Quy trình tư vấn kinh doanh vàng và ngoại hối trên tài khoản

• Cán cân thanh toán quốc tế: Nếu cán cân thanh toán cân bằng thì tỷ giá ổn định. Nếu cán cân thanh toán bội thu, cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ làm cho dự trữ ngoại tệ tăng lên và dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm. • Tỷ lệ lạm phát: Giả sử khi lạm phát tăng, đồng tiền sẽ bị mất giá, tức là để mua một loại hàng hóa ta sẽ mất nhiều tiền hơn. Do đó khi ta so sánh tỷ lệ lạm phát của 2 nước hay so sánh sức mua của 2 đồng tiền. Nếu mức lạm phát của một nước này cao hơn mức lạm phát của một nước khác thì sức mua của nội tệ sẽ giảm và làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Ví dụ: mức lạm phát của VN cao hơn USA, tính cùng thời điểm, khi đó sức mua của VND giảm, VND mất giá dẫn tới tỷ giá hối đoái tăng. • Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước: Khi so sánh mức lãi suất giữa 2 nước, ta có: Nước có mức lãi suất cao chứng tỏ đồng tiền có giá, nền kinh tế sẽ ổn định, do đó kích thích các nguồn vốn ngắn đầu tư vào trong nước, dẫn đến cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm và tỷ giá hối đoái giảm. • Tác động của các hoạt động đầu cơ ngoại tệ: Khi nhà đầu tư dự đoán giá của một loại ngoại tệ nào đó sẽ lên, họ sẽ đổ tiền vào mua với số lượng lớn, làm cho ngoại tệ này trở nên khan hiếm, cung < cầu, dẫn đến giá ngoại tệ này tăng lên, tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại. • Tăng trưởng kinh tế hay suy thoái kinh tế: Mức độ tăng % GDP thực tế sẽ ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm cung và cầu ngoại tệ, từ dó làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước so với tiền nước ngoài giảm đi hoặc tăng lên. Ngoài ra còn có các yếu tố tác động như: yếu tố tâm lý, các chính sách liên quan đến quản lý ngoại hối, các rủi ro như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh

doc86 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình tư vấn kinh doanh vàng và ngoại hối trên tài khoản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Phần I: Giới thiệu đề tài Phần II:Quy trình tư vấn Hướng dẫn cài đặt phần mềm hế thống Mở tài khoản kinh doanh Các phương pháp phân tích giá và thị trường: phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật Đề xuất mua-bán Các biện pháp hạn chế rủi ro Lời khuyên của tư vấn đến nhà đầu tư. Phần III: Kết luận Phần I: Giới thiệu đề tài Đề tài đồ án “Quy trình tư vấn kinh doanh vàng và ngọai hối trên tài khoản” Hình thức kinh doanh vàng-ngoại hối trên tài khoản: Kinh doanh vàng và ngoại hối trên tài khoản tạm gọi là kinh doanh vàng tài khoản (KDVTK) cho giản tiện. KDVTK là hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài khoản tại nước ngoài dưới các hình thức giao dịch theo thông lệ Quốc tế. Hình thức kinh doanh này phù hợp với xu hướng Quốc tế, làm giảm bớt nhu cầu kinh doanh vàng vật chất và tạo một kênh lưu thông hiệu quả giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới, nhất là trong điều kiện Nhà nước chỉ cho phép các Doanh nghiệp nhập khẩu vàng chứ không cho phép xuất khẩu vàng. Ở nước ta hiện nay đã có 6 Ngân hàng và 4 công ty vàng bạc đá quý được phép triển khai nghiệp vụ này, bao gồm: Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Sài Gòn Thường Tín (Sacombank), Á Châu (ACB), Phương Đông (OCB), Phương Nam (Southernbank), và Việt Á. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghệp và phát triển nông thôn Việt Nam, công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn TPCM và công ty cổ phần đầu tư quốc tế Đại Dương (OIIC). Tính ưu việt của thị trường vàng-ngoại hối: Kinh doanh vàng và ngoại hối trên tài khoản là hình thức kiếm lời dựa trên sự chênh lệch tỷ giá. Nhà đầu tư phải biết chấp nhận rủi ro cũng như mức độ kiếm lợi nhuận (chiến lược kinh doanh). Nhiều nhà đầu tư lựa chọn thị trường này với những lý do sau: Đây là thị trường toàn cầu và không bị bão hòa Kinh doanh 2 chiều: Mua thấp-bán cao và Bán cao-mua thấp Khả năng cắt giảm rủi ro, lấy lời một cách tự động (stop loss và take profit ) Thị trường giao dịch 24/24 Phạm vi hợp đồng lớn hơn nhiều lần so với giá trị thực tế Trong một thời gian ngắn có thể kiếm được lợi nhuận lớn Không bị thao túng thị trường Khối lượng giao dịch lớn Thị trường luôn biến động Các thông tin kinh tế, chính trị…luôn được cập nhật liên tục So sánh giữa thị trường chứng khoán với thị trường vàng ngoại hối Thị trường vàng-ngoại hối  Thị trường chứng khoán   Không giớ hạn giao dịch  Không giới hạn giao dịch (về cơ bản)   Thị trường 2 chiều  Thị trường 1 chiều   Không giống như cổ phần, có một vài người liên quan giám sát  Có hàng trăm người giám sát   Thanh khoản lệnh bất kỳ lúc nào  Thời gian thanh khoản không chắc chắn khi một người mua cần và giá bán có thể không như mong đợi   Dựa trên giá cả của Ngân hàng Thế Giới  Dựa trên thành tích của công ty   Giá cả luôn biến động lên xuống  Chỉ có thể kiếm lời nếu thị trường tăng   Giá cả thị trường ảnh hưởng bởi các yếu tố như kinh tế, chính trị, cung cầu, đầu cơ…những yếu tố này được biết một cách rộng rãi, phổ biến  Tình hình tài chính của công ty không được biết đến một cách rộng rãi   Tìm hiểu về thị trường ngoại hối: Bởi vì kinh doanh ngoại tệ chính là việc kiếm lời dựa trên sự chênh lệch về tỷ giá giữa các cặp tiền đấu với nhau nên ta phải hiểu thêm về bản chất của tỷ giá để biết cách đọc và hiểu ý nghĩa các cặp tiền trên bảng giá của ngân hàng.  Niêm yết tỷ giá: Ký hiệu đơn vị tiền tệ: Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) trong giao dịch ngoại hối người ta ký hiệu đơn vị tiền tệ bằng 3 ký tự: 2 ký tự đầu chỉ tên quốc gia, ký tự sau cùng chỉ tên đồng tiền (ngoại trừ vàng ký hiệu là XAU). Vàng cũng chính là một loại tiền tệ có tính thanh khoản cao nhất. Một số loại tiền tệ được giao dịch trên sàn thế giới Tên ngoại tệ Ký hiệu Thanh khoản US Dollar USD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản rất cao Euro EUR Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản rất cao British Pound GBP Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản rất cao Japanese Yen JPY Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản rất cao Swiss Franc CFH Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao Australian Dollar AUD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao Canadian Dollar CAD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao Singapo Dollar SGD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao NewZealand Dollar NZD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao HongKong Dollar HKD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao Vàng XAU Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá: Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi của một đơn vị tiền tệ nước này sang một số đơn vị tiền tệ nước khác. Trong mua bán ngoại tệ, khi nói đến tỷ giá bao giờ cũng liên quan đến 2 đồng tiền, một đồng tiền gọi là đồng tiền yết giá trong khi đồng kia gọi là đồng tiền định giá. Ví dụ, trong tỷ giá giữa USD và VND, ký hiệu là USD/VND = 160100, USD là đồng tiền yết giá trong khi VND là đồng tiền định giá hoặc trong tỷ giá GBP/USD = 1,9618 thì GBP là đồng yết giá còn USD là đồng định giá. Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp Yết giá trực tiếp (direct qoutation) là kiểu yết giá trong đó ngoại tệ đóng vai trò đồng tiền yết giá còn nội tệ đóng vai trò đồng tiền định giá, ví dụ yết giá USD = 160100 VND (Việt Nam sử dụng phương pháp này là chủ yếu) Yết giá gián tiếp (indirect qoutation) là kiểu yết giá trong đó nội tệ đóng vai trò đồng tiền yết giá còn ngoại tệ đóng vai trò đồng tiền định giá, ví dụ yết giá 1GBP = 1,9618 USD ở London. Theo thông lệ, các đồng tiền như GBP, USD và AUD thường yết giá gián tiếp còn những đồng tiền khác thường yết giá trực tiếp. So với hầu hết các đồng tiền, đồng USD đóng vai trò là đồng yết giá (đứng trước) ngoại trừ các đồng tiền sau EUR, GBP, AUD, NZD. Tỷ giá mua và tỷ giá bán: Trong giao dịch mua bán ngoại tệ, ngân hàng luôn phân biệt giữa khách hàng mua và khách hàng bán ngoại tệ. Nếu khách hàng bán thì ngân hàng sẽ mua và tỷ giá mua sẽ được áp dụng. Nếu khách hàng mua thì ngân hàng sẽ bán và tr giá bán sẽ được áp dụng. Giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán có sự chênh lệch (spread), chênh lệch này sử dụng để bù đắp chi phí giao dịch, bù đắp rủi ro biến động tỷ giá và tạo cho ngân hàng lợi nhuận thỏa đáng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Chênh lệch giá mua và giá bán cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi giao dịch của từng loại ngoại tệ và mức độ biến động tỷ giá của loại ngoại tệ đó trên thị trường. Với ngoại tệ có phạm vi giao dịch rộng như USD thì chênh lệch giá bán và giá mua thấp hơn nhiều so với các ngoại tệ có phạm vi giao dịch hẹp như AUD, SGD. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá Cán cân thanh toán quốc tế: Nếu cán cân thanh toán cân bằng thì tỷ giá ổn định. Nếu cán cân thanh toán bội thu, cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ làm cho dự trữ ngoại tệ tăng lên và dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm. Tỷ lệ lạm phát: Giả sử khi lạm phát tăng, đồng tiền sẽ bị mất giá, tức là để mua một loại hàng hóa ta sẽ mất nhiều tiền hơn. Do đó khi ta so sánh tỷ lệ lạm phát của 2 nước hay so sánh sức mua của 2 đồng tiền. Nếu mức lạm phát của một nước này cao hơn mức lạm phát của một nước khác thì sức mua của nội tệ sẽ giảm và làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Ví dụ: mức lạm phát của VN cao hơn USA, tính cùng thời điểm, khi đó sức mua của VND giảm, VND mất giá dẫn tới tỷ giá hối đoái tăng. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước: Khi so sánh mức lãi suất giữa 2 nước, ta có: Nước có mức lãi suất cao chứng tỏ đồng tiền có giá, nền kinh tế sẽ ổn định, do đó kích thích các nguồn vốn ngắn đầu tư vào trong nước, dẫn đến cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm và tỷ giá hối đoái giảm. Tác động của các hoạt động đầu cơ ngoại tệ: Khi nhà đầu tư dự đoán giá của một loại ngoại tệ nào đó sẽ lên, họ sẽ đổ tiền vào mua với số lượng lớn, làm cho ngoại tệ này trở nên khan hiếm, cung < cầu, dẫn đến giá ngoại tệ này tăng lên, tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại. Tăng trưởng kinh tế hay suy thoái kinh tế: Mức độ tăng % GDP thực tế sẽ ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm cung và cầu ngoại tệ, từ dó làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước so với tiền nước ngoài giảm đi hoặc tăng lên. Ngoài ra còn có các yếu tố tác động như: yếu tố tâm lý, các chính sách liên quan đến quản lý ngoại hối, các rủi ro như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh… Hoạt động kinh doanh mua bán vàng-ngoại tệ: Việc giao dịch mua bán thông thường được thực hiện qua điện thoại ghi âm hoặc qua mạng vi tính Reuters kết nối với nhau cập nhật giá liên tục từng giây và theo tin tức từng phút về diễn biến của thị trường Tại Việt Nam, NHNN quy định các bên tham gia giao dịch hối đoái có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax hoặc các hình thức khác theo quy định của TCTD được phép phù hợp với thông lệ của thị truờng ngoại hối và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành. Các giao dịch tiền tệ được thực hiện suốt 24h trên toàn thế giới. Thị trường tiền tệ gồm ba khu vực chính là Á – Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ. - Khu vực Á – Úc gồm: Sydney, Tokyo, Hongkong, Singapore và Bahrain - Khu vực Châu Âu gồm: Zurich, Frankfurt, Paris, Brussels, Amsterdam và London - Khu vực Bắc Mỹ gồm: NewYork, Montreal, Toronto, San Fransisco và Los Angeles Hầu hết các thị trường giao dịch từ 9 – 12 giờ mỗi ngày, tuy nhiên có vài ngân hàng hoạt động mỗi ngày ba ca, mỗi ca 8 tiếng. Hoạt động KDTT được vận hành liên tục: khi thị trường Á – Úc đóng cửa cũng là lúc thị trường Châu Âu hoạt động, khi thị trường Châu Âu ngưng là lúc thị trường Bắc Mỹ vận hành. Giá trên màn hình được cung cấp bởi các hãng tin Reuters, Telerate, Bloomberg… Các trang web tham khảo: www.vangvietnam.vn www.kitco.com www.kitco.com www.thebulliondesk.com www.netdania.com/quotelist.asp www.forexdirectory.net/quotesfx.html www.dailyfx.com/ www.forexnews.com Các thành phần tham gia thị trường gồm: -          Các công ty, nhà quản lý quỹ, các cá nhân đầu tư tiền tệ -          Các nhà môi giới (broker) -          Các Ngân Hàng Thương Mại -          Ngân hàng Trung Ương Quy trình tư vấn kinh doanh: Hướng dẫn cài đặt phần mềm hế thống Mở tài khoản kinh doanh Các phương pháp phân tích giá và thị trường: phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật Đề xuất mua-bán Các biện pháp hạn chế rủi ro Lời khuyên của tư vấn đến nhà đầu tư. Phần II: Quy trình tư vấn I. Hướng dẫn cài đặt phần mềm hệ thống: CÀI ĐẶT PHẦN MỀM KINH DOANH Download tại địa chỉ  II. Mở tài khoản kinh doanh: Sau khi cài phần mềm xong sẽ xuất hiện bảng điền thông tin để mở tài khoản (nếu đã có tài khoản thì ấn Cancel), hoặc mở mới tài khoản thông qua New -> Open an Account Bước 1: Điền thông tin Gõ đầy đủ thông tin trong các hộp trắng -> chọn I agree.. -> Next  Bước 2: Gửi thông tin Chọn Scan, đợi cho dòng xanh đầy -> chọn Next Bước 3: Nhận tài khoản Tên tài khoản tại dòng Login trong ví dụ này là 10319 và Password là od1qred. Hãy copy lại password để thay đổi về sau -> chọn Finish.  Bước 4: Đổi password Trong bảng Etrade Demo chọn Tool -> Option ->  -> Change.  -> Gõ password được cung cấp vào hộp Current password –> Gõ password mới vào các hộp New password và Confirm -> Chọn OK  ĐĂNG NHẬP Trong bảng Etrade Demo chọn File -> Login -> gõ tên đăng nhập và password -> chọn OK.  XEM GIÁ, THEO DÕI GIAO DỊCH HIỆN TẠI VÀ QUÁ KHỨ. XEM TIN LIÊN QUAN. 1. Market Watch thể hiện đầy đủ giá của vàng và các ngoại tệ. Vào View để chọn hiện và tắt bảng này.  2. Trade: Theo dõi lệnh giao dịch hiện tại và chờ giao dịch  3. Account History: Xem kết quả các lệnh đã kết thúc giao dịch.  4. Thông tin tham khảo tại các địa chỉ: -> Daily News (Vietnamme)  -> Thông tin thị trường  -> Thông tin thị trường tiền tệ -> Bản tin tư vấn tài chính tiền tệ THỰC HIỆN LỆNH SELL/BUY Bước 1: Mở lệnh và điền thông tin 1. Chọn New Order trên thanh công cụ hoặc ấn đúp chuột vào vàng hoặc ngoại tệ muốn Sell/Buy.  2. Điền thông tin - Symbol: lựa chọn vàng hoặc ngoại tệ - Volume: chọn số lượng từ 1 đến 8 - Stop loss: cắt lỗ (có thể điền hoặc không) - Take profit: dừng lãi (có thể điền hoặc không) Bước 2: Gửi yêu cầu và xác nhận Sau khi điền đầy đủ thông tin tại bước 1 -> chọn Request -> chọn Sell/Buy  Bước 2: Gửi yêu cầu và xác nhận -> chọn OK  Bước 3: Kết thúc lệnh Ấn chuột phải vào lệnh muốn đóng -> chọn Close Order -> Request -> Close Order Sell/Buy.  