Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020

Bản "Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Tỉnh Sơn La đến năm 2010" đã được UBND Tỉnh Sơn La phê duyệt tại Quyết định số 275/QĐ-UB ngày 15/3/1997. Thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về công tác quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Sơn La đã kết hợp với Viện Chiến Lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với các Ban ngành của Tỉnh tiến hành triển khai dự án "Rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2001 - 2010". Ngày 7/6/2002 UBND tỉnh Sơn La đã có Quyết định số 1514/QĐ-UB phê duyệt kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2010. Đến nay Quốc hội đã phê chuẩn chính thức Dự án xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La lớn nhất nước ta. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15/1/2004 về việc phê duyệt đầu tư Dự án thuỷ điện Sơn La. Thủy điện Sơn La sẽ được khởi công vào ngày 02/12/2005. Việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La sau này, trên thực tế chúng ta phải mất 2 năm thực hiện những công việc chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy thuỷ điện này, như: nâng cấp đường quốc lộ 6, đã xây dựng cầu Tạ Khoa qua Sông Đà, xây dựng các điểm tái định cư mẫu, chuẩn bị mặt bằng cho công trường thuỷ điện v.v Những biến đổi này chưa được tính toán đầy đủ trong bản Quy hoạch đã xây dựng. Vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2020 là rất cần thiết, nhằm định ra phương hướng phát triển cho tỉnh trong một thời gian tương đối dài - đến 2020 và vạch ra những việc cần phải thực hiện của những năm trước mắt, phù hợp với tiến trình xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho Sơn La và cho cả nước. Những cơ sở pháp lý và khoa học chủ yếu để xây dựng quy hoạch là: - Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về công tác quy hoạch;

doc126 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4122 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề Bản "Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Tỉnh Sơn La đến năm 2010" đã được UBND Tỉnh Sơn La phê duyệt tại Quyết định số 275/QĐ-UB ngày 15/3/1997. Thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về công tác quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Sơn La đã kết hợp với Viện Chiến Lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với các Ban ngành của Tỉnh tiến hành triển khai dự án "Rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2001 - 2010". Ngày 7/6/2002 UBND tỉnh Sơn La đã có Quyết định số 1514/QĐ-UB phê duyệt kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2010. Đến nay Quốc hội đã phê chuẩn chính thức Dự án xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La lớn nhất nước ta. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15/1/2004 về việc phê duyệt đầu tư Dự án thuỷ điện Sơn La. Thủy điện Sơn La sẽ được khởi công vào ngày 02/12/2005. Việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La sau này, trên thực tế chúng ta phải mất 2 năm thực hiện những công việc chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy thuỷ điện này, như: nâng cấp đường quốc lộ 6, đã xây dựng cầu Tạ Khoa qua Sông Đà, xây dựng các điểm tái định cư mẫu, chuẩn bị mặt bằng cho công trường thuỷ điện v.v… Những biến đổi này chưa được tính toán đầy đủ trong bản Quy hoạch đã xây dựng. Vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2020 là rất cần thiết, nhằm định ra phương hướng phát triển cho tỉnh trong một thời gian tương đối dài - đến 2020 và vạch ra những việc cần phải thực hiện của những năm trước mắt, phù hợp với tiến trình xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho Sơn La và cho cả nước. Những cơ sở pháp lý và khoa học chủ yếu để xây dựng quy hoạch là: - Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về công tác quy hoạch; - Luận chứng khả thi công trình thuỷ điện Sơn La của Bộ Xây Dựng; - Quyết định của Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XI về việc đầu tư Dự án thuỷ điện Sơn La với tuyến công trình được chọn là Pá Vinh II thuộc xã Ít Ong huyện Mường La; - Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15/1/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư Dự án thuỷ điện Sơn La; - Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004. - Căn cứ công văn số: 4935/BKH-KTĐP< ngày 14/8/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thông báo ý kiến kết luận của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La, trong đó có yêu cầu Sơn La điều chỉnh Quy hoạch tổng thể KT-XH thời kỳ 2003 - 2010 để phù hợp với yêu cầu khi xây dựng thuỷ điện Sơn La. - Căn cứ quyết định số: 2991/QĐ-UB ngày 11 tháng 9 năm 2003 của UBND tỉnh Sơn La v/v lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Sơn La thời kỳ 2004 - 2020. - Quyết định số 398/QĐ-UB của UBND tỉnh Sơn La ngày 23/02/2004 về việc phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2004-2020; - Văn bản Rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2010, tháng 6 năm 2002; Thực hiện Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Viện Chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch và Đầu tư cùng các Sở, ban ngành trong tỉnh tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006- 2020. Sau 1 năm rưỡi nghiên cứu với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương, đến nay Bản Quy hoạch tổng thể đã được hoàn thành. Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020 gồm các nội dung chủ yếu sau: Phần 1: Các yếu tố cơ bản và điều kiện phát triển Phần 2: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La Phần 3: Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020 Phần 4: Một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch Phần 5: Kết luận và một số kiến nghị. Phần thứ nhất Các yếu tố cơ bản và điều kiện phát triển I. Vị trí địa lý, địa hình Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 1.412.500 ha, chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. Toạ độ địa lý: 20039' - 22002' vĩ độ Bắc. 103011' - 105002' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; Phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250 km. Có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 974.988 người năm 2004 (mật độ dân số trên 69 người/km2), với 12 dân tộc anh em. Về mặt địa hình: Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực Sông Đà, Sông Mã. Có 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng. Tỉnh Sơn La nằm trên trục quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, cách Hà Nội 320 km, là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, có 2 cửa khẩu quốc gia với nước bạn Lào (Chiềng Khương, Pa Háng- Lóng Sập) - vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị. Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà xanh của Đồng bằng Bắc Bộ với diện tích gần một triệu ha đất rừng và rừng, đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh, môi trường và phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, điều tiết nguồn nước cho công trình thuỷ điện Hoà Bình và công trình thủy điện Sơn La sắp tới. Việc thông thương ra ngoài tỉnh phải nhờ vào hệ thống đường bộ (QL6, QL 37 qua cầu Tạ Khoa); đường sông (sông Đà, sông Mã); đường hàng không Nà Sản - Hà Nội, song quy mô còn nhỏ, chủ yếu để vận chuyển hành khách, hàng hoá dọc hồ thuỷ điện Hoà Bình đến thuỷ điện Sơn La. II. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên của Sơn La khá đa dạng, còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác để phát triển kinh tế - xã hội. 1. Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang được sử dụng 869.457 ha (năm 2005) chiếm 61,6% đất tự nhiên của tỉnh, so với cả nước tỉ lệ này là 97%, vùng Trung du miền núi Bắc bộ là 56,14%. Việc tăng diện tích đất sử dụng phần lớn do sự tăng nhanh diện tích đất lâm nghiệp, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phát triển diện tích rừng sản xuất. Diện tích đất sử dụng sẽ có thay đổi khi thủy điện Sơn La hoàn thành vào năm 2012. Theo tính toán Sơn La có 3 huyện bị ngập, tổng diện tích bị ngập khoảng 13.730 ha, trong đó có 6.321 ha đất nông nghiệp (bình quân mỗi hộ mất khoảng 0,65 ha đất nông nghiệp, trong đó ruộng nước 0,13 ha), đất rừng 2.451 ha, đất chưa sử dụng 7.214 ha… Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện các vùng bán ngập với diện tích hàng trăm ha, có thể tận dụng diện tích này để trồng trọt vào mùa chưa bị ngập. Biểu 1. Hiện trạng tài nguyên đất và dự báo sử dụng quỹ đất tỉnh Sơn La STT  Chỉ tiêu  Đơn vị  1995  2000  2005  2010  2020    Tổng diện tích tự nhiên  ha  1.405.500  1.405.500  1.412.500  1.412.500  1.412.500   1  Đất nông nghiệp  ha  367.334,10  521.190,31  828.010,60  971.845  1.050.688    % so với diện tích tự nhiên  %  26,14  37,08  58,62  68,80  74,38   1.1  Đất sản xuất nông nghiệp  ha  153.866,19  188.435,39  248.244,01  196.570  198.295    % so với diện tích tự nhiên  %  10,95  13,41  17,57  13,92  14,04   1.2  Đất lâm nghiệp  ha  212.387,20  331.120  577.638,09  773.025  850.000    % so với diện tích tự nhiên  %  15,11  23,56  41  55  60   1.3  Đất nuôi trồng thuỷ sản  ha  1.077,91  1.627,12  2.087,52  2.216,5  2.368,4   1.4  Đất nông nghiệp khác  ha  2,8  7,8  40,98  33,5  24,6   2  Đất phi nông nghiệp  ha  32.908,46  37.934,15  41.445,73  50.625  55.812    % so với diện tích tự nhiên  %  2,34  2,70  2,93  3,58  3,96   2.1  Đất ở  ha  4.859,79  5.755,58  6.534,1  6.766  7.000    % so với diện tích tự nhiên  %  0,35  0,41  0,46  0,48  0,50   2.1.1  Đất ở nông thôn  ha  4.368,21  5.345,58  6.068,49  5.816  5.500   2.1.2  Đất ở đô thị  ha  491,58  410  465,61  950  1.500   2.2  Đất chuyên dùng  ha  7.719,65  10.226,13  13.024,75  22.257  23.830    % so với diện tích tự nhiên  %  0,55  0,73  0,92  1,58  1,82   2.3  Đất nghĩa trang, nghĩa địa  ha  3.436,66  3.687,02  2.669,29  2.574  2405   2.4  Đất sông suối và mặt nước CD  ha  15.751,33  18.124,25  19.077,48  18.895,5  22.478,4   2.5  Đất phi nông nghiệp khác  ha  60,32  141,17  140,11  132,5  98,6   3  Đất chưa sử dụng  ha  1.005.257,4  846.375,54  543.043,67  388.020  306.000    % so với diện tích tự nhiên  %  71,52  60,22  38,45  27,47  21,66   3.1  Đất bằng chưa sử dụng  ha  929,62  380,22      3.2  Đất đồi núi chưa sử dụng  ha  91.6861,82  78.1619,33  496.451,67  344.975  265.875   3.3  Núi đá không rừng cây  ha  87.466  64.375,99  46.592  43.045  40.125   Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La. Như vậy, đến hết năm 2005, đất chưa sử dụng và sông suối còn rất lớn: 543.043,67 ha, chiếm 38,45% diện tích tự nhiên, trong đó có 496.451,67 ha là đất đồi núi không có rừng cần phải được khai thác để trồng rừng phòng hộ, rừng kinh tế, trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, ngô, khoai sắn tạo thêm lương thực, vì vậy dự báo đến năm 2020 số diện tích đất chưa sử dụng chỉ còn 306.000 ha. Là một tỉnh vùng cao, quỹ đất nông nghiệp hạn chế, đặc biệt ruộng nước bình quân đầu người chỉ có 0,017 ha/người (cả nước là 0,05 ha/người). Hướng tới cần khai thác hết diện tích đất bằng và một phần đất đồi núi cho sản xuất nông nghiệp, dự tính quỹ đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cây ăn quả vẫn còn 22.600 ha, quỹ đất cho đồng cỏ trồng chăn nuôi trên 3.000 ha. Nếu công trình thủy điện Sơn La hoàn thành, sẽ có thêm 13.700 ha mặt nước hồ. Khi đó toàn tỉnh sẽ có khoảng gần 25.000 ha ao, hồ và hồ sông Đà là tiền đề để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng và khai thác thủy sản. 2. Khí hậu, thuỷ văn Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng Cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và con nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm,… Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hướng tăng hơn 20 năm trước đây từ 0,50C - 0,60C (Thị xã Sơn La từ 20,90C lên 21,10C Yên Châu từ 22,60C lên 230C) lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm: Thị xã từ 1.445 mm xuống 1.402 mm, Mộc Châu từ 1.730 mm xuống 1.563 mm; độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm, hiện tại ở Thị xã độ ẩm không khí trung bình cả năm là 82%, Yên Châu 80%; số ngày có gió Tây khô nóng trung bình năm tăng lên: Thị xã từ 1,27 ngày tăng lên 4,3 ngày, Yên Châu từ 34 ngày tăng lên 37,2 ngày. Do tình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trên diện tích canh tác, cộng với gió Tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3 – 4) đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của