thêm khoảng 23,5 triệu ha so với hiện tại là 186 triệu ha. Như vậy cho thấy rằng trong một tương lai gần đây sẽ giảm đi một cách có ý nghĩa diện đích đất/nông hộ nông thôn. Khả năng diện tích đất nông nghiệp trên nông hộ trong các quốc gia đang phát triển được dự phóng bởi FAO cho năm 2010 chỉ còn gần phân nữa là 0,4 ha so với cuối thập niên 80 là 0,65 ha, hình ảnh này cũng cho thấy diện tích này sẽ nhỏ hơn vào những năm 2050. Ngược lại với các quốc gia đang phát triển, các quốc gia phát triển sẽ có sự gia tăng diện tích đất nông nghiệp trên đầu người do mức tăng dân số bị đứng chặn lại. Điều này sẽ dẫn đến một số đất nông nghiệp sẽ được chuyển sang thành các vùng đất bảo vệ thiên nhiên, hay vùng đất bảo vệ sinh cảnh văn hóa hoặc phục vụ cho các mục đích nghĩ ngơi của con người (Van de Klundert, et al., 1994; trong FAO, 1993). Tình trạng của các quốc gia nằm trong giai đoạn chuyển tiếp thì rất khó mà dự phóng bởi vì những tiến trình hiện tại là đang chuyển đổi từ đất đai nông nghiệp thuộc nhà nước sang quyền sử dụng đất đai tư nhân. Sự ước đoán của FAO thì bị giới hạn theo tỉ lệ thời gian đến năm 2010, khi mà sự thay đổi khí hậu toàn cầu được mong ước là ảnh hưởng không đáng kể trong suốt thời gian này. Điều này có thể sẽ khác vào những năm 2050 hoặc sau đó. Hậu quả của các mô hình về sự thay đổi của khí hậu thì ở các quốc gia đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng xấu hơn là thuận lợi về mặc an toàn lương thực (Norse và Sombroek, 1995; trong FAO, 1993). 2.1.4. Các biện pháp bảo vệ đất [5] Hai vấn đề quan trọng nhất đối với nước nói riêng và của thế giới nói chung hiện nay trong bảo vệ môi trường và tài nguyên đất là bảo vệ đất canh tác và chống thoái hóa đất. Để bảo vệ đất canh tác cần quy hoạch sử dụng đất hợp lý, hạn chế chuyển đổi đất canh tác, đặc biệt là đất trồng lúa nước thành đất công nghiệp, đất đô thị. Nhà nước định hướng chuẩn từ đầu việc quy hoạch mở rộng các khu vực đô thị và khu công nghiệp để tránh tối đa sự mất đất canh tác, trong một số trường hợp cần thiết, tiến hành lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ các vùng đất nông nghiệp. Quy hoạch xây dựng và củng cố hệ thống đê biển và đê sông bảo vệ đất canh tác do mực nước biển dâng cao, do triều cường và sự xâm mặn. Việc quản lý và đầu tư mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biển, ven sông là giải pháp có hiệu quả cao về kinh tế và kỹ thuật. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn các chính sách và pháp luật về quyền sở hữu, sử dụng và quản lý nhà nước về đất nói chung và có các quy định về quản lý đất dốc, đất lưu vực sông và đất ngập nước; lồng ghép tốt chính sách quốc gia với các kế hoạch hành động quốc tế về việc chống thoái hóa và sử dụng đất bền vững. Về kinh tế - xã hội, cần điều hòa sự phân bố dân số và di dân giữa các vùng, miền nhằm giảm áp lực của dân số đối với tài nguyên đất; có những giải pháp hợp lý bảo đảm an ninh lương thực vùng núi, định canh định cư, bảo vệ và phát triển rừng, chống xói mòn đất... Về kỹ thuật, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học...) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu; trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao nhưng ít phải xới xáo đất và thực hiện các hệ thống nông - lâm - súc kết hợp ở vùng đất dốc, giữ cân bằng sinh thái và điều hòa các tác động lẫn nhau giữa đồng bằng và miền núi; tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất. 2.2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng[1], [2] Rừng là bộ phận tổ hợp quan trọng nhất, là HST điển hình trong sinh quyển, trong đó thực vật với các loại cây gỗ giữ vai trò chủ đạo. Rừng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển KT – XH, sinh thái và môi trường. Vì vậy, người ta thường nói “ Rừng là lá phổi của hành tinh”.  Hình 1. Rừng tự nhiên (Nguồn: 2.2.1. Tài nguyên rừng ở Việt Nam Diễn biến tài nguyên rừng của nước ta có thể chia thành hai giai đoạn chính: Giai đoạn suy thoái (1945 – 1990) và giai đoạn phục hồi (1991 đến nay). Năm 1945, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, chiếm 43% diện tích lãnh thổ, tương đương “độ che phủ rừng” 43%. Đến năm 1990, diện tích rừng cả nước chỉ còn 9,175 triệu ha, so với năm 1945 thì diện tích rừng giảm gần 5 triệu ha trong vòn 45 năm, chưa kể chất lượng rừng đã suy thoái nghiêm trọng, rừng nguyên sinh và giàu gỗ chỉ chiếm 9%, rừng còn gỗ trung bình khai thác được chiếm 33% trong tổng diện tích rừng sản xuất, còn đại đa số là rừng nghèo kiệt, rừng non mới phục hồi. Từ năm 1991 đến nay là giai đoạn phục hồi rừng với các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi 1992 – 1997; Chương trình trồng 5 triệu ha rừng 1998 – 2010. Theo số liệu thống kê, năm 1990 là thời ssiểm cạn kiệt nhất của rừng thì từ năm 1991 đến nay rừng dần phục hồi từ 9,2 lên 12,6 triệu ha. Tuy vậy, trữ lợng gỗ lâm sản trong rừng không cải thiện được nhiều vì rừng trồng thường còn non. Bảng 3. Diễn biến diện tích rừng Việt Nam so với Asean và Thế Giới Năm  Diện tích rừng (1000 ha)  Độ che phủ (%)  Chỉ số ha/đầu người    Tự nhiên  Trồng  Tổng cộng     1945  14.300  0  14.300  43,0  0,70   1975  11.077  92  11.169  33,8  0,22   1980  10.186  422  10.608  32,1  0,19   1985  9.038  584  9.892  30,0  0,16   1990  8.430  745  9.175  27,8  0,14   1995  8.252  1.050  9.302  28,2  0,12   2000  9.444  1.471  10.915  33,2  0,14   2005  10.328  2.312  12.640  36,3  0,15   ASEAN  211.387  19.973  231.360  48,6  0,42   Thế Giới  3.682.369  187.086  3.809.455  29,6  0,60     (Nguồn: State of The World’s Forests, FAO, 2007) Qua bảng 3 cho thấy, năm 1943, Việt
Luận văn liên quan