Bảo trì là các công việc cần thiết nhằm mục đích đưa thiết bị khôi phục lại các tính năng như thiết kế ban đầu. Sau một thời gian làm việc thiết bị không còn đảm bảo tính năng, công suất làm việc như lúc ban đầu hoặc do thời gian làm việc quá lâu khiến cho thiết bị hư hỏng, cũng có thể do sự cố bất thường làm thiết bị dừng hẳn khi đó phải tiến hành bảo trì sửa chữa.
Như vậy quản lý bảo trì nhằm mục đích:
• Tính sẵn sàng làm việc tối đa của thiết bị, đảm bảo thiết bị luôn ở tình trạng tốt khi có yêu cầu sản xuất.
• Đảm bảo máy móc ở tình trạng tốt nhất (tức là phải có khả năng duy trì công suất, năng suất và chất lượng cao nhất).
• Đảm bảo an toàn lao động, giảm thiểu tai nạn.
• Đảm bảo chống ô nhiễm môi trường, thiết bị thiếu bảo trì có thể gây ô nhiễm (nhiệt độ, tiếng ồn, chất thải và tiêu tốn năng lượng).
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9917 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý và kỹ thuật bảo trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ BẢO TRÌ
Chương 1:
KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ
1. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC BẢO TRÌ:
Bảo trì là các công việc cần thiết nhằm mục đích đưa thiết bị khôi phục lại các tính năng như thiết kế ban đầu. Sau một thời gian làm việc thiết bị không còn đảm bảo tính năng, công suất làm việc như lúc ban đầu hoặc do thời gian làm việc quá lâu khiến cho thiết bị hư hỏng, cũng có thể do sự cố bất thường làm thiết bị dừng hẳn khi đó phải tiến hành bảo trì sửa chữa.
Như vậy quản lý bảo trì nhằm mục đích:
Tính sẵn sàng làm việc tối đa của thiết bị, đảm bảo thiết bị luôn ở tình trạng tốt khi có yêu cầu sản xuất.
Đảm bảo máy móc ở tình trạng tốt nhất (tức là phải có khả năng duy trì công suất, năng suất và chất lượng cao nhất).
Đảm bảo an toàn lao động, giảm thiểu tai nạn.
Đảm bảo chống ô nhiễm môi trường, thiết bị thiếu bảo trì có thể gây ô nhiễm (nhiệt độ, tiếng ồn, chất thải và tiêu tốn năng lượng).
2.TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC BẢO TRÌ:
Do việc cạnh tranh toàn cầu, thị trường hiện nay đã mở rộng cho toàn bộ các nước có thể cạnh tranh từ bên ngoài. Trong hoàn cảnh đó chi phí sản xuất phải đảm bảo được hiệu suất trở nên cốt yếu. Vì vậy các nhà kinh doanh sản xuất phải đảm bảo được hiệu suất tối đa của công tác bảo trì.
Đối với thiết bị đắt tiền cần phải có tính sẵn sàng làm việc cao và liên tục để đảm bảo cho chủ đầu tư thu hồi vốn nhanh chóng, bất cứ trường hợp dừng máy nào sẽ làm cho giá thành sản phẩm trở nên rất cao. Phòng tránh các sự cố nghiêm trọng, mặc dù tiến bộ công nghệ đem lại lợi ích rất nhiều cho con người nhưng cũng mang lại nhiều sự cố phải trả giá rất đắt do thiếu quan tâm đến công tác bảo trì.
Nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân nói chung và người tiêu dùng nói riêng ngày càng cao hơn buộc các nhà sản xuất cần phải đưa ra các sản phẩm có tiêu chuẩn khắc khe hơn về bảo vệ môi trường, do đó công tác bảo trì hiện nay cần phải quan tâm đúng mức để đãm bảo việc bảo vệ môi trường tốt hơn.