một số vùng trong tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản xuất, đời sống. Trong thời gian tới khi có thuỷ điện Sơn La, hệ thống hồ dọc Sông Đà được hình thành có thể tình hình khí hậu khô nóng vào mùa khô sẽ được cải thiện theo hướng có lợi cho sản xuất và đời sống. Nước: Sơn La có hệ thống sông suối khá dầy nhưng phần lớn mặt nước thấp hơn mặt đất canh tác, vì vậy biện pháp giải quyết nước là phải làm hồ chứa, đập dâng cắt lũ mùa mưa, chứa nước mùa khô, ống dẫn, bơm điện, khai thác nước ngầm và tăng tỷ lệ che phủ của rừng để ổn định nguồn sinh thuỷ… Song, với địa hình khó khăn hiểm trở, phức tạp đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng cao. Sông suối ở Sơn La có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên tiềm năng thuỷ điện khá lớn. Hầu hết mọi nơi trong tỉnh đều có điều kiện làm thuỷ điện cực nhỏ, ngoài 96 điểm xây dựng được thuỷ điện vừa và nhỏ với tổng công suất 134 MW còn có công trình thuỷ điện Suối Sập 11,8 MW, thuỷ điện Nậm Chiến công suất 210 MW, thuỷ điện Huổi Quảng công suất 540 MW và đặc biệt là công trình thuỷ điện Sơn La với công suất 2.400 MW đang được khởi công xây dựng góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La thời kỳ 2005 - 2010 và 2020. 3. Tài nguyên rừng Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch, sinh thái trong tương lai. Đến năm 2005 diện tích rừng của Sơn La chỉ còn 577.638,09 ha, trong đó rừng sản xuất 47.856,69 ha, rừng phòng hộ 482.980,42. Độ che phủ của rừng đạt 41% (so với toàn quốc là 40%, như vậy độ che phủ của rừng Sơn La còn thấp so với yêu cầu và đặc điểm của một vùng đất dốc núi cao, mưa lớn và tập trung theo mùa, lại có vị trí là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc Bộ, điều chỉnh nguồn nước cho thuỷ điện Hoà Bình… Sơn La có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 27.084 ha; Sốp Cộp 18.709 ha; Copi A (Thuận Châu) 19.354 ha; Tà Xùa (Bắc Yên) 17.650 ha. Về trữ lượng rừng: Theo số liệu kiểm kê của Đoàn điều tra quy hoạch và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, toàn tỉnh có 16,5 triệu m3 gỗ và 203,3 triệu cây tre nứa, chủ yếu là rừng tự nhiên, còn đối với rừng trồng chỉ có trữ lượng gỗ 154 ngàn m3 và 220 ngàn cây tre nứa. Toàn tỉnh có 543.043,67 ha đất chưa sử dụng (chiếm 38,45% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất có khả năng phát triển nông lâm nghiệp khoảng 440.719 ha (phần lớn dùng cho phát triển lâm nghiệp). Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh giai đoạn 2006-2020. Khi có thuỷ điện Sơn La sẽ có 1 phần rừng và đất rừng bị ngập, theo tính toán có khoảng 2.451 ha rừng sẽ bị ngập, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ. Nhiệm vụ quan trọng là phải tận thu cây trong lòng hồ trước khi nước ngập và sau đó là trồng rừng phòng hộ dọc theo 2 bên sông Đà và toàn lưu vực để bảo vệ nguồn nước cho công trình thuỷ điện quan trọng này. 4. Khoáng sản Sơn La có nhiều loại khoáng sản khác nhau (gần 150 điểm), song chủ yếu là mỏ nhỏ, phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác không thuận lợi. + Than: Có đủ các loại than mỡ, than gầy, than bùn, than nâu, tổng số trên 10 mỏ và điểm than nhiên liệu với trữ lượng tiềm năng trên 40 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã thăm dò trên 3 triệu tấn. Tuy trữ lượng không lớn nhưng trên dưới 50% là than mỡ, có khả năng luyện cốc, loại than mà hiện nay nước ta rất thiếu và phải nhập khẩu với giá cao. Các mỏ than tương đối lớn ở Sơn La có mỏ than Suối Bàng - Mộc Châu (trữ lượng vài triệu tấn), mỏ than Quỳnh Nhai (trữ lượng 578 ngàn tấn), mỏ than Hang Mon - Yên Châu (trữ lượng 1 triệu tấn), mỏ than Mường Lựm - Yên Châu (trữ lượng trên 80 ngàn tấn), mỏ than Suối Lúa - Phù Yên… dự kiến sản lượng khai thác trong vài năm tới đạt 2-3 vạn tấn than/năm và ngoài năm 2000 nâng lên 20-25 vạn tấn than/năm, để dần dần thay thế việc phải đưa than từ Quảng Ninh lên vùng Tây Bắc. + Nguồn đá vôi và sét: Với trữ lượng khá lớn, phân bố tương đối rộng, đang được khai thác, cho phép phát triển mạnh sản xuất xi măng, gạch ngói phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Đáng kể có mỏ sét xi