Bước 1: Ghi nhận các giao dịch-> Xác định loại giao dịch, kiểm tra bộ chứng từ gốc xem đã đúng, đầy đủ và phù hợp với từng loại nghiệp vụ chưa. Dựa vào chứng từ đó thì kế toán chi tiết tiến hành ghi nhận vào tài khoản mình quản lý và tham chiếu thông tin với các kế toán phần hành có liên quan dưới sự kiểm soát của kế toán trưởng hay trường phòng kế toán để tránh sai sót.
Bước 2: Tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiết vào sổ cái tài khoản-> Kế toán chi tiết sẽ tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết lên sổ cái.
Bước 3: Lập bảng CĐTK trước các bút toán kết chuyển -> Kế toán tổng hợp sẽ sử dụng số tổng cộng trên sổ cái để lập bảng cân đối tài khoản. Kế toán trưởng sẽ kiểm tra công việc này của kế toán tổng hợp.
64 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3176 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 06/17/2011 ‹#› QUY TRÌNH KẾ TOÁN Nhóm KSNB 3 – Lớp K07405A Danh sách nhóm 3 và bảng phân công công việc của từng thành viên. STT Tên MSSV Công việc 1 Phan Thj Thùy Trang K074050869 Tìm tài liệu kế toán phần hành. Làm slide. 2 Trần Thị Diệu Huyền K074050807 Tổng hợp. Làm slide. 3 Phạm Thị Khánh Hoàng K074050804 Tìm tài liệu phần báo cáo. Làm slide, thuyết trình 4 Nguyễn Thế Vinh K074050880 Tìm tài liệu phần báo cáo. Tìm tài liệu phần chứng từ. 5 Nguyễn Thanh Nhiều K074050831 Tìm tài liệu phần kế toán thuế. Tìm các lưu đồ. 6 Bùi Thị Huyền Trân K074050870 Tìm tài liệu phần thu thập, xử lí chứng từ. Tìm các lưu đồ. 7 Nguyễn Trần Khánh Lộc K074050818 - Tìm và lập các lưu đồ. - Tìm tài liệu kế toán phần hành. Nội dung chính SƠ LƯỢC VỀ CHU TRÌNH KẾ TOÁN Quy trình kế toán là gì? Một chuỗi các hoạt động bắt đầu với một nghiệp vụ phát sinh và kết thúc bằng việc khóa sổ. Ghi nhận các giao dịch Tổng hợp vào sổ cái tài khoản Lập bảng CĐTK trước các bút toán kết chuyển KC và khóa sổ các TK thu nhập, chi phí…, XĐKQKD Lập CĐTK sau bút toán kết chuyển KC LN sau thuế chưa phân phối Hoàn thành báo cáo Lập bảng CĐTK Các bước trong sơ đồ: Bước 1: Ghi nhận các giao dịch-> Xác định loại giao dịch, kiểm tra bộ chứng từ gốc xem đã đúng, đầy đủ và phù hợp với từng loại nghiệp vụ chưa. Dựa vào chứng từ đó thì kế toán chi tiết tiến hành ghi nhận vào tài khoản mình quản lý và tham chiếu thông tin với các kế toán phần hành có liên quan dưới sự kiểm soát của kế toán trưởng hay trường phòng kế toán để tránh sai sót. Bước 2: Tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiết vào sổ cái tài khoản-> Kế toán chi tiết sẽ tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết lên sổ cái. Bước 3: Lập bảng CĐTK trước các bút toán kết chuyển -> Kế toán tổng hợp sẽ sử dụng số tổng cộng trên sổ cái để lập bảng cân đối tài khoản. Kế toán trưởng sẽ kiểm tra công việc này của kế toán tổng hợp. Các bước trong sơ đồ: Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh, kết chuyển cuối kỳ -> kết chuyển doanh thu và chi phí, điều chỉnh giá vốn hàng bán, khấu hao, hoàn nhập/trích lập dự phòng… Bước 5: Lập bảng CĐTK sau các bút toán kết chuyển Bước 6: Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối Bước 7: Lập bảng cân đối kế toán Bước 8: Hoàn chỉnh báo cáo tài chính Chức năng của quy trình kế toán Thông tin Mục tiêu của quy trình kế toán Đầy đủ Kịp thời Chính xác Đúng kỳ Rõ ràng dễ hiểu Có thể so sánh được Các quy trình chính TỔ CHỨC THỰC HiỆN Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán được qui định; các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận: Là vấn đề quan trọng nhằm xác định chính sách về kế toán trong doanh nghiệp. Chính sách về kế toán của doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định chung (quyết định 15, chuẩn mực kế toán VAS…) trên cơ sở vận dụng một cách phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, Mặt khác nó đề ra những phương pháp cụ thể mà kế toán cần phải thực hiện một cách nhất quán trong quá trình cung cấp thông tin. Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán được qui định; các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận: Ví dụ: Tại doanh nghiệp ABC Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01/xxxx đến 31/12/xxxx Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (Thực tế số dư quy đổi vào ngày cuối mỗi quý theo tỷ giá NH Ngoại Thương TP.HCM) Phương pháp nộp thuế GTGT: phương pháp khấu trừ Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán được qui định; các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận: Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản: Hạch toán theo giá gốc. Phương pháp khấu hao áp dụng: phương pháp đường thẳng. Tỷ lệ khấu hao: Áp dụng theo QĐ 206/2003/QT-BTC ngày 12/12/2003. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá: tính theo giá thành sản xuất Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: theo giá mua Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập dự phòng: dựa vào tình hình thực tế, giá cả thị trường có thể tiêu thụ được để lập dự phòng. Phương pháp tính giá thành: phương pháp trực tiếp (giản đơn). Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán Chính sách thu thập và xử lí chứng từ: Phòng kế toán trung tâm thực hiện kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan toàn doanh nghiệp và các bộ phận khác không tổ chức kế toán, đồng thời thực hiện tổng hợp các tài liệu kế toán từ các bộ phận khác có tổ chức kế toán gửi đến, lập báo cáo chung toàn đơn vị, hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, kiểm tra kế toán toàn đơn vị. Các bộ phận kế toán ở các bộ phận khác thực hiện công tác kế toán tương đối hoàn chỉnh các nghiệp vụ kế toán phát sinh ở bộ phận đó theo sự phân công của phòng kế toán trung tâm. Các nhân viên kế toán ở các bộ phận có nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và có thể xử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán trung tâm. Những điểm cần lưu ý trong bước lập và xử lý chứng từ Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ. Những điểm cần lưu ý trong bước lập và xử lý chứng từ Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó. Danh mục chứng từ kế toán bao gồm: Chứng từ lao động tiền lương gồm có: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu hoàn thành công việc, phiếu báo làm thêm, hợp đồng giao khoán,… Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá,… Chứng từ bán hàng: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, nhập kho, hoá đơn GTGT… Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng và giấy thanh toán tiền tạm ứng,… Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản bàn giao tài sản cố định, thẻ tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định,… Sử dụng chứng từ để ghi sổ: Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ. Sau khi kiểm tra, nhân viên kế toán thực hiện việc tính giá trên chứng từ và ghi chép định khoản để hoàn thiện chứng từ. Chỉ khi nào chứng từ kế toán đã được kiểm tra và hoàn chỉnh mới được sử dụng làm căn cứ ghi sổ. Bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán theo thời hạn qui định. Định kỳ vào cuối năm phòng kế toán tiến hành kiểm tra phân loại lại chứng từ nào đang trong quá trình lưu trữ và chứng từ nào đã hết thời hạn lưu trữ và không còn liên quan đến tài sản hiện tại của doanh nghiệp, kế toán trưởng cần có quyết định hủy chứng từ kế toán của ban hủy chứng từ do công ty thành lập và tiến hành tiêu hủy chứng từ, sau đó tiến hành sắp xếp lại chứng từ còn trong thời hạn lưu trữ. Phân loại văn bản, chứng từ, giấy tờ cần lưu trữ theo các nhóm sau: - Nhóm Văn bản quản lý- Nhóm Chứng từ kế toán- Nhóm Sổ sách kế toán- Nhóm Báo cáo - Nhóm tài liệu khác liên quan đến kế toán Luân chuyển chứng từ Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: - Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán; - Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ (nếu có); - Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán; - Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. Sơ đồ lưu chuyển chứng từ thu chi tiền mặt KT Tiền KT Tiền Sơ đồ lưu chuyển chứng từ thu chi tiền gửi ngân hàng Sơ đồ lưu chuyển chứng từ KT phải thu và tạm ứng KT Công nợ KT Công nợ Sơ đồ lưu chuyển chứng từ mua và thanh lý TSCĐ Sơ đồ lưu chuyển chứng từ KT tiền lương Nhân sự KT trưởng KT tiền lương Ngân hàng Tập hợp dữ liệu chấm công Bảng lương Bảng lương đã duyệt Bảng lương đã duyệt Bảng lương đã duyệt Yêu cầu thanh toán tổng hợp Yêu cầu thanh toán tổng hợp Xác nhận và ký duyệt Lập bảng kê chi tiết cho từng nhân viên Lệnh chuyển tiền Sổ chi tiết tiền lương Nhập vào hệ thống và ghi sổ Trả lương chi tiết cho từng nhân viên N Sơ đồ lưu chuyển chứng từ khi xuất NVL và mua CCDC Qui trình xuất nguyên vật liệu Phiếu xuất kho Sơ đồ lưu chuyển chứng từ của KT giá thành Sơ đồ lưu chuyển chứng từ KT thuế KT thuế KT trưởng KT tiền Ngân hàng Bắt đầu Tập hợp số liệu từ các phần hành chi tiết Lập tờ khai thuế, bảng kê chi tiết Xác nhận Bảng kê Tờ khai thuế 1 Tờ khai thuế 2 Tờ khai thuế 1 Bảng kê Tờ khai