- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015) quận Thanh Xuân đáp ứng đủ yêu cầu về phát triển kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng của quận nói chung và các phƣờng nói riêng trên cơ sở tuân thủ
đúng quy định của pháp luật. Tạo ra công cụ hữu hiệu giúp các cấp chính quyền tăng
cƣờng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.
- Đánh giá toàn diện hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của kỳ quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất liền kề trƣớc. Rà soát thực hiện kết quả quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc; xác định các chỉ tiêu chƣa thực hiện đƣợc đối với phần
diện tích đƣợc bổ sung sử dụng cho các mục đích khác nhau; kết quả phân tích
phải chuyển đổi mục đích sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ
trƣớc; các chỉ tiêu không có khả năng thực hiện trong kỳ kế hoạch cuối; các chỉ
tiêu phải điều chỉnh, bổ sung trong quy hoạch đến năm 2020.
84 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) - quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của dự án
Đất đai là nguồn vốn, nguồn nội lực to lớn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện hành quy định "Nhà nƣớc thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả".
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là cơ sở pháp lý cho công tác
quản lý Nhà nƣớc về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đấtvv, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đồng
thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà
nƣớc nhằm quản lý sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và kế hoạch số 44/KH – UBND ngày 9
tháng 5 năm 2007 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của thành phố
Hà Nội và các quận, huyện, thành phố trực thuộc, UBND quận Thanh Xuân tiến
hành lập "Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011 - 2015) - quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội".
* Tổ chức thực hiện quy hoạch:
- Cơ quan xét duyệt: UBND thành phố Hà Nội
- Cơ quan thẩm định: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
- Cơ quan chủ đầu tƣ: UBND quận Thanh Xuân.
- Cơ quan tƣ vấn: Công ty Cổ phần Tài nguyên Môi trƣờng Việt Hòa.
2. Căn cứ pháp lý
Phƣơng án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011 - 2015) quận Thanh Xuân đƣợc xây dựng trên cơ sở:
- Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐCP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng và hỗ trợ tái định cƣ;
- Thông tƣ số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng quy định khi thành lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
3
- Định mức Kinh tế - Kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất (Ban hành kèm theo Thông tƣ số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm
2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng);
- Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc Hội về Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp Quốc gia;
- Quyết định 1081/QĐ – TTg ngày 06/7/2011 của Thủ Tƣớng Chính Phủ về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến
năm 2020, định hƣớng đến năm 2030;
- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050
(đƣợc Thủ Tƣớng Chính Phủ Phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg, ngày
26/7/2011);
- Quyết định 2412/QĐ – TTg ngày 19/12/2011 của Thủ Tƣớng Chính Phủ về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển triển
KT-XH trên địa bàn cả nƣớc giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định 222/QĐ – TTg ngày 22/2/2012 của Thủ Tƣớng Chính Phủ về
việc phê duyệt chiến lƣợc phát triển Kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn 2050;
- Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 06/11/2012 của Bộ chính trị về phƣơng
hƣớng Phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020;
- Thông tƣ số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng quy định ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của thành phố
Hà Nội;
- Quyết định 695/QĐ - UBND ngày 01/02/2013 của UBND thành phố Hà Nội
về việc phân bổ các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Hà Nội;
- Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ quận Thanh Xuân nhiệm kỳ
2011-2015;
- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội quận Thanh Xuân đến năm
2020, định hƣớng đến năm 2030;
- Quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân (Phần Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật) tỷ
lệ 1/2000 đƣợc UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 112/1999/QĐ-
UBND ngày 28/12/1999;
4
- Căn cứ Quyết định số 85/2006/QD-UBND ngày 01/6/2006 của UBND
Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phƣờng Nhân Chính quận
Thanh Xuân, tỷ lệ 1/500;
- Căn cứ Quyết định số 892, 890, 891/QĐ-UBND ngày 11/05/2010 của
UBND quận Thanh Xuân về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức
năng đô thị lô số 01, lô 02 và lô 03 phƣờng Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội;
- Căn cứ Quyết định số 1289, 1290, 1291/QĐ - UBND ngày 30/06/2010 của
UBND quận Thanh Xuân về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức
năng đô thị lô số 19, lô 20 và lô 22 phƣờng Phƣơng Liệt, quận Thanh Xuân, thành
phố Hà Nội;
- Căn cứ Quyết định số 895, 896/QĐ-UBND ngày 12/05/2010 của UBND
quận Thanh Xuân về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đô thị
lô số 01 và lô 02 phƣờng Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;
Bố cục của báo cáo thuyết minh tổng hợp "Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) - quận Thanh Xuân -
thành phố Hà Nội". bao gồm các phần sau:
Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai.
Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hƣớng dài hạn sử dụng đất.
Phần IV: Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất.
Kết luận và Kiến nghị.
3. Mục đích, yêu cầu của dự án
3.1. Mục tiêu của dự án
- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015) quận Thanh Xuân đáp ứng đủ yêu cầu về phát triển kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng của quận nói chung và các phƣờng nói riêng trên cơ sở tuân thủ
đúng quy định của pháp luật. Tạo ra công cụ hữu hiệu giúp các cấp chính quyền tăng
cƣờng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.
- Đánh giá toàn diện hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của kỳ quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất liền kề trƣớc. Rà soát thực hiện kết quả quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc; xác định các chỉ tiêu chƣa thực hiện đƣợc đối với phần
diện tích đƣợc bổ sung sử dụng cho các mục đích khác nhau; kết quả phân tích
phải chuyển đổi mục đích sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ
trƣớc; các chỉ tiêu không có khả năng thực hiện trong kỳ kế hoạch cuối; các chỉ
tiêu phải điều chỉnh, bổ sung trong quy hoạch đến năm 2020.
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 -
5
2015) quận Thanh Xuân đánh giá tổng quát về nguồn tài nguyên đất đai hiện có;
xây dựng phƣơng án sử dụng đất hiệu quả, bền vững làm cơ sở cho việc chuyển
đổi sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ tốt nhất mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phƣơng.
3.2. Yêu cầu của dự án
- Quy hoạch phải đƣợc xây dựng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về triển kinh tế -
xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa trên địa bàn quận Thanh Xuân và
thành phố Hà Nội, trên cơ sở phù hợp với các quy hoạch của thành phố (Quy
hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã
hội thành Phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) thành phố Hà Nội; ).
- Quy hoạch sử dụng đất quận Thanh Xuân làm cơ sở cho việc lập quy hoạch
xây dựng, quy hoạch giao thông, thủy lợi và các quy hoạch khác trên địa bàn quận..
Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận đƣợc duyệt, các phƣờng phải
triển khai các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ sở mình cùng kỳ.
- Nội dung dự án cần phải thể hiện rõ:
+ Xác định rõ diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế –
xã hội, quốc phòng, an ninh.
+ Xác định diện tích phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án.
+ Xác định diện tích đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng, từ đó có giải
pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất hiệu quả, bền vững.
4. Nhiệm vụ của dự án
- Điều tra, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự
nhiên, kinh tế – xã hội của quận Thanh Xuân.
- Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện liên quan tới công tác
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động
sử dụng đất của quận đối với giai đoạn 10 năm trƣớc.
- Đánh giá tiềm năng đất đai sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với
tiềm năng đất đai, so với xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ
của quận.
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc giai
đoạn 2006 – 2010.
- Xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
- Xây dựng phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
- Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất.
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
6
- Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trƣờng. Xác định
các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Sản phẩm của dự án
- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) quận Thanh Xuân.(trong đó có các bản đồ thu
nhỏ, bảng biểu kèm theo).
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Thanh Xuân năm 2010 tỷ lệ 1/5.000 in mầu.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất sử dụng đất quận Thanh Xuân đến năm 2020
tỷ lệ 1/5.000 in mầu
- 02 đĩa CD ghi báo cáo tổng hợp và dữ liệu bản đồ (bản đồ hiện trạng và bản
đồ quy hoạch).
7
Phần I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG:
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Quận Thanh Xuân là 1 trong các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nằm
chếch về trục phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội. Địa giới hành chính của quận
nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy
- Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông
- Phía Nam giáp quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì
- Phía Đông giáp quận Hai Bà Trƣng
Quận Thanh Xuân đƣợc thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày
22/11/1996 của Chính phủ, quận gồm 11 đơn vị hành chính cấp phƣờng là: Thanh
Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Khƣơng Đình, Nhân Chính,
Phƣơng Liệt, Hạ Đình, Kim Giang, Khƣơng Mai, Khƣơng Trung, Thƣợng Đình
(có 3 phƣờng đƣợc thành lập từ các xã ngoại thành của 2 huyện Từ Liêm và Thanh
Trì, còn lại là các phƣờng cũ của quận Đống Đa chuyển sang).
