Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X;
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010;
Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2010;
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng khoá X "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn".
Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành Công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010 - Phụ lục 1: Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Trung du miền núi phía Bắc đến năm 2010;
Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư (thay thế Nghị định 36/CP)
Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 5/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội đối với các tỉnh Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010;
Quyết định số 384/2006/QĐ-TTg ngày 09/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;
Quyết định số 2413/QĐ-UBND ngày 15/10/2008 của UBND tỉnh Sơn La ề việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020".
Quyết định số 1098/QĐ-UBND ngày 20/4/2009 của UBND tỉnh Sơn La về việc giao chủ đầu tư lập dự án "Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020".
Quyết định số 1692/QĐ-UBND ngày 17/6/2009 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Đề cương và dự án "Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020".
43 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3231 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch phát triển cụm Công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X;
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010;
Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2010;
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng khoá X "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn".
Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành Công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010 - Phụ lục 1: Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Trung du miền núi phía Bắc đến năm 2010;
Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư (thay thế Nghị định 36/CP)
Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 5/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội đối với các tỉnh Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010;
Quyết định số 384/2006/QĐ-TTg ngày 09/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;
Quyết định số 2413/QĐ-UBND ngày 15/10/2008 của UBND tỉnh Sơn La ề việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020".
Quyết định số 1098/QĐ-UBND ngày 20/4/2009 của UBND tỉnh Sơn La về việc giao chủ đầu tư lập dự án "Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020".
Quyết định số 1692/QĐ-UBND ngày 17/6/2009 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Đề cương và dự án "Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020".
II. KHÁI NIỆM VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP:
- Cụm công nghiệp (CCN): là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; có gianh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không quá 50 ha. Trường hợp cần thiết phải mở rộng thì tổng diện tích cũng không vượt quá 75 ha.
- Diện tích đất công nghiệp là phần diện tích đất của cụm công nghiệp dành cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Cụm công nghiệp được bố trí tại các huyện, thị xã, thành phố ( gọi chung là huyện), được hưởng các ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh theo quy định hiện của nhà nước và được hưởng ưu đãi theo quy định riêng của tỉnh từng thời kỳ.
Theo tổng kết của Bộ Công thương, có một số loại hình cụm công nghiệp như sau:
- Cụm công nghiệp tổng hợp (đa ngành): là cụm công nghiệp được hình thành trên địa bàn huyện, thường do UBND cấp huyện thực hiện đầu tư và quản lý phát triển, nhằm thu hút đầu tư của các cơ sở sản xuất công nghiệp trong và ngoài địa phương.
Cụm công nghiệp tổng hợp thường có quy mô lớn hơn cụm công nghiệp làng nghề. Diện tích ban đầu có thể từ 5-10ha, giai đoạn sau phát triển lên khoảng 30-50ha và có thể thu hút nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khác nhau. Các cụm công nghiệp này thường được hình thành trên cơ sở nhu cầu của một số các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có phải di dời hoặc cần phát triển mới. Nguồn vốn xây dựng chủ yếu một tổ chức; một hoặc một số doanh nghiệp tự nguyện góp vốn xây dựng, một phần là vay vốn ưu đãi của nhà nước; tự thành lập Ban quản lý riêng. Được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách theo chính sách ưu đãi của Chính phủ và địa phương.
- Cụm công nghiệp làng nghề: là mô hình khu công nghiệp tập trung quy mô nhỏ có diện tích ban đầu khoảng 3-5ha, sau có thể phát triển lên. Ban quản lý chủ yếu ở cấp huyện với nhiệm vụ chính là theo dõi quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng hạ tầng, việc cho thuê và sử dụng đất đai. Các CCN làng nghề phục vụ cho làng nghề cụ thể tại địa phương. Vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay và vốn huy động từ các cơ sở sản xuất có nhu cầu di dời và mở rộng sản xuất của làng nghề. CCN làng nghề phát triển ở những nơi làng nghề đã phát triển, đất chật, người đông, môi trường sản xuất chật hẹp, có nguy cơ ô nhiễm cao thì giá trị sử dụng đất công nghiệp cao hơn đất nông nghiệp khoảng 3-5 lần.
- Cụm công nghiệp chuyên ngành, mà trong đó hoạt động sản xuất công nghiệp gắn liền với nguồn nguyên liệu.