thuế 1 Tờ khai thuế 2 Bảng kê Tờ khai thuế 1 Tờ khai thuế 2 Lấy giấy nộp thuế vào NSNN bằng chuyển khoản 1 2 3 Giấy nộp thuế vào NSNN bằng chyển khoản 4 Giấy nộp thuế vào NSNN bằng chyển khoản 1 1 2 3 Giấy nộp thuế vào NSNN bằng chuyển khoản 4 1 2 3 Giấy nộp thuế vào NSNN bằng chyển khoản 4 Lập lệnh thanh toán Chuyển tiền vào tài khoản cơ quan thuế Duyệt Cơ quan nôp thuế NO YES D D Hình thức sổ kế toán Hình thức nhật ký – chứng từ: gồm các loại sổ kế toán sau: Nhật kí chứng từ. Bảng kê Sổ cái Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Sơ đồ hình thức nhật ký chứng từ NHẬT KÍ CHỨNG TỪ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức vận dụng các công việc kế toán để tập hợp phân loại, xử lí và tổng hợp các thông tin cần thiết theo sơ đồ: Kế toán trưởng Kế toán trưởng: có nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, làm tham mưu cho tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong công ty .Khi quyết toán được lập xong, kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh và phân tích, giải thích kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong bảng quyết toán, nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính theo quy định. Kế toán tổng hợp Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp. Kiểm tra các định khoản các nghiệp vụ phát sinh. Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết. Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao,TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn công ty. In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp công ty theo qui định. Lập báo cáo tài chính theo từng quí, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết. Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán. Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở. Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu. Cung cấp số liệu Cho Ban Giám Đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu. Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách phòng KT-TV. Kế toán phần hành Kế toán tiền Kế toán công nợ Kế toán TSCĐ và XDCB Kế toán hàng tồn kho Kế toán giá thành Kế toán tiền lương, bảo hiểm Kế toán thuế Kế toán tiền Theo dõi thu chi, nhập xuất ngoại tệ. Quản lý các chứng từ liên quan đến thu – chi; lập và lưu trữ các chứng từ như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có. Định khoản các nghiệp vụ liên quan trên sổ tiền mặt, Nhật kí chung và nhập liệu vào máy tính. Kết hợp với thủ quỹ thực hiện nghiệp vụ thu chi theo quy định. In báo cáo tồn quỹ, tiền mặt hàng ngày cho GD. Đối chiếu kiểm tra tồn quỹ cuối ngày với thủ quỹ. Kế toán công nợ Nhận hợp đồng kinh tế của các bộ phận. Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp. Xác nhận hóa đơn bán hàng, chứng từ thanh toán. Kiểm tra công nợ (theo từng chứng từ phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn, báo cho bộ phận bán hàng, cán bộ thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên…). Liên lạc thường xuyên với các bộ phận / cán bộ quản trị hợp đồng về tình hình thực hiện hợp đồng. Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng, theo hóa đơn bán hàng. Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước của các bộ phận. Đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản nợ khó đòi, nợ lâu, và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ. Quản lý các công nợ ủy thác (hợp đồng ủy thác). Kế toán công nợ Lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hóa, dịch vụ với các chi nhánh/ công ty. Quản lý các công nợ khác (hàng hóa, phần phải thu, phải chi khác…) Định kỳ làm xác nhận công nợ với các chi nhánh/ công ty. Lập bút toán điều chỉnh tỷ giá và các điều chỉnh liên quan của các bộ phận, khách hàng, nhà cung cấp. Kiểm tra báo cáo công nợ trên phần mềm quản lý. Lập báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt. Lập thông báo thanh toán công nợ. Lập báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng, thông tin chung về công nợ. Kiểm tra số liệu công nợ để lập biên bản xác nhận công nợ với từng khách hàng, từng nhà cung cấp. Theo dõi hàng ngày, hàng tuần, tổng kết cuối năm đối với công nợ tạm ứng của cán bộ công ty/ chi nhánh. Kế toán TSCĐ & XDCB Nhận và cập nhật chứng từ về TSCĐ, kiểm tra xác nhận TSCĐ khi nhập. Lập biên bản bàn giao và bàn giao tài sản cho đơn vị (bộ phận) công ty. Lập và giao biên bản bàn giao trách nhiệm sử dụng tài sản. Tập hợp chi phí XDCB, chi phí sửa TSCĐ, chi phí sửa chữa nhà xưởng, lập quyết toán XDCB, chi phí sửa