Xã là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng trong bốn cấp của hệ thống
quản lý hành chính, là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý , tuy nhiên tầm
quan trọng của cấp xã không hề thấp chút nào . Là đội ngũ cán bộ giữ vai trò
quyết định trong việc hiện thực hoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà
nước về mọi mặt của đời sống Kinh tế - Xã hội ở cơ sở; giữ vai trò quyết định
trong việc quán triệt, tổ chức thực hiện mọi quyết định của cấp ủy cấp trên, cấp
ủy cùng cấp và mọi chủ trương, kế hoạch, sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên,
cũng như mọi chương trình, kế hoạch của chính quyền xã. Tuy nhiên, đội ngũ
cấp xã từ trước đến nay vẫn luôn có nhiều biến động, đó là sự thay đổi nhân sự,
thay đổi vị trí làm việc do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Mà sự thay đổi
nào cũng có thể dẫn đến nguy cơ tan rã, làm mất đoàn kết nếu không có kế
hoạch rõ ràng, minh bạch, chủ trương đúng đắn để tạo sự đồng thuận của tổ
chức.
26 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3306 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị sự thay đổi nhân sự tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Lai Vung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân
HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Xã là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng trong bốn cấp của hệ thống
quản lý hành chính, là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý, tuy nhiên tầm
quan trọng của cấp xã không hề thấp chút nào. Là đội ngũ cán bộ giữ vai trò
quyết định trong việc hiện thực hoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà
nước về mọi mặt của đời sống Kinh tế - Xã hội ở cơ sở; giữ vai trò quyết định
trong việc quán triệt, tổ chức thực hiện mọi quyết định của cấp ủy cấp trên, cấp
ủy cùng cấp và mọi chủ trương, kế hoạch, sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên,
cũng như mọi chương trình, kế hoạch của chính quyền xã. Tuy nhiên, đội ngũ
cấp xã từ trước đến nay vẫn luôn có nhiều biến động, đó là sự thay đổi nhân sự,
thay đổi vị trí làm việc do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Mà sự thay đổi
nào cũng có thể dẫn đến nguy cơ tan rã, làm mất đoàn kết nếu không có kế
hoạch rõ ràng, minh bạch, chủ trương đúng đắn để tạo sự đồng thuận của tổ
chức. Xuất phát từ thực tế như thế và với tầm quan trọng của việc quản trị sự
thay đổi nhân vì nó ảnh hưởng đến cả một hệ thống chính trị nên bản thân chọn
đề tài ”Quản trị sự thay đổi nhân sự tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Lai
Vung”
1.2.Mục tiêu và phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
- Đề tài sẽ đưa ra một số thực trạng đang tồn tại mà ta cần phải thay đổi.
- Đưa ra những mô hình và cơ sở lý thuyết trong quản trị sự thay đổi để từ
đó vận dụng vào thực tiển để giúp UBND cấp xã quản trị sự thay đổi đạt hiệu
quả nhằm xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngày càng tiến
bộ.
Đối tượng nghiên cứu là tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lai
Vung.
Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân
HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 2
1.3. Giá trị đề tài
Đề tài tiểu luận sẽ giúp lãnh đạo huyện và xã, thị trấn có cách phân tích,
đánh giá chính xác thực trạng tồn tại ở UBND cấp xã. Qua đó, nhận biết được
tính cấp thiết của sự thay đổi.
Đề xuất một số giải pháp cho tiến trình quản trị sự thay đổi; Để từ đó có
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp cán bộ theo từng vị trí đúng với trình độ
chuyên môn, ngày càng chuyên môn hóa theo chiều sâu, nâng cao chất lượng
dịch vụ hành chính và dịch vụ công tại cấp cơ sở.
1.4. Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài gồm có 5 chương.
Trong đó, Chương 1 giới thiệu về lý do chọn đề tài; phạm vi, mục tiêu,
đối tượng nghiên cứu; Chương 2: Đưa ra cơ sở lý thuyết về quản trị sự thay đổi,
Chương 3. Chương 4:. Chương 5 : kết luận.
----------oOo----------
Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân
HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 3
CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
2.1. Sự thay đổi và Quản trị sự thay đổi:
2.1.1 Khái niệm:
Thay đổi là hiện tượng biến đổi của sự vật, sự việc “làm cho khác đi hay
trở nên khác đi”, thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng, hành
vi, thói quen, hành động và . Sự thay đổi là quá trình liên tục theo thời gian, rộng
lớn về không gian, phức tạp về nội dung. Sự thay đổi tồn tại khách quan, chưa
được thử nghiệm và khó quản trị. Nhiều nhà quản trị cho rằng, không có gì tồn
tại vĩnh viễn trừ sự thay đổi.
