Quản lý thiết chế văn hoá

Cuộc sống ngày càng được nâng cao, mọi nhu cầu về vật chất được đáp ứng thì những đòi hỏi của con người về văn hoá, tinh thần càng nhiều. Ngoài thời gian làm việc, học tập công chúng còn quan tâm tới các hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Vậy ở đâu có thể đáp ứng những mong muốn ấy? Đó chính là Nhà văn hoá (Trung tâm văn hoá). Nhà văn hoá (TTVH) là cơ quan giáo dục xã hội chủ nghĩa ngoài nhà trường, nơi diễn ra các hoạt động của quần chúng, đồng thời là nơi đảm trách việc dàn dựng, hoàn thiện nhân cách và thoả mãn nhu cầu của họ. Trong đó, câu lạc bộ (CLB) được biết đến là hạt nhân, lực lượng chủ chốt của TTVH nhằm phát huy sự sáng tạo, tích cực chủ động của công chúng. Đó là nơi để những người cùng chung sở thích tập hợp lại để nắm vững kiến thức và kĩ năng về từng lĩnh vực. Thành lập năm 1977, TTVH Thủ Đức là trung tâm có bề dày lịch sử và được sự đón nhận, ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Trong quá trình khảo sát thực tế ở đây, tôi đặc biệt chú ý tới CLB múa Duyên Việt- nòng cốt phong trào múa của quận. Bài báo cáo của tôi sẽ chủ yếu tập trung những vấn đề cơ bản về hoạt động của CLB này và ý nghĩa của nó trên địa bàn. Tuy vậy, do thời gian khảo sát và nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan nên bài báo cáo sẽ có những thiếu sót cần bổ sung nên kính mong cô và các bạn góp ý.

doc10 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8571 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý thiết chế văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cuộc sống ngày càng được nâng cao, mọi nhu cầu về vật chất được đáp ứng thì những đòi hỏi của con người về văn hoá, tinh thần càng nhiều. Ngoài thời gian làm việc, học tập công chúng còn quan tâm tới các hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Vậy ở đâu có thể đáp ứng những mong muốn ấy? Đó chính là Nhà văn hoá (Trung tâm văn hoá). Nhà văn hoá (TTVH) là cơ quan giáo dục xã hội chủ nghĩa ngoài nhà trường, nơi diễn ra các hoạt động của quần chúng, đồng thời là nơi đảm trách việc dàn dựng, hoàn thiện nhân cách và thoả mãn nhu cầu của họ. Trong đó, câu lạc bộ (CLB) được biết đến là hạt nhân, lực lượng chủ chốt của TTVH nhằm phát huy sự sáng tạo, tích cực chủ động của công chúng. Đó là nơi để những người cùng chung sở thích tập hợp lại để nắm vững kiến thức và kĩ năng về từng lĩnh vực. Thành lập năm 1977, TTVH Thủ Đức là trung tâm có bề dày lịch sử và được sự đón nhận, ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Trong quá trình khảo sát thực tế ở đây, tôi đặc biệt chú ý tới CLB múa Duyên Việt- nòng cốt phong trào múa của quận. Bài báo cáo của tôi sẽ chủ yếu tập trung những vấn đề cơ bản về hoạt động của CLB này và ý nghĩa của nó trên địa bàn. Tuy vậy, do thời gian khảo sát và nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan nên bài báo cáo sẽ có những thiếu sót cần bổ sung nên kính mong cô và các bạn góp ý. NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM VĂN HOÁ QUẬN THỦ ĐỨC Khái quát về quận Thủ Đức Thủ Đức có diện tích 4776 ha, được hình thành theo nghị quyết 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 với dân số hiện nay là 450.000 người (năm 2011), phía Bắc giáp Thuận An (Bình Dương), phía Nam giáp quận 2, Bình Thạnh, phía Đông giáp quận 9, phía Tây giáp quận 12. Thủ Đức có 12 phường (Hiệp Bình Phước, Linh Trung, Tam Phú, Linh Xuân, Hiệp Bình Chánh, Trường Thọ, Bình Thọ. Bình Chiểu, Linh Chiểu, Linh Tây, Linh Đông, Tam Bình) với 73 khu phố.Trên địa bàn quận có thành phần dân cư đông đúc, nhiều nhà máy xí nghiệp hoạt động, đặc biệt là khu chế xuât Linh Trung. Quận có 65 trường công lập và dân lập, ngoài ra còn có khu đại học quốc gia,12 trường đại học, cao đẳng. Trên lĩnh vực hoạt động văn hoá, Thủ Đức có nhiều đơn vị như: TTVH, nhà thiếu nhi, CLB lao động quận, nhà truyền thống, thư viện… một số phường còn có sân khấu ngoài trời. Theo xu hướng chung của xã hội thì quận Thủ Đức đang trên đà phát triển mạnh về mọi mặt góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Trung tâm văn hoá Thủ Đức 1. Lịch sử hình thành - TTVH Thủ Đức toạ lạc số 119-Võ Văn Ngân-Thủ Đức, thành lâp ngày 7/11/1977 tại cơ sở tu Đức Bà truyền giáo (Notre Dame), một bộ phận trực thuộc phòng văn hoá thông tin Thủ Đức. - Ngày 25/11/1985 theo quyết định số 97/QĐ-UB của uỷ ban nhân dân quận tách nhà văn hoá của phòng văn hoá thông tin quận Thủ Đức thành đơn vị sự nghiệp. - Ngày 1/7/1991 sát nhập nhà hát nhân dân quận vào NVH . - Ngày 15/6/2000 thành lập TTVH quận Thủ Đức theo quyết định số 3842/QĐ-UB-VX của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tổ chức bộ máy trung tâm văn hoá quận Thủ Đức - TỔ NGHIỆP VỤ V.HOÁ - TỔ THƯ VIỆN - TỔ TRUYỀN THỐNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. NGHIỆP VỤ VĂN HOÁ - BẢN TIN THỦ ĐỨC - TRANG TRÍ CỔ ĐỘNG - ĐỘI THÔNG TIN LƯU ĐỘNG - VĂN HOÁ CƠ SỞ P. NGHIỆP VỤ THÔNG TIN PHÓ GIÁM ĐỐC P. HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ VĂN HOÁ - TỔ TÀI VỤ VÀ D.VỤ VH - VĂN THƯ TỔNG HỢP - LỚP NĂNG KHIẾU - TỔ KĨ THUẬT - TỔ BẢO VỆ - VỆ SINH CÂY KIỂNG Chức năng: Tham mưu đề xuất cho quận uỷ và UBND quận những định hướng, chủ trương, kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá- thông tin trên địa bàn, bao gồm nội dung nhiệm vụ chính trị, văn hoá, thông tin, thư viện, truyền thống, dịch vụ văn hoá… Định hướng thị hiếu thẩm mỹ, tạo điều kiện để quần chúng giao lưu, sáng tác các giá trị văn hoá, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân lao động trên địa bàn. Nhiệm vụ: Tổ chức các hoạt động tại trung tâm văn hoá: biểu diễn nghệ thuật, lễ hội, CLB đội nhóm, các lớp năng khiếu, xây dựng mô hình mẫu hoạt động văn hoá, liên hoan văn nghệ, thông tin lưu động, triễn lãm… Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hoá phục vụ từng đối tượng. Hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho hạt nhân phong trào các phường, trường học, cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hoá cơ sở. Quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị và các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ văn hoá, cho thuê