- Cụm công nghiệp hiện đại (như khu công nghiệp) được xây dựng mới hoàn toàn, chủ yếu do các công ty nước ngoài hoặc doanh nghiệp lớn trong nước đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng. Nhìn chung các cụm công nghiệp loại này có tốc độ xây dựng hạ tầng tương đối nhanh và chất lượng khá cao, tạo điều kiện hấp dẫn các công ty nước ngoài có công nghệ kỹ thuật cao, khả năng tài chính lớn và có chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
- Ngoài ra, còn một số loại hình cụm công nghiệp được hình thành tại khu vực có vị trí địa lý thuận lợi để bố trí một vài điểm đầu tư phát triển công nghiệp trong tương lai 10-15 năm tới, với mục tiêu thực hiện các chính sách công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, sẽ có thể phát triển thêm các cơ sở sản xuất công nghiệp vệ tinh dự kiến trong tương lai cũng được khoanh vùng thành cụm công nghiệp và khu vực này được các địa phương ưu đãi, khuyến khích đầu tư bằng các chính sách thuê đất và các loại thuế khác nhau.
III. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH
- Thời gian qua, với đường lối và những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Sơn La đã nỗ lực phấn đấu và đã có những bước phát triển công nghiệp khá. Nhiều cơ sở công nghiệp đầu tư nhưng bố trí phân tán chưa hình thành được các khu, cụm công nghiệp;
- Để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các doanh nghiệp lớn và trung bình trong nước nhằm tạo ra động lực phát triển mạnh các ngành công nghiệp chủ lực, các ngành công nghiệp mũi nhọn của địa phương; đồng thời, để thu hút các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, tiên tiến,... ở nước ta đã hình thành các mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất. Sơn La đang triển khai dự án khu công nghiệp Mai Sơn theo mô hình chung của cả nước. Tuy nhiên, mô hình này sẽ không thu hút được phần đông các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ hiện chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế- nhất là đối với tỉnh Sơn la có địa bàn phân bố rộng, mỗi vùng, huyện có tiềm năng lợi thế khác nhau.
- Để hỗ trợ và phát huy tiềm năng của các cơ sở công nghiệp nhỏ, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 22/2007/CT-TTg ngày 26/10/2007 về phát triển doanh nghiệp dân doanh, trong đó giao cho Bộ Công thương chủ trì xây dựng Kế hoạch phát triển cụm, điểm công nghiệp quy mô nhỏ đáp ứng nhu cầu chung của quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp theo vùng, lãnh thổ. Để địa phương có kế hoạch triển khai theo từng năm, gắn với việc hỗ trợ đầu tư của nhà nước, cần quy hoạch phát triển cụm, điểm công nghiệp trong từng thời kỳ.
- Để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và làm đòn bẩy để phát triển công nghiệp nông thôn; Tạo điều kiện để bố trí di chuyển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong đô thị gây ô nhiễm môi trường trong những năm sau; Tạo khu vực có đủ tiêu chuẩn về mặt bằng, môi trường để bố trí các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công khi có nhu cầu đầu tư trên địa bàn; Tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề công nghiệp phụ trợ và phát triển bền vững;
- Để phát huy hết các nguồn lực, lợi thế và vận hội mới, việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn là một trong những phương hướng cơ bản và đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện chủ trương CNH, HĐH; đảm bảo cho phát triển công nghiệp một cách chủ động, có kế hoạch. Góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020 với mục tiêu thoát khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp năm 2020.
Vì những lý do trên, việc quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Sơn La là cần thiết.
PHẦN MỘT
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, NGUỒN LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA
I. TIỀM NĂNG
1. Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Sơn La là 1.417.444 ha, đến hết năm 2008 đất chưa sử dụng còn tương đối lớn, chiếm 38,52% diện tích đất tự nhiên; Khi nhà máy thuỷ điện Sơn La đi vào vận hành và tích nước ở mức nước dâng 215m, tổng diện tích đất bị ngập trong vùng lòng hồ trên địa bàn tỉnh là 15.700 ha, trong đó Mường La 3.907,1 ha, Thuận Châu 1.785,5 ha và Quỳnh Nhai 10.007,4 ha. Do vậy sẽ có sự xáo trộn lớn về diện tích, phân bố các loại đất, nhất là đối với địa bàn vùng ngập.
Các nhóm đất chủ yếu là đất đỏ vàng (F) và mùn vàng đỏ trên núi (H). Trong cơ cấu các loại đất, Sơn La có nhiều loại đất phù hợp cho phát triển nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng thuỷ sản.
Đất chủ yếu có độ dốc cao: 85% đất có độ dốc trên 25o, chỉ có gần 7% có độ dốc dưới 15o. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng và rộng lớn là Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, các cao nguyên này phân bố các loại đất tốt, có ưu thế để phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá có quy mô tập trung.
2. Tài nguyên khoáng sản
Sơn La có nhiều loại khoáng sản khác nhau, nhưng phần nhiều có qui mô nhỏ, trữ lượng không lớn, phân tán và điều kiện khai thác không thuận lợi.
Than: Có các loại than mỡ, than gầy, than bùn, than nâu, tổng số trên 10 mỏ với tổng trữ lượng khoảng trên 40 triệu tấn, trữ lượng đã thăm dò trên 3 triệu tấn. Trong đó 50% là than mỡ - loại than có khả năng luyện cốc có giá trị cao, hiện nay nước ta rất thiếu, phải nhập khẩu với giá cao (khoảng 200USD/tấn). Các mỏ than tương đối lớn ở Sơn La có mỏ than Suối Bàng - Mộc Châu (trữ lượng vài triệu tấn) mỏ than Quỳnh Nhai (trữ lượng 578 ngàn tấn), mỏ than Hang Mon - Yên Châu (trữ lượng 1 triệu tấn), mỏ than Mường Lựm - Yên Châu (trữ lượng trên 80 ngàn tấn), mỏ than Suối Lúa - Phù Yên...
Niken, Coban và Đồng: Có tới 25 điểm quặng và mỏ (Bản Khoa, Bản Phúc, đèo Chẹn, Bản Nguồn, Bản Mông, Bản Lèn, Bản Lài, Suối Cẩn, ..). Mỏ đáng kể là mỏ Bản Phúc (Ni, Cu-91) thuộc huyện Bắc Yên có trữ lượng khoảng 984.000 tấn quặng với hàm lượng Niken 3,55%, Đồng 1,3%. Tổng trữ lượng đồng ở các mỏ đã quy hoạch có khoảng 150 ngàn tấn.
Vàng: Có một số điểm sa khoáng và điểm vàng gốc nhưng đều thuộc loại mỏ nhỏ.
Bột Tan: Có nhiều điểm nhỏ, đáng kể là mỏ tan Tà Phù huyện Mộc Châu có trữ lượng 23 vạn tấn, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Tài nguyên vật liệu xây dựng: Với trữ lượng khá lớn, phân bố tương đối rộng, đang được khai thác, cho phép phát triển mạnh sản xuất xi măng, gạch ngói phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La.
- Mỏ sét Nà Pó trữ lượng khoảng 16 triệu tấn, mỏ đá vôi xi măng Chiềng Sinh trữ lượng ước khoảng 4,89 triệu tấn.
- Nguyên liệu làm gốm sứ có ở Mường Chanh (Mai Sơn) trữ lượng 0,2 triệu tấn; Pusupan (Bắc Yên), Phiêng Ban (Bắc Yên).
- Các mỏ vật liệu đá dùng làm cốt liệu bê tông: có ở Mường La, Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã...như Mỏ đá bazan Bản Pênh (Mường La), trữ lượng 96 triệu m3. Mỏ đá bazan Hủa Non có trữ lượng 25,389 triệu m3, Mỏ đá Nậm Păm huyện Mường La trữ lượng 40,5 triệu m3....
- Các mỏ vật liệu cát, cuội sỏi, gồm có: các bãi bồi tại Tạ Bú, thành phần chủ yếu là cuội và cát thạch anh. như Mỏ cát sỏi Bắc Ma - Tà Hè; Mỏ cát sỏi Bản Bắc - Bản Pậu; Mỏ cát sỏi Hủa Non có thể sử dụng làm cốt liệu bê tông ...
- Tài nguyên nước khoáng: có khá nhiều điểm lộ nước khoáng thuộc các dạng: Nước Canxi-Ma nhê, sunfat nóng ở Nậm Sán, Bản Đét, Bản Ít Ong, Bản Văn và Bản Peo; Nước Can xi - ma nhê, sunfat- hydro cacbonat can xi ở Bản Ít Ong, Bản Khoa, Bó Ún, Nà Khoang; Nước Natri clorua nóng + Can xi và ma nhê sunfat nóng ở Mường Pìa; Can xi hydrocacbonat ở Bản Mon, Bản Lạnh, Chiềng Bấc, Nenua, Bờ Giếng và một số điểm khác.