măng Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ lượng 760 ngàn tấn. + Ni ken-đồng có 8 điểm quặng và mỏ: Bản Mông, Bản Khoa, Bản Phúc, Bản Chang, Vạn Sài, Suối Ba, Suối Đơn và Hua Păng. Song đáng kể là mỏ Bản Phúc huyện Bắc Yên có trữ lượng 984.000 tấn quặng với hàm lượng ni ken 3,55%, đồng 1,3%. Đã có dự án khả thi liên doanh với các Công ty tài nguyên khoáng sản nước ngoài, thời gian khai thác 13 năm với tổng lợi nhuận thu được 60,52 triệu USD và giá trị lãi ròng bình quân/năm từ 1,3 đến 1,56 triệu USD. + Vàng: Có 4 mỏ sa khoáng và 3 điểm vàng gốc đều thuộc loại mỏ nhỏ C1 + C2 < 500 kg, có triển vọng là mỏ vàng sa khoáng Pi Toong huyện Mường La, Mu Lu huyện Mai Sơn. Cần khuyến khích và thu hút đầu tư, tranh thủ công nghệ tiên tiến nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này. + Bột tan có nhiều điểm mỏ, đáng kể là mỏ tan Tà Phù huyện Mộc Châu có trữ lượng 2,3 vạn tấn, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. 5. Tiềm năng du lịch Sơn La có điều kiện phát triển du lịch thuận lợi do có nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú, các mỏ suối nước khoáng nóng, vùng hồ Sông Đà, các di tích lịch sử cách mạng như Nhà tù Sơn La, cây đa bản Hẹo, Văn bia Quế lâm ngự chế... Có thể kết hợp với các tỉnh bạn để phát triển du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch văn hoá… Đặc biệt có triển vọng là phát triển tour du lịch Mộc Châu và thuỷ điện Sơn La - công trình thuỷ điện lớn nhất cả nước. Sau khi thuỷ điện được hoàn thành, đập và hồ thuỷ điện chắc chắn sẽ là nơi tham quan, du lịch lý tưởng cho nhiều du khách. Như vậy sắp tới trên địa bàn tỉnh Sơn La có hồ thuỷ điện Sơn La, cùng với 4 vườn quốc gia (Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha-Mộc Châu, Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, Khu bảo tồn thiên nhiên Co Mạ-Thuận Châu, Tà Xùa - Bắc Yên), còn có 4 hang động được xếp hạng, 4 mỏ nước nóng, có nhiều bản làng văn hoá dân tộc, có các lễ hội dân tộc như: lễ hội mùa xuân dân tộc Mông huyện Mộc Châu; Hội Then dân tộc Thái huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Yên Châu; Lễ hội cầu mùa dân tộc Khơ Mú huyện Yên Châu; Lễ Mởi dân tộc Mường huyện Phù Yên… đều có thể khai thác để phục vụ du lịch. III. Nguồn nhân lực Ngoài các yếu tố tự nhiên, yếu tố nguồn nhân lực có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Dân số trung bình toàn Tỉnh Sơn La năm 2004 có: 975.994 người, dân số năm 2005 khoảng 992.700 người, mật độ bình quân 70 người/km2, trong đó nam là 498.137 người (chiếm 50,18%), nữ 494.563 người (chiếm 49,82%). Dân số khu vực thành thị chiếm 12%; dân số khu vực nông thôn chiếm 88% tổng số dân toàn tỉnh. Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2004 là 1,75%/năm, năm 2005 khoảng 1,69% (chủ yếu là tăng dân số cơ học do sức hút của Thuỷ điện Sơn La). Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2000 – 2004 ở mức 1,85%. Chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình quốc gia trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng cải thiện chất lượng dân số, giảm thiểu chất lượng tăng dân số trong những năm gần đây. Toàn tỉnh có 12 Dân tộc anh em (là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số), trong đó dân tộc Thái chiếm có dân số lớn nhất, chiếm gần 55% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc có dân số đông tiếp theo là dân tộc Kinh 18%, dân tộc Mông 12%, dân tộc Mường 8,4%, dân tộc Dao 1,82%, dân tộc Khơ Mú 1,89%... Nhìn chung đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện đáng kể. Phong tục tập quán của các dân tộc được bảo tồn và phát huy cùng với việc du nhập các giá trị văn hoá mới, hiện đại. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan… đang dần được xoá bỏ. Lao động trong độ tuổi năm 2005 khoảng 524.950 người, chiếm 52,8% dân số toàn tỉnh, trong đó nam là 293.447 người, nữ là 231.503 người. Bình quân hàng năm, lực lượng lao động của Tỉnh tăng thêm khoảng 2 vạn người. Lao động thành thị 88.769 người chiếm tỷ lệ 16,91%, lao động nông thôn 436.181 người chiếm tỷ lệ 83,09% tổng số lao động toàn tỉnh. Theo ngành kinh tế, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 85% tổng s