THỰC HIỆN LỆNH SELL/BUY SAU VÀ CÓ DỪNG LỖ HOẶC LÃI Bước 1: Mở lệnh và điền thông tin 1. Chọn New Order trên thanh công cụ hoặc ấn đúp chuột vào vàng hoặc ngoại tệ muốn Sell/Buy.  2. Điền thông tin - Symbol: lựa chọn vàng hoặc ngoại tệ - Volume: chọn số lượng từ 1 đến 8 - Type: lựa chọn Pending Order -> chọn Buy Limit hoặc Sell Stop nếu mua hoặc bán sau tại giá thấp hơn mức giá hiện tại (giá đang giao dịch). -> chọn Buy Stop hoặc Sell Limet nếu mua hoặc bán sau tại giá cao hơn mức giá hiện tại (giá đang giao dịch). - At Price: giá chờ sẽ giao dịch. - Stop loss: cắt lỗ (có thể điền hoặc không). - Take profit: dừng lãi (có thể điền hoặc không). Bước 2: Gửi yêu cầu và xác nhận Sau khi điền đầy đủ thông tin tại bước 1 -> chọn Place Bước 3: Kết thúc lệnh hoặc hủy lệnh, sửa lệnh 1. Kết thúc: Ấn chuột phải vào lệnh muốn đóng -> chọn Close Order -> Request -> Close Order Sell/Buy. 2. Hủy lệnh: ấn chuột phải vào lệnh muốn hủy -> chọn Modify or Delete Order -> chọn Delete.  3. Sửa lệnh chờ hoặc đang giao dịch: ấn chuột phải vào lệnh muốn sửa -> chọn Modify or Delete Order -> điền thông tin -> chọn Modify.  VÍ DỤ Ví dụ1: Mua vàng ở mức giá 655 và mục tiêu ở mức giá 658 Thực hiện lệnh Buy 655 và Close 658. Thực lãi sẽ là $ 300 Ví dụ 2: Bán vàng ở mức 675 và mục tiêu ở mức 668 Thực hiện lệnh Sell 675 và Close 668. Thực lãi sẽ là $ 700 Đối với cả hai ví dụ đều có thể thực hiện lệnh Take Profit thay vì Close. III. Các phương pháp phân tích giá và thị trường: 1. Phương pháp phân tích cơ bản: Là phân tích các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô của đất nước như tổng sản phẩm quốc dân, chính sách tiền tệ lãi suất, lạm phát, chỉ số sản xuất, chỉ số niềm tin tiêu dùng…và các yếu tố chính trị, thiên tai, qua đó sẽ tác động đến giá trị đồng tiền cụ thể nào đó, đặc biệt đồng USD sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vàng (vì giá vàng được tính theo USD). Đồng USD là đồng tiền mạnh trong rổ tiền tệ Thế giới do nền kinh tế USA rất “khỏe”, được dùng làm đơn vị tiền chung cho giá dầu và giá vàng Thế giới. Ta xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến “sức khỏe đồng USD”: Ngân hàng Trung ương (Central Bank) Là ngân hàng lớn nhất trong 1 nước. Nhiệm vụ của ngân hàng Trung ương bao gồm việc phát hành tiền, quản lí và giám sát các chính sách tiền tệ như tỷ giá hối đoái hay tỷ lệ lãi suất, dự trữ ngoại hối, nghiệp vụ thị trường mở, và các giao dịch khác nhằm mục đích làm thuận lợi hoá các quá trình kinh doanh hướng đến một nền kinh tế phát triển lành mạnh. Ngân hàng Trung ương cũng có nhiệm vụ duy trì sự ổn định của tiền tệ, kiềm chế lạm phát và giảm thiểu thất nghiệp. Ngân hàng Trung ương cũng có trách nhiệm quản lí các ngân hàng Thương mại và giữ vai trò là ngân hàng cho vay cuối cùng. Ngân hàng Trung ương của Mỹ có tên Cục dự trữ Liên bang (Federal Reserve System-Fed) là sự kết hợp của 12 ngân hàng dự trữ các Bang nằm ở tất cả các thành phố lớn trên toàn nước Mỹ. Nhiệm vụ chính của Cục dự trữ Liên bang là giám sát và điều tiết các ngân hàng thương mại, thi hành chính sách tiền tệ qua việc mua và bán Trái phiếu Kho bạc (T-bills) và điều chỉnh mức lãi suất. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (được biết đến nhiều hơn dưới dạng viết tắt FED) được nhiều người nhắc đến ngay đầu năm 2008 khi tổ chức này hai lần liên tiếp hạ lãi suất, tạo ra những hiệu ứng không chỉ riêng cho nền kinh tế Mỹ mà còn cho cả thế giới. Nếu chú ý, chúng ta sẽ thấy trên tờ giấy bạc Mỹ có ký hiệu mẫu tự và số. Ví dụ ký hiệu B và số 2 cho thấy tờ bạc đó do Ngân hàng Dự trữ New York phát hành; G và số 7 là do Ngân hàng Dự trữ Chicago phát hành... Thứ nữa, nói đến FED, người ta thường nhắc đến ông Chủ tịch FED (hiện