Các mức độ của sự thay đổi bao gồm mức độ cải tiến (improvement), mức
độ đổi mới (Innovation), mức độ cách mạng (Revolution), mức độ cải cách
(Reform).
Quản trị sự thay đổi (Changes Management): là sự định hướng xây dựng
và chia sẽ tầm nhìn về sự thay đổi của tổ chức, lựa chọn những việc cần thay đổi
và xác định chiến lược để thay đổi bao gồm : Định hướng tổ chức bằng chiến
lược, tầm nhìn và những bến bờ cụ thể; dẫn dắt tổ chức vượt qua những khó
khăn thách thức; trao cho cấp dưới quyền hạn, nhiệm vụ rõ ràng những đầu việc
có tính mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Tạo môi trường tin cậy và hiệp tác. Đánh giá
đúng mọi quá trình và quản trị sự thay đổi trong nội bộ theo hướng thích nhi
tích cực.
Như vậy, quản trị sự thay đổi được hiểu là một tập hợp toàn diện các quá
trình từ việc ra quyết định, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát, điều chỉnh,
củng cố quá trình thay đổi trong mọi hoạt động của tổ chức.
Bản chất của quản trị sự thay đổi là làm tốt hơn, mới hơn một hoạt động
của tổ chức, con người. Thay đổi chính là làm phá vở những thông lệ thường
ngày đang kìm hãm sự phát triển, thay vào đó là cái mới thúc đẩy sự phát triển.
Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân
HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 4
Khi có sự thay đổi xuất hiện, thì chúng ta phải tìm cách đối phó với chúng, phải
vượt qua được sự thay đổi đó, thì mới có thể trở về trạng thái bình thường.
Vì vậy, quản trị sự thay đổi có tính tích cực; tính giúp tổ chức phát triển
bền vững; tính giúp phát triển năng lực lãnh đạo; tính giúp phát triển được kỹ
năng làm việc của nhân viên.
2.1.2 Nội dung cốt lõi quản trị sự thay đổi
Nội dung cốt lõi quản trị sự thay đổi bao gồm : Xác định nhu cầu của sự
thay đổi; Lập kế hoạch sự thay đổi; Thực hiện sự thay đổi; Quản trị đối phó với
“lực cản” khi thực hiện sự thay đổi; Giám sát, điều chỉnh và củng cố sự thay đổi.
Xác định nhu cầu của sự thay đổi: tìm hiểu và nhận thức, dự báo vấn đề
cần thay đổi là điểm bắt đầu của lập kế hoạch thay đổi. Trong bất kỳ tổ chức nào
qua thời gian luôn có vấn đề cần thay đổi, vấn đề cần thay đổi có thể xuất hiện ở
ngắn hay dài.
Lập kế hoạch sự thay đổi: Để lập kế hoạch thay đổi, nhà quản trị phải
phân tích, dự báo các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi, trên cơ sở đó xác định
mục tiêu của sự thay đổi, thời gian và cách thức thực hiện thay đổi, phương thức
đánh giá kết quả thay đổi, điều chỉnh củng cố chúng.
Thực hiện sự thay đổi: Nghĩa là tổ chức thực hiện kế hoạch thay đổi mà tổ
chức đã vạch ra bao gồm các hoạt động cần thực hiện sự thay đổi, quy mô của
sự thay đổi, lãnh đạo sự thay đổi, tổ chức thực hiện sự thay đổi bao gồm : thay
đổi chiến lược-tầm nhìn-sứ mạng; thay đổi quy trình; thay đổi văn hóa; thay đổi
nguồn nhân lực; thay đổi cơ cấu; thay đổi chi phí.
Quản trị đối phó với “lực cản” khi thực hiện sự thay đổi : Một trong
những khía cạnh quan trọng nhất trong quản trị sự thay đổi bao gồm cả việc
chấp nhận thay đổi và ủng hộ nó, hiểu rõ tại sao các thành viên trong tổ chức lại
có thể “kháng cự” lại việc này và tìm biện pháp để vượt qua sự kháng cự đó.
Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân
HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 5
Giám sát, điều chỉnh và củng cố sự thay đổi: Giám sát, điều chỉnh, củng
cố là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc
trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn
đã đề ra để điều chỉnh, củng cố sự thay đổi nhằm làm cho quản trị sự thay đổi
luôn đạt kết quả.
2.1.3 Nguyên tắc quản trị sự thay đổi
Nhà lãnh đạo là người khởi xướng và lôi kéo mọi người vào quá trình
thay đổi phải tuân thủ nguyên tắc : Xây dựng được lòng tin ở mọi người; phải
thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay đổi và phải tạo được sự tự
chủ cho mọi người, thì họ mới có thể thực hiện được quá trình thay đổi.
2.2. Lý thuyết và mô hình quản trị sự thay đổi
2.2.1 Sơ lƣợc lý thuyết về sự thay đổi
Một trong những lý thuyết về sự thay đổi sớm nhất là lý thuyết của Kurt
Lewin, sự thay đổi có kế hoạch, được xảy ra theo 3 giai đoạn “làm tan rã, thay
đổi và làm đông lại”. Làm tan rã mọi vấn đề cần thay đổi để từ đó mọi người
nhận thấy nhu cầu của sự thay đổi. Tiến hành sự thay đổi là định hướng hành
động của mọi người, trong đó, tình huống nảy sinh sẽ được chuẩn đoán, các hình
thức hoàn thiện của hành vi được lựa chọn và sự cân bằng được thiết lập trong tổ
chức. Làm đông lại là sự thay đổi đã thực hiện xong, tổ chức nên vững chắc,
những hình thức văn hóa mới, những hành vi mới được củng cố, làm đông lại.
John P.Kotter đã đưa ra 2 lý thuyết được mọi người đánh giá cao đó là :
Dẫn dắt Sự thay đổi và Linh hồn của thay đổi.
Dẫn dắt Sự thay đổi : Bao gồm: thực hiện quản lý chất lượng tổng thể,
đổi mới kỹ thuật, tái cấu trúc bộ máy, thay đổi văn hóa, tăng tốc quay vòng vốn,
tất cả những gì nhà quản lý làm để doanh nghiệp cạnh tranh hơn. Tư tưởng
xuyên suốt của ông là “lấy con người làm trung tâm”, và nội dung của lý thuyết
Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân
HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 6
dẫn dắt sự thay đổi có đề cập “mọi nổ lực sẽ thất bại nếu không thể thay đổi
được hành vi mọi người trong tổ chức”.
Linh hồn của sự thay đổi : có thể tóm lược trong quá trình “nhìn thấy –
cảm nhận và thay đổi”, chính là việc thay đổi hành vi giúp mọi người thấy được
sự thật để từ đó tác động đến cảm nhận của họ và thực hiện sự thay đổi, linh hồn
của sự thay đổi nằm ở “cảm nhận”. Quá trình nhìn thấy – cảm nhận – thay đổi
có tác động mạnh hơn quá trình phân tích – tư duy – thay đổi. Sự khác biệt giữa
nhìn thấy và phân tích, giữa cảm nhận và tư duy là điểm mấu chốt, vì hầu hết
chúng ta đều sử dụng quá trình phân tích – tư duy thường xuyên, thành thạo và
dễ dàng hơn quá trình nhìn thấy – cảm nhận.
2.2.2 Sơ lƣợc về các mô hình quản trị sự thay đổi
2.2.2.1 Mô hình của Robbin SP
Đây là một mô hình khép kín, khởi nguyên được ứng dụng trong lĩnh vực
công nghiệp. Giá trị cốt lõi là 3 yếu tố cần thay đổi : cơ cấu; công nghệ và các
quy trình của tổ chức. Theo mô hình này, nhu cầu cần thay đổi vừa có tính tất
yếu vừa có tính liên tục; Để tiến trình quản trị sự thay đổi thành công thì cần tiến
hành theo các bước như: “thả nổi hiện trạng, xê dịch đến tình trạng mới và siết
chặt tình hình để sự thay đổi được ổn định”.
2.2.2.2 Mô hình củaWhiteley A
Theo Whiteley A, mô hình này có 4 giá trị cốt lỗi bao gồm : Tầm
nhìn=>Nhiệm vụ=>Chiến lược=>Chính sách. Tầm nhìn : Thể hiện một hệ
thống giá trị ổn định, hướng về tương lai. Nhiệm vụ : Xác định mô hình hoạt
động của tổ chức trong tương lai. Chiến lược : Lựa chọn giải pháp, ưu tiên và
phân bổ các nguồn lực. Chính sách : Diễn giải chiến lược đã xác định thành các
quy trình và mệnh lệnh thực hiện.
2.2.2.3 Mô hình của Robbin SP & Coulter
Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân
HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 7
Theo mô hình này, con người là yếu tố quan trọng trong tiến trình thay
đổi, “Tổ chức không thay đổi – con người thay đổi” và “Tổ chức chẳng là gì cả
ngoài các hợp đồng xã hội và các mối quan hệ giữa mọi người”. Theo đó, thay
đổi diễn ra ở 3 khía cạnh khác nhau của tổ chức, đó là : “cơ cấu tổ chức, khoa
học công nghệ và thay đổi về nhân sự”. Cơ cấu tổ chức : chuyên môn hóa công
việc, phân chia phòng ban, cơ cấu điều hành, báo cáo, ban hành mệnh lệnh, bố
trí lại công việc hoặc thiết kế lại cơ cấu tổ chức. Khoa học công nghệ : các quy
trình, phương pháp và trang thiết bị phục vụ công việc. Thay đổi về Nhân sự :
Thái độ, sự mong đợi, quan niệm và hành vi ứng xử.