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của quận Thanh Xuân tƣơng đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ
5 - 6 mét so với mực nƣớc biển, phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 5 - 5,6 m. Khu
vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 4,7 - 5,2 m, một số khu vực ao hồ, đầm
trũng có độ cao khoảng 3,0 - 3,5 m.
Điều kiện địa hình quận Thanh Xuân tƣơng đối thuận tiện cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đô thị.
Trên địa bàn quận Thanh Xuân có quốc lộ số 6 chạy qua, bắt đầu từ Ngã Tƣ
Sở qua Thanh Xuân đến quận Hà Đông và đi các tỉnh miền Tây Bắc nhƣ Hòa
Bình, đi Phú Thọ theo Quốc lộ 21... Trên địa bàn quận có 5 tuyến đƣờng giao
thông chính đi qua nhƣ: đƣờng Giải phóng, đƣờng Nguyễn Trãi, đƣờng vành đai 3,
đƣờng Trƣờng Chinh, đƣờng Láng Hạ - Thanh Xuân. Ngoài ra trên địa bàn quận
còn có một mạng lƣới giao thông nội bộ nối liền giữa các trục giao thông chính và
các phƣờng trong toàn quận với các quận, huyện giáp ranh. Vị trí này rất thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh doanh - thƣơng mại - dịch vụ.
Quận Thanh Xuân có 2 con sông thoát nƣớc chính của Thành phố Hà Nội là
sông Tô Lịch và sông Lừ Sét. Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tƣơng đối
8
lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nƣớc cục bộ và gĩữ vai trò điều hòa nhƣ
Đầm Hồng, hồ Dẻ Quạt, hồ Rùa và dự án công viên hồ Điều Hòa Nhân Chính
đang đƣợc triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội.
1.1.3. Khí hậu
Khí hậu quận Thanh Xuân có chung chế độ khí hậu của Thành phố Hà Nội
thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng,
ẩm, mƣa nhiều, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6oC, độ ẩm 79%,
lƣợng mƣa 1.600 mm, một năm có hai mùa rõ rệt.
- Mùa hạ, thời tiết nóng, từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm ƣớt, mƣa
nhiều, nhiệt độ trung bình khoảng 23,90C.
- Mùa đông, thời tiết lạnh, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa
Đông Bắc lạnh và mƣa phùn, nhiệt độ thấp nhất 13,80C vào tháng 1.
Quận thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thuộc khu vực quanh nǎm tiếp nhận
lƣợng bức xạ Mặt Trời khá dồi dào và có nền nhiệt độ cao, độ ẩm và lƣợng mƣa
khá lớn. Lƣợng mƣa phân bố khá đồng đều, trung bình khoảng 1.600 - 1.800
mm/năm.
Khí hậu quận Thanh Xuân cũng ghi nhận những biến đổi bất thƣờng. Vào
tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại quận đƣợc ghi lại ở mức kỷ lục 42,8°C. Tháng 1
năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất 2,7°C.
1.1.4. Thuỷ văn
Quận Thanh Xuân có 2 con sông thoát nƣớc chính của Thành phố Hà Nội,
chảy qua từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét.
Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tƣơng đối lớn có ý nghĩa quan trọng
trong việc điều tiết nƣớc giữa các mùa, tiêu nƣớc cục bộ và giữ vai trò điều hòa sự
dao động của mực nƣớc cho khu vực nhƣ: đầm Hồng (Khƣơng Đình), đầm Bờ
Vùng (Hạ Đình), hồ Dẻ Quạt (Hạ Đình), hồ Rùa và hồ Thƣợng (Phƣơng Liệt), dự
án công viên hồ Điều Hòa Nhân Chính đang đƣợc đầu tƣ, cải tạo theo chỉ đạo của
Thành phố Hà Nội.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Thổ nhƣỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, quá trình phong hóa, chế độ
bồi tích và đến hoạt động nông nghiệp. Dƣới tác động của các yếu tố trên, quận
Thanh Xuân hiện nay có 2 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê và đất bạc màu.
Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không đƣợc các sông bồi đắp thƣờng
xuyên. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ là loại đất chua,
nghèo dinh dƣỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết
9
dính khi ngập nƣớc, nếu sản xuất nông nghiệp cho năng suất cây trồng thấp. Tuy
nhiên, phần lớn diện tích đất đai đã chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp.
1.2.2. Tài nguyên nước
1.2.2.1. Nguồn nước mặt
Nƣớc mặt chủ yếu là nguồn nƣớc của các sông, hồ: là 2 con sông chính là
sông Tô Lịch và sông Lừ Sét.
- Sông Tô Lịch chảy trong địa phận trung tâm thành phố Hà Nội. Dòng sông
chính chảy qua các quận của Thành Phố Hà Nội, trong đó có quận Thanh Xuân.
Sông Tô Lịch vốn là 1 phân lƣu của sông Hồng, đƣa nƣớc từ sông Hồng sang sông
Nhuệ. Tuy nhiên đoạn sông từ phố cầu Gỗ đến đƣờng Bƣởi nay đã bị lấp nên sông
Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Hiện tại sông bắt nguồn từ Cầu Giấy
tới sông Nhuệ. Sông Tô Lịch là 1 sông cổ của Thăng Long. Từ khi sông bị lấp,
sông chỉ là 1 dòng thoát nƣớc thải và nƣớc mƣa của Thành phố nên bị ô nhiễm
nặng.
- Sông Lừ cổ là 1 phân lƣu của sông Kim Ngƣu, ngày nay dài khoảng 10km,
lòng sông rộng từ 10-20m, nhánh hội lƣu với sông Tô Lịch, càng gần đến chỗ hội
lƣu thì dòng chảy càng bị thu hẹp lại.
- Sông Sét cổ là 1 phân lƣu của sông Kim Ngƣu, sông Sét nhiều năm bị bùn
bồi lắng và bị các công trình xây dựng lấn bờ, nên bề rộng và độ sâu của sông đã
giảm đáng kể. Từ năm 2003, sông Sét đƣợc nạo vét và cống hóa với sự hỗ trợ của
Chính phủ Nhật Bản trong dự án thoát nƣớc, cải thiện môi trƣờng Hà Nội giai đoạn
1 (1997-2005).
Ngoài ra còn có một số hồ ao tự nhiên tƣơng đối lớn có ý nghĩa quan trọng
trong việc tiêu nƣớc cục bộ và giữ vai trò điều hòa.
1.2.2.2. Nguồn nước ngầm
Nguồn nƣớc ngầm của Thành phố Hà Nội nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm
trọng, trong đó có cả quận Thanh Xuân. Tại các phƣờng Khƣơng Trung, Hạ Đình
đã có hiện tƣợng ô nhiễm nƣớc mặt và nƣớc ngầm.
1.2.3. Tài nguyên nhân văn
Quận Thanh Xuân là quê hƣơng của nhiều danh nhân, nhà văn, nhà giáo.
Tiêu biểu nhất là Đặng Trần Côn với tác phẩm "Chinh phụ ngâm", ....; Vũ Trọng
Phụng với tác phẩm "Số đỏ", "Vỡ đê" ....; Nguyễn Tuân với tác phẩm "Vang bóng
một thời", ....
Quận Thanh Xuân là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc Nhà nƣớc
xếp hạng nhƣ đình Vòng, đình Khƣơng Trung, đình Quan Nhân, Cự Chính ... và
đặc biệt nhất là Gò Đống Thây, đây là nơi nghĩa quân Lam Sơn do tƣớng Lê Thiệu
10
chỉ huy tại Cầu Mọc qua sông Tô Lịch (ở thế kỷ 15) đã chôn xác quân Minh, giết
chết tƣớng giặc Vi Lƣợng.
1.3. Thực trạng môi trƣờng
Thực trạng môi trƣờng trên địa bàn quận ở một số khu vực có dấu hiệu ô
nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt ở các sông, hồ, ô nhiễm môi
trƣờng không khí, tiếng ồn, ô nhiễm môi trƣờng cục bộ đang có dấu hiệu gia tăng.
Trong những năm qua công tác vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn quận đã
đƣợc quan tâm và thực hiện có hiệu quả, tăng cƣờng chỉ đạo phối hợp với các
chuyên ngành thƣờng xuyên duy trì thu gom rác sinh hoạt đạt tỷ lệ 97,5%, tiến
hành kiểm tra vệ sinh môi trƣờng các phƣờng. Kết quả 100% các hộ đều sử dụng
nhà vệ sinh, nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, xử lý các thùng rác đúng quy định. Tổ
chức nhiều chiến dịch vệ sinh môi trƣờng tại các phƣờng, khống chế tốt các ổ dịch
xuất huyết, tiêu chảy cấp. Phối hợp với chuyên ngành chỉ đạo giải quyết dứt điểm
tình trạng ngập úng đoạn đầu đƣờng Khƣơng Đình, hạn chế ngập úng tại đƣờng
Khƣơng Trung, Quan Nhân.
Trên địa bàn quận có nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tƣ vào công nghệ
xử lý các loại chất thải hiện đại, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài. Đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc đã từng bƣớc thay đổi công nghệ sản xuất
cũ, lạc hậu bằng những công nghệ sản suất mới, hiện đại đồng thời đầu tƣ cả công
nghệ xử lý môi trƣờng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên, một số
những doanh nghiệp trên địa bàn quận do nguồn vốn hạn chế hoặc những lý do
khác nên không thay đổi công nghệ sản xuất lạc hậu và chƣa quan tâm đầu tƣ hệ
thống xử lý các loại chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng hoặc đầu tƣ chƣa hiệu quả.
Hàng ngày một lƣợng nhỏ các chất thải rắn khu công nghiệp và nƣớc thải khu công
nghiệp, khí thải công nghiệp chƣa đƣợc xử lý triệt để đã xả ra môi trƣờng xung
quanh gây ô nhiễm cục bộ, các hoạt động giao thông quá tải là các nguyên nhân
chính gây ô nhiễm môi trƣờng cục bộ (chất thải rắn, nƣớc thải, không khí, tiếng
ồn) một số điểm trên địa bàn quận.
Với tốc độ phát triển đô thị và gia tăng dân số nhƣ hiện nay, lƣợng chất thải
sinh hoạt trên địa bàn quận gia tăng rất nhanh. Về cơ bản chất thải rắn, rác thải
sinh hoạt không mang tính độc hại. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn này thực
hiện chƣa tốt nên có nhiều khu vực mất vệ sinh, ảnh hƣởng đến mỹ quan khu vực,
sức khỏe của nhân dân. Đời sống của ngƣời dân trong quận ngày một nâng cao,
lƣợng chất thải rắn sinh hoạt gia tăng, thành phần chất vô cơ, hữu cơ khó phân hủy
chiếm tỷ lệ ngày một tăng.
11
Hiện nay chƣa có hệ thống thoát nƣớc bẩn riêng, nƣớc thải chủ yếu trong các
khu dân cƣ thoát trực tiếp ra hệ thống sông, mƣơng, hồ ao không qua xử lý. Trên địa
bàn quận việc thu gom rác thải do Công ty môi trƣờng đô thị Hà Nội thực hiện.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Kinh tế của quận đƣợc duy trì và phát triển theo đúng định hƣớng cơ cấu
trong 5 - 10 năm gần đây với xu hƣớng giảm dần tỷ trọng công nghiệp và tăng dần
tỷ trọng dịch vụ. Trong đó, kinh tế Nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn, các thành phần
kinh tế ngoài Nhà nƣớc tăng trƣởng cả về số lƣợng, quy mô và hiệu quả (năm 2006
số doanh nghiệp thực tế quản lý thu thuế là 2.456 doanh nghiệp và số hộ kinh
doanh thu thuế là 3.806 hộ, đến năm 2009, ƣớc số doanh nghiệp thực tế quản lý thu
thuế là 4.970 doanh nghiệp và số hộ kinh doanh thu thuế là 5.700 hộ). Dịch vụ
thƣơng mại phát triển rộng khắp trên địa bàn phục vụ nhu cầu dân sinh. Nhiều dịch
vụ chất lƣợng cao, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính phát triển.
2.1. Tăng trƣởng kinh tế và c