Trong quá trình chuyển giao công nghệ, nhiều nước chưa phát triển phải nhập thiết bị từ nước phát triển. Việc cung cấp kịp thời vật tư, thiết bị để bảo trì có lúc trở nên khó khăn do nhiều lý do. Dẫn đến việc có nhiều thiết bị đắt tiền phải dừng một thời gian lâu do thiếu một vài chi tiết nhỏ. Vì vậy công tác bảo trì trở nên quan trọng.
3. CÁC LOẠI BẢO TRÌ:
Bảo trì là tập hợp các hoạt động cần thiết để duy trì thiết bị trong trạng thái mới như ban đầu. Các hoạt động này bao gồm: lau chùi, sửa chữa nhỏ và các công việc khác như thay băng truyền động, tra dầu mở, bôi trơn… các công việc lớn như thay thế máy móc, động cơ và dây chuyền, đại tu, thay thế thiết bị.
Bảo trì có thể chia làm hai loại: bảo trì hỏng hóc và bảo trì phòng ngừa.
Bảo dưỡng sự cố:
- Được thực hiện khi thiết bị thực sự gặp trục trặc. Trong thực tế hỏng hóc thường được xác định khác nhau bởi người sử dụng.
Ví dụ: đối với máy cắt gọt kim loại, người này có thể coi có hỏng hóc khi không thể làm việc được, người khác coi có là hỏng hóc khi chất lượng gia công nằm dưới một mức nào đó.
- Bảo dưỡng sự cố thường có chi phí cao. Điều quan trọng nhất trong trường hợp này là phải xem thời gian ngưng sản xuất như một thứ phí tổn. Phí tổn này có thể rất cao một số ngành sản xuất nhất định.
- Các chi phí liên quan đến bảo dưỡng sự cố thường cao hơn so với bảo dưỡng theo kế hoạch. Bảo dưỡng sự cố thường là khẩn cấp, do đó phụ tùng, nhân công, thiết bị chuyên dùng, thời gian ngoài giờ và các chi phí khác rất cao. Bảo dưỡng sự cố không cho phép thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra.
Những tổn thất khi bảo dưỡng sự cố:
+ Tổn thất do ngừng sản xuất:
Do sự cố máy phải ngừng để sửa chữa phải khởi động lại và phải mất thời gian điều chỉnh trước khi hoạt động trở lại.
+ Tổn thất về tốc độ sản xuất:
Phải dừng các máy liên quan hoặc máy bị giảm tốc độ do thiết bị thiếu vấn đề.
+ Tổn thất do phế phẩm:
Phế phẩm trong quá trình gia công làm giảm sản lượng. Bảo dưỡng sự cố là không thể tránh khỏi. Có thể làm giảm sự cố nhưng không thể hoàn toàn loại bỏ chúng. Do vậy người quản lí bảo trì cần có kế hoạch phù hợp, dự trù nguồn lực (vật tư, nhân công, phụ tùng thay thế …) để có thể xử lý khắc phục được sự cố càng nhanh càng tốt.
Bảo trì phòng ngừa:
Bảo trì phòng ngừa là các hoạt động nhằm tránh hỏng hóc thật sự xảy ra. Nó bao gồm từ việc nhỏ như: lau chùi bôi trơn, thay dầu mỡ, điều chỉnh, thay thế chi tiết cho tới việc thay thế thiết bị.
Bảo trì phòng ngừa thường có chi phí tương đối thấp hơn bảo trì sự cố và có thể lập kế hoạch được một cách thích đáng. Nó có thể lập được thời gian biểu sao cho sản xuất không bị ảnh hưởng. Nhân công, phụ tùng và các tài nguyên khác có thể được lập kế hoạch và sẵn sàng với mức chi phí thấp.
Bảo trì phòng ngừa có thể được phân chia như sau:
+ Bảo trì trên cơ sở sử dụng, UBM (Use Based Maintenance):
Bảo trì trên cơ sở sử dụng, ở đây khoảng thời gian giữa hai lần bảo trì dựa trên mức sử dụng hay tuổi thọ của thiết bị.