chữa hoàn thành. Cập nhật tăng giảm TSCĐ, lập danh sách tăng giảmTSCĐ từng tháng, năm. Xác định thời gian khấu hao TSCĐ (theo khung qui định nhà nước), tính khấu hao TSCĐ, chuyển số liệu khấu hao tháng cho từng bộ phận để hạch toán. Lập biên bản thanh lý TSCĐ. Lập thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, Hồ sơ TSCĐ. Lập danh mục hồ sơ, tài liệu tài sản, sắp xếp và lưu hồ sơ TSCĐ. Kiểm kê TSCĐ 6 tháng hoặc cuối năm. Cung cấp số liệu và tài liệu liên quan về TSCĐ khi có yêu cầu của phòng kế toán. Kế toán hàng tồn kho Lập chứng từ nhập xuất, chi phí mua hàng, hoá đơn bán hàng và kê khai thuế đầu vào đầu ra. Hạch toán doanh thu, giá vốn, công nợ. Tính giá nhập xuất vật tư hàng nhập khẩu, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ phận liên quan. Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn. Kiểm soát nhập xuất tồn kho. Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo qui định. Kế toán hàng tồn kho Thường xuyên: kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hoá vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán. Trực tiếp tham gia kiểm đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận nếu hàng nhập xuất có giá trị lớn hoặc có yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Tham gia công tác kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất). Chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế. Kế toán giá thành Theo dõi, giám sát số liệu báo cáo kho định kỳ hàng tháng và định mức sản phẩm. Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho (Nhập-Xuất-Tồn), thời gian tồn kho tại từng kho thông qua kế toán tổng hợp kho. Theo dõi và giám sát giá thành sản xuất. Phân tích và kiểm soát chặt chẽ giá sản xuất, bao gồm: Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu (Định mức sử dụng và giá cả đầu vào). Phân tích biến động chi phí tiền lương (theo tỉ lệ và theo năng suất). Phân tích chi phí sản xuất chung, bao gồm chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi (theo tỉ lệ và theo mức độ ảnh hưởng). Theo dõi và tính toán giá thành sản xuất thực tế theo từng sản phẩm; tỉ lệ hao hụt nguyên vật liệu, phụ liệu đi kèm và chi phí sản xuất dở dang. Kế toán tiền lương, bảo hiểm Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động . Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Kế toán thuế Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chứng từ ghi chép ban đầu, chủ yếu là các chứng từ phát sinh trong khâu mua và bán theo đúng chế độ, quy định của luật thuế và kế toán. Nghiên cứu và tìm rõ những quy định của nhà nước có liên quan đến các sắc thuế (về đối tượng nộp thuế, đối tượng tính thuế, phương pháp tính thuế, trách nhiệm của người chịu thuế, thủ tục nộp thuế,…) cũng như phương pháp xử lí, ghi nhận theo qui định của kế toán đối với các khoản thuế phát sinh tại đơn vị. Tính toán, xác định các chỉ tiêu liên quan đến số thuế phải nộp, đã nộp và còn phải nộp tương ứng với từng loại sắc thuế, theo từng kì kinh doanh; tổ chức ghi chép và phản ánh đầy đủ các thông tin này lên hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo thuế. Phân tích những nguyên nhân làm phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế; ghi nhận và trình bày các khoản chênh lệch này lên BCTC, báo cáo thuế đúng quy định hiện hành. Lập và nộp báo cáo thuế theo đúng thời gian quy định. Tham gia vào việc hoạch định chính sách thuế tại đơn vị,… Thủ quỹ Thủ quỹ: quản lí tiền mặt của công ty, thu và chi tiền mặt khi có lệnh. Hàng tháng phải kiểm kê số tiền thu hiện thu và chi đối chiếu với sổ sách các bộ phận có liên quan. CUNG CẤP THÔNG TIN Việc cung cấp thông tin chủ yếu được thực hiện dưới hình thức là các báo cáo. Do đó, tùy theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động mà bộ phận kế toán cung cấp thông tin cho những bên khác nhau như: Báo cáo tài chính cho cơ quan kế hoạch đầu tư, thống kê của nhà nước… Báo cáo thuế cho cơ quan thuế… Ngoài ra, bộ phận kế toán dựa trên yêu cầu của ban quản trị sẽ cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị ra quyết định. CUNG CẤP THÔNG TIN Sơ lược về các loại thông tin cần cung cấp đối với kế toán quản trị, kế toán thuế và kế toán tài chính? Các loại báo cáo tương ứng? Ai chịu trách nhiệm cung cấp thông tin? Cung cấp thông tin cho đối tượng nào? Thời hạn và nguyên tắc hoàn thành thông tin? Phạm vi của thông tin? Sơ lược về các loại thông tin cần cung cấp Kế toán quản trị: nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang