Quy trình kỹ thuật an toàn điện của tổng công ty điện lực

Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi và trở thành nguồn năng lượng thiết yếu trong mọi hoạt động sản suất, kinh doanh, sinh hoạt hiện nay. Điện năng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. I. Mục đích của việc thực tập tốt nghiệp : - Nhằm giúp cho sinh viên có thêm cơ hội tham quan thực tế, học tập và trao dồi những kiến thức đã được học ở trường. Tìm hiểu về điện năng sử dụng hằng ngày trong cuộc sống được truyền tải như thế nào, về các thiết bị điện cơ bản được sử dụng trong quá trình truyền tải điện năng và sử dụng điện. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của nơi thực tập. - Sinh viên có cơ hội tìm hiểu thêm về các công việc của các cán bộ công nhân viên nơi thực tập. Học tập, tự nâng cao thêm tay nghề và chuyên môn của mình từ những việc mắt thấy, tai nghe trong quá trình thực tập. II. Ý nghĩa của việc thực tập tốt nghiệp : - Qua thời gian thực tập sinh viên có thể làm quen với công việc, nhất là những sinh viên có ý định vào làm ở các chi nhánh hoặc cơ quan trực thuộc Điện Lực sau khi ra trường. - Sinh viên có thể nắm được về quá trình truyền tải điện năng. Đồng thời có thêm nhiều hiểu biết về các thiết bị điện. Ngoài các thiết bị đã được học ở trường còn biết thêm nhiều thiết bị mới liên quan đến chuyên ngành. - Ngoài ra, sinh viên còn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về điện như: giá cả điện năng mỗi tháng đang sử dụng, đặc biệt là sự khác biệt giữa giá điện của các cơ sở kinh doanh sản xuất so với các hộ sinh hoạt gia đình - Sinh viên nắm được các kiến thức về an toàn điện trong “ Quy trình kỹ thuật an toàn điện” của Tổng công ty Điện Lực .

doc85 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình kỹ thuật an toàn điện của tổng công ty điện lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi và trở thành nguồn năng lượng thiết yếu trong mọi hoạt động sản suất, kinh doanh, sinh hoạt hiện nay. Điện năng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Mục đích của việc thực tập tốt nghiệp : - Nhằm giúp cho sinh viên có thêm cơ hội tham quan thực tế, học tập và trao dồi những kiến thức đã được học ở trường. Tìm hiểu về điện năng sử dụng hằng ngày trong cuộc sống được truyền tải như thế nào, về các thiết bị điện cơ bản được sử dụng trong quá trình truyền tải điện năng và sử dụng điện. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của nơi thực tập. - Sinh viên có cơ hội tìm hiểu thêm về các công việc của các cán bộ công nhân viên nơi thực tập. Học tập, tự nâng cao thêm tay nghề và chuyên môn của mình từ những việc mắt thấy, tai nghe trong quá trình thực tập. Ý nghĩa của việc thực tập tốt nghiệp : - Qua thời gian thực tập sinh viên có thể làm quen với công việc, nhất là những sinh viên có ý định vào làm ở các chi nhánh hoặc cơ quan trực thuộc Điện Lực sau khi ra trường. - Sinh viên có thể nắm được về quá trình truyền tải điện năng. Đồng thời có thêm nhiều hiểu biết về các thiết bị điện. Ngoài các thiết bị đã được học ở trường còn biết thêm nhiều thiết bị mới liên quan đến chuyên ngành. - Ngoài ra, sinh viên còn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về điện như: giá cả điện năng mỗi tháng đang sử dụng, đặc biệt là sự khác biệt giữa giá điện của các cơ sở kinh doanh sản xuất so với các hộ sinh hoạt gia đình… - Sinh viên nắm được các kiến thức về an toàn điện trong “ Quy trình kỹ thuật an toàn điện” của Tổng công ty Điện Lực . LỜI CẢM ƠN ––¯—— Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trường Cao Đẳng Điện Lực Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học tại trường, những kiến thức đó sẽ giúp em vững bước hơn trên con đường chuyên môn cũng như trong đợt thực tập tốt nghiệp cuối khóa ……. Để có được những buổi thực tập rất có ích và hiệu quả tại công ty Điện Lực Thủ Đức, trước tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo công ty Điện Lực Thủ Đức đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đợt thực tập vừa qua. Không những thế, với sự nhiệt tình không ngại vất vả, dù rất bận rộn trong công việc của mình, song các cô chú, các anh chị vẫn tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học hỏi trong suốt thời gian thực tập. Với vốn kiến thức quý giá ấy, sẽ giúp em rất nhiều trong việc mở rộng và áp dụng các kiến thức mà em đã học được ở trong trường để áp dụng vào thực tế, chính điều đó đã giúp đỡ em hiểu về công tác tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, và sự phối hợp hoạt động giữa các tổ: kỹ thuật, điều độ, mắc điện của công ty Điện Lực, cũng như công tác vận hành, quản lý và sửa chửa, quy trình làm việc….. Cho em hoàn thành đợt thực tập này một cách tốt nhất. Tuy đã có nhiều sự cố gắng trong quá trình thực tập nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự nhận xét, đánh giá của các vị lãnh đạo, các cô chú, các anh chị trong điện lực và các thầy cô để em có thể học được nhiều hơn. Cuối cùng em xin chân thành gửi đến các vị lãnh đạo, các cô chú, các anh chị và toàn thể nhân viên đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập ở công ty lời biết ơn, lời chúc sức khỏe và thành đạt. Trân trọng cám ơn !. TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HCM CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỦ ĐỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỦ ĐỨC 1. Nhận xét đánh giá quá trình thực tập của sinh viên: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2. Điểm thực tập: Tổng điểm ………..10 điểm TP. HCM, ngày….. tháng….. năm 2012 GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC ----------------------- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012 NHẬN XÉT CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP. HCM Nhận xét đánh giá quá trình thực tập của sinh viên: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TP. HCM, ngày….. tháng….. năm 2012 HIỆU TRƯỞNG DUYỆT MỤC LỤC PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỦ ĐỨC I. Thông tin chung: Tên gọi: Công ty Điện lực Thủ Đức Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 647 Tỉnh lộ 43, Phường Tam Bình, Quận Thủ Đức Điện thoại: (84-8) 22.403.380 – 22.180.234 Fax: (84-8) 38.965.380 Email: thuduc.kd@evn.com.vn; dltd@hcmpc.com.vn II. Lịch sử hình thành và phát triển: Các văn bản quy phạm pháp luật: - Quyết định số 1595/QĐ.TCCB 3, ngày 07.8.1976 của Bộ Điện và Than về việc thành lập Sở Quản lý và phân phối Điện TP Hồ Chí Minh. - Quyết định số 2479/ĐT.TCCB 3, ngày 21.12.1977của Bộ Điện và Than về việc chuyển các khu khai thác thành các chi nhánh điện và hạch toán kinh tế trong nội bộ của Sở, được sử dụng con dấu riêng. - Quyết định số 15/ĐL.TCCB.3, ngày 09.5.1981 của Bộ Điện Lực về việc quy định tên gọi của các Cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Điện lực. - Quyết định số 29/ĐVN.HĐQT-TCCB-LĐ, ngày 13.01.1999 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc thành lập lại Điện lực Thủ Đức trực thuộc Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. - Quyết