+ Bảo trì trên cơ sở tình trạng máy móc CBM (Conditioned Based Maintenance):
Bảo trì trên cơ sỡ tình trạng máy móc. Thiết bị được kiểm tra định kỳ hay các dụng cụ chuẩn đoán để có thường xuyên kiểm tra trạng thái máy móc, và tiến hành bảo trì nếu cần.
+ Bảo trì trên cơ sở thời cơ, OBM (Opportunity Based Maintenance).
Bảo trì trên cơ sở thời cơ. Bảo trì được thực hiện khi có dịp thuận lợi.
Ví dụ: Bảo trì khi nhà máy tạm ngưng sản xuất do nhu cầu sản xuất ít hoặc ngưng để sửa chữa thiết bị khác bị sự cố.
Những lợi ích khi thực hiện bảo trì phòng ngừa:
Chi phí bảo trì thấp.
Có khả năng bảo trì khi thuận tiện.
Cho phép ký hợp đồng bảo trì.
Thời gian ngưng máy ít.
Giảm thời gian ngắt quãng để bảo trì khẩn cấp.
Giảm thiết bị dự phòng, kho phụ tùng nhỏ.
Tăng an toàn.
Giảm ô nhiễm.
Năng suất cao hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Giảm chi phí vận hành.
Có khả năng phát hiện sớm các nguyên nhân gây hư hỏng do đó tránh được sự cố đột xuất.
----------------------------------------------------------------------------
Phần ôn tập:
1) Bảo trì là :
a) Sửa chữa thiết bị hỏng hóc.
b) Không để cho thiết bị hư hỏng.
c) Duy trì tình trạng máy hoạt động tốt
d) Bao gồm những công việc cần thiết để khôi phục thiết bị về tình trạng ban đầu để tiếp tục làm việc với chức năng và công suất thiết kế.
2) Bảo trì có thể chia ra làm :
a) Bảo trì hỏng hóc và bảo trì phòng ngừa
b) Bảo trì phòng ngừa và bảo trì dự phòng
c) Bảo trì hỏng hóc và bảo trì đột xuất
d) Cả ba đều đúng
3) Bảo trì phòng ngừa là :
a) Hoạt động nhằm tránh hỏng hóc thực sự xảy ra.
b) Hoạt động sửa chữa đột xuất.
c) Hoạt động thay thế các chi tiết và thiết bị
d) Cả ba đều sai.
4) Bảo trì hỏng hóc là :
a) Hoạt động nhằm tránh hỏng hóc thực sự xảy ra.
b) Hoạt động sửa chữa đột xuất.
c) Hoạt động thay thế các chi tiết và thiết bị
d) Cả ba đều sai.
5) Bảo trì phòng ngừa có thể được phân chia như sau:
a) Bảo trì trên cơ sỡ sử dụng
b) Bảo trì trên cơ sỡ tình trạng máy móc
c) Bảo trì trên cơ sỡ thời cơ.
d) Cả 3 đều đúng.
6) Khi bảo trì trên cơ sỡ sử dụng, khoảng thời gian giữa hai lần bảo trì dựa trên:
a) Mức sử dụng thiết bị.
b) Tuổi thọ của thiết bị.
c) Cã a và b đều đúng.
d) Cã a và b đều sai.
7) Khi bảo trì trên cơ sỡ tình trạng máy móc:
a) Thiết bị được kiểm tra định kỳ.
b) Dùng các dụng cụ chuẩn đoán để thường xuyên kiểm tra trạng thái máy móc.
c) Tiến hành bảo trì thiết bị nếu cần.
d) Cả 3 đều đúng.
8) Bảo trì trên cơ sở thời cơ
a) Căn cứ vào tuổi thọ của thiết bị.
b) Được thực hiện khi có dịp thuận lợi.
c) Mức sử dụng thiết bị.
d) Cả ba đều đúng.
CHƯƠNG 2:
TỔ CHỨC CÔNG TÁC BẢO TRÌ SỬA CHỮA.
1.CÁC HỆ THỐNG SỬA CHỮA THIẾT BỊ:
Hiện nay đã có những hệ thống sửa chữa thiết bị sau đây:
Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu.