3. Tài nguyên nước: Nước cũng là nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ nhu cầu phát triển các cụm công nghiệp. Với định hướng phát triển công nghiệp với tốc độ cao, nhu cầu nước (nước mặt, nước ngầm) của các doanh nghiệp công nghiệp dùng cho sản xuất và sinh hoạt là rất lớn. Sơn La có tiềm năng về nguồn nước dồi dào, đáp ứng đủ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp ổn định và lâu dài.
a. Nguồn nước mặt: Với hệ thống sông suối khá dầy đặc, mật độ từ 1,2 - 1,8 km/km2, nhưng phân bố không đều giữa các vùng, tập trung ở các vùng thấp, các vùng cao ít. Có đến 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã. Nhiều suối và nhánh suối có thể nghiên cứu khai thác hợp lý để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất một cách bền vững.
b. Nguồn nước ngầm: chủ yếu tồn tại dưới 2 dạng: Nước ngầm chứa trong các kẽ nứt của đá, nhiều nguồn nước ngầm đã lộ ra ngoài thành dòng chảy, lưu lượng dao động mạnh theo mùa, xuất hiện nhiều ở địa bàn các huyện Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu và Mộc Châu.
- Nước ngầm Kaster tàng trữ trong các hang động Kaster hình thành từ núi đá vôi, thường có lưu lượng lớn, động thái không ổn định.
4. Tài nguyên rừng
Là một trong những tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn, chiếm tới 73% diện tích đất tự nhiên, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao, độ che phủ rừng năm 2007 đạt 40%.
Theo Quy hoạch xây dựng hệ thống rừng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến, đến năm 2010, Sơn La sẽ hình thành 20 vạn ha rừng kinh tế, 0,45 vạn ha rừng măng tre xuất khẩu, 13,4 vạn ha rừng nguyên liệu công nghiệp và 6 vạn ha rừng sinh thái du lịch, đáp ứng nhu cầu của các cơ sở chế biến bột, giấy, ván ép; Hàng năm cung cấp nguyên liệu để sản xuất khoảng 10 vạn tấn bột giấy, 2 vạn m3 sản phẩm ván nhân tạo, 5 vạn tấn sản phẩm măng xuất khẩu. Đưa độ che phủ rừng đến năm 2010 đạt 46% và 2020 đạt 60%.
Với tài nguyên rừng hiện có và tốc độ khôi phục rừng như hiện nay, trong tương lai rừng là một thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La.
5. Khả năng nguồn năng lượng cho phát triển công nghiệp
Sơn La có tiềm năng lớn về phát triển các nguồn thuỷ điện, ước tính trên địa bàn tỉnh có thể phát triển khoảng 3.300 MW công suất các nguồn điện, hàng năm sản xuất khoảng trên 12 tỷ kWh như Thuỷ điện Sơn La có công suất 2400 MW, điện năng sản xuất 9,43 tỷ kWh; Thuỷ điện Huội Quảng có công suất 540 MW, điện năng sản xuất 2,0 tỷ kWh; Nậm Chiến có công suất 210 MW, điện năng sản xuất 883 triệu kWh...
6. Nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp
Diện tích và sản lượng các cây lương thực, cây công nghiệp như: lúa, ngô, sắn và các cây công nghiệp mũi nhọn ngắn ngày, cây lâu năm, cây ăn quả và đàn đại gia súc ngày càng tăng, đảm bảo đủ nhu cầu nguyên liệu cho CN chế biến.
Diện tích, sản lượng cây lương thực, cây công nghiệp tỉnh Sơn La
TT
Nông lâm sản chủ yếu
Diện tích (1.000ha)
Sản lượng (1.000tấn)
2005
2006
2007
2008
2005
2006
2007
2008
1
Lúa
60,5
57,9
50,8
45,52
154,24
160,85
148,81
148,35
2
Ngô
134,31
142,94
134,25
132,7
375,66
463,51
504,76
506,24
3
Cây sắn
17,81
17,99
18,63
23,71
192,27
200,97
210,63
279,94
4
Mía
3468
4188
4003
3372
152845
182518
208007
172725
5
Cây bông
1767
2125
1184
540
1580
2051
950
360
6
Đậu tương
12093
9235
9176
7686
13549
11096
11472
10090
7
Chè
3655
3999
4118
4106
20327
21855
24522
42032
8
Cà phê
2866
2586
3386
3449
3023
3170
3073
3628
(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2008)
II. NGUỒN LỰC
1. Tiềm năng nguồn nhân lực
Dân số tỉnh Sơn La đến năm 2008 là 1.040,4 ngàn người. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh Sơn La là 73 người/km2, phân bố không đồng đều. Tỷ lệ tăng trưởng dân số trung bình năm 2007 là 1,35%. Dân số thành thị chiếm 11,3%, khu vực nông thôn chiếm 88,7%. Dự báo dân số của tỉnh đến 2010 khoảng 1.065 ngàn người và năm 2020 là 1.201 ngàn người, trong đó nguồn lao động chiếm từ 56 - 60% dân số toàn tỉnh.