định 135/ĐVN.HCM.III ngày 09.05.1995 của Giám đốc Công ty Điện lực TP. HCM về điều lệ tổ chức và hoạt động của Điện lực Thủ Đức. - Quyết định số 229/QĐ-EVN,ngày 14.04.2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc đổi tên các Điện lực trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Thành Phố Hồ Chí Minh trong đó có đổi tên Điện lực Thủ Đức thành Công ty Điện lực Thủ Đức. - Quyết định số 2032/QĐ-EVNHCMC-TCNS ngày 26/3/2012 của Tổng Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Tổng Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh TNHH – Công ty Điện lực Thủ Đức Quá trình hình thành và phát triển Điện lực: - Trước và đến năm 1975, Điện lực Thủ Đức bấy giờ là một chi khu thuộc khu Thủ Đức-Biên Hòa thuộc công ty Điện nước Biên Hòa chịu trách nhiệm quản lý sửa chữa lưới điện trên địa bàn huyện Thủ Đức( bao gồm 03 quận: quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 như hiện nay); - Năm 1976 Chi khu Thủ Đức được đổi tên thành chi nhánh Điện Thủ Đức trực thuộc Sở Quản lý và phân phối điện Công ty Điện Lực 2 có chức năng quản lý, phân phối, kinh doanh, cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn huyện Thủ Đức (bao gồm 03 quận: quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 như hiện nay). - Vào cuối năm 1977 chi nhánh Điện Lực Thủ Đức thuộc sở Điện Lực Thành Phố Hồ Chí Minh (quyết dịnh số 2479-ĐL.TCCB.3 ngày 21.12.1977). - Năm 1999 Điện Lực Thủ Đức trực thuộc Công ty Điện Lực Thành Phố HCM theo quyết định số 29.ĐVN.HCM.HĐQT-TCCB-LĐ ngày 13.01.1999 của Hội đồng Quản Trị Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam (Nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) V.v thành lập lại Điện lực Thủ Đức trực thuộc Công ty Điện Lực Thành Phố. Hồ Chí Minh. - Với sự phát triển số lượng khách hàng sử dụng điện, năm 2003, Điện lực Thủ Đức được tách thành 02 Điện lực: Điện lực Thủ Thiêm (quản lý lưới điện trên địa bàn Quận 2, Quận 9); Điện lực Thủ Đức (quản lý lưới điện trên địa bàn Quận Thủ Đức). - Ngày 05.02.2010 Bộ công thương ban hành quyết định số 768.QĐ – BCT về việc thành lập công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực TP. HCM. Ngày 01.07.2010 Điện lực Thủ Đức được nâng lên thành Công ty Điện Lực Thủ Đức. III. Đặc điểm hoạt động: Công ty Điện Lực Thủ Đức là một đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty Điện Lực TP.HCM, có chức năng quản lý, phân phối lưới điện đến 15 kV trên địa bàn Quận Thủ Đức. Phân phối điện năng, vận hành và sửa chữa lưới điện, ký kết hợp đồng mua bán điện, cung ứng sử dụng điện, thu tiền điện... trong địa bàn được phân công. Thay mặt Công Ty Điện Lực TP.HCM ký kết hợp đồng mua bán điện năng với khách hàng trên địa bàn quản lý. Ngành nghề kinh doanh đã đăng ký bao gồm: Kinh doanh điện năng. Vận hành ổn định, an toàn, liên tục, chất lượng lưới điện, phân phối. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lưới điện phân phối và một số dịch vụ khác có liên quan. Tư vấn giám sát thi công xây lắp các công trình lưới điện đến cấp điện áp 35kV. Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng. IV. Phạm vi hoạt động: - Phạm vi hoạt động kinh doanh của Điện lực: Quận Thủ Đức - Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty Điện lực Thủ Đức đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008. V. Cơ cấu tổ chức: Về cơ cấu tổ chức, Công ty Điện lực Thủ Đức bao gồm: 01 Giám đốc 03 Phó Giám đốc: Đầu tư xây dựng, Kinh Doanh và Kỹ Thuật. 