mặt bằng và thực hiện các dịch vụ quảng cáo. 3. Quá trình hoạt động của trung tâm văn hoá Thủ Đức Gần 30 năm đi vào hoạt động, TTVH Thủ Đức đã tổ chức nhiều loại hình văn hoá- văn nghệ- thông tin phong phú, đa dạng cho đông đảo quần chúng nhân dân đến sinh hoạt, học tập, vui chơi, giải trí, tạo điều kiện cho mọi người dân hưởng thụ văn hoá. Hằng năm, trung tâm phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức nhiều đợt lễ hội, hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng như: Mừng Đảng – mừng Xuân, họp mặt, hội thi Thủ Đức Idol… Đến nay, ở đây đã đăng cai tổ chức liên hoan hợp xướng thành phố 2 năm một lần. Qua các đợt tham gia thì trung tâm luôn đạt giải cao cấp thành như Liên hoan giai điệu quê hương, Liên hoan tiếng hát Vành đai xanh, Hội diễn văn nghệ quần chúng, Liên hoan biểu diễn Lân Sư Rồng, Thi vẽ tranh Nhành cọ non,… Ngoài các hoạt động trên thì trung tâm còn thường xuyên tổ chức các lớp năng khiếu, sinh hoạt CLB đội nhóm, đào tạo những hạt nhân phong trào văn hoá-văn nghệ cho quận và thành phố. CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ (CLB) TẠI TRUNG TÂM VĂN HOÁ THỦ ĐỨC Khái niệm câu lạc bộ CLB có tên tiếng anh là “Club” đó là một loại hình tổ chức, và là một phương thức hoạt động, vừa là một bộ phận quan trọng trong một tổ chức nhà văn hoá. Đó là nơi để những người cùng chung sở thích, ý nguyện tập hợp lại để nắm vững kiến thức và kỹ năng về từng lĩnh vực nghệ thuật. Có nhiều loại CLB như: CLB những người yêu thơ, CLB múa, võ thuật, điện ảnh… Ở đây, là một nhóm các cá nhân tập trung theo tinh thần tự nguyện có cùng mục đích. Mô hình của CLB không lớn, nó như một cơ quan văn hoá giáo dục chuyên biệt có bộ máy tổ chức, trụ sở, nhân sự. Ý nghĩa, chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ Ý nghĩa: CLB là môi trường cho các thành viên có khả năng và năng khiếu được bộc lộ, phát triển, hướng dẫn những mong muốn, khát khao của con người trong giao tiếp. Bên cạnh đó, CLB tạo điều kiện cho các thành viên trưởng thành về mọi mặt, là sân chơi bổ ích, lành mạnh, mọi người có quyền bày tỏ quan điểm, tâm tư, nguyện vọng đồng thời hỗ trợ các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, công tác, cuộc sống. Qua đây, tổ chức sẽ củng cố thêm tinh thần đoàn kết để góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tập thể. Chức năng và nhiệm vụ: Giáo dục, rèn luyện: CLB là công cụ giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống, thẩm mỹ, lý tưởng cho thanh thiếu niên, môi trường trong lành để mỗi chúng ta tự nhìn nhận, điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu để trưởng thành. Tổ chức, giao tiếp ứng xử Xã hội ngày một phát triển, khối lượng thông tin con người tiếp nhận ngày càng nhiều, nhưng không phải đều là thông tin tốt, vì vậy, hình thức CLB như một kênh tuyên truyền cho quần chúng. TTVH sẽ tạo điều kiện cho các thành viên giao tiếp với nhau qua các hình thức sinh hoạt CLB, các thành viên có dịp giúp đỡ nhau trong học tập, lao động, trao đổi kinh nghiệm, phát huy mặt tích cực, bài trừ biểu hiện tiêu cực, kích thích tính chủ động, sang tạo cá nhân nhằm xây dựng nếp sống văn minh, môi trường xã hội lành mạnh. Nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng: Nhu cầu của con người trong thời gian rỗi thể hiện rất khác nhau. Khi đến với TTVH, CLB sẽ đáp ứng những nguyện vọng sở thích của từng đối tượng cụ thể. CLB sẽ từng bước thoả mãn nhu cầu học hỏi, nâng cao nhận thức của các thành viên trong quá trình tham gia, đồng thời bồi dưỡng thêm những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Danh sách CLB ở TTVH Thủ Đức: Tính đến thời điểm hiện nay, ở TTVH Thủ Đức có 24 CLB, gần 1000 thành viên. Cùng với định hướng phát triển của TTVH thì tổ chức CLB cũng dần được xã hội hoá theo cơ chế thị trường. Các CLB có những chương trình riêng của mình phù hợp với đơn vị, là lực lượng nòng cốt của phong trào văn hoá ở địa phương, bám sát nhiệm vụ chính trị và hoạt động của tổ chức. Danh sách CLB ở TTVH Thủ Đức: 1/ CLB ca khúc truyền thống (1997) 2/ CLB hoa lan cây kiểng (1995) 3/ CLB đờn ca tài tử (1998) 4/ CLB hát với nhau (1989) 5/ CLB sân khấu truyền thống (2001) 6/ CLB ca sĩ trẻ (2003) 7/ CLB múa Duyên Việt (2006) 8/ CLB múa Rain (2009) 9/ CLB sân khấu (2009) 10/ CLB cờ tướng (1998) 11/ CLB khiêu vũ (2003) 12/ CLB múa Anh Dũng ( 2009) 13/ CLB ghitar 14/ CLB organ thiếu nhi 15/ CLB võ thuật 16/ CLB hát chèo 17/ CLB cựu chiến binh 18/ CLB người dẫn chương trình 19/ CLB rap 20/ CLB ban chủ nhiệm xây dựng các đơn vị văn hoá 21/ CLB Diễm Ngân 22/ CLB sang tác ca khúc 23/ CLB người cao tuổi 24/ CLB dưỡng sinh CHƯƠNG III: CÂU LẠC BỘ MÚA DUYÊN VIỆT (VŨ ĐOÀN DUYÊN VIỆT) Ngày thành lập: CLB múa Duyên Việt hay còn gọi là vũ đoàn Duyên Việt được Tổ chức: CLB múa Duyên Việt hoạt động dưới sự quản lý về tổ chức cũng như hoạt động của TTVH Thủ Đức. Biên đạo múa đồng thời là quản lý chính của vũ đoàn là chị Thuỵ Minh, trưởng vũ đoàn là chị Trần Trúc Duyên Hương. Thành viên: Hiện nay CLB đang có 30 người gồm 20 nữ và 10 nam được chia làm 3 nhóm. Chưa dừng lại ở đây, CLB đang tuyển thêm thành viên với đọ tuổi từ 16- 25. Tuy nhiên, các bạn dưới 18 tuổi phải chịu sự quản lý và cam kết của phụ huynh. Mỗi tuần CLB sinh hoạt vào thứ 2,4 và 6 hằng tuần tại sảnh B của trung tâm. Quyền lợi khi tham gia CLB: Được hướng dẫn chuyên môn miễn phí dưới sự chỉ dẫn và giảng dạy của những biên đạo có uy tín, trách nhiệm trong lĩnh vực múa. Khi tham gia biểu diễn chương trình được mượn trang phục, đạo cụ miễn phí. Được tham dự những lớp biểu diễn, biên đạo, dàn dựng múa do quận, thành phố tổ chức. Tuỳ theo chương trình (Sô diễn) các thành viên được bồi dưỡng kinh phí. Các cá nhân có thành tích nổi bật được khen thưởng. Mục đích hoạt động. CLB múa Duyên Việt ra đời gắn với những mục đích chung của TTVH Thủ Đức. Trước tiên, CLB sẽ là sân chơi cho các bạn trẻ đam mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật múa dân gian. Sau đó, từ những thành viên sẽ hình thành đội ngũ chuyên nghiệp vè múa nhằm phục vụ cho các chương trình, hội thi, hội diễn van hoá nghệ thuật của trung tâm, quận, thành phố tổ chức, hay tham gia giao lưu trong toàn thành. Các thành viên tham gia đi diễn ngoài còn có cơ hội tiếp xúc với sân khấu từ đó có thêm kinh nghiệm cho bản thân. CLB thường duy trì hoạt động bằng các sô diễn ở các nhà hàng như: Thăng Long, Minh Phú, Tây Hồ… Mô hình CLB theo xu hướng xã hội hoá, tức tự túc kinh phí là chính, không phụ thuộc vào trung tâm, thu nhập hàng tháng của các thành viên là 3 triệu/tháng còn thêm các khoản thu phụ. Cho đến thời điểm này có thể nói CLB hoạt động khá thành công và bước đầu tạo chỗ đứng ở trung tâm cũng như địa bàn quận. Những thuận lợi và khó khăn của CLB múa Duyên Việt. Thuận lợi: Câu lạc bộ nhận được sự quan tâm của Ban Giám đốc TTVH, điều này rất quan trọng tạo động lực cho CLB khi được sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, địa điểm sinh hoạt, kinh phí… Biên đạo múa có chuyên môn. Các thành viên hầu hết đều sống trên địa bàn quận, có niềm đam mê, thích thú với bộ môn nghệ thuật múa dân gian. Khó khăn: Hiệu quả hoạt động của CLB chưa cao vì điều kiện cơ sở vật chất của vũ đoàn cũng như trung tâm còn hạn chế: Kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, trang phục, phương tiện vận chuyển… Mô hình xã hội hoá CLB kinh phí tự xoay chuyển là chính nên thu nhập của các thành viên thấp, CLB chưa xây dựng được hình ảnh của riêng mình, chưa tạo dấu ấn được trong quần chúng không thu hút được các đối tượng tham gia. Không linh hoạt chủ động trong hoạt động, CLB còn mang tính hình thức nên dễ gây nhàm chán. Việc quảng bá hình ảnh chưa được chú trọng đầu tư. Giải pháp: Củng cố lại bộ máy nhân sự của CLB, cần thêm biên đạo múa và tích cực tuyển thêm thành viên. Sinh hoạt theo quý để đánh giá hoạt động, kịp thời tìm phương hướng giải quyết cụ thể, triệt để. Đưa ra kế hoạch hoạt động riêng để phát triển tổ chức nhưng vẫn bám sát định hướng của TTVH. CLB cần tìm ra nguồn kinh phí riêng bằng nhiều hình thức khác nhau để duy trì hoạt động. Đầu tư trang thiết bị, máy móc, trang phục. CLB cần chú trọng việc xây dựng hình ảnh cho riêng tổ chức, maketing nhằm quảng bá hoạt động cho CLB để thu hút sự quan tâm, chú ý của người dân. Tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của công chúng để có giải pháp phù hợp. Những thuận lợi và khó khăn của cá nhân trong thời gian khảo sát tại TTVH Thủ Đức: Trong thời gian tham gia khảo sát, tiếp cận TTVH Thủ Đức, em được sự chỉ dẫn nhiệt tình của các cô chú trong Ban giám đôc trung tâm. Tại đây, em có cơ hội được thâm nhập vào thực tế để bổ sung những kiến thức cho lý thuyết chuyên ngành quản lý văn hoá nghệ thuật mình được học. Tuy nhiên, thời gian kiến tập kết hợp khảo sát nên những khó khăn gặp phải không ít. Phương tiện đi lại không có, hơn nữa địa điểm lại khá xa, cộng thêm CLB sinh hoạt không thường xuyên dẫn tới cơ hội tiếp cận với vũ đoàn không nhiều. Trong khi Ban giám đốc trung tâm tạo điều kiện thì ngược lại khi tiếp xúc làm việc trực tiếp với người quản lý chính vũ đoàn tỏ ra thờ ơ, khó chịu. Tài liệu thu thập được một phần qua internet, bạn bè… Nên những thông tin của bài báo cáo không được đầy đủ.