Năm 2008 toàn tỉnh có 584.940 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 57,18% dân số toàn tỉnh. Trong đó, lao động nông, lâm nghiệp chiếm đại bộ phận (chiếm 85,88% lao động có việc làm), lao động sản xuất công nghiệp, khai thác mỏ chiếm tỷ lệ nhỏ 1,81% và còn lại là lao động các ngành nghề khác.
Trình độ dân trí chung của Tỉnh còn thấp, các cơ sở đào tạo nghề còn hạn chế. Tuy nhiên số lao động có tri thức của tỉnh ngày càng được phát triển đã và đang tiếp cận với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
2. Khả năng đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội
2.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2005 - 2008
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2008 đạt 3.387,51 tỷ đồng (giá 1994), tăng 1,5 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm thời kỳ 2008-2008 đạt 14,62%. Tổng sản phẩm theo giá thực tế năm 2008 đạt 9.374,47 tỷ đồng.Trong đó khối ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản chiếm 43,37%; khối ngành Công nghiệp và xây dựng chiếm 21,99%; khối các ngành dịch vụ chiếm 34,64%.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các năm vừa quaChuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của tỉnh Sơn La đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại - du lịch, giảm tỷ trọng GDP trong nông - lâm nghiệp. Kinh tế của tỉnh bước đầu đã có sự chuyển dịch từ kinh tế thuần nông tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường.
Xét theo tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ cấu kinh tế biến đổi theo sự dịch chuyển của cả ba nhóm ngành. Tỷ trọng khu vực nông - lâm - thuỷ sản giảm từ 50,81% năm 2005 xuống còn 43,37% năm 2008, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,78% năm 2005 lên 21,99% năm 200; khu vực các ngành dịch vụ tăng từ 33,41% năm 2005 lên 34,64% năm 2008.
2.3. Tình hình thu chi ngân sách
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La qua các năm đều tăng khá, vượt kế hoạch đề ra, mức tăng bình quân giai đoạn 2005-2008 đạt 22,33%/năm.
Chi ngân sách của tỉnh tăng đều qua các năm. Tổng chi ngân sách năm 2008 gấp 1,56 lần so với năm 2005; trong đó chi cho đầu tư phát triển năm 2008 là 245.667 tỷ đồng chiếm 8.05% (chi đầu tư XDCB chiếm 96,4%).
Qua số liệu thu, chi ngân sách trên cho thấy kinh tế tỉnh Sơn La tiếp tục phát triển khá và ổn định, bước đầu đã có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, thu ngân sách vượt dự toán, đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi.
2.4. Kim ngạch xuất nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh tuy còn ở mức độ thấp nhưng đã tăng dần trong nhưng năm gần đây. Tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn năm 2005 đạt 2,046 triệu USD, năm 2008 tăng lên 7,068 triệu USD. Xuất khẩu trên địa bàn chủ yếu là xuất khẩu uỷ thác, năm 2005 tỷ lệ này chiếm tới 67% và năm 2008 là 84,5%. Xuất khẩu của tỉnh bước đầu đã tiếp cận được với thị trường nước ngoài. Các mặt hàng tham gia xuất khẩu chủ lực của tỉnh Sơn La là nông sản: ngô, gạo, cà phê, chè ..
Kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào chủ yếu tập trung ở cửa khẩu Pa Háng, còn cửa khẩu Chiềng Khương chưa được đầu tư phát triển, giao lưu hàng hoá còn ít. Trong thời gian tới cần chú ý tận dụng lợi thế này nhằm phát triển khu vực kinh tế cửa khẩu hơn nữa.
Giá trị nhập khẩu toàn tỉnh năm 2005 đạt 0,848 triệu USD, năm 2008 tăng lên 7,020 triệu USD. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên, vật liệu và máy móc thiết bị để trang bị mới và đầu tư thay đổi dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất.4.5. Tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn
Tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh tăng khá; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 - 2008 là 46