13 Phòng đội, 01 Ban: 08 Phòng: Văn Phòng; Phòng Tổ chức Nhân sự; Phòng Tài Chánh - Kế Toán; Phòng Kỹ Thuật và An toàn BHLĐ; Phòng Kế Hoạch - Vật Tư; Phòng Quản lý Đầu tư; Phòng Kinh Doanh; Phòng Công nghệ Thông tin. 05 Đội: Đội Quản Lý Khách Hàng; Đội Quản Lý Điện Kế; Đội Thu Ngân; Đội Quản Lý Lưới Điện; Đội Vận Hành Lưới Điện. 01 Ban: Ban Quản Lý Dự Án. Sơ đồ tổ chức: VI. Chức năng của từng Phòng, Ban, Đội: Văn phòng: Tham mưu giúp Giám đốc trong việc quản lý, điều hành hoạt động các mặt công tác: hành chính quản trị, văn thư, lưu trữ, chăm sóc y tế, vệ sinh cơ quan, mua sắm và sửa chữa dụng cụ, trang thiết bị văn phòng của đơn vị, công tác bảo vệ an ninh, trật tự, quan hệ cộng đồng, văn hoá doanh nghiệp, công tác ISO, quản lý và điều phối công xa. Phòng Tổ chức và Nhân sự: Phòng Tổ chức và Nhân sự (TC&NS) là bộ phận tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo, điều hành các mặt công tác sau: Công tác tổ chức cán bộ. Công tác quản lý nhân sự. Công tác đào tạo, tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Công tác Thi đua – khen thưởng – Kỷ luật. Công tác lao động tiền lương. Công tác về Chính sách chế độ BHLĐ, BHXH, BHYT, BHTN. Công tác Thanh tra, pháp chế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến Công ty. Phòng Tài Chính - Kế Toán: - Cung cấp thông tin nhất là thông tin tài chính. - Kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế theo sự phân cấp của công ty nhằm giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phòng Kỹ Thuật và An toàn BHLĐ: Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo, điều hành các công tác liên quan đến Quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới lưới điện theo đúng qui định của luật Điện lực, các qui định của Nhà nước, các bộ ngành liên quan, Tập đoàn Công ty VN và của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trên địa bàn quản lý, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng, giảm mất điện, giảm tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật, vận hành lưới điện an toàn, hiệu quả và hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch công tác kỹ thuật đã được giao. Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty chỉ đạo, điều hành, quản lý việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn (KTAT), bảo hộ lao động (BHLĐ), phòng chống cháy nổ (PCCN), phòng chống lụt bão (PCLB), bảo vệ HLATLĐCA, An toàn điện trong nhân dân (ATĐND) và bảo vệ môi trường (BVMT) tại Công ty Điện lực Thủ Đức (Công ty), tuân thủ đúng pháp luật, các quy định của Nhà nước, các Bộ ngành liên quan và nội dung chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị thuộc phạm vi quản lý của Công ty Điện lực Thủ Đức. Phòng Kế Hoạch và Vật Tư: Tham mưu Giám đốc PC Thủ Đức trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác kế hoạch ngắn, trung và dài hạn. Tham mưu Giám đốc trong thực hiện mua sắm, cung ứng, quản lý và sử dụng VTTB. Phòng Quản lý Đầu tư: Phòng Quản lý Đầu tư (Phòng QLĐT) là bộ phận tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác đầu tư xây dựng và SCL, các dự án bao gồm: thẩm định, trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế Kỹ thuật, dự toán đầu tư xây dựng, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, trình thành lập tổ thẩm định để thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có giá trị ≥ 100 triệu; quản lý chương trình Đầu tư xây dựng trên hệ thống của PCTĐ do EVN HCMC phân quyền. Phòng Kinh Doanh: Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty Điện lực điều hành công tác kinh doanh điện năng của đơn vị. Phòng Công nghệ Thông tin: Phòng CNTT là bộ phận tham mưu giúp BGĐ trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác quản lý kỹ thuật CNTT. Đồng thời trực tiếp thực hiện các mặt công tác kinh doanh và quản lý dây thông tin treo trên trụ điện. Đội Quản Lý Khách Hàng: Đề ra kế hoạch, biện pháp và thực hiện nhằm hoàn thành công tác phát triển khách hàng, các chỉ tiêu kinh doanh của đơn vị theo đúng Luật Điện lực, Qui trình Kinh doanh điện năng. Quản lý, theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng mua bán điện, công tác ghi điện và quản lý thông tin khách hàng. Tiếp nhận, điều phối việc xử lý các văn bản, thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Đội Quản Lý Điện Kế: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quy định trong công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng và theo dõi kết quả thực hiện các chỉ tiêu liên quan. Xây dựng kế hoạch, nhu cầu khai thác vật tư, phụ kiện hàng năm cho mọi chi tiêu, nhiệm vụ công tác liên quan đến hệ thống đo đếm điện năng. Phối hợp với Phòng Kinh doanh đơn vị xử lý các trường hợp vi phạm của khách hàng về hệ thống đo đếm điện năng. Thực hiện công tác phối hợp với các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chung của Điện lực. Đề xuất với lãnh đạo Đơn vị các giải pháp thích ứng trong quá trình thực hiện công tác một cách hợp lý, theo đúng quy trình quy định Công ty. Xây dựng và duy trì hệ thống chất lượng ISO của Công ty. Đội Thu Ngân: Tham mưu giúp Ban Giám đốc trong công tác quản lý và thu tiền điện để đạt được hiệu quả cao theo đúng pháp luật, qui định của nhà nước và đúng qui trình của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Đội Quản Lý Lưới Điện: Tham mưu với Ban Giám đốc, Phòng KT & ATBHLĐ trong công tác quản lý toàn bộ lưới điện (lưới trung hạ thế, trạm biến thế, nhánh dây mắc điện, thiết bị điện trên lưới trung hạ thế). Đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng. Phối hợp cùng Phòng KT & ATBHLĐ và Đội Vận hành trong công tác quản lý vận hành lưới điện, lập các kế hoạch cắt điện và các biện pháp ngăn ngừa sự cố, xử lý các điểm mất an toàn cho con người và thiết bị. Đội Vận Hành Lưới Điện: Quản lý vận hành lưới điện, xử lý sự cố và sửa chữa điện khách hàng thuộc quận Thủ Đức. Ban Quản Lý Dự Án: Thực hiện quản lý dự án các dự án đầu tư xây dựng công trình điện, dự án di dời, tái bố trí lưới điện do PCTĐ làm chủ đầu tư hoặc được giao quản lý thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng, đảm bảo dự án được triển khai thực hiện hiệu quả, đồng thời tuân thủ đúng theo các quy định, phân cấp hiện hành của Nhà nước, EVN, EVN HCMC và PCTĐ. Ban QLDA có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình điện do đơn vị ngoài PCTĐ làm chủ đầu tư khi được PCTĐ giao nhiệm vụ. Được PCTĐ giao kế hoạch vốn và các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ do PCTĐ giao. Ban QLDA có trách nhiệm quản lý, sử dụng các nguồn lực đúng quy định, đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỦ ĐỨC Lưới Điện: ( nguồn: BC Quản lý kỹ thuật 6 tháng 2012 - phòng kỹ thuật & an toàn ) Lưới điện trung thế: số liệu lưới quản lí. Trạm nguồn: Nhận nguồn từ 05 trạm trung gian 110KV với tổng công suất 521MVA. Cụ thể như sau: Trạm Thủ Đức 2x63 MVA Trạm Thủ Đức Bắc 2x63 MVA Trạm Bình Triệu 1x63 MVA Trạm Linh Trung 2 63+40 MVA Trạm Linh Trung 1 40+63 MVA Tổng công suất sử dụng cực đại – Pmax: 189,24 MW Tổng công suất sử dụng cực tiểu – Pmin: 80,29 MW Tổng công suất sử dụng trung bình – Ptb: 134,76 MW Đường dây: Số tuyến dây quản lý: 44 tuyến dây. Trong đó 43 tuyến dây nhận điện từ trạm trung gian 110kV và 01 nối tuyến.Cụ thể như sau: a. Trạm Thủ Đức ( 2x63MVA) có 08 tuyến dây 15kv, trong đó có 4 tuyến dây chuyên dùng: Tuyến Thủy Cục 1 ( tuyến chuyên dùng cấp điện Nhà máy nước Thủ Đức). Tuyến Thủy cục 2 ( tuyến chuyên dùng cấp điện Nhà máy nước Thủ Đức, Nhà máy BOO Thủ Đức). Tuyến Vikimco (tuyến chuyên dùng cấp điện Công ty CP Thép Thủ Đức) Tuyến xi măng Hà Tiên (tuyến chuyên dùng cấp điện Công ty CP Xi Măng Hà Tiên 1). Tuyến Việt Thắng Tuyến An Phú Tuyến Trường Thọ. Tuyến TĐPP1. Trạm Thủ Đức Bắc (2x63 MVA) có 09 tuyến dây 15 kV: Tuyến Phước Sơn. Tuyến Nguyễn Du. Tuyến Linh Trung. Tuyến Cấp Nước. (Tuyến dây chuyên dùng ) Tuyến Suối Cái. Tuyến Trường Sơn. Tuyến Sóng Thần. Tuyến Xuân Hiệp. Tuyến Suối Tiên. Trạm Bình Triệu ( 63 MVA) có 04 tuyến dây 15 kV: Tuyến Bình Triệu. Tuyến Tam Phú. Tuyến Hiệp Bình. Tuyến TDPP2. Trạm Linh Trung 2 (63+40 MVA) có 09 tuyến dây 15 kV: Tuyến CN Bình Chiểu (Tuyến dây chuyên dung cấp điện cho KCN Bình Chiểu). Tuyến Hoa Việt ( Tuyến dây chuyên dung cấp điện cho KCX Linh Trung 2). Tuỵến Hải Quan ( Tuyến dây chuyên dung cấp điện cho KCX Linh Trung 2). Tuyến Mỹ Nghệ ( Tuyến dây chuyên dung cấp điện cho KCX Linh Trung 2). Tuyến Văn Phòng ( Tuyến dây chuyên dung cấp điện cho KCX Linh Trung 2). Tuyến Tam Bình. Tuyến Gò Đình . Tuyến Ngô Chí Quốc. Tuyến Khắc Dật. Trạm Linh Trung 1 ( 40+63 MVA) có 13 tuyến dây 15 kV: Tuyến Lâm Viên ( Cấp điện cho KCX Linh Trung 1). Tuyến Mai Thành ( Cấp điện cho KCX Linh Trung 1). Tuyến Xuân Trường ( Cấp điện cho KCX Linh Trung 1). Tuyến Hiệp Trí ( Cấp điện cho KCX Linh Trung 1). Tuyến Trung Nhất ( Cấp điện cho KCX Linh Trung 1). Tuyến Việt Nhã. ( Cấp điện cho KCX Linh Trung 1). Tuyến Liên Phát. ( Cấp điện cho KCX Linh Trung 1). Tuyến Chu Sơn. ( Cấp điện cho KCX Linh Trung 1). Tuyến Lạc Cảnh. Tuyến Linh Xuân. Tuyến Dưỡng Sanh. Tuyến Khiết Tâm. Tuyến Nhị Hiệp. Ø Chiều dài lưới trung thế là 323,039 km trong đó: Lưới nổi: 243,185 km (ĐL – 207,418km; KH – 35,767km) Lưới ngầm: 79,854 km (ĐL – 63,204km; KH – 16,650km) Ø Bán kính cung cấp điện: Bán kính cấp điện trung bình: 4,69 km Bán kính cấp điện dài nhất: 12,536 km Bán kính cấp điện ngắn nhất: 0,620 km Ø Hệ số mang tải: Phụ tải trung bình khoảng: 250A (42% định mức dây dẫn) Phụ tải lớn nhất: 430A (73% định mức dây dẫn) Phụ tải nhỏ nhất: 10A (2% định mức dây dẫn) Ø Hệ số công suất Cosj các tuyến dây: Hệ số công suất trung bình: 0,98 Hệ số công suất max: 1 Hệ số công suất min: 0,95 II. Lưới điện hạ thế: Chiều dài lưới hạ thế là 554,066 km trong đó: Lưới nổi: 520,668 km Lưới ngầm: 33,398 km B. Trạm phân phối: Tổng số TBT đang quản lý là 1203 Trạm. 1743 Máy. 606.014 KVA Trong đó: - Trạm khách hàng 649 Trạm. 1030 Máy. 436.590,5 KVA - Trạm chuyên dùng 78 Trạm. 132 Máy. 20.621 KVA - Trạm công cộng 476 Trạm. 581 Máy. 148.802,5 KVA C. Trạm ngắt: Bao gồm 3 trạm ngắt, trong đó tài sản của Công ty Điện lực có 02 trạm là: Trạm ngắt nhà máy nước nước Thủ Đức: Bao gồm 11 MC bố trí trên 02 thanh cái liên kết (MC Phân Đoạn) TC 81: MC Nước BOO1; MC TĐ1; MC Dự Phòng; MC Cấp Nước TĐB; MC Thủy Cục 1; TC 82: MC Thủy Cục 2; MC Linh Trung; MC Dự Phòng; MC Nước BOO Trạm Ngắt Thủ Đức phân phối: Bao gồm 05 MC là: MC Tam Phú, MC TĐPP1, MC Tăng Nhơn Phú, Gò Dưa, Linh Tây. Trạm ngắt BOO: Bao gồm 2 MC VÀ 3DS: MC BOO1; MC BOO2; DS Phước Sơn; DS Cấp Nước 1; DS Thủy Cục 2.
Luận văn liên quan