Hệ thống sửa chữa thay thế cụm.
Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn.
Hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn.
Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng.
Mỗi hệ thống nói trên có những ưu, nhược điểm riêng, thích hợp với từng loại máy và cơ sỡ sửa chữa.
Các yếu tố chính quyết định sự lựa chọn phương pháp sửa chữa là:
Kết cấu, khối lượng và số lượng thiết bị cùng loại.
Điều kiện sử dụng thiết bị và điều kiện vật chất của cơ sở sửa chữa.
Nguồn cung cấp vật tư phụ tùng.
Khả năng hợp tác của nhà máy với cơ sở sửa chữa ở trong và ngoài nước.
Các yếu tố trên vừa mang tính chất kỹ thuật, vừa mang tính chất kinh tế. Lựa chọn đúng phương pháp sửa chữa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng sửa chữa tốt.
Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu:
Thực chất của hệ thống sửa chữa theo nhu cầu là sửa chữa các dạng hư hỏng của máy không theo kế hoạch định trước (hư đâu sửa đấy). Yêu cầu về chất lượng sửa chữa hoặc yêu cầu về tình trạng của máy sau khi sửa chữa không được qui định chặt chẽ, miễn sao cho máy bị hỏng hóc sau khi sửa chữa trở lại hoạt động là được. Khi áp dụng hệ thống sửa chữa này thì chẳng những công việc sửa chữa mà cả kế hoạch sản xuất cũng bị động, tuổi thọ của máy giảm nhiều và không thể phục hồi được độ chính xác, độ cứng vững và hiệu suất ban đầu của máy.
Hệ thống sửa chữa này thích hợp với các máy có kết cấu đơn giản (có từ 1 đến 2 bộ phận truyền động đơn), khối lượng nhỏ, dễ tháo lắp và với những tổ sửa chữa cơ khí hay trạm sửa chữa cơ khí nhỏ.
1.2 Hệ thống sửa chữa thay thế cụm:
Thực chất của hệ thống sửa chữa thay thế cụm là tiến hành thay thế từng cụm máy sau một thời gian làm việc nhất định theo kế hoạch đã định. Như vậy thời gian ngừng máy để sửa chữa rất ngắn không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.
Hệ thống sửa chữa thay thế cụm thường được áp dụng cho những máy có độ chính xác cao, có độ tin cậy lớn.
Ví dụ: như các máy tham gia tự động hoặc các máy chuyên gia công tinh lần cuối các chi tiết yêu cầu có độ chính xác cao, các máy tự động có bộ phận tự động kiểm tra tích cực. Nhưng hệ thống này có nhược điểm là không triệt để sử dụng hết khả năng làm việc của các chi tiết.
1.3 Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn:
Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn là sau một thời gian làm việc nhất định theo kế hoạch sửa chữa, máy được thay thế một số chi tiết và được hiệu chỉnh lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật gần giống như hệ thống sửa chữa thay thế cụm nhưng mức độ thay thế thấp hơn (chỉ thay thế một số chi tiết không thay thế cả cụm) và công việc sửa chữa tỉ mỉ hơn. Tất nhiên khi sửa chữa theo hệ thống này, máy phải ngừng lâu hơn và phải hiệu chỉnh.
Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn có ưu điểm là đơn giản về mặt xây dựng kế hoạch sửa chữa và bố trí công việc sửa chữa, thời gian tiến hành sửa chữa cũng không lâu. Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn thừơng được áp dụng cho các máy đòi hỏi sự an toàn cao như các loại đầu máy, toa xe, máy nâng hạ … hệ thống này được áp dụng các nhà máy chuyên môn hoá sản xuất, có nhiều thiết bị cùng một kiểu.
Hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn:
Theo hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn, chỉ lập kế hoạch xem xét máy mà không lập kế hoạch sửa chữa toàn bộ máy. Khi tiến hành xem xét, nếu thấy máy không thể làm việc bình thường được đến lần xem xét sau thì cần tiến hành sửa chữa ngay để đảm bảo cho máy tiếp tục hoạt động.
Thực hiện sửa chữa máy theo hệ thống này tương đối đơn giản và khắc phục được tình trạng hư hỏng đột xuất. Tuy nhiên hệ thống máy cần đem sửa chữa và như vậy việc sửa chữa máy có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.
Các hệ thống sửa chữa máy kể trên dù có một số ưu điểm nhất định nhưng có chung một số nhược điểm là không kinh tế, lảng phí chi tiết máy và rất bị động vì không dự tính được toàn bộ quá trình sửa chữa một thiết bị. Để khắc phục nhược điểm của các hệ thống sửa chữa trên nên sử dụng hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng.
HỆ THỐNG SỬA CHỮA THEO KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG
2.1 Các định nghĩa:
Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng là toàn bộ các biện pháp tổ chức- kỹ thuật về xem xét, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị được tiến hành theo chu kỳ và định trước trong kế hoạch nhằm mục đích đảm bảo cho máy luôn luôn làm việc tốt.
Trong hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng có các khái niệm và định nghĩa sau:
Chu kỳ sửa chữa: là thời gian làm việc của thiết bị giữa hai lần sửa chữa lớn liên tiếp nhau (đối với các thiết bị đang sử dụng), hoặc là thời gian làm việc của thiết bị lúc bắt đầu đưa vào sử dụng cho đến kỳ sửa chữa lớn thứ nhất (đối với máy mới đưa vào sử dụng).
Giai đoạn giữa hai lần sửa chữa: là thời gian làm việc của thiết bị giữa hai lần sửa chữa được xác định theo kế hoạch.
Cấu trúc của chu kỳ sửa chữa: là thứ tự lần lượt các dạng sửa chữa trong giai đoạn giữa hai lần sửa chữa lớn (trong một chu kỳ sửa chữa).
Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng phải đảm bảo giữ cho thiết bị luôn trong tình trạng tốt, khả năng làm việc hoàn hảo và năng suất cao. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng là kéo dài tối đa thời gian làm việc của từng chi tiết, bộ phận và thiết bị, hạ thấp chi phí và nâng cao chất lượng sửa chữa một cách hệ thống.
2.2 Các biện pháp tổ chức kỹ thuật:
Lập bản kê khai (thống kê) thiết bị nằm trong kế hoạch sửa chữa dự phòng.
Lập lý lịch thiết bị có xác định tình trạng kỹ thuật của tổ hợp máy.
Xác định dạng công vịêc sửa chữa và mô tả kỹ các công việc đó.
Xác định khoảng thời gian của chu kỳ sửa chữa, giai đoạn giữa hai lần sửa chữa, cấu trúc chu kỳ sửa chữa cho các loại thiết bị, độ phức tạp sửa chữa.
Tổ chức thống kê một cách có hệ thống sự làm việc của thiết bị, nhu cầu phụ tùng thay thế và vật tư cho sử dụng và sửa chữa.
Lập kho dự trữ phụ tùng và bộ phận máy thay thế, tổ chức bổ sung bảo quản và kiểm tra.
Bảo đãm cung cấp các bản vẽ, điều kiện kỹ thuật, tiêu chuẩn và tài liệu công nghệ để tiến hành các công việc sửa chữa.
Áp dụng các công nghệ sửa chữa tiên tiến có sử dụng các qui trình làm tăng độ bền và phục hồi các chi tiết.
Tìm hiểu việc sử dụng và bảo dưỡng thiết bị của từng người.
Tổ chức nâng cao bậc thợ một cách có hệ thống và kiểm tra kiến thức từng người, tổ chức việc bồi dưỡng và cập nhật kiến thức về bảo trì sửa chữa thiết bị.
Tổ chức kiểm tra chất lượng công việc sửa chữa và sử dụng thiết bị một cách đúng đắn.
Tổ chức cơ sở sửa chữa (xưởng sửa chữa, tổ, đội).
Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng dự định được các công việc bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị bao gồm các công việc xem xét giữa hai lần sửa chữa, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa trung bình và sửa chữa lớn.
2.3. Các dạng sửa chữa.
2.3.1. Xem xét giữa hai lần sửa chữa:
Xem xét giữa hai lần sửa chữa là công việc phòng ngừa, được thực hiện theo chu kỳ nhằm mục đích đề phòng sự hư hỏng trước thời hạn hay gãy vỡ của các chi tiết và bộ phận máy. Tổ chức tốt việc xem xét giữa hai lần sửa chữa có thể kéo dài được thời gian giữa hai lần sửa chữa, rút ngắn được thời gian sửa chữa theo kế hoạch và hạ giá thành sửa chữa.
Xem xét giữa hai lần sửa chữa do thợ máy và thợ phục vụ sửa chữa hằng ngày (thợ nguội, thợ lắp dây đai, thợ tra dầu mỡ và thợ điện) tiến hành giữa kỳ thay ca hay trong thời gian ngừng máy đặc biệt.
Xem xét giữa hai lần sửa chữa có các nội dung sau:
Lau chùi máy thường xuyên.
Xem xét cẩn thận và kiểm tra tình trạng của máy, đặc biệt là cơ cấu điều khiển, thiết bị bôi trơn, ống dẫn dầu, hệ thống làm mát, bít kín, thiết bị kiểm tra, bảo vệ, cũng như khắc phục các khuyết tật nhỏ.
Các khuyết tật khắc phục phải ghi vào nhật ký bàn giao máy theo ca có xác nhận của thợ điều chỉnh máy và quản đốc phân xưởng.
Kiểm tra tình trạng và khả năng làm việc của các chi tiết kẹp chặt, lắp ghép then và các chốt tì.
Kiểm tra bộ truyền khả năng làm việc của động cơ cũng như độ căng và tình trạng của bộ truyền đai, xích …
2.3.2. Bảo dưỡng:
Bảo dưỡng là một dạng sửa chữa được tiến hành một cách chu kỳ giữa hai lần sửa chữa nhỏ, trung bình hay lớn. Nội dung bảo dưỡng được qui định tùy theo từng loại máy.
Thông thường là những công việc:
Gồm các công việc xem xét: lau chùi kiểm tra tình trạng hoạt động.
Điều chỉnh và thay thế nhỏ.
Dưới đây trình bày nội dung bảo dưỡng các loại máy cắt gọt kim loại để làm mẫu, thì những công việc của bảo dưỡng thường là.
Xem xét và kiểm tra tình trạng làm việc của các cơ cấu, thay thế các chi tiết bị hỏng hay gãy.
Điều chỉnh khe hở của vít và đai ốc của xe dao con trượt ngang và dọc …
Điều chỉnh ổ đỡ trục chính.
Kiểm tra vào sự khớp đúng của tay gạt hộp tốc độ và hộp bước tiến.
Điều chỉnh phanh ma sát và phanh đai.
Kiểm tra sự dịch chuyển đúng của bàn máy, bàn xe dao, xà ngang và các chi tiết khác, lau sạch phôi và dầu mỡ bẩn.
Điều chỉnh độ căng lò xo của trục vít rơi và các chi tiết tương tự.
Siết chặt, lau chùi, nếu thuận lợi thì thay thế những chi tiết kẹp đã yếu hay mòn như chốt, đai ốc , vít …
Kiểm tra tình trạng của các cơ cấu hạn vị, khoá chuyển bệ tì.
Lau sạch, căng lại, sửa chữa hay thay thế xích, đai, băng chuyền.
Tháo và rửa các cụm theo sơ đồ.
Kiểm tra tình trạng và sửa chữa nhỏ hệ thống làm mát, bôi trơn và thiết bị thủy lực.
Kiểm tra tình trạng và thiết bị che chắn.
Phát hiện các chi tiết cần phải thay thế trong kỳ sửa chữa theo kế hoạch gần nhất và ghi vào bản kê khai khuyết tật sơ bộ.
Rửa thiết bị nếu nó làm việc trong môi trường bụi bậm như các máy gia công chi tiết gang và các bánh mài, các thiết bị đúc… tháo các bộ phận của máy, rửa sạch phôi bụi bẩn hay bụi gang, sau khi rửa phải sấy khô và lắp vào máy.
Việc rửa bộ phận được tiến hành vào thời gian nghỉ.
Việc rửa máy theo chu kỳ được xác định tuỳ theo đặt tính khác nhau của từng nhóm máy và điều kiện sử dụng máy (bảng 1.1)
Chu kỳ rửa thiết bị (bảng 1.1)
Nhóm thiết bị
Thời gian làm việc giữa hai lần sửa chữa
Thiết bị đúc (làm sạch, đập vỡ gang, chuẩn bị các đúc) và máy có hình dạng đơn giản.
Máy cắt gọt kim loại, gia công hợp kim dễ cháy.
Máy cắt gọt gia công bằng dụng cụ mài. Thiết bị gia công gỗ. Máy búa, rèn dập, băng tải, con lăn, cưa cắt kim loại, cần trục phân xưởng đúc, máy có hình dạng nhỏ và máy để đúc áp lực …
Máy cắt gọt kim loại gia công bằng dụng cụ kim loại và máy tiện để gia công gỗ.
Máy cắt gọt kim loại hạng nặng và máy ép thủy lực.
Máy công cụ chính xác (doa tọa độ, mài sửa, mài ren) và thiết bị thí nghiệm.
190
190
380
750
570
190
2.3.3. Sửa chữa nhỏ (tiểu tu).
Sửa chữa nhỏ là một dạng sửa chữa theo kế hoạch trong đó chỉ thay thế hay phục hồi một số lượng nhỏ các chi tiết bị hỏng và điều chỉnh từng bộ phận để đảm bảo cho máy làm việc bình thường đến kỳ sửa chữa theo kế hoạch tiếp theo. Khối lượng sửa chữa nhỏ khoảng 20% so với sửa chữa lớn.
Nội dung của sửa chữa nhỏ được qui định tuỳ theo từng loại máy. Dưới đây trình bày nội dung sửa chữa nhỏ các loại máy cắt gọt kim loại để làm mẫu.
Bao gồm các công việc của bảo dưỡng và thêm các công việc sau:
Tháo từng bộ phận máy, tháo rời từng chi tiết máy của hai đến ba bộ phận, loại bỏ các chi tiết hỏng nặng và lau chùi các chi tiết, quan sát bên trong và rửa các bộ phận còn lại.
Cọ rửa toàn máy.
Tháo trục chính, lau sạch cổ trục chính, chỗ lắp dụng cụ hay đồ gá, lau sạch hay cạo lót ổ, lắp trục chính và điều chỉnh ổ đỡ ( trục chính máy chính xác và máy công cụ nặng khi sửa chữa nhỏ không được tháo ).
Kiểm tra khe hở giữa trục và lót trục, thay thế các lót trục bị hỏng, điều chỉnh các ổ bi, thay thế các ổ bi hỏng.
Lắp chỉnh các đĩa ma sát phụ, cạo các bộ ma sát côn, điều chỉnh khớp ly hợp ma sát và phanh.
Lau sạch cáu bẩn trên răng của bánh răng, thay thế các bánh răng có răng mòn nhiều quá.
Thay thế các chi tiết kẹp bị hỏng hay bị gãy ở bàn kẹp dao, chêm, thanh kẹp, lau sạch các chi tiết kẹp khác.
Cạo sửa hay lau sạch các chêm và thanh kẹp điều chỉnh.
Lau sạch vít của xe dao, con trượt ngang, xa ngang, vít me, thay các đai ốc bị hỏng.
Kiểm tra sự làm việc và điều chỉnh cần gạt, tay quay đóng hành trình thụân và nghịch, đóng hộp tốc độ và bước tiến, cơ cấu khoá liên động, cơ cấu định vị, cơ cấu an toàn và hạn vị.
Thay thế các chi tiết bị hỏng không thể làm việc đến kỳ sửa chữa kế tiếp theo kế hoạch.
Lau sạch phoi, bụi bẩn trên b