nay là ngài Ben S.Bernake). Thật ra điều hành FED là Ủy ban Thống đốc gồm bảy thành viên do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm và Thượng viện Mỹ phê chuẩn, nhiệm kỳ kéo dài đến 14 năm để khỏi chịu tác động chính trị. Riêng chủ tịch và phó chủ tịch có nhiệm kỳ bốn năm. Người ta cũng nhầm tưởng FED là một cơ quan nhà nước. Thật ra FED vừa là tư nhân vừa là nhà nước. Nó hoạt động như một doanh nghiệp vì chủ sở hữu cổ phiếu FED là các ngân hàng khác. Nhắc đến FED người ta thường kể về kho vàng Fort Knox; trong khi đây là một doanh trại quân sự, nơi trữ vàng của Mỹ. Vàng của FED nằm ở Ngân hàng Dự trữ New York mà đa phần là vàng của nước ngoài nhờ FED giữ hộ. Mỗi khi có tin FED cắt giảm hay nâng lãi suất, đó là lãi suất qua đêm (FED Fund Rate). Đây là lãi suất các ngân hàng tính cho nhau khi vay qua đêm để bảo đảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Quyết định nâng, giảm lãi suất chính ra là do Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FEDeral Open Market Committee) đưa ra. Lãi suất này sẽ tác động lên lãi suất chiết khấu, tức là lãi suất FED tính khi cho các ngân hàng khác vay tiền để cho khách hàng vay lại (thường cao hơn lãi suất FED Fund một điểm phần trăm). Lãi suất qua đêm là một trong những công cụ để FED điều hành hệ thống tiền tệ. Nói chính xác hơn nữa, FED cũng không quyết định lãi suất mà chỉ đưa ra mức lãi suất muốn hướng đến; sau đó dùng thị trường mở để tác động sao cho lãi suất qua đêm ứng với lãi suất muốn có. Các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, qua đó ảnh hưởng mạnh đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào mỹ. FOMC-Federal open market committee là ủy ban đề ra lãi suất và tín dụng của hệ thống dự trữ liên bang. FOMC họp 8 lần /năm. Sở dĩ chúng ta phải tìm hiểu những tổ chức này vì ta luôn luôn bắt gặp những cái tên này trong các bản tin tài chính hàng ngày. Nên nhớ phát hành thêm tiền không có nghĩa FED in thêm tiền. Ví dụ, để bơm thêm tiền vào lưu thông, FED sẽ mua trái phiếu trên thị trường mở. Còn để hút tiền về, FED sẽ bán trái phiếu. Vì có quy định dự trữ bắt buộc nên 1 đô la FED đưa ra thị trường không chỉ là 1 đô la nữa mà được nhân lên nhiều lần. Ví dụ với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, ngân hàng cho vay sẽ phải giữ lại 100 đô la cho mỗi 1.000 đô la khách hàng gửi vào sau khi bán trái phiếu cho FED. Với 900 đô la còn lại ngân hàng sẽ cho vay, nơi vay này sẽ gởi tiền vào ngân hàng, ngân hàng này lại phải giữ 90 đô la làm dự trữ bắt buộc và cho vay 810 đô la còn lại. Cứ thế, 1.000 đô la ban đầu sẽ “nở” ra thành gần 10.000 đô la lưu thông trong nền kinh tế. Chính vì thế, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 12% chẳng hạn, không chỉ có nghĩa ngân hàng phải đưa thêm tiền vào dự trữ mà nó còn làm giảm lượng tiền lưu thông được khuếch đại như trình bày ở trên. Hai loại lãi suất nói trên sẽ tác động đến lãi suất thị trường và từ đó đến toàn bộ nền kinh tế. Hai từ thường được nhắc đến M1: Tiền mặt + tiền gởi không kỳ hạn M2: M1 + tiền gởi có kỳ hạn Ngoài ra FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu FED bán đồng Yen ra đồng thời mua USD vào thì giá trị của USD sẽ tăng lên, trong khi giá trị Yen giảm xuống, dẫn đến tỷ giá USD/JPY tăng. Chính vì vậy những chuyên gia tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế không bao giờ bỏ qua những diễn biến của FED. Các chỉ tiêu kinh tế ảnh hưởng đến đồng USD Thời điểm các chỉ tiêu kinh tế được công bố luôn luôn mang lại những biến động trong nền kinh tế. Tuy nhiên tùy những thời điểm mà mức độ tác động là lớn hay nhỏ. Dưới đây là “Top” các chỉ tiêu mà hiện nay được cho là gây
Luận văn liên quan