2.2.2.4 Mô hình Hellriegel, D & Slocum, J.W
Theo Mô hình này, quản trị sự thay đổi hiệu quả được đặt bởi 5 yếu tố :
“Khuyến khích thay đổi; Xây dựng tầm nhìn; Xây dựng chính sách hỗ trợ; Quản
lý tiến trình và Duy trì tiến trình thay đổi”, 5 yếu tố này cùng tác động, xem như
là những biến độc lập của quá trình quản trị sự thay đổi, nhưng tuyệt đối không
được bỏ qua yếu tố nào nếu muốn đạt được sự thay đổi đồng bộ, thống nhất và
hiệu quả. Trong cả 5 yếu tố của tiến trình quản trị sự thay đổi đều có sự tham gia
hoạt động của con người bao gồm : nguyện vọng và quyết tâm thay đổi, sự cam
kết đối với tiến trình thay đổi, hay để đạt được sự thay đổi như mong muốn và
duy trì thành quả đó. Ngoài ra, nhất thiết phải tiến hành phân tích tổ chức trước
khi thực hiện bất cứ một thay đổi nào, bởi vì “việc phân tích chuẩn đoán tìm ra
những sai sót trong hoạt động của tổ chức là điểm khởi đầu thiết yếu cho tiến
trình thay đổi được hoạch định của tổ chức”.
----------oOo----------
Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân
HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 8
CHƢƠNG 3 : NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN LÝ THUYẾT MÔ
HÌNH QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TẠI UBND CẤP XÃ
3.1 Giới thiệu UBND cấp xã trên địa bàn huyện Lai Vung:
Cơ cấu tổ chức :
Cơ cấu tổ chức UBND cấp xã gồm:
- Chủ tịch UBND xã: phụ trách chung và trực tiếp lãnh đạo về tài chính –
ngân sách.
- Hai phó chủ tịch UBND xã:
Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân
HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 9
Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực: văn phòng thống kê, tư pháp – hộ tịch, địa
chính – xây dựng, môi trường, nông thôn - thủy sản – nông nghiệp, thuế, du lịch.
Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực Văn hóa – Xã hội, thể dục thể thao, y tế,
giáo dục.
- Các bộ phận chuyên môn tham mưu cho UBND xã thực hiện các nhiệm
vụ chính trị như: công tác văn phòng thống kê, tư pháp – hộ tịch, địa chính – xây
dựng, môi trường, nông thôn - thủy sản – nông nghiệp, thuế, du lịch, Lao động –
Thương binh và Xã hội, văn hóa – thể thao, y tế, giáo dục.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất:
Đã có 10/12 xã, thị trấn đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đạt tiêu
chuẩn về xây dựng, về mặt giao thông cũng được nâng cấp giúp cho người dân
đi lại quan hệ công tác được thuận tiện, 2/12 xã còn lại đang trong giai đoạn quy
hoạch xây dựng nên vẫn còn một số khó khăn trong hoạt động. Về trang thiết bị
phục vụ cho công tác chuyên môn của cấp xã như: máy tính, máy photo, máy
scan... đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu.
Chức năng nhiệm vụ:
Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ
chức thực hiện kế hoạch đó;
2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán
điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán
ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo
Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân
HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 10
3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà
nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và
báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
4. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các
nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng,
đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy
định của pháp luật;
5. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.
Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và
bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Ủy ban
nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án
khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển
sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi
trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối
với cây trồng và vật nuôi;
2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ,
bảo vệ đê điều, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn
kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều tại địa phương;
3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy
định của pháp luật;
4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền
thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát
triển các ngành, nghề mới.
- Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải:
Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân
HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 11
1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo
phân cấp;
2. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm
dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
3. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao
thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp
luật;
4. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao
thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao:
1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối
hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện
các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
2. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu
giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên
quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
3. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia
đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
4. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao;
tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử -
văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
5. Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
6. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ
các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi
Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân
HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 12
nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính
sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;
7. Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở
địa phương.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành
pháp luật ở địa phương:
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng
làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
2. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng
ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn
luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây
dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện
pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm
pháp luật khác ở địa phương;
4. Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của
người nước ngoài ở địa phương.
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban
nhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện
chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
- Trong việc thi hành pháp luật:
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp
luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
2. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân
theo thẩm quyền;
Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Du