Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2010; Tiền Giang đã tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1996-2010 và đã được phê duyệt năm 1999 cùng các quy hoạch phát triển của các ngành, các địa phương làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005, 10 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm cùng các dự án ưu tiên, đã góp phần phục vụ tích cực cho các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh trong quản lý, điều hành nền kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây có nhiều yếu tố mới (kể cả yếu tố trong và ngoài nước) tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tiền Giang, đặc biệt trong năm 2005 Tiền Giang đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa vào Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thành phố Mỹ Tho được công nhận là đô thị loại II. nhiều cơ hội phát triển mới sẽ mở ra cho tỉnh. Để đánh giá được các yếu tố mới tác động đến Tiền Giang, gắn quy hoạch phát triển của tỉnh với quy hoạch phát triển của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và làm cơ sở xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phối hợp với Viện Chiến lược phát triển tiến hành nghiên cứu cập nhật, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.

pdf204 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2010; Tiền Giang đã tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1996-2010 và đã được phê duyệt năm 1999 cùng các quy hoạch phát triển của các ngành, các địa phương làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005, 10 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm cùng các dự án ưu tiên, đã góp phần phục vụ tích cực cho các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh trong quản lý, điều hành nền kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây có nhiều yếu tố mới (kể cả yếu tố trong và ngoài nước) tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tiền Giang, đặc biệt trong năm 2005 Tiền Giang đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa vào Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thành phố Mỹ Tho được công nhận là đô thị loại II... nhiều cơ hội phát triển mới sẽ mở ra cho tỉnh. Để đánh giá được các yếu tố mới tác động đến Tiền Giang, gắn quy hoạch phát triển của tỉnh với quy hoạch phát triển của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và làm cơ sở xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phối hợp với Viện Chiến lược phát triển tiến hành nghiên cứu cập nhật, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020. Trên cơ sở kế thừa tài liệu nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh năm 1999 và kết quả thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu phát triển giai đoạn 2001-2005, đồng thời bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả nước, của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; triệt để khai thác nội lực và tạo môi trường thuận lợi tối đa để thu hút đầu tư từ bên ngoài, phấn đấu xây dựng Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Những căn cứ để lập quy hoạch - Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/09/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến năm 2010; - Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. - Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020 - Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010; - Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2005; - Công văn số 4973/VPCP-ĐP ngày 03/9/2005 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ bổ sung tỉnh Tiền Giang vào vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; - Chỉ thị 49/2004/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2006 - 2010; - Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; - Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/4/2006 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020; - Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 20/1/2006 về phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010; - Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 24/1/2005của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục dự án phát triển thương mại vùng đồng bằng sông Cửu Long; - Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 về phát triển hoạt động văn hoá thông tin vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010; - Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. - Quyết định số 256-QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”; - Quyết định số 153-QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v Ban hành “Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam); - Quyết định số 34-QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ V/v Ban hành Các chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức thực hiện triển khai Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị; - Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050; - Quyết định số 17/2007/QĐ-BCT ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020 thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020; - Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐPN đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. - Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ V/v Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 53/NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Công văn số 4973/VPCP-ĐP ngày 03/9/2005 của Văn phòng Chính phủ V/v Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ bổ sung tỉnh Tiền Giang vào vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. - Công văn số 155/TB-BKH ngày 09/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Thông báo Hội nghị tư vấn thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 cùng các văn bản đóng góp ý kiến của 14 Bộ ngành chức năng Trung ương. - Các quy hoạch phát triển của các ngành ở Trung ương có liên quan đến tỉnh; - Văn kiện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang khóa VII - nhiệm kỳ 2001-2005 và VIII - nhiệm kỳ 2006-2010; - Chỉ thị số 20/2004/CT.UB ngày 13/09/2004 của UBND tỉnh về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020; - Tài liệu hướng dẫn về nội dung, phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2005-2020 của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tiền Giang năm 1999 và các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, địa phương và các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình KT-XH trọng điểm của tỉnh. - Nguồn dữ liệu thống kê của Cục thống kê Tiền Giang và của các ngành có liên quan đến tỉnh. 2. Yêu cầu và nội dung chủ yếu của báo cáo. Tiền Giang là một tỉnh nằm liền kề với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam - khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh nên phải có bước phát triển mạnh mẽ theo một quy hoạch tổng thể với tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp để phát huy được lợi thế so sánh của mình và phát triển cùng các tỉnh trong vùng. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 được nghiên cứu toàn diện (cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020 an ninh quốc phòng); tập trung giải quyết những vấn đề then chốt, có trọng điểm làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với xu thế chung của vùng và cả nước. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tính tới các điều kiện phối hợp với các địa phương trong vùng ĐBSCL và vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam, vùng thành phố Hồ Chí Minh và hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể là, trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước, phân tích đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh từ năm 1995 đến năm 2005; từ đó xác định các quan điểm, mục tiêu, các phương án phát triển và tổ chức lại không gian kinh tế xã hội của Tiền Giang đến năm 2020 theo các bước đi thích hợp. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020” bao gồm 4 phần chính: (1) Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2005 (2) Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu tố phát triển khác đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang (3) Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020. (4) Các giải pháp và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển chủ yếu. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020 PHẦN THỨ NHẤT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2005 I. VỊ TRÍ ĐỊA KINH TẾ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN. 1. Vị trí địa lý kinh tế - chính trị của tỉnh. Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vừa nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN); nằm trải dài trên bờ Bắc Sông Tiền với chiều dài trên 120 km; có tọa độ địa lý 105o49'07'' đến 106 o48'06'' kinh độ Đông và 10o12'20'' đến 10o35'26'' vĩ độ Bắc. Về ranh giới hành chính, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP.Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích Vùng KTTĐPN, 0,7% diện tích cả nước; dân số năm 2005 là 1,699 triệu người, chiếm khoảng 9,8% dân số vùng ĐBSCL, 11,4% dân số Vùng KTTĐPN và 2% dân số cả nước. Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố (thành phố Mỹ Tho); 1 thị xã (thị xã Gò Công); và 8 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông) với 169 đơn vị hành chính cấp xã (7 thị trấn, 16 phường, 146 xã). Trong đó, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 2 - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, đồng thời là hợp điểm giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng ĐBSCL, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc. Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông- kinh tế quan trọng như quốc lộ IA, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc lộ 30, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Trung Lương (Mỹ Tho)-Cần Thơ...nối thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ với các tỉnh ĐBSCL, tạo cho Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng KTTĐPN. Mặt khác, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển và hệ thống các sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo...nối liền các tỉnh ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Kampuchea. Nhìn chung, với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy bộ, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng... đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020 2. Đặc điểm khí hậu. Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của Đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm: nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm là 28oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn, khoảng 4oC. Tổng tích ôn năm cao (khoảng 9.700 - 9.800oC) Độ ẩm không khí bình quân năm là 78,4% và thay đổi theo mùa. Mùa mưa ẩm độ không khí cao, đạt cực đại vào tháng 8 (82,5%), mùa khô ẩm độ thấp và đạt trị số thấp nhất vào tháng 4 (74,1%) Tiền Giang chịu ảnh hưởng hai mùa gió chính: - Gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa. Hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam chiếm tần suất 60 - 70%, tốc độ trung bình là 2,4m/s. - Gió mùa Đông Bắc mang không khí khô hơn, thổi vào mùa khô. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc chiếm tần suất 50 - 60%, kế đến là hướng Đông chiếm tần suất 20 - 30%, tốc độ gió trung bình là 3,8m/s. Từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa Đông Bắc thịnh hành, thổi cùng hướng với các cửa sông, làm gia tăng tác động thủy triều và xâm nhập mặn theo sông rạch vào đồng ruộng, đồng thời làm hư hại đê biển, được gọi là gió chướng. Bão ít xảy ra, thường chỉ ảnh hưởng bão từ xa, gây mưa nhiều và kéo dài vài ngày. Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.183 mm, trung bình là 3,3 mm/ngày. Mùa khô có lượng bốc hơi nước cao, từ 3,0 mm/ngày đến 4,5 mm/ngày. Lượng bốc hơi nước vào mùa mưa thấp hơn, từ 2,4 mm/ngày đến 2,9 mm/ngày. Tỉnh Tiền Giang nằm vào khu vực có lượng mưa thấp ở ĐBSCL với lượng mưa trung bình năm ở Mỹ Tho là 1.437 mm và Gò Công là 1.191 mm, thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông. Các tháng mùa mưa chiếm đến 90% lượng mưa năm nhưng các tháng mùa khô lại bị hạn gay gắt. Trong mùa mưa thường có một thời gian khô hạn ngắn (gọi là hạn bà chằn) vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Số giờ nắng cao bình quân năm từ 2.586 giờ đến 2.650 giờ. Số giờ nắng mùa khô cao hơn nhiều so với mùa mưa (từ 7,3 giờ/ngày đến 9,9 giờ/ngày vào mùa khô và từ 5,5 giờ/ngày đến 7,3 giờ/ngày vào mùa mưa). Nhìn chung, Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của đồng bằng sông Cửu Long, với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên trong 10 năm qua, điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến khá phức tạp so với quy luật, tình hình thiên tai lũ lụt, bão lốc xảy ra liên tiếp, tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn khá nghiêm trọng vào mùa nắng tại vùng nhiễm mặn Gò Công và vùng nhiễm QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020 phèn Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, cần được quan tâm trong việc quy hoạch bố trí cây trồng, vật nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thích hợp để phát triển ổn định của các tiểu vùng kinh tế này và hạn chế phần nào ảnh hưởng xấu do các điều kiện khí hậu thuỷ văn gây ra. 3. Đặc điểm địa hình - địa chất. Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc < 1% và cao trình biến thiên từ 0 mét đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 m đến 1,1m. Toàn bộ diện tích tỉnh nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại trong giai đoạn biển thoái từ đại Holoxen trung, khoảng 5.000-4.500 năm trở lại đây, còn được gọi là phù sa mới. Nhìn chung, do đặc điểm bề mặt là nền đất là phù sa mới, giàu bùn sét và hữu cơ (trừ các giồng cát) nên về mặt địa hình cao trình tương đối thấp, về địa chất công trình khả năng chịu lực không cao, cần phải san nền và gia cố nhiều cho các công trình xây dựng. Các tầng đất sâu tương đối giàu cát và có đặc tính địa chất công trình khá hơn, tuy nhiên phân bố các tầng rất phức tạp và có hiện tượng xen kẹp với các tầng đất có đặc tính địa chất công trình kém, cần khảo sát kỹ khi xây dựng các công trình có qui mô lớn, tải trọng cao.... 4. Tài nguyên nƣớc và đặc điểm thủy văn. a)- Tài nguyên nước mặt. Tiền Giang có hai sông lớn chảy qua là sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh ngang, dọc tương đối phong phú, rất thuận lợi cho việc đi lại bằng phương tiện đường thủy và sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. - Sông Tiền chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài khoảng 120 km, cao trình đáy sông từ -6 đến -16m, bình quân -9m; sông có chiều rộng 600-1.800 m, là nguồn chủ yếu cung cấp nước ngọt cho toàn tỉnh. - Sông Vàm Cỏ là sông chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài khoảng 25 km, rộng 185m, lưu lượng dòng chảy chủ yếu từ sông Tiền chuyển qua và một phần nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra, là tuyến xâm nhập mặn chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Các kênh chính trong tỉnh là : - Kênh chợ Gạo, nằm trong tuyến kênh chính cấp Trung ương nối Thành phố Hồ Chí Minh - Rạch Giá - Hà Tiên. - Kênh Nguyễn Văn Tiếp, đi từ sông Vàm Cỏ Tây (thị xã Tân An) qua tỉnh Tiền Giang sang Đồng Tháp. Đây là tuyến kênh quan trọng xuyên Đồng Tháp Mười. - Hệ thống kênh ngang, tạo thành hệ thống đường thủy xương cá nối các đô thị và điểm dân cư dọc Quốc lộ 1A với các vùng sâu vùng xa trong tỉnh, đó là các kênh Cổ Cò, kênh 28, kênh 7, kênh 9, kênh 10, kênh 12, kênh Nguyễn Tấn Thành, kênh Kinh Năng, kênh Kinh lộ Ngang... QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020 Về phương diện thủy văn, địa bàn tỉnh Tiền Giang có thể chia làm ba vùng: - Vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang giới hạn bởi kênh Bắc Đông, kênh Hai Hạt ở phía Bắc, kênh Nguyễn Văn Tiếp B ở phía Tây, sông Tiền ở phía Nam, quốc lộ 1 ở phía Đông. Hàng năm vùng Đồng Tháp Mười đều bị ngập lũ; diện tích ngập lũ vào khoảng 120.000 ha, thời gian ngập lũ khoảng 3 tháng (tháng 9-11), độ sâu ngập biến thiên từ 0,4-1,8 m. Về chất lượng, nước tại địa bàn thường bị nhiễm phèn trong thời kỳ từ đầu đến giữa mùa mưa, độ pH vào khoảng 3-4. Ngoài ra, mặn cũng xâm nhập vào từ sông Vàm Cỏ với độ mặn khoảng 2-4%o trong vòng 2-3 tháng tại vùng phía đông Đồng Tháp Mười. Vùng Đồng Tháp Mười có nhiều hạn chế, chủ yếu là ngập lũ và nước bị chua phèn. Tuy nhiên, việc triển khai các quy hoạch thuỷ lợi và kiểm soát lũ trên toàn vùng ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp Mười của tỉnh nói riêng đã và đang thúc đẩy sự phát triển nông lâm nghiệp toàn diện cho khu vực. - Vùng ngọt giữa Đồng Tháp Mười và Gò Công giới hạn giữa Quốc lộ 1 và kênh Chợ Gạo có điều kiện thủy văn thuận lợi. Địa bàn chịu ảnh hưởng lũ lụt nhẹ theo con triều, chất lượng nước tốt, nhiều khả năng tưới tiêu, cho phép phát triển nông nghiệp đa dạng nhất. - Vùng Gò Công giới hạn bởi sông Vàm Cỏ ở phía Bắc, kênh Chợ Gạo ở phía Tây, sông Cửa Tiểu ở phía Nam và biển Đông ở phía Đông. Đặc điểm thủy văn chung là bị nhiễm mặn từ 1,5 tháng đến 7 tháng tùy vào vị trí cửa lấy nước. Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp vào chế độ bán nhật triều biển Đông. Mặn xâm nhập chính theo 2 sông cửa Tiểu và sông Vàm Cỏ, đi từ Xuân Hòa đến Vàm Tháp, thời gian mặn tăng dần từ 2-6 tháng. Trên sông Vàm Cỏ mặn thường lên sớm và kết thúc muộn, trong năm chỉ có 4-5 tháng nước ngọt, độ mặn cao hơn sông Tiền từ 2-7 lần. Nhìn chung, Tiền Giang có trữ lượng nước mặt rất dồi dào, nhưng trên thực tế nguồn nước đủ tiêu chuẩn được sử dụng cho sinh hoạt và trồng trọt chỉ duy nhất được cung cấp từ sông Tiền. Lượng nước ngọt ngày càng hạn chế khi đi ra gần biển nhưng nhờ vào chương trình ngọt hóa Gò Công, đặt căn bản trên việc bao đê ngăn mặn và tiếp ngọt từ thượng lưu sông Cửa Tiểu cũng đã và đang tạo tiền đề cho quá trình thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi tại khu vực này. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 nhà máy nước với tổng công suất bơm 1.410m3/giờ và 10 trạm nước mặt với tổng công suất bơm 66m3/giờ. Về lâu dài khi sản suất phát triển cao hơn cũng như quá trìn
Luận văn liên quan